Hoá phân tích nói riêng, công nghệ Hoá nói chung, đóng một vai trò hết sức quan trọng và mang tính sống còn đối với khoa học công nghệ.
Tuy nó “thầm lặng” nhưng không kém phần “chủ đạo” trong các ngành khoa học, các lĩnh vực của công nghệ sản xuất và đời sống xã hội.
Giống như: Engel nói: “Không có phân tích thì không thể có tổng hợp”
Hoà chung vào nhịp đập phát triển của khoa học – Công nghệ, CNSX Bia và sản phẩm của nó có gì mà mang đến cho con người nhiều “cảm giác” và “lôi cuốn” đến vậy. Bia có thành phần gì ? có tác dụng hay tác hại ra sao? Chính điều ấy là một “phân tích viên” trong tương lai không thể nào: “Cưỡng lại được”. Em đã đi sâu, tìm tòi và học hỏi những kiến thức, cùng với lợi thế đã được “Thầy, cô” truyền đạt ở trường, đã giúp em tự tin bước vào lĩnh vực này.
Và thật may mắn em đã được “Thực tế ” ở Nhà máy Bia Sài Gòn – Miền Trung – Phú Yên có thể nói “Tai nghe không bằng mắt thấy” trong thời gian qua đã hoàn thiện hơn từ cơ sở lý thuyết đến chuyên môn thực hành, giúp em “Tổng hợp” nên “báo cáo” với đề tài : “Phân tích bia và một số chỉ tiêu về nước” .
Để có được quyển “Báo cáo” hoàn chỉnh này, em đã tận dụng kiến thức có được của mình cùng với sự tìm hiểu thực tế trong thời gian “Thực tập” vừa qua. Tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn không sao tránh khỏi thiếu sót ngoài ý muốn, mong sự đóng góp của “Thầy cô và bạn học” để quyển “Báo cáo” này hoàn chỉnh hưn.
38 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5596 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích bia và một số chỉ tiêu về nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Phân tích bia và một số chỉ tiêu về nước LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến “Ban giám hiệu”, đến quý “Thầy, cô”, TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HOÀ, đặc biệt khoa Công nghệ hoá, trong suốt 3 năm qua, cũng như bao lớp HSSV khoá trước. Thầy cô đã tận tình chỉ dạy, không những về kiến thức (Hoá phân tích) mà còn hình thành nên cái gọi là “Con người”.
Ân tình đó không thể nói sao cho trọn!
Qua đây em xin chân thành cảm ơn đến Công ty Bia Sài Gòn – Miền trung – Phú Yên mà trực tiếp là anh, chị cán bộ phòng hoá, lý đã quan tâm, hướng dẫn trong suốt thời gian qua.
Lời cuối cùng em xin chúc “Sức khoẻ và thành đạt” đến “thầy cô”, người “đưa đò” thầm lặng lời biết ơn thêm lần nữa!
Chúc cho Nhà máy Bia Sài Gòn – Miền trung – Phú Yên luôn là “Niềm tự hào” và gắn liền với thương hiệu “Hàng đầu Việt Nam” với mỗi người dân Phú Yên và cả nước.
Cùng chúc cho Trường “CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HOÀ” luôn vững tiến vì “Sự nghiệp trồng người” hôm nay và mãi mãi mai sau.
Xin chân thành cảm ơn!
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kết quả chấm điểm
LỜI NÓI ĐẦU
Hoá phân tích nói riêng, công nghệ Hoá nói chung, đóng một vai trò hết sức quan trọng và mang tính sống còn đối với khoa học công nghệ.
Tuy nó “thầm lặng” nhưng không kém phần “chủ đạo” trong các ngành khoa học, các lĩnh vực của công nghệ sản xuất và đời sống xã hội.
Giống như: Engel nói: “Không có phân tích thì không thể có tổng hợp”
Hoà chung vào nhịp đập phát triển của khoa học – Công nghệ, CNSX Bia và sản phẩm của nó có gì mà mang đến cho con người nhiều “cảm giác” và “lôi cuốn” đến vậy. Bia có thành phần gì ? có tác dụng hay tác hại ra sao? Chính điều ấy là một “phân tích viên” trong tương lai không thể nào: “Cưỡng lại được”. Em đã đi sâu, tìm tòi và học hỏi những kiến thức, cùng với lợi thế đã được “Thầy, cô” truyền đạt ở trường, đã giúp em tự tin bước vào lĩnh vực này.
Và thật may mắn em đã được “Thực tế ” ở Nhà máy Bia Sài Gòn – Miền Trung – Phú Yên có thể nói “Tai nghe không bằng mắt thấy” trong thời gian qua đã hoàn thiện hơn từ cơ sở lý thuyết đến chuyên môn thực hành, giúp em “Tổng hợp” nên “báo cáo” với đề tài : “Phân tích bia và một số chỉ tiêu về nước” .
Để có được quyển “Báo cáo” hoàn chỉnh này, em đã tận dụng kiến thức có được của mình cùng với sự tìm hiểu thực tế trong thời gian “Thực tập” vừa qua. Tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn không sao tránh khỏi thiếu sót ngoài ý muốn, mong sự đóng góp của “Thầy cô và bạn học” để quyển “Báo cáo” này hoàn chỉnh hưn.
PHẦN I
TỔNG QUAN
I- SƠ LƯỢC VỀ BIA NÓI CHUNG
Có phải đây là một chân lý chăng: “Trăm năm bia đá cũng mòn,
Ngàn năm bia rượu vẫn còn trơ trơ”.
Bia (NGK) đóng một vai trò quan trọng đối với thực tiễn, cũng như nó có tác dụng rất lớn đối với con người, mà không phân biệt bình dân hay cao quý; giới tính hay giai cấp…
Có thể nói: Bia là loại đồ uống có vị ngọt nhẹ, đắng dịu với thành phần và có nhiều tính chất rất đặc trưng như: Độ cồn thấp (3,5 -> 5% v/v), giàu dinh dưỡng, cung cấp nhóm enzin kích thích tiêu hoá (amylaza). Đặc biệt có lượng CO2 bão hoà có tác dụng giải khát nhanh chóng, làm giảm mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả. Tránh lạm dụng nó sẽ có tác dụng không tốt như: Nhức đầu, giảm trí nhớ, hay nghiện …
Tốt nhất ta nên sử dụng 1 -> 2 chai / ngày
Đầu tiên, bia xuất hiện ở thành cổ Bibalon sau đó lan rộng khắp các châu lục với các thương hiệu nổi tiếng như: Tiger, Heniken, BGI… với công suất và quy mô mở rộng khắp toàn cầu.
Ơ Việt Nam với lịch sử trên 100 năm, sơ khai với 2 nhà máy bia của Pháp xây dựng ở phía Bắc và phía Nam từ 1890.
Cho đến nay ngành Bia đã phát triển có thể có “Mũi nhọn” góp phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước, cũng như giải quyêt một lượng lớn lao động nước ta.
Hiện nay hầu như các tỉnh đều có cơ sở sản xuất bia lớn, đáng kể có nhiều cơ sở sản xuất trên 100 triệu lít / năm.
Với các công ty hàng đầu như : Sabeco, VBL, Habeco.
Tuy nhiên so với thế giới, ngành bia Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn sản lượng tiêu thụ bình quân chỉ đạt 17L/người/năm; Châu Á 43L/người/năm, Châu Au: 88L/người/năm.
Theo dự kiến tổng thể ngành: Bia – Rượu – NGK đến năm 2010 sản lượng toàn ngành phấn đấu đạt 3,5 tỷ lít với mức tăng trưởng trung bình năm ở nước ta dự kiến là 21%.
II – LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – MIỀN TRUNG – PHÚ YÊN:
Công ty cổ phần bia Sài Gòn – Miền Trung – Phú Yên (nằm ở 265;nguyễn tất thnh,p8,tp tuy hịa) có thể coi là vị trí chiến lược về nguyên liệu đặc biệt có nguồn nước và vựa lúa dồi dào rất thuận lợi cho sự phát triển của Công ty.
Lịch sử phát triển của Công ty gắn liền quá trình phát triển mạnh mẽ và bền vững của thương hiệu Bia Sài Gòn, thương hiệu dẫn đầu của Việt Nam.
Tiền thân của Công ty là Công ty liên doanh Bia Sài Gòn – Phú Yên, được thành lập và đi vào hoạt động chính thức 1996 – 1998.
Do hai đối tác góp vốn là Tổng Công ty Bia – rượu – NGK Sài gòn và Công ty sản xuất – xuất nhập khẩu Phú Yên.
Ngày 28/3/2005, Công ty liên doanh Bia Sài Gòn – Phú Yên chuyển đổi sang hình thức cổ phần thành Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Phú Yên mà nay là Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Miền trung – Phú Yên.
Tổng vốn đầu tư khoảng 15 triệu USD, tương đương 225 tỷ đồng.
Trong đó tổng Công ty Bia – rượu – NGK Sài gòn chiếm 51% vốn điều lệ
Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Miền trung – Phú Yên. Vốn tương đương 61 tỷ đồng. Với công suất hiện tại lên 23 triệu lít/năm.
Hiện nay Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Miền trung – Phú Yên là thành viên không thể thiếu của tổng Công ty Bia – rượu – NGK Sài gòn SABECO trong 28 thành viênh chính thức sản phẩm được sản xuất với một dây chuyền thiết bị hiện đại tiên tiến đồng bộ và tự động hoá của Cộng Hoà Liên Bang Đức, quy trình sản xuất được điều khiển tự động bằng các “TLC” và phần mền điều hành “BPAV MAT”.
Hiện nay Công ty tìm ra chỗ đứng hơn 25 tỉnh thành trong cả nước, Công ty coi trọng chất lượng sản phẩm, nâng cao dây chuyền sản xuất, không ngừng mở rộng trong và ngoài nước.
Đặc biệt chú trọng thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm đến sức khoẻ cộng đồng, vì lợi ích của người tiêu dùng, nâng cao uy tín của doanh nghiệp là những yếu tố giúp cho Công ty khẳng định thương hiệu, thị phần lên thị trường thực phẩm.
1 - Giới thiệu về CNSX Bia:
CNSX Bia là quá trình rất phức tạp, dù làm thủ công hay hiện đại thì công nghệ đều phải trải qua các bước dưới đây, Bia Sài Gòn – Phú Yên cũng không ngoại lệ:
+ Chế biến dịch đường hay còn gọi là đường hoá nguyên liệu (nguyên liệu chính, nguyên liệu thay thế) nhờ enzym.
+ Lên men chính để chuyển hoá dịch đường thành bia non; lên men phụ và tàng trữ.
+ Lọc trong bia và hoàn thiện sản phẩm.
2 – Sơ đồ dây chuyền sản xuất bia
Tách tạp chất
Nghiền
Malt
Đạm hoá
Đường hoá
Nước
Gạo
Tách tạp chất
Nghiền
Dịch hoá, hồ hoá
Lọc
Bã hèm
Nước nóng
Đun sôi
Hoa Houplon
Lắng
Bã hoa
Không khí
Làm lạnh
Lên men
Nấm men
Tàng trữ
Lọc bia
Kiểm tra
Súc chai
Chai
Chiết chai
Hoàn thiện
Chiết keg
Vệ sinh
Keg
Thành phẩm
3. Nguyên liệu sản xuất Bia:
Bia là sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu chính: nước, nalt( đại mạch); Hoa houblon; ngoài ra còn có nguyên liệu thay thế, chất phụ gia, nấm men.
Nguyên liệu là yếu tố không thể thiếu được tạo nên sản phẩm. Tuỳ vào đặc tính cũng như thành phần khác nhau của mỗi nguyên liệu mà nó quyết định đến tính “ngon” hay “dở” của sản phẩm.
3.1. Nước:
Nước là nguyên liệu chính chiếm phần lớn trong Bia, chiếm từ 77 90% trong Bia thành phẩm. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành vị sản phẩm.
Vì thế lợi dụng đặc điểm này với sự khảo sát kỹ lưỡng mà Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Miền trung – Phú Yên, đã chọn và đặt vị trí nhà máy thuận lợi với nguồn nước có thể coi là nguồn “tài nguyên” “Bí quyết” của Công ty cũng như của Phú Yên.
Khác với nước sinh hoạt nước để sản xuất bia phải đạt yêu cầu nghiêm ngặt hơn đặc biệt trong quá trình lên men, quá trình nấu. Với những chỉ tiêu quan trọng trong nước chúng ta cần kiểm soát như: Độ kiềm, độ mặn, cứng, PH, TOH, độ dẫn điện, hàm lượng chất khô và các số liệu sinh học như: COD, BOD…
Dù lấy từ nguồn nước sinh hoạt thành phố hay nguồn nước ngầm từ các giếng khoan thì thành phần và tính chất của chúng cũng ít khi đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của nước để sản xuất bia.
Như vậy xử lý chúng là điều không thể tách khỏi về cơ bản:
Xử lý nước bao gồm: Lắng trong và lọc; làm mềm nước; bổ sung các thành phần cần thiết cho nước và cải tạo thành phần sinh học của nước. Trong các việc này thì làm mềm nước là cải tạo thành phần sinh học của nước là quan trọng nhất.
Hiện nay nhà máy Bia Sài Gòn - Miền trung – Phú Yên sử dụng nước cấp thành phố nên chỉ dùng phương pháp cơ học xử lý nước nhằm loại bỏ tạp chất trong nước, đặc biệt người ta dùng tia tử ngoại (uv) tiêu diệt vi sinh vật cho hiệu quả cao, không gây mùi vị lạ trong nước.
Về cơ bản nước phải đạt yêu cầu:
Độ cứng tạm thời
0,7 mlg/l
Độ cứng vĩnh cữu
0,4 0,7 mlg/l
PH
6,8 7,3
Hàm lượng chất khô
< 600 mg/l
Hàm lượng sắt
< 0,3 mg/l
Hàm lượng cacbonat
< 15 mg/l
Hàm lượng Mg2t
< 100 mg/l
Hàm lượng cl-
< 75 150 mg/l
Hàm lượng vi sinh vật
< = 100 con/m3
3.2 - Malt (Đại mạch)
Malt là nguyên liệu số 1 dùng trong sản xuất bia, chất lượng của Malt quyết định đến chất lượng của bia.
Malt đại mạch là một loại ngũ cốc hoá học nó được gieo trồng vào mùa đông hoặc mùa xuân ở xứ lạnh, được trồng nhiều ở : Nga, Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Uc… thành phần hoá học của nó rất phức tạp, nó phụ thuộc vào giống đại mạch, điều kiện đất đai, khí hậu, kỹ thuật canh tác và điều kiện bảo quản mà hiện nay ở nước ta chưa đáp ứng được nguyên liệu này.
Đối với sản xuất bia có ý nghĩa quan trọng hơn cả với thành phần hoá học sau:
+ Độ ẩm = 10 14%
+ Hàm lượng chất khô = 86 90%
+ Tinh bột = 55 65%
+ Protit = 10 12%
+ Chất béo = 2,5 3%
+ Pentoza = 8 9 %
+ Chất khoáng = 2,5 3%
+ Celuloza = 4 5%
Hiện nay Malt (Đại mạch) nhà máy Bia Sài Gòn - Miền trung – Phú Yên nhập khẩu từ Úc:
3.3 – Hoa Houblon:
Hoa Houblon là nguyên liệu chính sản xuất bia, tạo cho bia có mùi thơm đặc trưng, vị đắng, đồng thời có tác dụng sát trùng, ổn định bia và làm cho bọt bia lâu tan. Hoa Houblon có tên la tinh là Humuplus, giống cây cao (6 8 m), thích hợp khí hậu ôn đới và hàn đới, với 2 loại hoa trên hai cây khác nhau (hoa cái và hoa đực), người ta chỉ sử dụng hoa cái đẻ sản xuất bia (có giá trị dinh dưỡng cao).
Thành phần hoá học
+ Độ ẩm = 11 12 %
+ Cenluloza = 12 14 %
+ este = 0,4%
+ TRO = 58%
+ Các hợp chất dư Nitơ = 10 21 %
+ Chất đắng = 18 21%
+ Tanin = 3%
+ Những hợp chất tích li không có Nitơ: 26 29%
Hiện nay Nhà máy Bia Sài Gòn – Miền Trung – Phú Yên đang sử dụng Hoa Houblon dưới dạng “Cao hoa” (đã qua tinh chế) và nhập khẩu từ Uc.
3.4 – Nguyên liệu thay thế:
Ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa giải quyết được việc gieo trồng đại mạch và Hoa Houblon. Hàng năm nước ta vẫn nhập hàng ngàn tấn Malt cho sản xuất bia. Vì thế việc sử dụng nguyên liệu thay thế này có ý nghĩa hết sức to lớn.
Hiện nay người ta chia làm hai loại:
+ Nguyên liệu thay thế dạng hạt (gạo, ngô…)
+ Nguyên liệu thay thế dạng đường.
(bổ sung trực tiếp vào dịch đường ở giai đoạn nấu)
Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Miền trung – Phú Yên sử dụng loại gạo tẻ, thay thế khoảng 20 30% cho đại mạch cũng là xu thế chung cho các nhà máy trong và ngoài nước.
Gạo mà nhà máy đang sử dụng đạt các yêu cầu sau:
+ Ngoại quan: Trắng đục, không có mùi lạ, mốc.
+ Độ ẩm: 14%
+ Tạp chất: 0,04%
+ Tỷ lệ hạt phôi : 4,9%
+ Tỉ lệ tấm (<1/2 hạt): 29%
3.5- Nấm men:
Nấm men được sử dụng trong sản xuất Bia thuộc loại đơn bào, có tác dụng biến đổi đường thanh rượu và axitcacbonic (biến đổi không hoàn toàn) 95 96%, số còn lại 4 5% thành axit Succinique (0,7%), glycerin (3,5%) và những chất khác.
Người ta phân 2 loại chủng men khác nhau: + Nấm men nổi
+ Nấm men chìm
Tuỳ thuộc vào điều kiện sản xuất thực tế, thành phần nước, loại bia cần sản xuất… mà dùng một trong hai chủng men trên.
3.6- Các chất phụ gia:
Chất phụ gia là những chất được sử dụng làm nguyên liệu phụ làm tăng thêm gía trị cảm quan và chất lượng sản phẩm.
Có thể phân hia thanh các nhóm sau:
+ Nhóm sử lý nước
+ Nhóm sát trùng, tẩy rửa thiết bị: NaOH, Fomat
+ Nhóm chống ôxy hoá: Axit Acobi, oxy già
+ Chế phẩm Cnzym dùng trong nấu: Đường hoá.
+ Các chất xử lý nấm men
+ Chất trợ lọc (bột Diatomit 700)
+ Muối (tăng vị đậm đà)
Đặc biệt CarameCl, dùng để tạo màu cho bia, tăng giá trị cảm quan. Người ta thường dùng đường Saccarozơ thuỷ phân ở nhiệt độ cao cho đến khi không còn vị ngọt (màu thích hợp) để tạo màu).
III - CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH CỦA CÔNG TY VÀ PHÒNG KT CN TẠI CÔNG TY BIA SÀI GÒN – MIỀN TRUNG - PHÚ YÊN
1.1 – Cơ cấu bộ máy quản lý:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành
Phó Giám đốc
Phòng
hành chính
nhân
sự
Phòng
kế
hoạch
đầu
tư
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
kĩ
thuật công nghệ
Phòng
kho
vận
Phân
xưởng
nấu
Phân
xưởng
lên
men
Phân
xưởng
chiết
Phân
xưởng
động
lực
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Cổ Phần Bia Sài Gòn - Phú Yên
Chú thích:
Quan hệ theo chức năng
Quan hệ trực tuyến
1.2. Kỹ thuật công nghệ tại công ty cổ phần bia Sài Gòn Phú Yên:
a) Cơ cấu tổ chức bộ máy phòng kỹ thuật công nghệ gồm: một trưởng phòng. Hai phó phòng (cơ khí và công nghệ). Bốn tổ (Vi sinh, Hoá lý, Cơ khí, Điện điều khiển).
b) Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý phòng Kỹ Thuật Công Nghệ tại công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Phú Yên:
Trưởng phòng
Phó phòng (cơ khí)
Phó phòng (công nghệ)
Tổ
vi sinh
Tổ
hoá lý
Tổ
cơ khí
Tổ
điện
điều
khiển
Ghi chú: Quan hệ theo chức năng
Quan hệ trực tuyến
Chức năng của phòng KTCN:
Là bộ phận của công ty bao gồm: Cán bộ công nhân viên có chức năng tham mưu giúp cho giám đốc các hoạt động về kỹ thuật công nghệ của công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy phòng KTCN theo kiểu tập trung nên việc thực hiên công nghệ, tham mưu đảm bảo hiệu quả và nhanh chóng.
PHẦN II
NỘI DUNG BÁO CÁO
I – LẤY MẪU VÀ CHUYỂN HOÁ MẪU:
1.1- Tầm quan trọng và yêu cầu chung:
Lấy mẫu và chuyển hoá mẫu là khâu đầu tiên, quan trọng “hàng đầu”, dù máy móc, thiết bị có hiện đại đến đâu, phân tích viên có kinh nghiệm hay tài năng thế nào cũng dẫn đến “sai số” là điều không tránh khỏi. Tuỳ vào mỗi loại mẫu mà có quy trình láy mẫu riêng, để làm sao kết quả phản ánh đúng thành phần và tính chất của khối mẫu chung.
Vì thế việc lấy mẫu phải đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Đại diện đúng cho đối tượng cần nghiên cứu hay phân tích.
+ Đáp ứng đúng yêu cầu phân tích hay nghiên cứu xem xét.
+ Lấy mẫu không làm mắt hay nhiễm bẩn thêm chất phân tích vào mẫu.
+ Phải phù hợp theo phương pháp chọn để phân tích.
+ Có khối lượng (hay thể tích) đủ để phân tích, không quá nhỏ và đúng yêu cầu.
+ Mẫu phải có lý lịch, các điều kiện lấy mẫu rõ ràng.
Lấy mẫu quan trọng rồi những chuyển hoá mẫu lại quan trọng hơn làm thế nào đó cho mẫu sau khi lấy xong, đảm bảo yêu cầu:
+ Lấy được hoàn toàn, không làm mất chất phân tích.
+ Dùng hoá chất phải đảm bảo độ sạch (nếu có)
+ Không đưa thêm chất có ảnh hưởng vào mẫu
+ Kết quả xử lý phải phù hợp với phương pháp đã chọn.
+ Có thể tách hay làm giàu được chất phân tích thì càng tốt.
Để từ đây việc định lượng, định tính các chất cần xác định một cách nhanh gọn, dễ dàng và cho kết quả độ chính xác cao.
1.2 – Lấy mẫu và chuyển hoá ở Nhà máy Bia Sài Gòn – Miền Trung – Phú Yên:
Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Miền trung – Phú Yên , với sự đầu tư trang thiết bị hiện đại, đã trang bị đầy đủ: Van xả mẫu ở các công đoạn sản xuất, thiết kế vị trí lấy mẫu dễ dàng . Chỉ cần với các thiết bị lấy mẫu hết sức đơn giản như: ca nhựa 2 lít, bình nón nút mài, van xả mẫu (ruột gà), giấy bạc bảo vệ mẫu…
Hiện nay nhà máy theo dõi từng công đoạn sản xuất kiểm tra từng chỉ tiêu ứng với mỗi công đoạn đó một cách khoa học và đạt hiệu quả cao, dễ dàng kiểm soát trong công nghệ sản xuất Bia ..
a/ Lấy mẫu nước:
Ở đây với 7 loại nước được nhà máy lấy để phân tích nước khi đưa vào sản xuất là: Nước hồ ; nước CO2 .
Nước nấu ; nước lạnh + CO2
Nước lò ; nước cửa lò
Nước qua xử lý (2870)
Dụng cụ lấy mẫu: Chai nhựa 500ml
Cách lấy:
- Mở van nước và xả bỏ khoảng 2 phút.
Tráng rửa chai (2 3 lần)
Lấy mẫu.
Kiểm tra: Độ mặn, pH, độ cứng, sắt tổng, Clo tự do, độ dẫn điện, các chỉ tiêu vi sinh vật .
b) Lấy mẫu dịch đường lạnh:
* Dụng cụ lấy mẫu: Ca nhựa 2 lít
* Cách lấy:
- Mở van cửa tank chứa mẫu( gắn van ruột gà vào tách CO2) và xả mẫu khoảng 2 phút.
- Tráng ca lấy mẫu (2 3 lần)
- Đóng van mẫu lại
- Mẫu lấy sao cho có thể kiểm tra tối thiểu 2 chỉ tiêu
* Kiểm tra: Các chỉ tiêu tương tự như dịch đường lạnh, thêm độ cồn, ưu tiên kiểm tra độ đắng trước tiên.
d/ Lấy mẫu kiểm tra độ hấp của bia:
Lấy ngẫu nhiên 3 chai ở đầu ra máy hấp (thanh trùng) tại vị trí hai bên và ở giữa băng tải, mỗi vị trí lấy 1 chai và đánh kí hiệu vào chai bên trái (T) bên phải (P) giữa (G). Sau đó tiến hành xác định.
e/ Lấy mẫu kiểm tra theo hướng dẫn cảm quan hoá lý:
e.1- Đối với bia chai:
+ Bước 1: Kiểm tra sơ bộ
Mở 0,1% lô hàng kiểm tra tính đồng nhất như:
Hình dạng bên ngoài sản phẩm phải đầy đủ.
Được sản xuất cùng một mẻ thiết bị.
Hạn sử dụng, bia có đục và có tạp chất không.
+ Bước 2: Lấy mẫu lần thứ nhất:
* Theo quy tắc sau:
Ta lấy mẫu ở những vị trí giao nhau ở các
đường.
+ Bước 3: Lấy mẫu lần thứ hai:
Sau khi lấy xong đem mẫu về phòng thí nghiệm.
Giữ lại 2 3 chai để do CO2, xác định độ đắng, độ màu (nếu có).
Các chai còn lại đem làm đủ lạnh, phục vụ cho các khâu đánh giá cảm quan.
e.2 - Đối với bia thùng:
+ Bước 1: Kiểm tra sơ bộ ( tương tự như bia chai).
+ Bước 2: Lấy mẫu thứ nhất, ta lấy theo bảng:
STT
Số lượng thùng của lô
Số lượng thùng lấy mẫu kiểm tra
1
50
2
2
51 100
3
3
101 500
4
4
501 1000
6
5
1001 2000
8
6
Trên 2000
10
+ Bước 3: Lấy mẫu lần thứ 2.
Từ các thùng đại diện cho lô hàng, ta hút mỗi thùng một thể tích nhất định sao cho thể tích tổng cộng được lấy không dưới 4,5lít (tương đương gần 10 chai bia 450ml).
II- TIẾN HÀNH XÁC ĐỊNH:
A/ Phân tích nước:
Dưới đây là một số chỉ tiêu hết sức quan trọng mà Nhà máy Bia Sài Gòn – Miền Trung – Phú Yên tiến hành phân tích nó có liên quan mật thiết đến các chỉ tiêu ở các công đoạn sản xuất bia, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến bia thành phẩm.
§.1/ Xác định độ mặn trong nước:
* Nguyên tắc:
Dựa trên phương pháp chuẩn độ kết tủa, dùng AgNO3 tiêu chuẩn, chuẩn bị tiếp xuống mẫu nước (Nacl) tro