Tiểu luận Phân tích hiện tượng “bẫy thu nhập trung bình” ở các nước đang phát triển, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Nền kinh tếViệt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽtrong những năm vừa qua và đạt được nhiều kết quảtích cực, thểhiện rõ nhất qua tăng trưởng nhanh gắn liền với giảm tỷlệnghèo. Tuy nhiên, cùng với sựphát triển mạnh mẽ đó, nhiều hạn chế được bộc lộ nhưhiệu quả đầu tưthấp, hạtầng kỹthuật ngày càng bất cập so với mức độvà nhu cầu phát triển kinh tế; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu thịtrường; hệthống pháp luật và hành chính còn quá nhiều rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; hệthống an sinh xã hội còn mỏng nên chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Tốc độtăng trưởng nhanh cũng làm xuất hiện ngày càng nhiều hơn những vấn đềxã hội mới và ô nhiễm môi trường rất đáng lo ngại. Những hạn chếnêu trên cho thấy chất lượng tăng trưởng kinh tế, hiệu quảvà sức cạnh tranh của nền kinh tếtrong những năm qua còn chưa cao.Dù suy giảm kinh tếtừnăm 2008 là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thếgiới, nhưng phần lớn những suy giảm vẫn là do nguyên nhân nội tại của nền kinh tế. Vì thế, một câu hỏi ngày càng trởnên cấp thiết được đặt ra là trước những diễn biến phức tạp của khủng hoảng tài chính thếgiới, suy giảm kinh tếtoàn cầu và bối cạnh tranh ngày một gay gắt hơn sau khủng hoảng, làm thếnào đểtăng trưởng nhanh, bền vững đi liền với cải thiện năng suất, chất lượng cuộc sống của người dân trong giai đoạn tới? Từnăm 2009, Việt Nam chính thức trởthành nước có thu nhập trung bình theo cách phân loại của Ngân hàng Thếgiới. Đây là cột mốc vô cùng quan trọng, mởra nhiều cơ hội mới cho sựphát triển của nền kinh tếnước nhà. Thếnhưng trên thực tế, có nhiều nền kinh tế ởchâu Á từnghèo chuyển thành có thu nhập trung bình, nhưng có rất ít trong số đó vượt lên nhưtrường hợp của Đài Loan và Hàn Quốc.Philippines là quốc gia điển hình của tình trạng vướng vào bẫy thu nhập trung bình đã không thểvượt qua ngưỡng 2.000 USD trong nhiều thập niên. Indonesia cũng mất hơn một thập niên đểtừtrên 1.000 USD vượt lên hơn 2.000 USD/người.Còn Thái Lan thì bất ổn kéo dài từsau 2005 và cũng mất hơn hai thập niên mới vượt qua con số3.000 USD

pdf27 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6666 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích hiện tượng “bẫy thu nhập trung bình” ở các nước đang phát triển, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1  TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG “BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH” Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM. 2  MỤC LỤC Phần 1: LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................2 Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................4 Phần 3: NỘI DUNG ĐỀ TÀI ........................................................................................5 I. Khái quát hiện tượng “bẫy các nước thu nhập trung bình”.......................................3 1. Các quan niệm về hiện tượng “bẫy các nước thu nhập trung bình”...................5 2. Nguyên nhân tình trạng vướng vào “bẫy thu nhập trung bình”.........................6 3. Các giải pháp để thoát ra tình trạng “bẫy thu nhập trung bình” ……………..7 3.1 . Các giải pháp để thoát khỏi “bẫy thu nhập trung trung bình” dưới góc nhìn của chuyên gia……………………………………………………..7 3.2. Chính sách công nghiệp tiên phong……………………………………...8 II. Bẫy thu nhập trung bình ở Malayxia và Thái Lan....................................................9 III. Sức ép từ “bẫy thu nhập trung bình” đối với những nền kinh tế mới nổi…….12 IV. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và đề xuất giải pháp.....................................18 1. Khái quát kinh tế Việt Nam ..............................................................................18 2. Bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan .................21 3. Đề xuất giải pháp………..…………………………………………………...23 3  V. Kết luận…………………………………………………………………………...25 Phần I LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ trong những năm vừa qua và đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện rõ nhất qua tăng trưởng nhanh gắn liền với giảm tỷ lệ nghèo. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó, nhiều hạn chế được bộc lộ như hiệu quả đầu tư thấp, hạ tầng kỹ thuật ngày càng bất cập so với mức độ và nhu cầu phát triển kinh tế; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường; hệ thống pháp luật và hành chính còn quá nhiều rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; hệ thống an sinh xã hội còn mỏng nên chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Tốc độ tăng trưởng nhanh cũng làm xuất hiện ngày càng nhiều hơn những vấn đề xã hội mới và ô nhiễm môi trường rất đáng lo ngại. Những hạn chế nêu trên cho thấy chất lượng tăng trưởng kinh tế, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong những năm qua còn chưa cao.Dù suy giảm kinh tế từ năm 2008 là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng phần lớn những suy giảm vẫn là do nguyên nhân nội tại của nền kinh tế. Vì thế, một câu hỏi ngày càng trở nên cấp thiết được đặt ra là trước những diễn biến phức tạp của khủng hoảng tài chính thế giới, suy giảm kinh tế toàn cầu và bối cạnh tranh ngày một gay gắt hơn sau khủng hoảng, làm thế nào để tăng trưởng nhanh, bền vững đi liền với cải thiện năng suất, chất lượng cuộc sống của người dân trong giai đoạn tới? Từ năm 2009, Việt Nam chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình theo cách phân loại của Ngân hàng Thế giới. Đây là cột mốc vô cùng quan trọng, mở ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Thế nhưng trên thực tế, có nhiều nền kinh tế ở châu Á từ nghèo chuyển thành có thu nhập trung bình, nhưng có rất ít trong số đó vượt lên như trường hợp của Đài Loan và Hàn Quốc.Philippines là quốc gia điển hình của tình trạng vướng vào bẫy thu nhập trung bình đã không thể vượt qua ngưỡng 2.000 USD trong nhiều thập niên. Indonesia cũng mất hơn một thập niên để từ trên 1.000 USD vượt lên hơn 2.000 USD/người.Còn Thái Lan thì bất ổn kéo dài từ sau 2005 và cũng mất hơn hai thập niên mới vượt qua con số 3.000 USD. Để quá trình phát triển không dừng lại ở mức thu nhập trung bình, hay tránh rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, Việt Nam phải hoạch định con đường phát triển đất nước theo hướng duy trì tốc độ tăng trưởng cao một cách bền vững. Đặc biệt, Việt Nam cần có năng lực bao quát và tầm nhìn phát triển một cách phù hợp, triển khai hiệu quả các biện 4  pháp thực hiện tầm nhìn ấy. Trên con đường ấy, có rất nhiều khó khăn, thách thức mà Việt Nam cần phải vượt qua như mức độ ngày càng gay gắt của cạnh tranh trên thị trường thế giới, tăng trưởng phải gắn lien với bền vững và bình đẳng xã hội; nâng cao năng lực quản trị của nhà nước; hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch; đẩy mạnh việc đa dạng hóa thị trường vốn; tự do hóa thương mại dịch vụ; mở rộng các hệ thống giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức. Điều này đòi hỏi cần phần nhìn nhận một cách toàn diện hơn bản chất mô hình tăng trưởng ở nước ta, nhất là chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong giai đoạn vừa qua để có đối sách kịp thời. Trong bối cảnh đó, việc tiến hành nghiên cứu, phân tích tác động của “bẫy thu nhập trung bình” ở các nước đang phát triển, từ đó đề xuất các biện pháp cho Việt Nam tránh “bẫy thu nhập trung bình”, cũng như chỉ ra những thách thức có thể nảy sinh đối với một nước thu nhập trung bình là một nhiệm vụ mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực sự quan trọng. Đó cũng chính là lý do nhóm tiến hành nghiên cứu, thực hiện đề tài : “Phân tích hiện tượng “bẫy thu nhập trung bình” ở các nước đang phát triển & Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay.” 5  Phần 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN Lý thuyết cho chúng ta có được một cái nhìn tổng quan về các hiện tượng các quy luật trong cuộc sống. Vì vậy cơ sở lí luận của một vấn đề nào đó là một phần rất quan trọng trong quá trình đào sâu tìm hiểu và phân tích nó. Trong đề tài này chúng tôi tham khảo và ứng dụng những lý thuyết làm nền tảng như sau: • Quan điểm lý luận về “bẫy các nước thu nhập trung bình” , các giải pháp để thoát khỏi tình trạng “bẫy của các nước thu nhập trung bình” dưới góc nhìn của các chuyên gia như Indermit Gill, cố vấn và Homi Kharas, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới. • Quan điểm lý luận về “bẫy các nước thu nhập trung bình” hay “Bẫy thu nhập trung bình” và khái niệm“chiếc trần thủy tinh vô hình”.của GS. Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Tokyo. • Kinh nghiệm và phương hướng của một số nhà lãnh đạo như Thủ tướng Malaixia Najib Tun Razak,... 6  Phần 3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. KHÁI QUÁT HIỆN TƯỢNG “ BẪY CỦA CÁC NƯỚC THU NHẬP TRUNG BÌNH” Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. 1. CÁC QUAN NIỆM VỀ HIỆN TƯỢNG “BẪY CỦA CÁC NƯỚC THU NHẬP TRUNG BÌNH” Theo đúng nghĩa, phát triển phải hình thành nhờ nâng cao chất lượng vốn con người hơn là nhờ may mắn vì có được nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay vị trị địa lý thuận lợi để dễ dàng tiếp nhận hỗ trợ và đầu tư nước ngoài. Nếu phụ thuộc vào những yếu tố không tự mình tạo ra, quốc gia có thể tăng trưởng đến mức thu nhập thấp, trung bình hay cao với một chút nỗ lực, nhưng rồi cuối cùng cũng sẽ bị mắc kẹt ở mức thu nhập đó nếu không xây dựng được ý thức quốc gia và những thể chế để khuyến khích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tình trạng này được gọi là “Bẫy phát triển”. Nếu đất nước có chút ít lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý, đất nước đó sẽ dễ bị rơi vào “Bẫy thu nhập trung bình” Theo Indermit Gill, cố vấn và Homi Kharas, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới “ Bẫy của các nước thu nhập trung bình” hay “Bẫy thu nhập trung bình” là tình trạng không đáp ứng nổi những đòi hỏi cao và rất cao khi nền kinh tế đã đạt đến mức thu nhập trung bình. Có hai mốc quan trọng: GDP trên 1000 USD người/năm và khoảng 10.000 USD người/năm. Chỉ có nền kinh tế nào vượt qua mốc thứ nhất và sau đó tiếp tục tăng trưởng mạnh để đạt tới mốc thứ hai, rồi vẫn tiếp tục tăng trưởng thì mới trở thành nền kinh tế công nghiệp hóa. Trong khi đó, GS. Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Tokyo lại cho rằng : “ Bẫy của các nước thu nhập trung bình” hay “Bẫy thu nhập trung bình” có thể được hình dung giống như “chiếc trần thủy tinh vô hình” ngăn cản sự phát triển kinh tế giữa giai đoạn II với giai đoạn III trong quá trình 4 giai đoạn của sự tăng trưởng và phát triển . Bốn giai đoạn của sự tăng trưởng và phát triển và “chiếc trần thủy tinh vô hình” được thể hiện qua sơ đồ dưới đây: 7  “Chiếc trần thủy tinh vô hình” giữa giai đoạn II và giai đoạn III chính là “bẫy thu nhập trung bình”. Vượt qua được sự ngăn cản của chiếc trần thủy tinh này, nền kinh tế sẽ chuyển từ giai đoạn phụ thuộc một phần vào ngoại lực sang hoàn toàn dựa vào nội lực. Lúc đó, nguồn nhân lực trong nước đủ trình độ thay thế hoàn toàn lao động nước ngoài, nền kinh tế đủ trình độ là nhà xuất khẩu năng động với các sản phẩm chất lượng cao đáp ứng và cạnh tranh với nền kinh tế thế giới. Như vậy, “bẫy thu nhập trung bình” trong quan niệm của Kenichi Ohno và của Homi Kharas có khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể rút ra khái niệm ngắn gọn về “ Bẫy của các nước thu nhập trung bình ” như sau: “ Bẫy của các nước thu nhập trung bình” hay “Bẫy thu nhập trung bình” là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng mắc kẹt của nhiều quốc gia đã thoát nghèo, gia nhập vào nhóm nước có thu nhập trung bình nhưng mất nhiều thập niên vẫn không trở thành quốc gia phát triển. 8  2. CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG VƯỚNG VÀO “BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH”: Các quốc gia đang phát triển lại vướng vào “ bẫy thu nhập trung bình” là do các nguyên nhân chính sau : + Sự suy giảm hiệu quả vốn đầu tư sau quá trình kích thích tăng trưởng. + Tiếp tục tình trạng của một nền kinh tế gia công . + Sự phân hóa thu nhập dẫn đến phân cực và bất ổn. Ngoài ra, quá trình phát triển từ thu nhập thấp đến thu nhập trung bình cũng ngầm chứa nhiều yếu tố là nguyên nhân để một nước rơi vào bẫy trung bình. Đó là sự hủy hoại môi trường sống mà phải mất nhiều nguồn lực và thời gian khắc phục, sự thay đổi môi trường xã hội dễ tạo ra những xung đột, tâm lý đòi thưởng công trạng biểu hiện ở nhu cầu hưởng thụ sớm. Thực tế, có nhiều nền kinh tế ở châu Á từ nghèo chuyển thành có thu nhập trung bình, nhưng có rất ít trong số đó vượt lên như trường hợp của Đài Loan và Hàn Quốc. Philippines là quốc gia điển hình của tình trạng vướng vào bẫy thu nhập trung bình đã không thể vượt qua ngưỡng 2.000 USD trong nhiều thập niên. Indonesia cũng mất hơn một thập niên để từ trên 1.000 USD vượt lên hơn 2.000 USD/người. Còn Thái Lan thì bất ổn kéo dài từ sau 2005 và cũng mất hơn hai thập niên mới vượt qua con số 3.000 USD. Nước ta với mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.200 USD như hiện nay, nếu không rút kinh nghiệm từ các nước láng giềng trên đây, cũng như không học tập mô hình phát triển của Đài Loan và Hàn Quốc thì liệu 15 đến 20 năm nữa có vượt qua bẫy thu nhập trung bình hay không? Chính vì thế mà Việt Nam phải cẩn trọng để tránh vướng vào “bẫy thu nhập trung bình”. 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THOÁT KHỎI TÌNH TRẠNG “ BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH” : 3.1 Các giải pháp để thoát khỏi tình trạng “Bẫy thu nhập trung bình” dưới góc nhìn của các chuyên gia Ở bất kỳ giai đoạn nào, nếu muốn nền kinh tế có những thành tựu trong tăng trưởng và phát triển, mỗi nền kinh tế đều cần phải được quản lý sáng tạo và điều chỉnh không ngừng. Tuy nhiên, nếu chỉ như thế, nền kinh tế vẫn không vượt qua được bẫy thu nhập trung bình. Những đòi hỏi cao và rất cao để vượt qua bẫy này, theo Indermit Gill, Homi Kharas và các chuyên gia WB, gồm: 9  + Chuyển từ đa dạng hóa sang chuyên môn hóa: Khi bắt đầu tăng trưởng, các nền kinh tế đều có xu hướng đa dạng hóa. Nhưng xu hướng này đảo ngược thành chuyên môn hóa khi nền kinh tế đạt tới một ngưỡng nào đó về hiệu quả tính trên quy mô tương ứng. Ở Singapore, ngưỡng này là 2500 USD người/năm. Một số nước khác từ 5000 - 8000 USD người/năm. + Có ý chí và có phương thức đổi mới công nghệ: Khi các doanh nghiệp trong một nền kinh tế đạt tới “biên giới công nghệ” thì cần phải khuyến khích sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới với công nghệ mới. Điều này đòi hỏi phải thay đổi từ luật lệ, chính sách đến bản thân doanh nghiệp. Chọn thời điểm thực hiện bước chuyển này và xử lý được sự phản kháng của các nhóm lợi ích là thách thức lớn đối với các chính phủ + Biết ưu tiên đầu tư cho giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học: Chuyển ưu tiên từ đầu tư chung cho giáo dục sang đầu tư cho các nghiên cứu khoa học (R&D) khi nền kinh tế đạt tới trình độ nào đó về chuyên môn hóa, đòi hỏi phải sản xuất được những sản phẩm mới với các quy trình công nghệ mới. Thông thường, do không biết chính xác các hoạt động R &D nào cần đầu tư, các chính phủ buộc phải ưu tiên đầu tư cho giáo dục đại học và sau đại học. 3.2 .Chính sách công nghiệp tiên phong: Chính sách công nghiệp tiên phong nhằm củng cố sự cân bằng vốn rất mong manh và hay thay đổi giữa chỉ đạo của nhà nước và định hướng thị trường, giữa cam kết toàn cầu hóa và duy trì công cụ chính sách, giữa lãnh đạo quyết đoán với nhu cầu lắng nghe doanh nghiệp tư nhân một cách cẩn trọng. Chính sách này rất khó thực hiện so với việc đơn giản buông lỏng thị trường hoặc kiểm soát mọi việc bằng cỗ máy nhà nước. Hợp phần chủ đạo của chính sách này là chấp nhận cơ chế thị trường và toàn cầu hóa, tinh thần học hỏi linh hoạt của cả chính phủ và khu vực tư nhân, và mối tương tác phức tạp, không ngừng thay đổi giữa hai khu vực này. Cụ thể hơn, chính sách công nghiệp tiên phong phải thỏa mãn tất cả những điều kiện sau: • Phát triển theo cơ chế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa: khu vực tư nhân tham gia chủ yếu vào hoạt động sản xuất, đầu tư, thương mại và các hoạt động kinh tế khác trong môi trường cạnh tranh mở do cơ chế thị trường và quá trình toàn cầu hóa tạo ra. Nhà nước không tham gia vào hoạt động sản xuất, trừ những lĩnh vực khu vực tư nhân chưa sẵn sang tiếp quản vai trò của nhà nước. • Nhà nước mạnh: Nhà nước đảm đương vai trò vững chắc và chủ động trong việc định hướng và hỗ trợ phát triển mặc dù về nguyên tắc, mọi hoạt động sản xuất đều do tư nhân tiếp nhận là chủ yếu. • Giữ lại những công cụ chính sách phù hợp cho các nước công nghiệp hóa đi sau • Phát triển năng lực động: Nâng cao năng lực chính sách và tính năng động của khu vực tư nhân 10  • Nội lực hóa kỹ năng và công nghệ có trong nguồn vốn con người của công dân các nước: Đây là phần quan trọng nhất của mục tiêu và giải pháp chính sách công nghiệp. • Cộng tác công tư hiệu quả: Xây dựng mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa hai khu vực nhà nước và tư nhân một cách vững chắc trên sự tin tưởng lẫn nhau và tham gia một cách tích cực từ hai phía. • Kiến thức sâu rộng về công nghiệp: nhằm tránh đánh giá sai chính sách và gây ảnh hưởng chính trị. Chính phủ cần phải tích lũy đầy đủ những kiến thức về ngành công nghiệp mà mình muốn can thiệp. Trên thực tế, có rất nhiều dẫn chứng về chính sách công nghiệp tiên phong đã được thực hiện, mà cụ thể là ở các nước Đông Á như Singapore, Malayxia, Thái Lan. II. “ BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH” Ở MALAIXIA VÀ THÁI LAN Đông Á được biết đến với mức tăng trưởng bứt phá đầy ấn tượng, nhưng không phải tất cả các nền kinh tế trong khu vực đều phát triển thành công. Điển hình như Nhật Bản bắt đầu công nghiệp hóa từ rất sớm, Đài Loan và Hàn Quốc cũng đạt được thu nhập và năng lực công nghiệp tương đối cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Malaixia và Thái Lan vẫn “khựng” lại ở mức thu nhập trung bình dù các nước này đã tiến hành công nghiệp hóa cùng thời điểm với Đài Loan và Hàn Quốc từ những năm 1960. Trong khu vực ASEAN, Malaixia với GDP bình quân đầu người là 7.750 đô la Mỹ (theo số liệu sơ bộ của quốc gia năm 2009) và Thái Lan, với GDP bình quân đầu người là 3.973 đô la Mỹ ( theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 2009) có thể là nạn nhân của “bẫy thu nhập trung bình”. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2009): “ Thách thức về trung hạn quan trọng nhất đối với kinh tế Malaixia là gia nhập vào nhóm các nước có thu nhập cao. Malaixia đã tăng trưởng vững chắc trọng vài thập kỷ qua, nhưng vẫn còn phụ thuộc vào mô hình kinh tế dựa vào tích lũy vốn là chủ yếu .Mặc dù đã đạt được nhiều thành công trong quá khứ nhưng khả năng tăng trưởng của Malaixia vẫn tụt hậu so với các nền kinh tế khác trong khu vực. Nền kinh tế dường như bị mắc vào bẫy của thu nhập trung bình- không thể duy trì tính cạnh tranh của một nhà sản xuất khối lượng lớn với chi phí thấp, cũng như không thể nâng cấp chuỗi giá trị và tăng trưởng nhanh bằng cách thâm nhập vào các thị trường hàng hóa và dịch vụ mang tính tri thức và sáng tạo đang tăng trưởng mạnh”. Thủ tướng Malaixia Najib Tun Razak, người nắm quyền vào tháng 4 năm 2009, đã coi việc vượt qua bẫy thu nhập trung bình là mục tiêu kinh tế quan trọng nhất của chính 11  phủ. Để đạt được mục tiêu đề ra, thủ tướng Najib muốn huy động các chính sách và nguồn lực hiện có để tự do hơn nữa nền kinh tế, thúc đẩy đầu tư tư nhân, hình thành các ngành tạo giá trị mới, cải cách ngân sách, phát triển nguồn nhân lực- được coi là năm trụ cột trong “Mô hình kinh tế mới” của ông: Mô hình kinh tế mới của Malaixia Ngược lại, Thái Lan đang nỗ lực từng bước phát triển công nghiệp bằng cách tiếp tục con đường đang đi của mình. Thái Lan vẫn tiếp tục khuyến khích FDI vào lĩnh vực chế tạo, thúc đẩy công nghệ khuôn mẫu, tăng cường năng lực và liên kết các nhà sản xuất linh kiện nội địa. Việc tiếp tục củng cố các cụng công nghiệp ô tô vẫn là trụ cột trong chính sách công nghiệp của Thái Lan. 12  Một trong các dự án hỗ trợ nỗ lực này là Dự án phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp ô tô hiện đang được triển khai với sự hỗ trợ toàn diện của bốn công ty sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản. Một định hướng chính sách khác là phát triển sản xuất ô tô sinh thái. Đồng thời, Thái Lan cũng khuyến khích phát triển các lĩnh vực mới như du lịch khám chữa bệnh, công nghệ sinh học và ITC. Dựa trên các thành quả đạt được trong quá khứ, Thái Lan áp dụng cách tiếp cận hai chiều, vừa phát triển cơ sở công nghiệp cũ đồng thời tìm kiếm các nguồn tăng trưởng mới. 5 chiến lược và 12 kế hoạch hành động của ngành công nghiệp ô tô Thái Lan Một điểm khác nhau dễ dàng nhìn thấy giữa Malaixia và Thái Lan đó việc lựa chọn lực đẩy cơ bản của chính sách công nghiệp. Trong khi Thái Lan hoàn toàn theo thị trường và toàn cầu hóa, nỗ lực xây dựng một môi trường kinh doanh mở và tự do, không kỳ vọng vào việc tạo ra các thương hiệu quốc gia, thì Malaixia lại áp dụng các biện pháp chỉ đạo và hành chính để dẫn dắt khu vực tư nhân hoặc khu vực nước ngoài đi theo một định hướng nhất định, trong đó bao gồm cả việc phát triển và thúc đẩy việc sản xuất ô tô mang thương hiệu quốc gia. Malaixia đang đặt cược vào cú nhảy cóc trong khi Thái Lan vẫn đi trên con đường cũ. Cả hai đều kỳ vọng thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, nhưng cách thức mỗi nước lựa chọn để đạt được mục tiêu tương đối khác nhau. 13  III. SỨC ÉP CỦA “BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH” ĐỐI VỚI NHỮNG NỀN KINH TẾ MỚI NỔI 1. TRUNG QUỐC Tăng trưởng những năm gần đây của Trung Quốc ấn tượng đến mức tưởng chừng khiến người ta phát ngại nếu trót đặt câu hỏi liệu nước này có thể tiếp tục duy trì được tốc độ như vậy hay không? Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế Barry Eichengreen thuộc ĐH California, Berkeley, và Donghyun Park của Ngân hàng Phát triển châu Á cùng Kwanho Shin của ĐH Hàn Quốc, vấn đề thu nhập trung bình đang ảnh hưởng xấu tới Trung Quốc và các nước khác. Họ nghiên cứu tình hình ở các quốc gia thu nhập trung bình (thu nhập đầu người trên 10.000 USD tính theo mức giá năm 2005), những nước có tăng trưởng GDP bình quân ít nhất 3,5% duy trì vài năm trong vòng 50 năm nhưng tốc độ tăng trưởng sau đó đã giảm xuống ít nhất 2 điểm phần trăm. Nghiên cứu khẳng định, việc mất đi dộng lực tăng trưởng chủ yếu là do sự trưởng thành của nền kinh tế hơn là
Luận văn liên quan