Tiểu luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại (NHTM)? Đề ra giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động

- Hành lang pháp lý: kinh doanh ngân hàng là một ngành chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ. Hoạt động của ngân hàng được quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp luật và chịu sự điều chỉnh bởi nhiều bộ luật như luật các tổ chức tín dụng, luật Ngân hàng Nhà nước, luật dân sự, các quy định của chính phủ. Do đó, hoạt động huy động vốn cũng chịu sự ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của Nhà nước: chính sách tiền tệ, lãi suất, tín dụng. - Yếu tố kinh tế: Sự thay đổi các yếu tố kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chính sách tiết kiệm, đầu tư của chính phủ. đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hút vốn của NHTM. - Yếu tố chính trị: Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, an toàn sẽ tạo sự an tâm cho người dân làm ăn sinh sống, do đó không phải tích luỹ, dự trữ tiền nhiều cho những trường hợp đặc biệt. Nhờ vậy mà NHTM có khả năng huy động được nhiều vốn hơn. Trái lại, với một quốc gia có tình hình chính trị bất ổn sẽ gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân, do vậy họ sẽ tích nhiều của cải tiền bạc bên người để phòng trường hợp bất trắc nên sẽ hạn chế việc gửi tiền vào ngân hàng, từ đó khả năng huy động vốn của ngân hàng sẽ giảm - Yếu tố văn hoá-xã hội-dân cư: Mỗi quốc gia đều có một nền văn hoá riêng, văn hoá chính là yếu tố tạo nên bản sắc của các dân tộc như: tập quán, thói quen, tâm lý. Đối với ngân hàng hoạt động huy độn vốn chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường văn hoá mà cụ thể là hành vi, thói quen gủi tiền vào ngân hàng để hưởng các dịch vụ của ngân hàng cung cấp, mức độ hiểu biết về hoạt động ngân hàng của người dân. Ngoài ra, quy mô dân cư, chất lượng đời sống của người dân không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, kết cấu các sản phẩm dịch vụ của NHTM mà nó còn là yếu tố quan trọng để xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động của của ngân hàng.

pdf10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại (NHTM)? Đề ra giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NVNHTM-Tun 2-Nhóm 6 1 Tiểu luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại (NHTM)? Đề ra giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động NVNHTM-Tun 2-Nhóm 6 2 Câu 1: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại (NHTM)? Đề ra giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động. 1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM: 1.1.1. Nhân tố khách quan: - Hành lang pháp lý: kinh doanh ngân hàng là một ngành chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ. Hoạt động của ngân hàng được quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp luật và chịu sự điều chỉnh bởi nhiều bộ luật như luật các tổ chức tín dụng, luật Ngân hàng Nhà nước, luật dân sự, các quy định của chính phủ. Do đó, hoạt động huy động vốn cũng chịu sự ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của Nhà nước: chính sách tiền tệ, lãi suất, tín dụng.... - Yếu tố kinh tế: Sự thay đổi các yếu tố kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chính sách tiết kiệm, đầu tư của chính phủ... đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hút vốn của NHTM. - Yếu tố chính trị: Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, an toàn sẽ tạo sự an tâm cho người dân làm ăn sinh sống, do đó không phải tích luỹ, dự trữ tiền nhiều cho những trường hợp đặc biệt. Nhờ vậy mà NHTM có khả năng huy động được nhiều vốn hơn. Trái lại, với một quốc gia có tình hình chính trị bất ổn sẽ gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân, do vậy họ sẽ tích nhiều của cải tiền bạc bên người để phòng trường hợp bất trắc nên sẽ hạn chế việc gửi tiền vào ngân hàng, từ đó khả năng huy động vốn của ngân hàng sẽ giảm - Yếu tố văn hoá-xã hội-dân cư: Mỗi quốc gia đều có một nền văn hoá riêng, văn hoá chính là yếu tố tạo nên bản sắc của các dân tộc như: tập quán, thói quen, tâm lý... Đối với ngân hàng hoạt động huy độn vốn chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường văn hoá mà cụ thể là hành vi, thói quen gủi tiền vào ngân hàng để hưởng các dịch vụ của ngân hàng cung cấp, mức độ hiểu biết về hoạt động ngân hàng của người dân. Ngoài ra, quy mô dân cư, chất lượng đời sống của người dân không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, kết cấu các sản phẩm dịch vụ của NHTM mà nó còn là yếu tố quan trọng để xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động của của ngân hàng. - Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng:  Yếu tố tâm lý: Với những nền kinh tế chịu tình trạng đô la hoá cao thì việc huy động vốn từ người dân sẽ gặp nhiều khó khăn do người dân lo sợ sự mất giá của nội tệ, ưa chuộng cất trữ ngoại tệ nên các NHTM sẽ khó mà huy động vốn bằng nội tệ. Khi mức thu nhập của người dân tăng lên, họ cũng có tâm lý tăng tích luỹ, do vậy sẽ tạo điều kiện cho NHTM trong việc huy động thêm vốn nhàn rỗi từ trong dân cư.  Yếu tố thói quen tiêu dùng: đối với những nước phát triển thì tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán rất thấp và chủ yếu người dân thanh toán thông qua ngân hàng, do đó hầu hết tiền của họ đều tập trung tại ngân hàng, từ đó giúp NHTM NVNHTM-Tun 2-Nhóm 6 3 tăng khả năng huy động vốn .Và trường hợp ngược lại sẽ xảy ra làm giảm khả năng huy động vốn của NHTM nếu quốc gia đó có tỷ lệ sử dụng tiền mặt cao trong thanh toán. 1.1.2. Nhân tố chủ quan: - Các sản phẩm và mạng lưới: sản phẩm dịch vụ thì phải phong phú, đa dạng, ngày càng nâng cao, cải thiện các chất lượng dịch vụ để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất. Một ngân hàng có nhiều dịch vụ tốt hiển nhiên sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn và thu hút được nhiều lượng vốn huy động hơn. Ngoài ra, nếu ngân hàng nào có mạng lưới rộng thì đây cũng là một ưu thế giúp thu hút thêm nhiều vốn huy động tại nhiều địa bàn khác nhau. - Yếu tố lãi suất: việc duy trì lãi suất cạnh tranh huy động là đặc biệt quan trọng khi lãi suất thị trường đang ở mức tương đối cao. Đặc biệt trong thời kỳ khan hiếm tiền tệ, dù cho sự khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng có thể giúp cho một NHTM thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi hơn so với các NHTM khác. - Chất lượng phục vụ, dịch vụ: thái độ phục vụ thân thiện, chu đáo, chuyên nghiệp là điều kiện để giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới và nếu có một chiến lược quảng cáo phù hợp sẽ giúp ngân hàng có nhiều khách hàng tiền năng, từ đó tất yếu giúp NHTM tăng được nhiều lượng vốn huy động - Cơ sở vật chất, công nghệ hạ tầng: công nghệ mới cho phép ngân hàng rút ngắn thời gian giao dịch và thực hiện nghiệp vụ chính xác, nhờ đó hoạt động huy động vốn được cải tiến, phát triển, từ đó giản tiếp làm tăng khả năng thu hút được nhiều vốn, nhiều khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cũng quyết định một phần khả năng huy động vốn của NHTM, với những NHTM lớn, có tầm cỡ hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ, tiện nghi và hệ thống mạng lưới rộng khắp toàn đất nước thì sẽ tại được lòng tin cho khách hàng cũng như cung cấp cho khách hàng các dịch vụ một cách tốt nhất, đó cũng là một cách thu hút thêm khách hàng mới cho ngân hàng. - Đội ngũ nhân sự: một đội ngũ nhân viên biết giao tiếp tốt, ứng xử hay cùng phong cách làm việc chuyên nghiệp sẽ trở thành những người bán hàng giỏi cho ngân hàng, việc thu hút thêm nhiều khách hàng mới sẽ trở nên dễ dàng, khi đó lượng vốn huy động chắc chắn sẽ tăng lên. - Thương hiệu: khi các ngân hàng xây dựng được thương hiệu mạnh, có uy tín từ lâu thì sẽ có lợi thế hơn trong việc huy động vốn. Các ngân hàng này không cần đưa ra mức lãi suất huy động cao mà vẫn có thể huy động được nhiều người tiết kiệm, điều này là ngược lại đối với những ngân hàng mới, quy mô nhỏ, chưa xây dựng được thương hiệu mạnh trên thị trường. 1.2. Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động cho NHTM 1.2.1. Đối với mỗi ngân hàng a. Để thực hiện chiến lược khách hàng thành công, trước hết, phải phân nhóm để xác định rõ đối tượng khách hàng và có giải pháp phù hợp. Đối với khách hàng doanh nghiệp (DN): Ngoài số dư t iền gửi lớn, lãi suất phải trả thường thấp hơn các hình thức huy động khác, ngân hàng còn có thể tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong khâu thanh toán. Tuy nhiên, trong thời gian qua, ưu thế lãi suất thấp, lượng vốn lớn của DN trong cơ cấu nguồn vốn ngân hàng không còn phổ biến. Khi đa số DN chia nhỏ số dư t iền gửi ở nhiều ngân hàng, đề nghị được hưởng mức lãi suất như các hình thức huy động khác, thậm chí một số DN NVNHTM-Tun 2-Nhóm 6 4 yêu cầu ngân hàng để được hưởng lãi suất cao hơn khi có số dư lớn. Chưa kể việc hàng loạt các tập đoàn kinh tế lớn, các tổng công ty cũng thành lập ngân hàng cổ phần và chuyển phần tiển gửi trước đây tại các NHTM về ngân hàng mình. Nên dù phải tiếp tục thực hiện tốt chính sách khách hàng đối với DN như chính sách về lãi suất, một số loại phí… cũng cần thấy rằng nguồn tiền gửi từ DN sẽ khó duy trì ở số dư lớn, lãi suất thấp và kỳ hạn dài. Điều này thể hiện rõ khi có sự dịch chuyển nguồn vốn DN từ ngân hàng này sang ngân hàng khác trong thời gian qua nếu có sự khác nhau về mức lãi suất, một số chính sách khách hàng khác hay có một NHTM cổ phần ra đời từ một tập đoàn, tổng công ty. Đối với nguồn tiền gửi từ dân cư: khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng lên, người dân có điều kiện tích lũy nhiều hơn nên ngân hàng cần đưa ra các sản phẩm phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi này. b. Duy trì mối quan hệ lâu bền với khách hàng. Đây là yếu tố quan trọng, vừa tiết kiệm chi phí thẩm định khi khách hàng có nhu cầu vay căn cứ vào số dư tài khoản tiền gửi; vừa nâng cao khả năng thu hút khách hàng mới thông qua mối quan hệ hay “lời giới thiệu” từ chính khách hàng của mình. Hơn nữa, do là khách hàng truyền thống của ngân hàng nên việc đàm phán về lãi suất, chính sách phí… sẽ dễ dàng hơn khi có sự thay đổi hoặc trong cạnh tranh. Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu đầu tư ngày càng tăng, cùng với sự cạnh tranh từ các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản, vàng …đã tác động không tốt đến nguồn vốn huy động của các NHTM. Để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế đòi hỏi ngân hàng phải khai thác và quản trị tốt nguồn vốn, tạo và cung ứng đủ vốn là điều kiện tiên quyết để nâng cao thế và lực trong kinh doanh, khẳng định ưu thế cạnh tranh và uy tín trong nước. Trong các giải pháp huy động vốn ngoài lãi suất, việc thực hiện tốt chính sách khách hàng kết hợp với mở rộng mạng lưới hoạt động; triển khai các đại lý chứng khoán, bảo hiểm nhằm thu hút nguồn tiền gửi thanh toán, tiền gửi giao dịch; Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm phát huy tối đa uy tín sẽ là giải pháp hữu hiệu, nhất là trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trong huy động vốn như hiện nay. c. Hoạch định một chiến lược huy động vốn khả thi và phù hợp Với nhu cầu đầu tư của nền kinh tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến nguồn vốn trung dài hạn bằng các giải pháp tích cực và khẩn trương. Bên cạnh đó bộ phận Makerting của mỗi ngân hàng cần có những chính sách cụ thể đối với khách hàng tiền gởi, tiến hành những nghiên cứu cần thiết đối với bộ phận thị trường này; nắm bắt đặc điểm thu nhập, chi tiêu và mong muốn của từng nhóm khách hàng để có các hình thức và biện pháp tiếp cận, phát triển quan hệ thích hợp. d. Đổi mới công nghệ, Tận dụng tối đa những ưu thế mà công nghệ mới mang lại. Trong quá trình chuyển đổi, tuyệt đối không để những sai sót nhầm lẫn nảy sinh ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người gởi tiền, gây mất lòng tin nơi họ, tạo dư luận không tốt về ngân hàng. Mỗi nhân viên ngân hàng cần có thời gian nhất định để thích ứng với công nghệ mới, lãnh đạo các ngân hàng cần có những biện pháp động viên, khuyến khích giúp đỡ, thậm chí cả đòi hỏi, từng nhân viên phải nổ lực hết khả năng để sớm thích nghi. Đồng thời thường xuyên đào tạo nâng cao chat lượng đội ngũ cán bộ. NVNHTM-Tun 2-Nhóm 6 5 e. Đa dạng hoá sản phẩm huy động, nâng cao hơn nữa tính tiện ích thông qua chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm. Về lâu dài, các ngân hàng phải đạt được mục tiêu: bất kỳ cá nhân tổ chức nào có nguồn tiền chưa sử dụng, đều có thể tìm kiếm ở ngân hàng một loại hình huy động nào đó phù hợp với mong muốn của họ. Riêng đối với hình thức huy động tiết kiệm kỳ hạn truyền thống, cần có những sửa đổi theo hướng linh hoạt: cho phép khách hàng rút tiền trước hạn từng phần, trả lãi định kỳ với những món gởi lớn, khách hàng được quyền lựa chọn kỳ hạn bất kỳ trong giới hạn kỳ hạn tối đa của ngân hàng v.v. f. Xây dựng điểm giao dịch thuận lợi, cung ứng tốt dịch vụ Một trong những yếu tố cơ bản để thu hút được nhiều khách hàng trong hoạt động kinh doanh là ngân hàng phải có địa điểm giao dịch ở những nơi thuận lợi, đông dân cư có thu nhập cao để người gửi tiền đỡ tốn kém thời gian đi lại để giao dịch. g. Thực hiện chính sách Marketing hiệu quả Ngân hàng cần khai thác hết các mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ xã hội, các hình thức tiếp cận và thuyết phục khách hàng: tiếp xúc với khách hàng mới, củng cố quan hệ với khách hàng truyền thống, thực hiện tốt các đợt huy động tiết kiệm mới… ngân hàng đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo về chức năng nhiệm vụ, quy mô hoạt động của ngân hàng, các hình thức huy động tiền gửi và cho vay với mức lãi suất thích hợp với từng thời kỳ để khách hàng biết và thấy được sự chuyển biến của ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ mọi khách hàng, nhằm đem lại cho họ những tiện lợi trong giao dịch gửi tiền, rút tiền, thanh toán… h. Tạo lập uy tín cho ngân hàng Trong công tác huy động vốn việc đầu tiên là tạo lập được uy tín, lòng tin với dân chúng. Lòng tin là một trong những vấn đề sống còn của ngân hàng, ngân hàng có hoạt động được hay không là nhờ vào lòng tin của dân chúng. Người gửi tiền có quyền lựa chọn nơi gửi tiền mà họ cho là an toàn nhất, nhân viên ngân hàng có thái độ phục vụ chuyên nghiệp, lịch sự, nhiệt tình. k. Quan tâm đến đội ngũ cán bộ nhân viên Đội ngũ nhân viên ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đối với trình độ nhân viên thì phải thường xuyên nâng cao, phải có sự hiểu biết nhất định để giải thích cho khách hàng một cách tường tận, rõ ràng từ đó tạo được niềm tin cho khách hàng. l. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Muốn công tác huy động vốn được tăng trưởng thì phải kết hợp với sử dụng vốn hiệu quả. Đối với vốn trung và dài hạn thì phải được đầu tư theo dự án, trên cơ sở các dự án sản xuất kinh doanh đã được thẩm định kỹ lưỡng, đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao. Căn cứ vào số lượng vốn cần huy động,thời hạn cụ thể là bao lâu mà ngân hàng lựa chọn các hình thức huy động thích hợp với mức lãi suất hợp lý. 1.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước: Cần tăng cường sự chỉ đạo tích cực, hỗ trợ mạnh mẽ cho các ngân hàng trên địa bàn.Chẳng hạn liên kết với các phương tiện truyền thông xây dựng một vài chương trình định kỳ, giới thiệu dưới nhiều hình thức khác nhau, những đổi mới của hệ thống ngân hàng giúp công chúng hiểu, biết rõ, dần tiếp cận, củng cố lòng tin và giao dịch với ngân hàng. Hoặc Ngân hàng Nhà nước có những hình thức khuyến khích các ngân hàng tự cân đối được vốn tại chỗ... NVNHTM-Tun 2-Nhóm 6 6 Về lâu dài Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Uỷ ban chứng khoán quốc gia cần có định hướng và giải pháp cho quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho dịch vụ đại lý chứng khoán của các ngân hàng trên địa bàn phát triển mạnh. Qua đó sẽ hình thành một kênh huy động vốn mới nhiều tiềm năng cho các ngân hàng. Bên cạnh đó Chính quyền cần có những chính sách hỗ trợ cần thiết cho hệ thống ngân hàng trên địa bàn, định hướng quảng bá thông tin ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lý nghiêm khắc những trường hợp lừa đảo qua ngân hàng v.v. Tóm lại, hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn tạo ra những kênh dẫn vốn hết sức quan trọng đối với nền kinh tế, dù ở bất kỳ phạm vi nào. Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, các ngân hàng phải cố gắng và nổ lực nhiều hơn nữa. Câu 2: CÁC SẢN PHẨM HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NHTM HIỆN NAY I. NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI 1. Tiền gửi không kỳ hạn 1.1 Khái niệm Tiền gửi không kì hạn là hình thức tiền gửi mà khách hàng gửi vào NHTM với mục đích để được NH thanh toán và thu chi hộ theo yêu cầu khách hàng. 1.2 Đặc điểm - KH được phép rút ra bất cứ lúc nào hoặc có thể yêu cầu NH thực hiện thanh toán mà không hạn chế số lần giao dịch  nguồn vốn NH luôn biến động. - Đối tượng sử dụng là các doanh nghiệp tổ chức, cá nhân… - NH phải dự trữ bắt buộc cao hơn so với tiền gửi khác. - Để quản lý tình hình biến động của tiền gửi thanh toán, NH yêu cầu Khách hàng phải duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản. - Cách tính lãi: I = ∑ Di x Ni x r + Di : Số dư TG KH ngày I của trong tháng. + Ni :Số ngày có mức dư có Di ổn định. + r : Lãi suất 1.3 Tiện ích - KH nộp tiền mặt vào hoặc rút ra bất cứ lúc nào. - Thanh toán chuyển khoản với hình thức thanh toán phổ biến như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền… - KH có thể sử dụng thẻ thanh toán để rút tiền tự động ATM 24/24 hoặc thanh toán dịch vụ hàng hóa tại các địa điểm chấp nhận thanh toán thẻ. - KH có thể sử dụng số tiền trên tài khoản thanh toán để đảm bảo mở L/C, ký quỹ, bảo lãnh thanh toán, xác nhận khả năng tài chính làm cơ sở để đảm bảo tín dụng. - KH được rút quá số dư trên tài khoản nếu được NH đồng ý cho vay thấu chi. 2. Tiền gửi định kỳ 2.1 Khái niệm Là hình thức tiền gửi huy động các khoản tiền để danh tạm thời chưa sử dụng mà khi gửi vào KH chỉ được rút ra sau một khoản thời gian nhất định. 2.2 Đặc điểm NVNHTM-Tun 2-Nhóm 6 7 - KH chỉ được rút ra sau một khỏan thời gian nhất định nguồn vốn tương đối ổn định NH có thể sử dụng cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn. - Mục đích tiền gửi là hưởng lãi, nên KH có xu hướng chọn NH có lãi suất cao. Ngoài ra, KH còn gửi tiền vào với mục đích dự phòng cho tương lai và an toàn tài sản. - Tiền gửi chủ yếu do doanh nghiệp, tổ chức… có khoản tiền nhàn rỗi, chưa có nhu cầu sử dụng ngay - Cách tính lãi: Lãi TG kỳ hạn = Số dư TG x Thời hạn gửi x Lãi suất TG có kỳ hạn 2.3 Tiện ích - KH có thể rút tiền trước hạn một phần hay từng phần dưới hình thức tiền mặt hay thanh toán chuyển khoản. - KH có thể sử dụng tiền gửi kỳ hạn để cầm cố vay hay chiết khấu tại các NHTM, chứng minh năng lực tài chính. - Có thể chuyển đổi sang các hình thức tiền gửi khác tùy theo qui định của từng NH. 3. Tiền gửi tiết kiệm 3.1 Khái niệm Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn chủ yếu khoản tiền dành của cá nhân được gửi vào NH với mục đích sinh lời và an toàn về tài sản. Tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn tại các NHTM. Tại các NHTM huy động tiền gửi tiết kiệm có một số qui định chủ yếu sau: - Người gởi tiền. - Chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm. - Đồng chủ sở hữu Tiền gửi tiết kiệm. - Giao dịch liên quan đến Tiền gửi tiết kiệm. - Tài khoản Tiền gửi tiết kiệm - Số thẻ tiết kiệm - Kỳ hạn tiết kiệm - Địa điểm nhận và chi trả tiền tiết kiệm - Lãi suất - Chuyển quyền sở hữu. 3.2 Tài khoản tiền gửi tiết kiệm - Tiết kiệm không kỳ hạn là hình thức tiền gửi tiết kiệm mà người gửi được rút tiền ra bất cứ lúc nào. - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là hình thức tiền gửi tiết kiệm mà người gửi chỉ được rút ra sau một kỳ hạn nhất định. NH có thể huy động dưới hình thức sổ tiết kiệm hay chứng chỉ tiền gửi. - Đặc điểm: + Đối tượng huy động chủ yếu là dân cư có khoản tiền tạm thời chưa sử dụng, với mục đích nhận lãi và an toàn tài sản. + Cách tính lãi: Lãi TGTK = Số dư TG x Thời hạn gửi x lãi suất TGTK - Tiện ích: NVNHTM-Tun 2-Nhóm 6 8 + Có thể rút tiền bất cứ thời điểm nào, rút một phần hay toàn bộ bằng tiền mặt hay thanh toán chuyển khoản. + Có thể sử dụng để chứng minh năng lực tài chính, làm tài sản đảm bảo cầm cố thế chấp. + Dễ dàng chuyển đổi sang các hình thức gửi tiền khác.  Minh họa sản phẩm “Tiết kiệm linh hoạt” của NHTM Á Châu "Tiết kiệm Linh hoạt” là sản phẩm tiền gửi 12 tháng linh hoạt điều chỉnh lãi suất và nhận lãi định kỳ hàng 1 tháng/ 2 tháng/ 3 tháng/ 6 tháng. - Tiện ích sản phẩm  Linh hoạt lãi suất: lãi suất có thể điều chỉnh vào đầu mỗi kỳ lãnh lãi (01 tháng, 02 tháng, 03 tháng, 06 tháng).  Linh hoạt kỳ hạn: khách hàng được quyền chọn thay đổi kỳ hạn (01 tháng, 02 tháng, 03 tháng, 06 tháng).  Tặng “Tiền thưởng khách hàng thân thiết” vào ngày đáo hạn (tròn 12 tháng). Tiền thưởng được tính trên số tiền khách hàng gửi tại ngày mở thẻ tiết kiệm. - Đặc điểm sản phẩm  Kỳ hạn gửi: 12 tháng.  Kỳ lãnh lãi: 01 tháng, 02 tháng, 03 tháng, 06 tháng.  Loại tiền gửi: VND, USD.  Mức gửi: từ 5.000.000 VND hoặc 500 USD trở lên.  Tiền thưởng khách hàng thân thiết :  Minh họa sản phẩm “Tiết kiệm đa lộc” của NH Eximbank “Tiết kiệm ĐA LỘC” là sản phẩm tiền gử i, tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng với nhiều hình thức lãnh lãi đa dạng đáp ứng như cầu của khách hàng: lãnh lãi 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, và cuối kỳ. Tham gia sản phẩm Khách hàng sẽ được hưởng lãi suất CAO và CỐ ĐỊNH trong suốt thời gian gửi, đặc biệt được ƯU ĐÃI khi vay cầm cố sổ “Tiết kiệm ĐA LỘC”. Phương thức lãnh lãi 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng Lãi suất 10,7 10,7 11 11,5 12 4. Tiền gửi thanh toán khác Ngoài những hình thức nêu trên hiện nay các NH còn có tiền gửi ký quỹ L/C, tiền gửi séc bảo chi… đây là các hình thức tiền gửi theo yêu cầu KH gắn liền với các nghiệp vụ khác của NH. II. NGUỒN VỐN VAY 1. Phát hành chứng từ có giá Chứng từ có giá là giấy chứng nhận do NHTM phát hành để huy động vốn, xác nhận nghĩa vụ trả nợ một số tiền trong một khoản thời hạn nhất định với điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa NHTM với người mua chứng từ có giá. Các NHTM có thể phát hành trực tiếp hoặc thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành. NVNHTM-Tun 2-Nhóm 6 9 Các hình
Luận văn liên quan