Tiểu luận Phân tích chi tiêu công trường hợp của Lafrasia

Bài nghiên cứu về Lafrasia, một quốc gia được hư cấu, là một sự kết hợp các vấn đề mà các quốc gia đang phát triển phải đối mặt trong phân tích chi tiêu công. Hai mục tiêu chính của nghiên cứu này:  Nêu ra sự cảnh báo cho những người hoạt động trong khu vực công về các vấn đề khó khăn phải đối mặt của một quốc gia đang phát triển tiêu biểu  Giúp họ hình thành và phát triển giải pháp khả thi cho những vấn đề này. Nghiên cứu được thực hiện năm 1989. Sau khi đọc bài viết này, các nhà hoạt động trong khu vực công có thể thảo luận về vấn đề nảy sinh trong tiến trình đưa ra quyết định chi tiêu công ở một quốc gia vốn đang phải đối mặt với các vấn đề tương tự như Lafarsia

pdf26 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1750 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích chi tiêu công trường hợp của Lafrasia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN TÀI CHÍNH CÔNG Đề tài: Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hồng Thắng Học viên thực hiện: (Nhóm 09) 1. Lê Thị Vân Anh 2. Lê Thị Hồng Minh 3. Ngô Thị Thùy Trang 4. Đinh Thị Trang 5. Phạm Thị Cẩm Tú 6. Lê Thụy Tứ Lớp: Cao học Ngân Hàng Đêm 2 – Khóa: 16 Tp.Hồ Chí Minh, tháng 01/2008 PHẦN 1: B ài dịch “Phân tích chi tiêu công - Trường hợp của Lafrasia”............1 1. GIỚI THIỆU ..............................................................................................................................2 2. KHU VỰC CÔNG....................................................................................................................4 3. CÁC KHU VỰC KINH TẾ: NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP .............................11 4. LĨNH VỰC XÃ HỘI: GIÁO DỤC VÀ SỨC KHỎE.........................................................13 5. CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ...............................................17 PHẦN 2: Trả lời câu hỏi ......................................................................................................19 Phân tích chi tiêu công GVHD: TS. Nguyễn Hồng Thắng PHẦN 1 Nhóm 09 – Cao học Ngân hàng Đêm 2 K16 1 Phân tích chi tiêu công GVHD: TS. Nguyễn Hồng Thắng PHÂN TÍCH CHI TIÊU CÔNG TRUỜNG HỢP CỦA LAFRASIA Bài nghiên cứu về Lafrasia, một quốc gia được hư cấu, là một sự kết hợp các vấn đề mà các quốc gia đang phát triển phải đối mặt trong phân tích chi tiêu công. Hai mục tiêu chính của nghiên cứu này:  Nêu ra sự cảnh báo cho những người hoạt động trong khu vực công về các vấn đề khó khăn phải đối mặt của một quốc gia đang phát triển tiêu biểu  Giúp họ hình thành và phát triển giải pháp khả thi cho những vấn đề này. Nghiên cứu được thực hiện năm 1989. Sau khi đọc bài viết này, các nhà hoạt động trong khu vực công có thể thảo luận về vấn đề nảy sinh trong tiến trình đưa ra quyết định chi tiêu công ở một quốc gia vốn đang phải đối mặt với các vấn đề tương tự như Lafarsia. 1. GIỚI THIỆU Lịch sử và địa lý Lafrasia là một quốc gia thuộc địa cũ, mới giành được độc lập từ sau chiến tranh thế giới 2. Trong suốt khoảng thời gian là thuộc địa, quốc gia này đã tạo dựng được một hệ thống dịch vụ công được tổ chức tốt, cơ sở hạ tầng phát triển và một hệ thống giáo dục công rộng khắp. Tuy nhiên, ba mươi năm dưới chế độ độc tài quân sự sau đó đã tàn phá tất cả những thành quả này. Hệ thống dịch vụ công trở nên dư thừa nhân viên và hoạt động kém hiệu quả, cơ sở hạ tầng xuống cấp do không được duy tu, sửa chữa; hệ thống giáo dục đầy rẫy những vấn đề... M ột thập kỷ trở lại đây, một chính phủ dân chủ thay thế chính phủ độc tài dân sự và đang cố gắng xây dựng lại cơ sở hạ tầng cũng như tập trung lại những ưu tiên của chính phủ. Lafrasia là một quốc gia nhiệt đới. 25% diện tích quốc gia là núi, phần còn lại là sự đan xen của rừng và nông trang. Coca được trồng trên núi. Lafrasia có khoảng 300 dặm bờ biển và một cảng biển sâu. Các hòn đảo gần thành phố bờ biển BahiaLinda thu hút một lượng khách du lịch vừa phải. Nguồn năng lượng chính của quốc gia này là thủy điện, cùng với một chút than đá, toàn bộ xăng dầu và khí ga tự nhiên đều nhập khẩu. Dân số Dân số của Lafrasia vào khoảng 40 triệu người, 7 triệu trong số họ sinh sống ở thủ đô, là tỉnh lớn nhất trong số 5 tỉnh thành, chiếm 40% dân số của cả nước; 8 triệu khác sống ở mười thành phố nhỏ hơn; phần dân số còn lại sống trong những ngôi làng với dân số từ vài trăm đến vài ngàn người. Các tỉnh miền núi có mật độ dân số thưa thớt nhất. Trung bình chỉ có 250.000 người sống rải rác trên một diện tích 7.000 dặm vuông. 23% dân số của Lafrasia sống dưới mức trung bình. Vẫn có nhiều người sinh sống ở các làng quê nông thôn, nhưng tỷ lệ di cư đến thành phố đang tăng dần, nơi mà họ sống trong những căn nhà lụp xụp tồi tàn và kiếm sống bằng những việc làm thời vụ, bấp bênh, không đòi hỏi kỹ năng. Chỉ số xã hội Lafrasia là quốc gia có mức thu nhập trung bình dưới mức trung bình, một số chỉ tiêu xã hội thể hiện sự không đáp ứng những nhu cầu tối tiểu về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, và những dịch vụ khác. Bảng 1-1 liệt kê một số chỉ số xã hội của Lafrasia và nhóm những quốc gia tương đồng với mức thu nhập tương đương trong cùng khu vực. Nhóm 09 – Cao học Ngân hàng Đêm 2 K16 2 Phân tích chi tiêu công GVHD: TS. Nguyễn Hồng Thắng Bảng 1-1. Chỉ số kinh tế xã hội của Lafrasia và các quốc gia tương đồng 1988-89 Mức độ trung bình Khoản mục Lafrasia của các quốc gia tương đồng GDP đầu người 750USD 825USD Tử suất trẻ em 8% 4.5% Tỷ lệ phụ nữ chết khi sinh 3/1,000 1.2/1,000 Tỷ lệ trẻ 1-3 tuổi được tiêm phòng 58% 87% Tỷ lệ người lớn nhiễm HIV 10% 11% Tuổi thọ trung bình (năm) 55 59 Tỷ lệ dân số đi học tiểu học 92% 93% Tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học 40% 72% Tỷ lệ người lớn mù chữ 27% 22% Tỷ lệ hộ gia đình có đồ dùng bằng điện 35% 25% Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại 6.4% 9.2% An ninh quốc phòng Chính phủ độc tài cũ sử dụng quân đội để giải quyết tất cả những lực lượng chống đối trong cũng như ngoài nước. Ít nhất một trong những quốc gia láng giềng của lafrasia - Andaria, có bố trí quân địa phương trên những vùng lân cận với các tỉnh phía nam của Lafrasia, vì một số lượng lớn dân tộc thiểu số sống ở khu vực này với những rắc rối triền miên có nguyên nhân từ tôn giáo và xung đột dân tộc. Hiện tại, mặc dù chính phủ là dân chủ và đa đảng, một số những đảng thiểu số dường như không chống lại những nỗ lực đảo chính. Chính phủ vẫn muốn duy trì một lực lượng quân đội mạnh như một sự bảo vệ để chống lại Andaria cũng như những những đe dọa từ bên trong. Kinh tế vĩ mô Hệ thống tiền tệ của Lafrasia, đồng peso, đã được sửa đổi vào năm 1985. Giá trị của đồng peso mới (1 peso mới có giá trị tương đương 100 peso cũ), được định giá là 3 peso/1 đô la Mỹ. Do hậu quả của lạm phát vẫn tiếp diễn, tỷ giá hối đoái giảm liên tục, đến 1989, tỷ giá là 7,5peso/1 đôla Mỹ. Thu nhập bình quân đầu người năm 1989 là 750 Đôla Mỹ, tương đương 5,625 pesos. GDP thực tăng trưởng với 3-4%/năm trong gần suốt những năm 80, nhưng với tỷ lệ sinh đẻ cao - đặc biệt là vùng nông thôn, thu nhập bình quân đầu người thực tế chỉ tăng trưởng với tốc độ 1%/năm trong những năm cuối thập kỷ 80. Tỷ lệ lạm phát năm 1988 là 22%, giảm so với mức 41% của năm 1985. Tài khoản thu nhập quốc gia giai đoạn 1985-1989 thể hiện trong bảng 1.2 Trong những năm 1985-1989, thu nhập trung bình công nhân viên chức chỉ tăng 4%/năm, khả năng mua sắm thực tế giảm mạnh. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị theo ước đoán là gần 20%. Ở khu vực nông thôn, có một sự không rõ ràng giữa thất nghiệp và có việc làm, như một minh chứng cho sự di cư đến các trung tâm thành thị. Trong những nỗ lực giải quyết các vấn đề này, chính phủ đã thuê rất nhiều những người lao động không có kỹ năng này cho những công việc trình độ thấp, ngay cả khi có rất ít việc cho họ làm. Nhóm 09 – Cao học Ngân hàng Đêm 2 K16 3 Phân tích chi tiêu công GVHD: TS. Nguyễn Hồng Thắng Bảng 1-2. Tài khoản thu nhập quốc gia, 1985-89 (triệu peso) 1989 Khoản mục 1985 1986 1987 1988 1989 (triệu USD) GDP 71,204 99,762 133,982 177,373 225,132 30,018 Tiêu dùng 3,012 83,095 106,473 136,758 164,997 22,000 Chi tiêu chính phủ 14,695 21,307 30,257 41,755 57,621 7,683 Chi thường xuyên 10,906 15,814 22,457 30,990 42,767 5,702 Chi đầu tư 3,788 5,493 7,800 10,764 14,854 1,980 Đầu tư tư nhân 2,422 3,817 5,649 6,597 9,903 1,320 Xuất khẩu 9,991 15,186 21,868 30,396 39,516 5,269 Nhập khẩu -18,916 -23,645 -30,266 -38,135 -46,906 -6,254 GDP trên đầu người 1,959 2,691 3,509 4,545 5,625 750 Dân số (triệu người) 36.3 37.1 38.2 39 40 - Lạm phát (%) 41 36 30 28 22 - Tăng trưởng GDP thực trên đầu 0.5 1.0 0.3 1.2 1.5 - người (%) 2. KHU VỰC CÔNG Chính quyền trung ương Chính quyền trung ương gồm quốc hội, thủ tướng và nội các, một chủ tịch nước (tổng thống) được bầu để tạo sự gắn kết giữa nghĩa vụ hành chính và nghi lễ. Chính quyền trung ương chịu trách nhiệm về giáo dục ở tất cả các cấp (ngoại trừ cơ sở trường học tiểu học), quân đội, bệnh viện và trung tâm y tế, trường y, hầu hết đường cao tốc, hệ thống luật và cảnh sát, đối ngoại, công viên công cộng và bảo tàng, ngân hàng TW, hệ thống bảo hiểm xã hội, giám sát hệ thống thương mại và ngân hàng, nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, điều hành hệ thống tài chính, công nghiệp và nông nghiệp. Năm đại học công được phân bố mỗi tỉnh một trường, cũng được đầu tư từ chính phủ. Thủ phủ mỗi tỉnh cũng có các học viện kỹ thuật. Tất cả các trường học ở cấp dưới cấp 2 đều được đầu tư từ nguồn vốn tư nhân. Chính quyền trung ương quản lý một số doanh nghiệp nhà nước bao gồm hệ thống sân bay và vận tải hàng không, cảng, hệ thống cấp điện, phân phối và xử lý nước, bưu điện, xe bus và vài nhà máy xi măng. Đóng vai trò là người quản lý thuế chủ đạo nên chính quyền trung ương giám sát việc thi hành chính sách thuế của chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương Các tỉnh không có quyền lực độc lập, họ đóng vai trò là cấp hành chính của chính quyền trung ương. Chính quyền địa phương tại các thành phố và nông thôn chịu trách nhiệm phân phối và dự trữ nguồn nước, các trang thiết bị xử lý chất thải (nếu sẵn có) và hệ thống cống thoát, thu gom rác, vệ sinh đường phố, duy trì pháp luật địa phương, các khu chợ công, xây dựng và bảo dưỡng trường cấp tiểu học. Nếu nguồn đầu tư cho trung tâm y tế địa phương cũng như các dịch vụ thiết yếu khác từ chính quyền trung ương không đáp ứng được nhu cầu thì chính quyền địa phương phải can thiệp để giải quyết. Hội đồng địa phương nhận nguồn vốn chủ yếu (xấp xỉ 85%) từ chính quyền trung ương), phần vốn bổ sung còn lại từ các khoản thuế địa phương được phép thu và các khoản phí, lệ phí (15%). Nhóm 09 – Cao học Ngân hàng Đêm 2 K16 4 Phân tích chi tiêu công GVHD: TS. Nguyễn Hồng Thắng Các thành phố lớn cung cấp phương tiện vận tải công cộng (chủ yếu là xe bus) và chi phí bảo dưỡng các công viên thành phố. Chi tiêu điều hành Chi tiêu điều hành tính chung cho chính quyền trung ương và địa phương chiếm khoảng 19% GDP. Chính quyền trung ương chi 42.8 tỷ peso mỗi năm, bao gồm cả khoản cấp cho chính quyền địa phương. Mặc dù nguồn số liệu của chi tiêu và thu địa phương không đầy đủ nhưng có thể ước lượng rằng tổng nguồn thu địa phương khoảng 77 triệu peso mỗi năm. Mức độ tổng chi của 2 cấp ở mức thấp hơn một chút so với chuẩn khu vực (20% GDP). Sự phân bổ nguồn ngân sách cho chi điều hành được liệt kê chi tiết ở bảng 2-1. Do các cơ quan thống kê chính phủ thường không thể nắm cụ thể được lương từng nhân công và việc mua các nguồn cung cụ thể của mỗi khu vực nên sự chính xác của số liệu vẫn là một vấn đề. Mức độ tin cậy của dữ liệu chi tiêu địa phương còn thấp hơn nên chỉ có số liệu của chính phủ được thể hiện ở đây. Bảng 2-1. Ngân sách hoạt động của chính phủ, 1988-89 Khoản mục Peso (triệu) % Dịch vụ công thông thường 9,759 22.4 Quốc phòng 8,725 20.4 Khu vực xã hội 12,702 29.7 Giáo dục 6,843 16.0 Sức khỏe 3,207 7.5 Văn hóa 513 1.2 Dịch vụ xã hội khác 2,138 5.0 Khu vực kinh tế 11,761 27.5 Chi tiêu nông nghiệp và các khoản liên quan 769 1.8 Nước 609 6.1 Điện 6,116 14.3 Vận tải và truyền thông 2,267 5.3 Hàng không 642 1.5 Cảng 427 1.0 Đường sắt và xe bus 385 0.9 Viễn thông 470 1.1 Bảo quản đường sá 342 0.8 TỔNG 42,767 100.0 Chi đầu tư Đầu tư công ở Lafrasia, bao gồm các dự án được tài trợ từ nguồn vận động, chiếm khoảng 7%GDP và 60% tổng đầu tư (công và tư) cả nước. M ặc dù số liệu này nghe có vẻ hợp lý nhưng vẫn cón có sự tranh cãi lớn về sự hợp lý trong việc phân bổ vốn hiện tại giữa các khu vực và mức cân bằng hợp lý giữa đầu tư công và tư. Sự bảo dưỡng phục hồi không được chú ý, cụ thể là đối với các tòa nhà công (bao gồm cả trường học), đường xá và hệ thống tưới tiêu. Thủy điện nhận được tỷ lệ đầu tư rất lớn (43%) bởi thủ tướng cam Nhóm 09 – Cao học Ngân hàng Đêm 2 K16 5 Phân tích chi tiêu công GVHD: TS. Nguyễn Hồng Thắng kết sẽ cung cấp điện đến mỗi hộ gia đình. Các khu vực khác cũng đang rất cần các nguồn đầu tư đáng kể. Không có dữ liệu về đầu tư của chính quyền địa phương nhưng có thể biết rằng hầu hết nguồn vốn địa phương đều dùng cho việc bảo dưỡng hơn là đầu tư mới. Yêu cầu lớn cho các ưu tiên đầu tư là hỗ trợ cho chính quyền địa phương xây trường học và trung tâm y tế, bảo dưỡng đường xá, trồng cà phê, mở rộng đường sắt, hệ thống cấp nước và điện tới nhiều khách hàng hơn, bảo dưỡng các toà nhà công, mở rộng hạ tầng sân bay và cảng. Nhiều dự án hiện tại được thực hiện từ nguồn vốn vận động hơn là việc sử dụng các nguồn nước ngoài. Kết quả là thành phần của đầu tư công có cả nguồn vận động tài trợ, bảng 2-2 thể hiện chi tiêu đầu tư khu vực công trong năm 1988-89 bao gồm cả các dự án có nguồn tài chính tài trợ. Bảng 2-2. Chi tiêu đầu tư của khu vực công, 1988-89 Khoản mục Peso (triệu) % Dịch vụ công thông thường 609 4,1 Quốc phòng 1,857 12,5 Khu vực xã hội 2,629 17,7 Giáo dục 1,129 7,6 Sức khỏe 921 6,2 Văn hóa 82 1,9 Dịch vụ xã hội khác 297 2,0 Khu vực kinh tế 9,760 65,7 Chi tiêu nông nghiệp và các khoản liên quan 59 0,4 Nước 1,322 8,9 Điện 9,299 42,4 Vận tải và truyền thông 2,080 14,0 Hàng không 520 3,5 Cảng 327 2,2 Đường sắt và xe bus 297 2,0 Viễn thông 787 5,3 Bảo quản đường sá 149 1,0 TỔNG 14,854 100,0 Chi thường xuyên cho các dự án Bởi các dự án mới như đường phụ, dự án năng lượng, trung tâm y tế nông thôn, hệ thống cấp nước, cần được vận hành liên tục, Lafrasia sẽ phải dành một khoản chi tiêu bắt buộc cho việc bảo dưỡng và điều hành, bao gồm nhân sự, thiết bị và các nguồn cung. Bộ tài chính (căn cứ trên một nghiên cứu thực hiện bởi một tổ chức phi chính phủ) ước tính rằng mỗi 100 peso từ ngồn vốn vận động được dùng đầu tư cho một dự án sẽ cần một chi phí ngân sách hằng năm thường xuyên là 25 peso (tại mức giá cố định) cho điều hành và bảo dưỡng. Chi tiêu tài chính bắt buộc trong tương lai này mang đến nguy cơ về sự miễn cưỡng trong việc thực hiện các dự án đầu tư trong nước mới. Nhóm 09 – Cao học Ngân hàng Đêm 2 K16 6 Phân tích chi tiêu công GVHD: TS. Nguyễn Hồng Thắng Quản lý ngân sách Quản lý nguồn lực công là một quá trình kỹ thuật cao đòi hỏi một hệ thống cơ quan được vận hành tốt và nguồn nhân lực nhiều kỹ năng. Trung tâm của tiến trình này là hệ thống lập kế hoạch và ngân sách với sự kết hợp của 3 nhân tố chính: • Lập kế hoạch và chi ngân sách phải được cân nhắc trên cơ sở nguồn lực hạn chế giữa các chương trình theo cách phù hợp giữa các mục tiêu toàn diện và các chính sách vĩ mô. • Tổng nguồn thích hợp được xây dựng từ các nhà làm chính sách phải được đưa vào ngân sách và chi tiêu cho chương trình đã dự định. • Tiền chi tiêu phải được ghi nhận do đó việc sử dụng nguồn lực công có thể được tính toán một cách minh bạch và đúng lúc. Ở Lafrasia, không có cơ chế ngân sách và kế hoạch chính xác. Đất nước đang vận động để áp dụng chương trình đầu tư kế hoạch 3 năm nhưng sự xung đột giữa Ủy ban kế hoach, vốn chịu trách nhiệm cho việc xây dựng chương trình chi tiêu đầu tư hàng năm, với Bộ tài chính, cơ quan thực hiện kế hoạch ngân sách hằng kỳ. Không có sự ước lượng chi phí hằng kỳ trung hoặc dài hạn trong chương trình đầu tư công, như việc ước tính rằng mỗi 100 peso từ ngồn vốn vận động được dùng đầu tư cho một dự án sẽ cần một chi phí ngân sách hằng năm thường xuyên là 25 peso (tại mức giá cố định) cho điều hành và bảo dưỡng, được tính đến khi các dự án mới bắt đầu. Thực tế chi ngân sách trong các năm vừa qua có sự mặc cả lớn giữa Bộ tài chính và các nhà tài trợ để xác định việc phân bổ chi phí. Sự liên kết giữa kế hoạch chính sách và chi ngân sách mất dần do Bộ dành sự quan tâm cho việc giảm chi phí và các nhà tài trợ muốn tăng cường sự kiểm soát với ngân sách chi đầu tư. Ngân sách hàng năm được chuẩn bị theo một cơ sở tăng trưởng cơ bản, và thường giữa năm sẽ có sự cắt giảm toàn diện nếu doanh thu được tính toán không đạt được. Kết quả là việc thực hiện các chiêu tiêu theo kế hoạch (chẳng hạn thực hiện dự án) thường bị trì hoãn. Hơn nữa, các dự án đầu tư công thường cho thấy các khó khăn trong việc thực hiện do thiếu hụt kỹ năng quản lý và kỹ thuật. Hạ tầng đô thị Tại Lafrasia có một lượng lớn dân di cư đến các thành phố đặc biệt là thủ đô. Giao thông cộng cộng trở nên quá tải và xuống cấp. Chỉ khoảng 60% dân số đô thị (tỷ lệ này ở nông thôn là thấp hơn) được tiếp cận với nguồn cung nước sạch và thuận tiện, hệ thống cấp nước đang trong điều kiện hư hại cần sửa chữa. Sự thiếu hụt về nhà ở đã là một vấn đề thường xuyên trên cả nước, các khu ổ chuột xuất hiện tại các thành phố lớn. M ột hậu quả của việc bùng nổ dân số và thiếu hụt dịch vụ bảo vệ sức khỏe, cấp nước là tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm cao hơn, tình hình càng xấu hơn bởi việc không có chính sách y tế công thích hợp cho đô thị. Các tòa nhà công, bảo tàng và thư viện cũng cần thiết được duy trì và phục hồi. Hệ thống đường giao thông. Quốc gia có 2600 dặm đường cao tốc chính, 8.600 dặm đường phụ, và 11.000 dặm đường nhỏ rẽ nhánh không được tráng nhựa. Ngân sách dùng cho các công trình xây dựng chủ đạo và nâng cấp nhưng việc tu bổ và cải tạo hệ thống đường xá không chủ yếu thì phải sử dụng vượt ngân sách 342 triệu pesos (theo tỷ giá hiện hành khoảng 45.6 triệu USD) để tu bổ mặt đường 11,200 dặm đường và 11.000 dặm dường phụ. Quỹ này dùng để phân bổ Nhóm 09 – Cao học Ngân hàng Đêm 2 K16 7 Phân tích chi tiêu công GVHD: TS. Nguyễn Hồng Thắng cho nhân công, vật liệu, thiết bị máy móc và xe cộ. Bởi vì có nhiều dự án còn dang dở, việc chi tiêu này đồng nghĩa với việc các con đường nhỏ sẽ được quan tâm trong 10 năm nữa, đường cao tốc trong vòng mỗi 5 năm, đường phụ và đường cao tốc cấp 2 trong vòng 6-8 năm. Các con đường phụ thì không được trải nhựa, nhưng đảm bảo lưu thông bình thường. Sự sao nhãng các con đường phụ đã làm cho ¾ các con đường này không thể cho phương tiện nào nặng hơn xe gắn máy lưu thông được. Các con đường chính cũng ở trong tình trạng xấu cần cải thiện bề mặt. Hai con đường chính, 1 con đường dẫn đến thủ đô Bahia Linda và 1 dẫn đến khu vực nông trường trồng ca cao có nhiều đường vòng và mỗi đường trong số này đều trong tình trạng xấu. Một vài cây cầu không chịu được trọng tải nặng và phải được xây dựng lại hay ít nhất gia cố lại để cho phép xe tải lưu thông. Theo tính toán của bộ trưởng bộ tài chính, chi phí tu bổ tất cả các con đường sẽ gấp 10 lần cho chi phí cấp sách vở cho sinh viên ở 8 cấp bậc trong 10 năm nữa. Áp lực chi tiêu thường xuất hiện vào cuối chu kỳ ngân sách làm phức tạp hơn chương trình nâng cấp đường giao thông bằng cách rút ngắn đi giai đoạn chuẩn bị cho kế hoạch chi tiêu sửa chữa và tu bổ . Đăng kí tài sản Vấn đề chính yếu trong lĩnh vực đường xá là sự thiếu vắng của bảng kê đầy đủ các con đường. Việc đăng kí tài sản hạn chế, đặc biệt việc xem xét điều kiện thuận lợi công việc tu bổ là vấn đề chủ yếu. Loại trừ các công trình xây dựng của chính phủ vốn được ghi chép và kiểm kê tốt, hầu hết tài sản công không tuân theo 1 lịch trình thanh tra thường xuyên và tu bổ theo kế hoạch. Tu bổ sửa chữa Việc tu bổ bị hoãn lại liên tục do cơ sở hạ tầng bị hư hỏng nghiêm trọng đặc biệt là đường xá, hệ thống thủy lợi, các công trình xây dựng của chính phủ. Việc sao nhãng chi tiêu cho tu bổ bảo quản đã đẩy chi phí ước tính 2.5%GDP, hay 9% trong tổng chi tiêu của chính phủ. Lịch trình bảo dưỡng càng yếu kém thì nhu cầu cải tạo hạ tầng càng gia tăng mạnh mẽ. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật không được đào tạo đầy đủ, kế họach chương trình ngân sách không nhận được số liệu dự thảo hay từ nhà quản lý DNNN, và họ cũng không đánh giá được các nhu cầu cần
Luận văn liên quan