Tiểu luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại? Giải pháp

1. Hành lang pháp lý : Kinh doanh ngân hàng là 1 ngành chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ. Hoạt động của ngân hàng chịu sự điều chỉnh bởi nhiều bộ luật như luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự, và chính sách pháp luật của Nhà nước như: chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa. 2. Yếu tố kinh tế : Sự thay đổi của các yếu tố kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chính sách tiết kiệm, đầu tư của Chính phủ. đều ảnh hưởng đến khả năng hút vốn của NHTM 3. Yếu tố chính trị, xã hội : Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, an toàn sẽ tạo sự an tâm cho người dân làm ăn sinh sống, do đó không phải lo tích trữ tiền mặt nhiều. nhờ vậy mà NHTM có khả năng huy động được nhiều vốn hơn 4. Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng : - yếu tố tâm lý: với những nền kinh tế chịu tình trạng Đô là hóa cao như Việt Nam thì việc huy động vốn từ người dân gặp nhiều khó khăn. - thói quen tiêu dùng: với những nước đang phát triển như Việt Nam , người dân vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động vốn từ người dân.

pdf12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2433 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại? Giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm : 01 - Nguyễn Khánh Gia Bảo Môn: Nghiệp vụ NHTM Tiểu luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM? Giải pháp Nhóm : 01 - Nguyễn Khánh Gia Bảo Môn: Nghiệp vụ NHTM CÂU HỎI PHẦN “NGHIỆP VỤ NGUỒN VỐN” THÀNH VIÊN NHÓM 1 NGUYỄN KHÁNH GIA BẢO LÊ THỊ MINH NGỌC NGUYỄN CÔNG MINH HUỲNH THỊ LIỀN BÙI VŨ HOÀNG SA NGUYỄN THỊ DIỆU HIỀN Câu 1: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM? Giải pháp … I. Nhân tố khách quan: 1. Hành lang pháp lý : Kinh doanh ngân hàng là 1 ngành chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ. Hoạt động của ngân hàng chịu sự điều chỉnh bởi nhiều bộ luật như luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự, … và chính sách pháp luật của Nhà nước như: chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa. 2. Yếu tố kinh tế : Sự thay đổi của các yếu tố kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chính sách tiết kiệm, đầu tư của Chính phủ.. đều ảnh hưởng đến khả năng hút vốn của NHTM 3. Yếu tố chính trị, xã hội : Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, an toàn sẽ tạo sự an tâm cho người dân làm ăn sinh sống, do đó không phải lo tích trữ tiền mặt nhiều. nhờ vậy mà NHTM có khả năng huy động được nhiều vốn hơn 4. Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng : - yếu tố tâm lý: với những nền kinh tế chịu tình trạng Đô là hóa cao như Việt Nam thì việc huy động vốn từ người dân gặp nhiều khó khăn. - thói quen tiêu dùng: với những nước đang phát triển như Việt Nam , người dân vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động vốn từ người dân. II. Nhân tố chủ quan : 1. Các sản phẩm và mạng lưới hoạt động : Nhóm : 01 - Nguyễn Khánh Gia Bảo Môn: Nghiệp vụ NHTM Sản phẩm dịch vụ của NHTM càng phong phú, đa dạng, ngày càng cải thiện chất lượng sẽ thu hút lượng khách hàng đến giao dịch nhiều hơn. Khác với cạnh tranh về lãi suất, cạnh tranh về chất lượng dịch vụ ngân hàng không có giới hạn. chính vì thế, đây sẽ là lợi thế quan trọng trong cạnh tranh giữa các ngân hàng. Một ngân hàng với mạng lưới rộng khắp sẽ có cơ hội tiếp cận với lượng khách hàng lớn hơn. Tuy nhiên đây cũng sẽ là bài toán về chi phí vận hành, hoạt động của NHTM trong việc thành lập và duy trì các điểm giao dịch này. 2. Lãi suất và các dịch vụ gia tăng Chính sách lãi suất cạnh tranh bao gồm lãi suất cạnh tranh huy động và lại suất cạnh tranh cho vay là một chính sách quan trọng của ngân hàng. Việc duy trì lãi suất cạnh tranh trong huy động là đặc biệt quan trọng khi mà lãi suất thị trường đang ở mức tương đối cao. Trong thời kỳ khan hiếm tiền tệ, dù mức chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng là rất nhỏ nhưng vẫn là yếu tố thúc đẩy những người tiết kiệm và đầu tư chuyển vốn từ tổ chức này sang tổ chức khác. 3. Chất lượng phục vụ, nhân sự : Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như ngày nay, các NHTM khó có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả nên chiến lược phục vụ và quảng bá trở thành yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút nguồn khách hàng. Thái độ phục vụ thân thiện, chu đáo, chiến lược quảng cáo phù hợp sẽ giúp NHTM có được lượng khách hàng mới. 4. Cơ sở vật chất, công nghệ hạ tầng Công nghệ có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của ngân hàng. Nó mang lại cho NHTM nhiều cơ hội bên cạnh những thách thức. công nghệ mới cho phép ngân hàng đổi mới quy trình nghiệp vụ, cách thức phân phối sản phẩm, phát triển các sản phẩm mới, rút ngắn thời gian giao dịch,… 5. Thương hiệu, uy tín ngân hàng. Khi các ngân hàng đã xây dựng được thương hiệu mạnh, uy tín lớn trên thị trường, việc huy động vốn sẽ trở nên dễ dàng hơn khi khách hàng có được niềm tin ban đầu khi chọn ngân hàng để gửi nguồn tiền của họ. III. Giải pháp tăng cường vốn huy động 1. Giải pháp chung: Ngoài việc cải tiến quy trình, rút gọn thủ t ục trong việc nhận tiền gửi, nâng cao thái độ phục vụ khách hàng tiền gửi dân cư, tìm mọi biện pháp để tăng trưởng nguồn vốn đảm bảo thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu, kế hoạch đã giao như tranh thủ các nguồn tiền gửi lớn của các đơn vị truyền thống. Nhóm : 01 - Nguyễn Khánh Gia Bảo Môn: Nghiệp vụ NHTM Ngoài ra, cần phải nắm bắt các dự án đã thực hiện, có sự hỗ trợ lãi suất sau đầu tư để nhận nguồn tiền gửi dùng trích trả lãi dần dần khi đến kỳ hạn của món vay để thực hiện thành công và có hiệu quả thiết thực của một dự án, cũng có thể là một trong những giải pháp nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn để tăng trưởng số dư tiền gửi. 2. Giải pháp cụ thể: 2.1 Đối với chính quyền các cấp và Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh NHNN cần tăng cường sự chỉ đạo tích cực, hỗ trợ mạnh mẽ cho các ngân hàng trên địa bàn. Chẳng hạn liên kết với các phương tiện truyền thông của thành phố xây dựng một vài chương trình định kỳ, giới thiệu dưới nhiều hình thức khác nhau, những đổi mới của hệ thống ngân hàng giúp công chúng hiểu, biết rõ, dần tiếp cận, củng cố lòng tin và giao dịch với ngân hàng. Hoặc Ngân hàng Nhà nước có những hình thức khuyến khích các ngân hàng tự cân đối được vốn tại chỗ... - Về lâu dài, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Uỷ ban chứng khoán quốc gia cần có định hướng và giải pháp cho quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán, tạo điều kiện cho dịch vụ đại lý chứng khoán của các ngân hàng trên địa bàn phát triển mạnh. Qua đó sẽ hình thành một kênh huy động vốn mới nhiều tiềm năng cho các ngân hàng. - Chính quyền các cấp cần có những chính sách hỗ trợ cần thiết cho hệ thống ngân hàng trên địa bàn, định hướng quảng bá thông tin ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lý nghiêm khắc những trường hợp lừa đảo qua ngân hàng v.v. 2.2 Đối với bản thân các NHTM - Mỗi ngân hàng phải hoạch định một chiến lược huy động vốn khả thi và phù hợp với nhu cầu đầu tư của nền kinh tế Thành phố, trong đó đặc biệt chú trọng đến nguồn vốn trung dài hạn bằng các giải pháp tích cực và khẩn trương. - Bộ phận makerting của mỗi ngân hàng cần có những chính sách cụ thể đối với khách hàng tiền gởi, tiến hành những điều nghiên cần thiết đối với bộ phận thị trường này; nắm bắt đặc điểm thu nhập, chi tiêu và mong muốn của từng nhóm khách hàng để có các hình thức và biện pháp tiếp cận, phát triển quan hệ thích hợp. - Từng ngân hàng tiếp tục quá trình đổi mới công nghệ, tận dụng tối đa những ưu thế mà công nghệ mới mang lại. Trong quá trình chuyển đổi, tuyệt đối không để những sai sót nhầm lẫn nảy sinh ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người gởi tiền, gây mất lòng tin nơi họ, tạo dư luận không tốt về ngân hàng. Tất nhiên mỗi nhân viên ngân hàng cần có thời gian nhất định để thích ứng với công Nhóm : 01 - Nguyễn Khánh Gia Bảo Môn: Nghiệp vụ NHTM nghệ mới, giới chức lãnh đạo các ngân hàng cần có những biện pháp động viên, khuyến khích giúp đỡ, thậm chí cả đòi hỏi, từng nhân viên phải nổ lực hết khả năng để sớm thích nghi. - Các ngân hàng nên tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm huy động, nâng cao hơn nữa tính tiện ích thông qua chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm. Về lâu dài, các ngân hàng phải đạt được mục tiêu: bất kỳ cá nhân tổ chức nào có nguồn tiền chưa sử dụng, đều có thể tìm kiếm ở ngân hàng một loại hình huy động nào đó phù hợp với mong muốn của họ. Riêng đối với hình thức huy động tiết kiệm kỳ hạn truyền thống, cần có những sửa đổi theo hướng linh hoạt: cho phép khách hàng rút tiền trước hạn từng phần, trả lãi định kỳ với những món gởi lớn, khách hàng được quyền lựa chọn kỳ hạn bất kỳ trong giới hạn kỳ hạn tối đa của ngân hàng v.v. - Các ngân hàng tổng nên sớm cho phép các chi nhánh trên địa bàn thực hiện một số sản phẩm mà ngân hàng tổng đã làm, chẳng hạn dịch vụ đầu tư tự động với những khách hàng có số dư tiền gởi giao dịch lớn, tạo điều kiện cho các chi nhánh đa dạng hoá sản phẩm. - Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khách hàng. - Xem xét phân loại khách hàng để có những chính sách đặc biệt đối với những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn. - Thực hiện chính sách tiếp thị, khuyến mãi theo hướng dẫn của Hội sở từng ngân hàng. - Tìm hiểu nguyên nhân của khách hàng ngừng giao dịch, rút tiền gửi chuyển sang ngân hàng khác để có biện pháp thích hợp nhằm khôi phục lại và duy trì quan hệ tốt với khách hàng. - Cử cán bộ nghiệp vụ giỏi, đạo đức tốt có khả năng giao tiếp tốt để giao dịch, chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi lớn, sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng. Thành lập tổ chuyên trách giúp lãnh đạo ngân hàng đáp ứng các yêu cầu chăm sóc, tiếp thị phục vụ nhóm khách hàng. - Triển khai các sản phẩm dịch vụ, cung cấp sản phẩm trọn gói cho khách hàng. - Trên cơ sở các sản phẩm đã được hướng dẫn thực hiện, từng chi nhánh của ngân hàng tìm hiểu, nghiên cứu khách hàng để đưa ra các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể. Chú ý cung cấp sản phẩm trọn gói, đảm bảo tính hiệu quả đối với khách hàng và ngân hàng. Đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng cần có chính sách khuyến khích mở tài khoản thực hiện dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác. - Có kế hoạch phát triển, quy hoạch, đào tạo cán bộ chuyên sâu, chuyên nghiệp về kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng điều kiện hiện đại, hội nhập, tác phong giao dịch, nghiêm túc, văn minh, hiện đại, hướng dẫn chu đáo khách hàng. - Khảo sát, đánh giá tiềm năng nguồn vốn ở từng thị trường, từng nhóm khách hàng. Nhóm : 01 - Nguyễn Khánh Gia Bảo Môn: Nghiệp vụ NHTM - Gắn kết các dịch vụ với các nghiệp vụ khác như mở L/C thanh toán, mua bán ngoại tệ và giao dịch qua tài khoản khác tại ngân hàng. - Có chính sách khách hàng hấp dẫn, linh hoạt đảm bảo cạnh tranh được với các ngân hàng khác. - Giao dịch một cửa giảm thiểu các thủ tục hành chính gây phiền hà cho khách hàng, cán bộ phải đủ năng lực, có trách nhiệm để đáp ứng. - Chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cán bộ, đánh giá chất lượng phục vụ khách hàng. - Chăm sóc khách hàng chiến lược, khách hàng có nguồn tiền gửi lớn. - Huy động vốn đảm bảo lãi suất đầu vào cạnh tranh, tạo được chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay. - Tăng cường chi trả lương qua thẻ ATM. - Tiếp cận các siêu thị, khách sạn, nhà hàng, cảng hàng không, khu vực có nhiều người nước ngoài lui tới để mở các cơ sở chấp nhận thẻ Visa, Master, Cash Card... - Tăng cường tiếp cận, hợp tác với các công ty xuất khẩu lao động trên địa bàn để hướng dẫn cách thức chuyển tiền kiều hối, phân phát tờ rơi, thẻ chuyển tiền, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. - Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương nhằm quảng bá dịch vụ chi trả kiều hối, viết thư giới thiệu dịch vụ tới người lao động của địa phương mình đang ở nước ngoài. - Tổ chức tốt công tác chi trả kiều hối, tư vấn, hỗ trợ khách hàng, quảng bá và tiếp thị dịch vụ này tại các điểm giao dịch và chi nhánh. - Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, cơ chế, quy chế hiện hành, quy trình bảo mật. - Quan tâm tới đội ngũ cán bộ làm công tác huy động vốn. - Kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh thường xuyên thái độ, tác phong giao dịch của cán bộ ngân hàng. - Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ giao dịch. - Chủ động nghiên cứu, triển khai các ý tưởng, các sản phẩm mới phục vụ khách hàng. - Hoàn thiện tác phong, lề lối làm việc, văn hoá giao dịch, quan tâm, chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi tại ngân hàng, tích cực khai thác, tiếp thị các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, nhằm tạo ra sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn huy động, góp phần hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh. Câu 2 : Trình bày các sản phẩm huy động vốn của NHTM VN hiện nay? Sản phẩm nào là chủ lực ? Các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng TM 1/ Huy động thường xuyên Nhóm : 01 - Nguyễn Khánh Gia Bảo Môn: Nghiệp vụ NHTM 1.1 Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khách có thể rút ra bất cứ lúc nào. Khách hàng có thể yêu cầu Ngân hàng trích tiền trên tài khoản để chuyển trả cho người thụ hưởng, hoặc chuyển số tiền được hưởng vào tài khoản này. Đối với tài khoản tiền gửi này, m ục đích chính của người gửi tiền là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàng, do vậy nó còn được gọi là tiền gửi thanh toán. Tiền gửi không kỳ hạn có chi phí thấp, t uy nhiên ngoài chi phí lãi, còn có chi phí phát sinh trong hoạt động thanh toán Để tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng phải đa dạng hóa và phục vụ tốt các dịch vụ trung gian, huy động nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn sẽ làm cho mức dư t iền gửi bình quân tại các ngân hàng luôn cao và ổn định, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể sử dụng lượng tiền này để cho vay mà không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Ngân hàng. 1.2 Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khách hàng được rút sau một thời hạn nhất định theo kỳ hạn đã được thỏa thuận khi gửi tiền. (Nếu khách hàng rút trước hạn thì tùy theo điều kiện cụ thể mà ngân hàng sẽ có cách giải quyết hợp lý). Khi đáo hạn khách hàng không đến rút tiền thì ngân hàng sẽ tái tục cho khách hàng một kỳ hạn mới.Tiền lãi được thanh toán định kỳ mỗi tháng hoặc một lần vào ngày đáo hạn (ngày gửi vào là ngày tính lãi). Mục đích gửi tiền : nhằm để an toàn về tài sản đáp ứng được nhu cầu chi tiêu đã xác định sẳn trong tương lai, được hưởng lãi. Vì thế ngân hàng có thể chủ động kế hoạch hóa việc sử dụng được nguồn vốn vì chủ động được thời gian. Để mở rộng khoản vốn này, ngoài biện pháp lãi suất, ngân hàng có thể thực hiện một số biện pháp nhằm tạo nên tính lỏng cho loại tiền gửi có kỳ hạn như cho phép khách hàng rút trước hạn hoặc xổ số trúng thưởng,… 1.3 Tiền gửi tiêt kiệm: Tiền gửi tiết kiệm là tiền gửi của các tầng lớp dân cư, người gửi tiền gửi vào NH nhằm mục đích để dành, sinh lời và an toàn tài sản.Đối tượng: Các tầng lớp dân cư Tiết kiệm không kỳ hạn : Không thoả thuận trước với ngân hàng về thời điểm rút tiền cụ thể. Ngân hàng sẽ thanh toán tiền lãi cho khách hàng theo định kỳ hàng tháng hoặc vào ngày rút hết số dư. Tiền lãi được tính theo số tiền gửi thực tế của khách hàng. Tiết kiệm có kỳ hạn: Thời điểm rút tiền được xác định trước dựa trên 2 yếu tố : ngày gửi và kỳ hạn. Khách hàng chỉ được rút tiền khi đến hạn thanh toán. Tiền lãi được thanh toán định kỳ hàng tháng theo hoặc thanh toán 1 lần vào thời điểm đáo hạn cùng với vốn gốc. Rủi ro đối với tiền gửi tiết kiệm : Nhóm : 01 - Nguyễn Khánh Gia Bảo Môn: Nghiệp vụ NHTM Mất sổ tiết kiệm: Người gửi tiền phải báo ngay cho ngân hàng nơi gửi tiền đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến khoản tiền gửi. Người gửi tiền chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự: Ngân hàng sẽ thanh toán tiền lãi và gốc cho người thừa kế theo di chúc hoặc người thừa kế theo pháp luật. 2/ Huy động không thường xuyên: Các NHTM có thể vay vốn từ NHTW, các NHTM khác hay các trung gian tài chính khác và vay từ công chứng dưới các hình thức: 2.1 Phát hành chứng từ có giá: Ngân hàng chủ động phát hành kỳ phiếu ngân hàng để huy động vốn nhằm thực hiện những dự án đầu tư đã định. Việc huy động dưới hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng được thực hiện thep 2 phương thức: Phát hành theo mệnh giá (trả lãi sau, người mua trả tiền theo mệnh giá được ghi trên bề mặt kỳ phiếu) và phát hành bằng hình thức chiết khấu (trả lãi trước, người mua sẽ trả một số tiền bằng mệnh giá trừ đi khoản lãi mà họ được hưởng) 2.2 Vay của NH và các trung gian tài chính khác: Vay qua thị trường Ngân hàng nhằm mục đich đảm bảo nhu cầu vốn khả dụng trong thời gian ngắn, ngân hàng có thể khai thác các khoản vốn nhàn rỗi tử các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác. Hoạt động vay mượn này nhằm mục đích điều hòa nhu cầu vay vốn khả dụng và đảm bảo nguồn vốn lưu chuyển thong suốt lien tục trong hệ thống ngân hàng. Nhóm sản phẩm chủ đạo: Chủ yếu là nguồn tiền gửi có kỳ hạn Nhóm : 01 - Nguyễn Khánh Gia Bảo Môn: Nghiệp vụ NHTM Ngân hàng NN&PTNT Nhóm : 01 - Nguyễn Khánh Gia Bảo Môn: Nghiệp vụ NHTM Tại Ngân hàng Việtcombank (Nguồn: Báo cáo thường niên 2006) Ngân hàng Quân Đội (MB) Nhóm : 01 - Nguyễn Khánh Gia Bảo Môn: Nghiệp vụ NHTM Câu 3 : Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động huy động vốn tại các NHTM VN hiện nay I. Thuận lợi: 1. Về các Chính sách của Ngân hàng Nhà nước: - Ngân hàng nhà nước đã quản lý chặt trần lãi suất huy động hơn, xử lý nghiêm những TCTD vượt rào lãi suất huy động (chỉ thị 02) do đó đã góp phần tạo ra sự cạnh tranh công bằng hơn trong huy động giữa các Ngân hàng. Tuy nhiên, hiện tại lợi thế huy động vốn hiện tại vẫn đang thuộc về các Ngân hàng lớn, các Ngân hàng có hệ thống Chi nhánh lớn, các Ngân hàng nhỏ vẫn khó có thể huy động được vốn. 2. Về phía bản thân các Ngân hàng thương mại: - Hiện nay các Ngân hàng đều chuyển đổi, tích cực bán hàng hơn là thụ động chờ khách hàng tới vì vậy họ sẽ thành lập một đội ngũ Direct Sales, chuyên đi tìm kiếm khách hàng và gọi điện chăm sóc khách hàng. Đây là một chuyển biến tích cực hỗ trợ các ngân hàng rất nhiều trong việc tăng được nguồn vốn huy động cũng như là đẩy mạnh được doanh số cho vay. Các Ngân hàng đã xây dựng đội ngũ Direct Sales như: Techcombank, Maritme bank. II. Khó khăn: 1. Về chính sách của Ngân hành nhà nước: - Lãi suất đầu vào được quy định bằng mệnh lệnh hành chí nh. Lãi suất đầu ra được thực hiện theo cơ chế thị trườn g. Các NHTM lớn được lợi từ chính sách này, hậu quả là chặn khả năng tiếp cận vốn đối v ới các NHT M nhỏ. Vì cùng một mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm là như nhau, người dân sẽ chỉ chọn các NHTM lớn để gử i. Các NHTM nhỏ đã khó lại càng khó, vì không huy độn g được vốn. Thanh khoản cạn kiệt bắt buộc các n gân hàn g nhỏ phải vay nón g của các ngân hàng lớn với lãi suất như là “chặt chém lẫn nhau”. - Trong 4 tháng vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần hạ trần lãi suất huy động từ mức trần của năm 2011 là 14%/năm xuống 9%/năm. Việc áp trần lãi suất thấp và giảm đột ngột đã gây khó khăn cho các Ngân hàng thương mại trong việc huy động vốn. 2. Về phía bản thân các Ngân hàng thương mại: - Cơ cấu huy động vốn của các Ngân hàng Thương mại hiện nay là trên 90% tỷ trọng vốn của ngân hàng là nguồn vốn ngắn hạn, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc quản trị nguồn vốn, khó bảo đảm cân đối kỳ hạn. Kỳ hạn huy động vốn bình quân có xu hướng rút ngắn trong khi kỳ hạn cho vay bình quân dài, tạo nguy cơ rủi ro kỳ hạn và lãi suất. Hơn nữa, sự mất cân Nhóm : 01 - Nguyễn Khánh Gia Bảo Môn: Nghiệp vụ NHTM đối kỳ hạn vốn của ngân hàng hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do các doanh nghiệp này chủ yếu vay vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. - Sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại: Qua thực tế tình hình huy động vốn, một số ngân hàng thương mại có lợi thế về mạng lưới, thương hiệu, nguồn vốn huy động tăng mạnh; một số ngân hàng quy mô nhỏ huy động vốn trên thị trường 1 gặp khó khăn, một số khác quản trị rủi ro thanh khoản yếu, vốn huy động phụ thuộc lớn vào thị trường 2, nắm giữ ít giấy tờ có giá, thực hiện cạnh tranh lách huy động vốn với lãi suất cao đã ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng khác và gây mất ổn định thị trường tiền tệ. 3. Về phía khách hàng: Các khách hàng đã quen với việc được thương lượng lãi suất và khi ngân hàng công bố giảm lãi suất huy động, khách hàng sẽ yêu cầu thương lượng tăng lên, trường hợp không thương lượng được khách hàng sẽ rút vốn đi gửi tại Ngân hàng khác Đây là nguyên nhân dẫn đến sự cạnh tranh không công bằng giữa các Ngân hàng, dẫn đến việc một số Ngân hàng phá trần lãi suất, ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng khác. VD: Ngay khi NHNN công bố trần lãi suất huy động 9%/năm (ngắn hạn), có ngân hàng vẫn thương lượng lãi suất gửi vốn là 11% - 12%/năm.
Luận văn liên quan