Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế đang mở cửa, ngày càng nhiều hoạt động diễn ra trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Thị trường tài chính ở Việt Nam vẫn còn hết sức mới mẻ, chưa phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình. Do đó, việc đầu tư vào lĩnh vực tài chính chứa đựng nhiều nhạy cảm, rủi ro, đòi hỏi các nhà đầu tư phải cân nhắc, tính toán hết sức kỹ lưỡng. Một trong điều không thể thiếu đối với bất kỳ một nhà đầu tư nào trước khi ra quyết định đầu tư đó là phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Liệu rằng doanh nghiệp đó có được kỳ vọng là sẽ phát triển trong tương lai hay sẽ xuống dốc.
Nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát, toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp để giúp các nhà đầu tư nắm bắt được xu hướng hoạt động, khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai, dưới đây, chúng tôi lựa chọn đề tài Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Kinh Đô. Bên cạnh việc đưa ra những phân tích, nhận xét về các chỉ số tài chính trong hoạt động kinh doanh, chúng tôi cũng đề xuất một số những giải pháp để có thể cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
39 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9618 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Kinh Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế đang mở cửa, ngày càng nhiều hoạt động diễn ra trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính... Thị trường tài chính ở Việt Nam vẫn còn hết sức mới mẻ, chưa phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình. Do đó, việc đầu tư vào lĩnh vực tài chính chứa đựng nhiều nhạy cảm, rủi ro, đòi hỏi các nhà đầu tư phải cân nhắc, tính toán hết sức kỹ lưỡng. Một trong điều không thể thiếu đối với bất kỳ một nhà đầu tư nào trước khi ra quyết định đầu tư đó là phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Liệu rằng doanh nghiệp đó có được kỳ vọng là sẽ phát triển trong tương lai hay sẽ xuống dốc...
Nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát, toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp để giúp các nhà đầu tư nắm bắt được xu hướng hoạt động, khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai, dưới đây, chúng tôi lựa chọn đề tài Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Kinh Đô. Bên cạnh việc đưa ra những phân tích, nhận xét về các chỉ số tài chính trong hoạt động kinh doanh, chúng tôi cũng đề xuất một số những giải pháp để có thể cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phần I : Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Kinh Đô
I. Giới thiệu chung:
Tên pháp định
CTCP Kinh Đô
Tên quốc tế
Kinh Do Corporation
Viết tắt
GPĐKKD
số 4103001184 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 06/9/2002
Thành lập
216 GP-UB ngày 27/02/1993 của Chủ tịch Tp.HCM
Xuất thân
Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô thành lập năm 1993
Ngành
Bán lẻ thức ăn và dược phẩm
Lĩnh vực
Bán lẻ thực phẩm
II. Lịch sử hình thành:
Công ty Cổ phần Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993 theo Quyết định số 216 GP-UB ngày 27/02/1993 của Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh và Giấy phép Kinh doanh số 048307 do Trọng tài Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 02/03/1993. Những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ diện tích khoảng 100m2 tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, với 70 công nhân và vốn đầu tư 1,4 tỉ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh bánh snack - một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước.Đến năm 1994, sau hơn một năm kinh doanh thành công với sản phẩm bánh snack, Công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng và nhập dây chuyền sản xuất snack trị giá 750.000 USD từ Nhật. Thành công của bánh snack Kinh Đô với giá rẻ, mùi vị đặc trưng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước đã trở thành bước đệm quan trọng cho sự phát triển không ngừng của Công ty Kinh Đô sau này. Năm 1999, Công ty nâng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, đồng thời thành lập trung tâm thương mại Savico - Kinh Đô tại Quận 1, đánh dấu một bước phát triển mới của Kinh Đô sang các lĩnh vực kinh doanh khác ngoài bánh kẹo. Cũng trong năm 1999, Công ty khai trương hệ thống bakery đầu tiên, mở đầu cho một chuỗi hệ thống của hàng bánh kẹo Kinh Đô từ Bắc vào Nam sau này. Sau 12 năm hoạt động và phát triển, quy mô vốn và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh không ngừng tăng trưởng đến năm 2005 trở thành doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hàng đầu ở Việt Nam với vốn điều lệ 250 tỷ đồng và niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
III.Lĩnh vực kinh doanh:
1.Ngành nghề kinh doanh chính:
Chế biến nông sản thực phẩm.
Sản xuất bánh kẹo, nước uống tinh khiết và nước ép trái cây.
Mua bán nông sản thực phẩm, công nghệ phẩm, vải sợi, hàng may mặc, giày dép, túi xách, đồng hồ, mắt kính, mỹ phẩm, kim khí điện máy, điện lạnh, thủ công mỹ nghệ, dụng cụ học tập và giảng dạy, văn phòng phẩm, vật tư ngành ảnh, rau quả tươi sống.
Dịch vụ thương mại.
Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa.
Dịch vụ quảng cáo.
2.Thị trường tiêu thụ chính:
Sản phẩm của DN chủ yếu là tiêu thụ nội địa (là doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam). Riêng tại Tp.HCM doanh nghiệp có một hệ thống tiêu thụ thông qua các siêu thị và các Bakery chiếm khoảng 15% doanh thu toàn công ty. Sản phẩm của Kinh đô đã có mặt trên 30 quốc gia: Mỹ, Canada, Mexico, Nhật, Đài Loan,... Doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng 10% tổng doanh thu của Công ty.
IV.Vị thế của công ty:
Hiện nay tập đoàn Kinh Đô là nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam với thị phần khoảng 20% vào năm 2004. Kinh Đô hiện cũng đang sở hữu một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất. Sau 12 năm hình thành và phát triển, đến nay thương hiệu Kinh Đô được hầu hết người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ miền nam ra miền Bắc biết đến. Sản phẩm bánh kẹo Kinh Đô được người tiêu dùng Việt Nam bầu chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền. Lợi thế nổi bật của công ty so với những doanh nghiệp khác trong cùng ngành là:
Sản phẩm của Kinh Đô đa dạng, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, giá cả hợp lý.
Công nghệ sản xuất của Kinh Đô vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Sản phẩm của Kinh Đô có sự đột phá về chất lượng, được cải tiến, thay đổi mẫu mã thường xuyên với ít nhất trên 40 sản phẩm mới mỗi năm. Một điểm khác biệt của Kinh Đô so với các doanh nghiệp khác là ngoài công nghệ hiện đại, Công ty rất chú trọng vào kỹ thuật chế biến sản phẩm, nhất là công thức pha chế phụ gia, nhờ đó mà các loại bánh kẹo của Kinh Đô có mùi vị hấp dẫn và riêng biệt. Đây chính là một lợi thế cạnh tranh lớn của Kinh Đô, ngay cả đối với những đối thủ trong ngành bánh kẹo có công nghệ tương đương.
V. Thành tích:
Sản phẩm của công ty đạt huy chương vàng hội chợ quốc tế tại Cần Thơ và hội chợ quốc tế Quang Trung các năm 1995, 1996, 1997
Sản phẩm của công ty Kinh Đô được người tiêu dùng bình chọn là “hàng Việt Nam chất lượng cao” trong 6 năm liền 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002.
Công ty còn đạt nhiều thành tích khác như “Cúp vàng Makerting”, sản phẩm đạt giải vàng chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2001
Ngoài ra, công ty còn nhận được một số bằng khen như:
Bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ
Bằng khen về đơn vị tham gia tích cực trong việc nộp BHXH các năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001
Bằng khen đơn vị hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế.
Bằng khen đơn vị đạt thành tích tốt về việc thực hiện bộ luật Lao Động.
Huy chương “Vì thế hệ trẻ“ năm 2000 của BCHTW Đoàn TNCSHCM.
Phần II: Phân tích tình hình tài chính CTCP Kinh Đô
I. Các báo cáo tài chính:
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán 3 năm 2005, 2006, 2007 Đơn vị: Tỷ đồng
Các chỉ tiêu
2007
2006
2005
I. TSLĐ và Đầu tư Ngắn hạn
589,481
460,247
380,346
1. Tiền
19,272
50,826
44,724
2. Đầu tư ngắn hạn
131,844
92,109
29,808
3. Các khoản phải thu
334,273
196,579
215,989
4. Tồn kho
95,803
120,403
65,953
5. Lưu động khác
8,289
330
23,873
6. Đầu tư (CK KD, CK nợ, Ldoanh)
0
0
0
II. TSCĐ và Đầu tư Dài hạn
803,612
476,125
403,901
1. TSCĐ hữu hình
210,274
140,214
227,554
2. TSCĐ vô hình
91,283
85,137
0
3. Đầu tư dài hạn
445,631
178,777
131,350
4. TSCĐ khác
56,423
71,997
44,997
Tổng tài sản
1,393,093
936,372
784,247
III. Nợ phải trả
666,114
351,070
269,845
1. Vay ngắn hạn và dài hạn đáo hạn
580,698
171,257
74,469
2. Các khỏan phải trả
0
132,514
133,521
3. Nợ dài hạn
85,417
47,299
61,856
4. Nợ khác
0
0
0
IV. Nguồn vốn chủ sở hữu
726,978
585,303
514,402
1. Tổng vốn cổ đông
726,955
579,594
509,729
2. Các quỹ khác
24
5,708
4,673
Tổng nguồn vốn
1,393,093
936,372
784,247
Bảng 2: Bảng BC KQKD (Đơn vị: tỷ đồng)
stt
Chỉ tiêu
2007
2006
2005
1
Tổng doanh thu
0
1,001,867
803,692
2
Khoản giảm trừ
0
-3,718
-4,942
3
Doanh thu thuần
0
998,150
798,751
4
Giá vốn hàng bán
0
-716,854
-568,689
5
Lợi nhuận gộp
0
281,296
230,061
6
Doanh thu từ hoạt động tài chính
0
47,464
4,954
7
chi phí tài chính
0
-23,847
-18,099
8
LN hoạt động tài hính
0
23,617
-13,145
9
chi phí bán hàng
0
76,307
-63,684
10
Chi phí QLDN
0
-73,107
-51,235
11
Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD
0
308,113
101,997
12
Thu nhập khác
0
-19,502
15,203
13
Chi phí khác
0
4,969
-5,170
14
LN khác
0
-14,532
10,033
15
Lợi nhuận trước thuế
0
293,580
112,030
16
Thuế TNDN
0
635
-12,856
17
Lợi ích thiểu số ( or LN cty mẹ)
0
0
0
18
Lợi nhuận sau thuế
0
294,215
99,175
19
Tổng số cổ phần
35,999,665
29,999,980
25,000,000
20
Doanh thu trên 1 CP (RPS)
0
33,272
31,950
21
Lợi nhuận trên 1 CP (EPS)
0
9,807
3,967
22
Giá trị sổ sách (BV) (tr)
0
0
0
23
Cổ tức (thực trả)
900
1,800
1,600
II. Phân tích khái quát tình hình tài chính:
1. Phân tích khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn:
1.1. So sánh sự biến động qua 2005 và 2006:
1.1.1 Phân khái quát tình hình biến động tài sản:
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2006 tăng 152125 triệu đồng, tức là tăng 19.4%. Trong đó:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: trong năm 2006 thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 79901 triệu đồng, tức là tăng 21.01% so với năm 2005. Trong đó chủ yếu là do các khoản tiền tăng 6102 triệu đồng (tức tăng 13.64% so với năm 2005), các khoản đầu tư ngắn hạn tăng 62301 triệu đồng (tăng 209.01% so với cùng kì năm trước), giá trị hàng tồn kho cũng tăng 54450 triệu đồng (tăng 82.56% so với năm 2005); bên cạnh đó các khoản phải thu giảm 19410 triệu đồng (tức giảm 8.99% so với năm 2005), lưu động khác giảm 23543 triệu đồng (tức giảm 98.62%). Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản cuối năm đã tăng 0.65%, chủ yếu là do tỷ trọng các khoản tiền giảm 0.27%, hàng tồn kho tăng 4.45%, các khoản đầu tư ngắn hạn tăng 6.04%, các khoản phải thu giảm 6.55% và các khoản lưu động khác giảm 3.01%.
Qua toàn bộ quá trình phân tích ta thấy:
Các khoản có tính thanh khoản cao như tiền tăng làm tăng khả năng thanh toán tức thời của công ty.
Các khoản đầu tư ngắn hạn và lưu động khác tăng thể hiện quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh tăng. Các khoản đầu tư ngắn hạn tăng hứa hẹn mang lại nguồn lợi tức ngắn hạn cho doanh nghiệp.
Hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp chưa phù hợp với nhu cầu của khách hàng hoặc công tác quản lý hàng tồn kho và chính sách bán chịu chưa hợp lý
Các khoản phải thu của doanh nghiệp giảm chứng tỏ công tác thu hồi nợ của công ty hiệu quả hơn. Tuy nhiên nếu công ty quá khắt khe trong chính sách bán chịu thì có thể ảnh hưởng xấu đến tình hình tiêu thụ của công ty, làm ảnh hưởng đến thị phần của công ty trên thị trường.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2006 tăng so với năm 2005 là 72224 triệu đồng, tức là tăng 17.88%, xét về mặt tỷ trọng thì lại giảm nhẹ 0.65%. Trong đó tài sản cố định hữu hình giảm 87340 triệu đồng, tương ứng là giảm 38.38% so với năm 2005; tài sản cố định vô hình tăng 85137 triệu; các khoản đầu tư dài hạn tăng 47427 triệu đồng (tăng 36.11% so với năm 2005), tài sản cố định khác tăng 27000 triệu đồng tức 60%. Trong năm 2006 tất cả các khoản mục đều tăng trừ tài sản cố định hữu hình. Đặc biệt trong năm 2006 đã xuất hiện thêm danh mục tài sản cố định vô hình mà các năm trước chưa hề xuất hiện. Đăc biệt đầu tư dài hạn tăng mạnh. Cho thấy trong năm 2006, doanh nghiệp cũng đã gia tăng đầu tư dài hạn, sự gia tăng này sẽ tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho doanh nghiệp.
1.1.2 Phân tích tình hình biến động nguồn vốn:
Nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2006 cũng tăng so với năm 2005 là 152125 triệu đồng, tức là tăng 19.4%, trong đó:
Nguồn vốn chủ sở hữu. Qua bảng cân đối kế toán ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu năm 2006 tăng 70901 triệu đồng tức tăng 13.78% so với năm 2005. Nguyên nhân là do nguồn vốn cổ đông tăng 69865 triệu đồng (tức tăng 13.71%), các quỹ khác tăng 1035 triệu đồng (tức tăng 22.15%)
Tuy nhiên xét về chiều dọc ta thấy tỉ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm 3.08%. Điều này cho thấy tỷ lệ tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng giảm
Nợ phải trả: Ta có thể thấy nợ phải trả trong năm 2006 tăng 81225 triệu đồng tương ứng với mức tăng 30.1% so với cùng kì năm 2005. Mức tăng này đã làm tỉ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn tăng 3.08%. Nguyên nhân của sự biến động này là do: các khoản vay ngắn hạn và dài hạn đáo hạn tăng mạnh 96788 triệu đồng (tức tăng 129.97% so với năm 2005), các khoản nợ dài hạn giảm 14557 triệu đồng (giảm 23.53% so với năm 2005), các khoản phải trả giảm 1007 triệu đồng (tức giảm 0.75% so với năm 2005).
( Từ những số liêu trên ta thấy:
Quy mô của doanh nghiệp ngày càng tăng, tuy nhiên kết cấu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn thì lại giảm thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng giảm.
1.1.3. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Việc phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bổ, huy động, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời nó còn dùng để đánh giá xem giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động với việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hợp lý và hiệu quả hay không.
Theo quan điểm luân chuyển vốn thì nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đủ đảm bảo trang trải cho các loại tài sản cho hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp mà không cần phải đi vay và chiếm dụng, tuy nhiên cân đối này chỉ mang tính lý thuyết. Để có thể hiểu rõ tình hình thực tế tài doanh nghiệp ta xét các quan hệ cân đối sau:
1.1.3.1.Quan hệ cân đối 1: Cân đối giữa bên A là tài sản [ I(1,2,4,5,6) + II] và bên B là nguồn vốn IV:
Chỉ tiêu
Bên A
Bên B
Chênh lệch
Năm 2005
568,258
514,402
413,768
Năm 2006
739,793
585,303
154,490
Dựa vào bảng trên ta thấy rằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không đủ trang trải cho những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp và lượng vốn thiếu hụt này lại có chiều hướng tăng, cụ thể là ở năm 2005 lượng vốn thiếu là 413768 triệu đồng, đến năm 2006 lượng vốn thiếu đã giảm xuống còn 154490 triệu đồng. Từ phân tích trên ta thấy rõ nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong năm 2006 giảm gần 3 lần so với năm 2005.
1.1.3.2. Quan hệ cân đối 2: Cân đối giữa bên A là tài sản [ I(1,2,4,5,6) + II] và bên B là nguồn vốn [ III(1,2,3) + IV].
Chỉ tiêu
Bên A
Bên B
Chênh lệch
Năm 2005
568,258
784,248
(215,990)
Năm 2006
739,793
936,373
(196,580)
Kết quả phân tích thể hiện lượng vốn vay và vốn tự có của doanh nghiệp không những đủ để trang trải cho hoạt động kinh doanh mà còn thừa vốn (ở thời điểm năm 2005 lượng vốn thừa là 215990 triệu đồng, đến thời điểm năm 2006 lượng vốn thừa giảm nhẹ xuống còn 196580 triệu đồng). lượng vốn thừa này bị các đơn vị khác chiếm dụng như: khách hàng nợ tiền chưa thanh toán, trả trước cho người bán, tạm ứng, tài sản sử dụng vào việc thế chấp, ký quỹ, ký cược,…Tuy nhiên vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng có chiều hướng giảm, điều này chứng tỏ doanh nghiệp có cố gắng trong việc thúc đẩy quá trình thu hồi nợ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đây là dấu hiệu khả quan đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.1.3.3. Quan hệ cân đối 3: Phân tích tính cân đối giữa tài sản lưu động với nợ ngắn hạn và giữa tài sản cố định với nợ dài hạn:
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2005
TSLĐ và ĐTNH
460,247
380,346
NNH
303,771
207,990
Chênh lệch
156,476
172,356
TSCĐ và ĐTDH
476,125
403,901
NDH
47,299
61,856
Chênh lệch
428,826
342,045
Qua bảng phân tích ta nhận thấy năm 2005, tài sản ngắn hạn lại lớn hơn 156476 triệu đồng so với nợ ngắn hạn. Trong khi đó mức chênh lệch giữa tài sản dài hạn và nợ dài hạn lại là 248826 triệu đồng. Sang năm 2006, tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn 156476 triệu đồng, tài sản dài hạn cũng lớn hơn nợ dài hạn 428826 triệu đồng. Phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, tài sản dài hạn và nợ dài hạn được trang trải từ nguồn vốn chủ sở hữu. và trong năm 2006 tỉ trọng tài trợ của vốn chủ sở hữu có xu hướng dịch chuyển về phía tài sản dài hạn.
1.2. Xét sự biến động năm 2007 so với năm 2006
1.2.1.. Phân khái quát tình hình biến động tài sản:
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2007 tăng so với năm 2006 là 456721triệu đồng, tức là tăng 48.78%. Trong đó:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Vào thời điểm năm 2006 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có giá trị là 460247 triệu đồng, đến năm 2007 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên là 589481 triệu đồng. Như vậy, so với năm 2006 thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2007 đã tăng 129234 triệu đồng, tức là tăng 28.08%. Nguyên nhân của sự biến động này là do các khoản đầu tư ngắn hạn tăng 39735 triệu đồng (tăng 43.14% so với cùng kì năm trước, các khoản phải thu cũng tăng 137694 triệu đồng ( tức tăng 70.05% so với năm 2006), lưu động khác tăng đột biến 7959 triệu đồng ( tức tăng 2411.82%) ; ngoài ra còn do giảm giá trị các khoản tiền 31554 triệu đồng, tương ứng là giảm 62.08%; giá trị hàng tồn kho cũng giảm 24600 triệu đồng (giảm 20.43% so với năm 2006). Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản năm 2007 đã giảm 6.84% (41.31% - 49.15%), chủ yếu là do tỷ trọng các khoản tiền giảm 4.04%, hàng tồn kho giảm 5.98%, các khoản đầu tư ngắn hạn giảm nhẹ 0.37%; kết hợp đồng thời với sự tăng nhẹ trong các khoản phải thu 3% và các khoản lưu động khác 0.56%.
Qua toàn bộ quá trình phân tích ta thấy:
Các khoản có tính thanh khoản cao như tiền giảm làm giảm khả năng thanh toán tức thời của công ty.
Các khoản đầu tư ngắn hạn và lưu động khác tăng thể hiện quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh tăng. Các khoản đầu tư ngắn hạn tăng hưa hẹn mang lại nguồn lợi tức ngắn hạn cho doanh nghiệp.
Hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng đươc ưa chuộng hơn, công tác quản lý hàng tồn kho và chính sách phân phối hiệu quả hơn, tích kiệm được chi phí lưu kho và các chi phí khác cho doanh nghiêp.
Các khoản phải thu tăng khá mạnh. Đây chưa hẳn là dấu hiệu xấu mà chính là chính sách cho nợ của công ty nhằm khuyến khích khách hàng tiêu thụ nhiều hơn. Điều này cũng phù hợp với bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay.
( Như vậy đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến tài sản lưu động trong năm 2007. Sự chuyển biến này góp phần giảm chi phí, tăng thị phần, hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho công ty.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2007 tăng so với năm 2006 là 327487 triệu đồng, tức là tăng 68.78%, xét về mặt tỷ trọng thì đã tăng 6.84% (từ 50.85% - 57.69%). Trong đó tài sản cố định hữu hình tăng 70060 triệu đồng, tương ứng là tăng 49.97% so với năm 2006; tài sản cố định vô hình tăng 6146 triệu (tương ứng tăng 7.22% so với năm 2006); các khoản đầu tư dài hạn tăng 266845 triệu đồng (tăng 149.27% so với năm 2006), tài sản cố định khác giảm 15547 tức 21.63%. trong năm 2007 tất cả các khoản mục đều tăng trừ tài sản cố định khác. Xét về mặt kết cấu thì tỷ trọng của tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 6.84%, nguyên nhân chủ yếu phải kể đến là do tỉ trọng của đầu tư dài hạn tăng 12.9%, tài sản cố định cô hình tăng nhẹ 0.12%, tài sản cố định vô hình giảm 2.54% và tài sản khác giảm 3.64%.
Hầu hết các khoản mục trong tài sản cố định và đầu tư dài hạn đều tăng, trừ đầu tư cố định khác. Đăc biệt tỷ trọng đầu tư dài