Tiểu luận Phân tích dòng tiền và thực tế tại công ty cổ phần thép Pomina

Phân tích dòng tiền cho thấy nguồn gốc dòng tiền của doanh nghiệp. Đặc biệt dòng tiền không bị tác động bởi nguyên tắc hoạch toán kế toán. Khi phân tích công ty, vấn đề quan trọng cần được chú ý là sự lưu chuyển tiền mặt của công ty. Đánh giá doanh nghiệp có khả năng trả những khoản nợ đến hạn không? Xem xét khả năng doanh nghiệp có thể chi trả cổ tức không, nếu có, có chi trả đúng thời hạn không? Bên cạnh đó, phân tích dòng tiền còn có thể xem xét khả năng doanh nghiệp có thể gia tăng năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu đầu tư vào các cơ hội đầu tư mới khi công ty có cơ hội hay không? Phân tích dòng tiền cho các chủ thể quan tâm như: ban quản trị, cổ đông, chủ nợ thấy được nguồn gốc tạo ra dòng tiền của doanh nghiệp và trả lời câu hỏi: Tiền của doanh nghiệp được tạo ra từ hoạt động nào, đó có phải là hoạt động kinh doanh chính cuả công ty không? Hoạt động đó có tạo ra tiền bền vững không?

pdf30 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 10636 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích dòng tiền và thực tế tại công ty cổ phần thép Pomina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ---  --- Giảng viên : TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN Lớp : TCDN Đêm 3 – K21 Học viên thực hiện : Nhóm 03 Trần Ngọc Đoan Đặng Phước Duy Vưu Ngọc Hà Đỗ Thanh Hải Nguyễn Hoài Nam Ngô Thị Ngọc Thảo Võ Thị Phương Thảo Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2013 Chuyên đề 02: Phân tích dòng tiền Nhóm 03 – TCDN Đêm 3 – K21 Trang 2/30 MỤC LỤC Trang PHẦN I. Ý NGHĨA, MỤC TIÊU PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN: ........................... 3 1.1. Ý nghĩa của phân tích dòng tiền ..................................................................... 3 1.2. Mục tiêu phân tích dòng tiền .......................................................................... 5 PHẦN II. CÁC THƯỚC ĐO VÀ TỶ SỐ DÙNG TRONG PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN: ........................................................................................................ 6 2.1. Các thước đo dòng tiền ................................................................................... 6 2.1.1 Dòng tiền hoạt động (Dòng tiền thô – OCF) ...................................... 6 2.1.2 Dòng tiền tự do (FCF - Free Cash Flow) ........................................... 6 2.1.2.1 Dòng tiền tự do của công ty (FCFF) ................................. 6 2.1.2.2 Dòng tiền tự do vốn cổ phần (FCFE) ................................ 7 2.2. Các tỷ số dùng trong phân tích dòng tiền ....................................................... 8 2.2.1. Tỷ số đảm bảo dòng tiền ..................................................................... 8 2.2.2. Tỷ số tái đầu tư ................................................................................... 9 2.2.3. Tỷ số dòng tiền hoạt động/Doanh thu thuần....................................... 9 2.2.4. Tỷ số dòng tiền tự do/ dòng tiền hoạt động ........................................ 9 2.2.5. Các tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán và thanh khoản của dòng tiền 2.2.5.1. Tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ........... 10 2.2.5.2. Tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán chi tiêu vốn ............ 10 2.2.5.3. Tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán cổ tức tiền mặt ....... 10 2.2.5.4. Tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán chi tiêu vốn và cổ tức tiền mặt ........................................................................... 10 2.2.6. Các tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay và lãi vay ............... 11 2.2.6.1. Tỷ lệ lãi vay..................................................................... 11 2.2.6.2. Tỷ số thanh toán tài chính ............................................... 11 2.2.6.3. Thanh toán nợ ................................................................. 11 2.2.6.4. Thanh toán nợ dài hạn ..................................................... 11 2.2.6.5. Tỷ số trả nợ và lãi vay ..................................................... 12 Chuyên đề 02: Phân tích dòng tiền Nhóm 03 – TCDN Đêm 3 – K21 Trang 3/30 PHẦN III. NỘI DUNG PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN: .............................................. 13 3.1. Tài liệu sử dụng phân tích dòng tiền ............................................................ 13 3.2. Phương pháp phân tích dòng tiền ................................................................. 13 3.2.1. Phương pháp phân tích tỷ trọng ........................................................ 13 3.2.2. Phương pháp phân tích so sánh ......................................................... 13 3.3. Quy trình phân tích dòng tiền ....................................................................... 14 PHẦN IV. MINH HỌA PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA: .................................................................................... 16 4.1. Phân tích tỷ trọng thành phần trong các dòng tiền ....................................... 16 4.1.1. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh ................................................... 16 4.1.2. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư ........................................................... 18 4.1.3. Dòng tiền từ hoạt động tài trợ ........................................................... 18 4.2. Phân tích dòng tiền kinh doanh với lợi nhuận .............................................. 18 4.2.1. So sánh dòng tiền từ hoạt động kinh doanh với lợi nhuận sau thuế . 18 4.2.2. Các biến động trong dòng tiền từ HĐKD ......................................... 21 4.3. Phân tích các thước đo dòng tiền .................................................................. 22 4.4. Phân tích các chỉ số dòng tiền ...................................................................... 25 Chuyên đề 02: Phân tích dòng tiền Nhóm 03 – TCDN Đêm 3 – K21 Trang 4/30 PHẦN I. Ý NGHĨA VÀ MỤC TIÊU PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN: 1.1. Ý nghĩa của phân tích dòng tiền: Phân tích dòng tiền cho thấy nguồn gốc dòng tiền của doanh nghiệp. Đặc biệt dòng tiền không bị tác động bởi nguyên tắc hoạch toán kế toán. Khi phân tích công ty, vấn đề quan trọng cần được chú ý là sự lưu chuyển tiền mặt của công ty. Đánh giá doanh nghiệp có khả năng trả những khoản nợ đến hạn không? Xem xét khả năng doanh nghiệp có thể chi trả cổ tức không, nếu có, có chi trả đúng thời hạn không? Bên cạnh đó, phân tích dòng tiền còn có thể xem xét khả năng doanh nghiệp có thể gia tăng năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu đầu tư vào các cơ hội đầu tư mới khi công ty có cơ hội hay không? Phân tích dòng tiền cho các chủ thể quan tâm như: ban quản trị, cổ đông, chủ nợ… thấy được nguồn gốc tạo ra dòng tiền của doanh nghiệp và trả lời câu hỏi: Tiền của doanh nghiệp được tạo ra từ hoạt động nào, đó có phải là hoạt động kinh doanh chính cuả công ty không? Hoạt động đó có tạo ra tiền bền vững không? Như vậy, có thể thấy, phân tích dòng tiền có ý nghĩa khá quan trọng trong phân tích công ty, từ phân tích dòng tiền, những đối tượng quan tâm có thể đi sâu hơn thông qua việc phân tích triển vọng công ty, định giá công ty qua các phương pháp phù hợp. Với mỗi đối tượng, việc quan tâm đến phân tích dòng tiền đem đến các kết quả khác nhau. Phân tích dòng tiền cho nhiều đối tượng như sau: a. Đối với nhà đầu tư Phân tích dòng tiền giúp nhà đầu tư đánh giá đươc chất lượng thu nhập của doanh nghiệp, thu nhập đó có thật sự do doanh nghiệp tạo ra từ các hoạt động kinh doanh hay không? Từ đó giúp nhà đầu tư loại bỏ những hoài nghi về việc doanh nghiệp sử dụng phương pháp hạch toán kế toán tạo ra thu nhập đó. Phân tích dòng tiền giúp nhà đầu tư đánh giá được chất lượng thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp giúp nhà đầu tư lấy căn cứ làm nền tảng xác định được giá trị thực của công ty. Thêm vào đó, nó còn giúp nhà đầu tư tìm thấy được nhiều ẩn số dưới nhiều hình thức lợi nhuận mà công ty công bố để nhà đầu tư không rơi vào lợi nhuận cạm bẩy của công ty. b. Đối với nhà quản lý: Các nhà quản lý lại quan tâm đến phân tích dòng tiền với mục đích xem liệu doanh nghiệp có đủ tiền để trả cho các khoản nợ đến hạn mà không phải đi vay của Chuyên đề 02: Phân tích dòng tiền Nhóm 03 – TCDN Đêm 3 – K21 Trang 5/30 người khác để trả hay không? Các nhà quản lý cũng có thể đánh giá được việc quản lý các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp có hiệu quả không? Có cần điều chỉnh cho phù hợp hơn hay không? Phân tích dòng tiền của doanh nghiệp còn cho nhà quản lý thấy doanh nghiệp có tự tạo ra tiền để tài trợ cho các cơ hội đầu tư mới khi doanh nghiệp nắm bắt được mà không phụ thuộc bên ngoài không? 1.2. Mục tiêu của phân tích dòng tiền: - Việc phân tích dòng tiền chúng ta sẽ đánh giá được lượng tiền mặt còn tồn cuối kỳ, đánh giá được khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, cho biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Đánh giá được khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp, biết được tính chất của dòng tiền. Dựa vào việc phân tích này cho ta cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp, xác định được dòng tiền do đâu mà có, xác đinh được hoạt động đó có phải là hoạt động kinh doanh chủ đạo của doanh nghiệp, đánh giá được ưu và nhược điểm của việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp. - Cho thấy được sự lưu chuyển của tiền qua các kỳ, mức độ ra vào của dòng tiền của doanh nghiệp. Đánh giá xem dòng tiền của doanh nghiệp đang ổn định hay mất cân đối. - Việc phân tích dòng tiền là cơ sở để phát hiện các yếu kém ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp. Biết rõ được doanh nghiệp đang ở trong tình trạng nào, khó khăn ra sao, tình hình phát triển trong thời gian tới. Bên cạnh đó, việc phân tích này giúp doanh nghiệp có thể nhận ra các khoản nợ xấu, nợ phải thu, Đánh giá được khả năng thanh toán và xác định được một cách chính xác đâu là nguồn tiền trả nợ các khoản nợ ngắn hạn cũng như các khoản nợ dài hạn khi đến hạn trả, chi phí nào của doanh nghiệp liên quan đến tiến, các chi phí nào không liên quan đến tiền. Chuyên đề 02: Phân tích dòng tiền Nhóm 03 – TCDN Đêm 3 – K21 Trang 6/30 PHẦN II. CÁC THƯỚC ĐO VÀ CÁC CHỈ SỐ DÙNG TRONG PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN 2.1 Các thước đo dòng tiền 2.1.1 Dòng tiền hoạt động (hay còn gọi là Dòng tiền thô – Operating cash flow – OCF) Khi một nghiệp vụ kế toán phát sinh kế toán viên được phép lựa chọn các phương thức kế toán khác nhau và do đó có những tác động khác nhau đến thu nhập của doanh nghiệp do đó các nhà phân tích sử dụng một thước đo thay thế cho thu nhập ròng để đánh giá về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp – dòng tiền thô. Đây là công cụ phân tích hữu ích có thể cho chúng ta biết được sự thích hợp và nhận dạng các hạn chế của công ty Khái niệm về dòng tiền thô: Dòng tiền thô = Thu nhập ròng + (Khấu hao + Chi phí trừ dần) Tương đương: Dòng tiền thô = Dòng tiền thuần sau thuế của HĐKD + Các chi phí không bằng tiền mặt Các chi phí không bằng tiền mặt điển hình là: khấu hao và chi phí trích trước phân bổ  Ưu điểm: của thước đo này là giúp tránh các chênh lệch phát sinh từ các phương pháp kế toán khác nhau và sự không nhất quán trong đánh giá về đời sống hữu ích (thời gian khấu hao)  Hạn chế: của thước đo này là không cho thấy được thành phần cấu tạo nên dòng tiền cũng như không thay thế được chỉ tiêu “Thu nhập ròng” khi tính toán tỷ suất sinh lợi trên tài sản Ví dụ: Giả định 2 công ty (A & B) mỗi công ty đầu tư $100000 để mua MMTB tạo ra dòng tiền trước khấu hao $90000 mỗi năm Giả định một đời sống hữu ích 5 năm và không có giá trị thanh lý Giả định Cty A khấu hao theo đường thẳng; Cty B khấu hao theo tổng số năm Năm Lãi ròng trước KH Công ty A Công ty B Khấu hao Lãi ròng Khấu hao Lãi ròng 1 $90000 $20000 $70000 $40000 $50000 2 90000 20000 70000 24000 66000 Chuyên đề 02: Phân tích dòng tiền Nhóm 03 – TCDN Đêm 3 – K21 Trang 7/30 3 90000 20000 70000 14400 75600 4 90000 20000 70000 10800 79200 5 90000 20000 70000 10800 79200 Tổng cộng $450.000 $100000 $350000 $100000 $350000 Nhận xét: Có sự khác biệt giữa thu nhập sau khấu hao hàng năm giữa 2 công ty Sự khác biệt này xuất hiện là do ảnh hưởng của việc lựa chọn phương pháp khấu hao Thực tế thì dòng tiền thô (thu nhập trước khấu hao) đối với 2 công ty này giống hệt nhau do đó hiệu quả hoạt động của hai công ty là tương đồng 2.1.2 Dòng tiền tự do (FCF - Free Cash Flow) Dòng tiền tự do dòng tiền tự do là một trong những công cụ hữu ích trong phân tích dòng tiền. Việc đánh giá dòng tiền tự do (FCF) của một công ty cho nhà đầu tư một cách đánh giá toàn diện hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đó là dòng tiền mặt sẵn có tại doanh nghiệp sau những chi tiêu vốn để duy trì khả năng sản xuất bình thường và chi trả cổ tức cho các nhà đầu tư, là dòng tiền phản ánh khả năng linh hoạt tài chính, khả năng đáp ứng mở rộng đầu tư mới, hay những thay đổi đột xuất trong doanh nghiệp... và dòng tiền này càng cao thì khả năng linh hoạt trong tài chính càng cao. Dòng tiền tự do = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh – Chi tiêu vốn ròng cần thiết để duy trì HĐ SXKD – Chi cổ tức  Ưu điểm: loại bỏ được những ảnh hưởng của việc sử dụng những hình thức kế toán khác nhau trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp  Hạn chế: do tồn tại nhiều khái niệm về chi tiêu vốn nên có thể phát sinh nhiều kết quả đánh giá về FCF khác nhau. Để khắc phục hạn chế này cần thiết phải giải thích rõ quan điểm về Chi tiêu vốn (Capital Expenditure) khi tính toán dòng tiền tự do. - Hai phương pháp xác định dòng tiền tự do: a. Dòng tiền tự do của công ty (FCFF - Free Cash Flow For The Firm) Dòng tiền tự do của công ty được tính bằng: Chuyên đề 02: Phân tích dòng tiền Nhóm 03 – TCDN Đêm 3 – K21 Trang 8/30 Ý nghĩa: Dòng tiền do hoạt động công ty tạo ra và sẳn sàng chi trả cho cả các nhà cung cấp vốn cho công ty và cổ đông của công ty b. Dòng tiền tự do vốn cổ phần (FCFE - Free Cash Flow To Equity) Dòng tiền tự do vốn cổ phần được tính bằng: Ý nghĩa: Xác định dòng tiền này cho ta biết được dòng tiền của cổ đông sau khi đã thanh toán các khoản nợ cho người cung cấp vốn và các chi tiêu vốn cần thiết để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của công ty 2.2 Các tỷ số dùng trong phân tích dòng tiền 2.2.1 Tỷ số đảm bảo dòng tiền: Tỉ số đảm bảo dòng tiền là một thước đo khả năng tạo ra một lượng tiền mặt đủ để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu vốn, mua sắm hàng tồn kho, và chia cổ tức tiền mặt. Để có thể loại trừ các tác động ngẫu nhiên và theo chu kỳ, tỷ số này thường được tính theo công thức tổng 3 năm như sau: Một số lưu ý khi tính toán chỉ số này:  Chỉ tính phần tăng thêm hàng tồn kho;  Bỏ qua khoản đầu tư vào các khoản mục vốn lưu chuyển khác. (vd Khoản phải thu vì nó thường được tài trợ bằng tín dụng ngắn hạn – phải trả). Đánh giá tỷ số:  Tỷ số dòng tiền đảm bảo > =1: khả năng trang trải tiền mặt mà không cần nguồn tài trợ từ bên ngoài; Dòng tiền tự do của công ty = EBIT (1-t) + Chi phí khấu hao – Chi tiêu vốn – tăng giảm trong vốn luân chuyển – sự thay đổi trong tài sản khác Dòng tiền tự do vốn cổ phần = Thu nhập ròng + Chi phí khấu hao – Vốn đầu tư vào TSCĐ – Chênh lệch trong trong vốn lưu động + Các khoản nợ mới – Các khoản trả nợ gốc Chuyên đề 02: Phân tích dòng tiền Nhóm 03 – TCDN Đêm 3 – K21 Trang 9/30  Tỷ số dòng tiền đảm bảo < 1: nguồn tiền nội bộ không đủ để duy trì cổ tức và mức độ tăng trưởng như hiện nay. 2.2.2 Tỷ số tái đầu tư: Tỷ số tái đầu tư tiền mặt là một thước đo tỉ lệ phần trăm đầu tư vào tài sản đại diện cho tiền mặt hoạt động được giữ lại và tái đầu tư trong công ty cho cả việc thay thế và tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh. Tỷ số này được tính như sau: Đánh giá tỷ số: 7% < = Tỷ số tái đầu tư < = 11% : được đánh giá tốt. 2.2.3 Tỷ số dòng tiền hoạt động/Doanh thu thuần (Operating Cash Flow/Sales Ratio): Tỷ số này cho biết tỷ lệ tiền mặt thu về trên một đồng doanh thu thuần. Công thức: Tỷ số này cho phép đánh giá việc một công ty bán hàng thu được tiền về là cao hay thấp. Từ đó, cho thấy được sức khỏe tài chính của công ty về khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Đánh giá tỷ số: Tỷ số này càng cao càng tốt. Đối với các công ty đã phát triển ổn định thì tỷ lệ này thông thường >25%. 2.2.4 Tỷ số dòng tiền tự do/ dòng tiền hoạt động (Free Cash Flow/Operating Cash Flow Ratio): Chuyên đề 02: Phân tích dòng tiền Nhóm 03 – TCDN Đêm 3 – K21 Trang 10/30 Tỷ số dòng tiền tự do/ dòng tiền hoạt động cho biết mối quan hệ giữa hai dòng tiền này. Tỷ số thể hiện tỷ trọng còn lại của dòng tiền hoạt động khi đã dùng cho việc chi tiêu vốn. Công thức: Đánh giá tỷ số: Tỷ số này càng cao thể hiện sức mạnh tài chính của công ty càng lớn. 2.2.5 Các tỷ số đảm bảo tính thanh khoản và khả năng thanh toán của dòng tiền – Cash Flow Coverage Ratios Các tỷ số này đo lường khả năng thanh toán (KNTT) các khoản nợ đến hạn và chi phí hoạt động của công ty từ dòng tiền hoạt động 2.2.5.1 Tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Tỷ số này đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ từ dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng cao. 2.2.5.2 Tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán chi tiêu vốn: Tỷ số này đo lường khả năng đáp ứng các nhu cầu đầu tư từ dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn cho thấy khả năng đầu tư của doanh nghiệp càng cao, dồi dào tiền mặt cho việc mở rộng hoạt động sản xuất và ít phụ thuộc vào nguồn vốn vay. 2.2.5.3 Tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán cổ tức tiền mặt: Chuyên đề 02: Phân tích dòng tiền Nhóm 03 – TCDN Đêm 3 – K21 Trang 11/30 Tỷ số này đo lường khả năng đáp ứng các nhu cầu trả cổ tức bằng tiền mặt từ dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp. 2.2.5.4 Tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán chi tiêu vốn vốn và cổ tức tiền mặt: Tỷ số này đo lường khả năng đáp ứng các nhu cầu chi tiêu vồn và trả cổ tức tiền mặt từ dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp. 2.2.6 Các tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay và lãi vay: Một số chỉ số tài chính phân tích khả năng trả lãi và trả nợ vay, xem xét những chỉ số này để nhận thấy được mức độ thanh toán nợ vay và khả năn đảm bảo trả lãi vay và nợ gốc khi đến hạn. 2.2.6.1 Khả năng trả lãi vay: Tỷ số này đo lường khả năng trả lãi vay từ dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp. 2.2.6.2 Tỷ số thanh toán tài chính: Tỷ số này đo lường khả năng đáp ứng các nhu cầu lãi vay, nợ dài hạn đến hạn trả, cổ tức từ dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp. 2.2.6.3 Khả năng trả nợ và lãi vay: Chuyên đề 02: Phân tích dòng tiền Nhóm 03 – TCDN Đêm 3 – K21 Trang 12/30 Tỷ số thể hiện khả năng thanh toán nợ vay (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả) và chi phí lãi vay từ dòng tiền hoạt động kinh doanh. 2.2.6.4 Thanh toán nợ: Số năm thanh toán nợ = Tổng nợ phải trả lãi / Dòng tiền thuần HĐKD Tỷ số thể hiện số năm thanh toán nợ, khi doanh nghiệp dùng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh để chi trả nợ, tức là với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh doanh nghiệp sẽ mất bao nhiêu thời gian để thanh toán tổng nợ phải trả lãi. 2.2.6.5 Thanh toán nợ dài hạn: Số năm thanh toán nợ dài hạn = Tổng nợ dài hạn phải trả lãi / Dòng tiền thuần HĐKD Tỷ số thể hiện doanh nghiệp sẽ mất bao nhiêu năm khi dùng dòng tiền từ HĐKD để thanh toán hết tổng nợ dài hạn phải trả lãi. Chuyên đề 02: Phân tích dòng tiền Nhóm 03 – TCDN Đêm 3 – K21 Trang 13/30 PHẦN III. NỘI DUNG PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN 3.1 Tài liệu sử dụng phân tích dòng tiền Sử dụng các báo cáo trong báo cáo tài chính như: (1) Bảng cân đối kế toán kỳ này, kỳ trước; (2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ này, kỳ trước; (3) Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ này, kỳ trước; (4) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước. (5) Sổ kế toán TK “Tiền mặt”; “Tiền gửi ngân hàng”; Tiền đang chuyển”; “Phải thu khách hàng”; (6) Số kế toán các TK Hàng tồn kho; các TK Khoản phải thu; Các TK Khoản phải trả liên quan đến hoạt động kinh doanh; (7) Bảng tính và phân bổ Khấu hao tài sản cố định; (8) Sổ kế toán TK “Tài sản cố định hữu hình”; “Tài sản cố định vô hình”; “Xây dựng cơ bản dỡ dang”; “Thu nhập khác”; “Chi phí khác”; (9) Sổ kế toán TK “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn”; “Đầu tư chứng khoán dài hạn”; “Góp vốn liên doanh”; “Đầu tư dài hạn khác”; Các TK khác có liên quan; (10) Sổ kế toán TK “Nguồn vốn kinh doanh”; “Vay ngắn hạn”; “Nợ dài hạn đến hạn trả”; “Vay dài hạn”; Trái phiếu phát hành”; Các TK có liên quan; (11) Sổ kế toán TK có liên quan khác. 3.2 Phương pháp phân tích dòng tiền: 3.2.1 Phương pháp phân tích tỷ trọng: Phương pháp phân tích tỷ trọng sẽ giúp nhà phân tích thấy được cơ cấu hình thành nên dòng tiền của doanh nghiệp; nguồn tiền đó được đầu tư vào những tài sản nào, dòng tiền của doanh nghiệp có bền vững hay không. 3.2.2 Phương pháp phân tích so sánh: a. Phương pháp so sánh năm - năm (year to year): Phương pháp này có 1 nhược điểm là khoảng thời gian 1 năm thường là quá ngắn nên không thể hiện đầy đủ ý nghĩa của những biến động trong dòng tiền. VD: việc đầu tư xây dựng 1 n
Luận văn liên quan