Tiểu luận Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty viễn thông quân đội Viettel và công ty cổ phần tư vấn chuyển giao công nghệ ITC

Trong điều kiện của nền kinh tế mới, khi quyền tự do kinh doanh được xem như một nguyên tắc hiến định thì điều chắc chắn rằng nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng, tính độc lập và tự chịu trách nhiệm về tài sản sẽ được coi là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hợp đồng. Cũng chính nguyên tắc đó cùng với nguyên tắc tự định đoạt của việc giải quyết tranh chấp đã chi phối toàn bộ quan hệ trao đổi của nền kinh tế thị trường và điều đó dường như đã làm nhoè đi ranh giới đã được xác định trong cơ chế kế hoạch hoá giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự. Ở nước ta, tại đại hội đảng lần thứ VI với cơ chế đổi mới đã tạo nên những bước chuyển mình trong quan hệ trao đổi mua bán hàng hoá. Đặc biệt khi luật doanh nghiệp ra đời đã tạo ra cho nền kinh tế đất nước một diện mạo mới. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời đã thúc đẩy quan hệ sản xuất giao thương phát triển không ngừng. Gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế thì luật pháp cũng ngày một được hoàn thiện Và Hợp đồng kinh tế ra đời như một quy luật tất yếu hỗ trợ cho mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong quan hệ mua bán hàng hoá.

docx12 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3734 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty viễn thông quân đội Viettel và công ty cổ phần tư vấn chuyển giao công nghệ ITC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện của nền kinh tế mới, khi quyền tự do kinh doanh được xem như một nguyên tắc hiến định thì điều chắc chắn rằng nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng, tính độc lập và tự chịu trách nhiệm về tài sản sẽ được coi là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hợp đồng. Cũng chính nguyên tắc đó cùng với nguyên tắc tự định đoạt của việc giải quyết tranh chấp đã chi phối toàn bộ quan hệ trao đổi của nền kinh tế thị trường và điều đó dường như đã làm nhoè đi ranh giới đã được xác định trong cơ chế kế hoạch hoá giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự. Ở nước ta, tại đại hội đảng lần thứ VI với cơ chế đổi mới đã tạo nên những bước chuyển mình trong quan hệ trao đổi mua bán hàng hoá. Đặc biệt khi luật doanh nghiệp ra đời đã tạo ra cho nền kinh tế đất nước một diện mạo mới. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời đã thúc đẩy quan hệ sản xuất giao thương phát triển không ngừng. Gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế thì luật pháp cũng ngày một được hoàn thiện Và Hợp đồng kinh tế ra đời như một quy luật tất yếu hỗ trợ cho mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong quan hệ mua bán hàng hoá. Vì thế em đã chọn đề tài : “Phân tích Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa Công ty Viễn Thông Quân Đội (Vietel) và Công ty Cổ Phần Tư Vấn Chuyển Giao Công Nghệ ITC ” làm tiều luận luật kinh tế của mình. Em xin trân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Luật đã hỗ trợ giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. NỘI DUNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ. 1>Khái niệm Hợp đồng kinh tế. a.Khái niệm Theo điều 1 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (25/09/1989). Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Như vậy về bản chất Hợp đồng kinh tế là mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể ký kết, đó là mối quan hệ ý chí được xác lập một cách tự nguyện, bình đẳng, thông qua hình thức bằng văn bản. b.Phân loại. Căn cứ vào nội dung cụ thể của các quan hệ kinh tế có thể có nhiều loại Hợp đồng kinh tế : Hợp đồng mua bán hàng hoá. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá. Hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Hợp đồng nghiên cứu khoa học, triển khai kỹ thuật. Hợp đồng uỷ thác Xuất nhập khẩu. Các loại hợp đồng kinh tế khác. 2>Khái niệm Hợp đồng mua bán hàng hoá . Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận bằng văn bản có tính chất pháp lý được hình thành trên cơ sở một cách bình đẳng, tự nguyện giữa các chủ thể nhằm xác lập, thực hiện và chấm dứt mối quan hệ trao đổi hàng hoá. 3>Nội dung của bản Hợp đồng mua bán hàng hoá Nội dung của bản Hợp đồng mua bán hàng hoá là toàn bộ những điều kiện do các bên cùng nhau thoả thuận xây dựng nên. Những điều kiện đó làm phát sinh, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hoá. Hợp đồng mua bán hàng hoá phải có các nội dung chủ yếu sau: Tên. Số lượng. Chất lượng, quy cách. Giá cả. Phương thức thanh toán. Địa điểm và thời gian giao nhận hàng. Những phương thức giải quyết khi có tranh chấp. Những điều kiện trên có thể phân thành ba loại khác nhau để thoả thuận trong một văn bản hợp đồng cụ thể. Điều kiện chủ yếu: là điều kiện quan trọng nhất trong hợp đồng bắt buộc các bên phải thoả thuận và ghi vào văn bản hợp đồng. Nếu thiếu một trong các điều kiện căn bản thì hợp đồng coi như chưa xác lập. Do đó, nó giữ vai trò quyết định đối với sự hình thành và tồn tại của Hợp đồng kinh tế . Điều kiện thường lệ: Là những điều kiện mà nội dung của nó đã được quy định rõ trong các văn bản pháp luật, các bên có thể ghi hoặc không ghi vào hợp đồng. Nếu không ghi vào Hợp đồng thì Hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý, các bên phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Điều kiện tuỳ nghi: Là những điều kiện do các bên tự thoả thuận với nhau khi chưa có quy định của nhà nước nhưng các bên được phép vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của các bên mà không trái với pháp luật. II. THỰC TẾ XÂY DỰNG BẢN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ GIỮA HAI DOANH NGHIỆP. 1>Giới thiệu sơ lược về bản Hợp đồng. Đây là một bản Hợp đồng mua bán Hệ thống nguồn trung tâm và ắc quy giữa: Bên mua (Bên A): Công ty Viễn Thông Quân Đội (Vietel) Đại diện : Ông Hoàng Anh Xuân Chức vụ : Giám đốc. Bên Bán (Bên B) : Công ty Cổ Phần Tư Vấn Chuyển Giao Công Nghệ ITC Đại diện : Bà Đặng Vũ Lan Phương Chức vụ : Giám đốc. Hợp đồng được lập căn cứ vào luật Thương Mại CHXHCN Việt Nam (hiệu lực từ ngày 01/01/1998), Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế (25/09/1989), Nghị định số 17/HĐBT (16/01/1990), căn cứ vào nhu cầu của Công ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội và khả năng cung cấp của Công Ty Tư vấn chuyển giao công nghệ ITC. Hợp đồng gồm 12 Điều khoản : Điều khoản : Phạm vi của hợp đồng. Điều khoản : Chất lượng và quy cách hợp đồng. Điều khoản : Địa điểm, điều kiện và thời gian giao nhận hàng. Điều khoản : Giá trị hợp đồng, thời hạn và phương thức thanh toán. Điều khoản : Chứng từ và tài liệu. Điều khoản : Kiểm tra hàng hoá. Điều khoản : Huấn luyện, nghiệm thu thiết bị. Điều khoản : Bảo hành. Điều khoản : Bất khả kháng Điều khoản : Phạt và bồi thường thiệt hại. Điều khoản : Trọng tài. Điều khoản chung. Hợp đồng được ký kết vào ngày… tháng 12 năm 2003 tại Công ty Điện tử viễn thông quân đội, được đại diện của hai bên ký kết. Hợp đồng được làm thành 06 bản, mỗi bên giữ 03 bản có giá trị pháp lý như nhau. ( Đính kèm theo Hợp đồng và là một bộ phận không thể tách rời của hợp động này là bản Danh mục thiết bị và giá cả mô tả chi tiết hàng hoá, xuất xứ, năm sản xuất, đơn giá, thuế VAT…) 2> Phân tích và nhận xét. a.Khẳng định đây là một bản hợp đồng kinh tế. * Về nội dung, Hợp đồng kinh tế được kí kết nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh. Trong bản hợp đồng này đó là nội dung thực hiện việc trao đổi hàng hoá(Hệ thống nguồn trung tâm và ắc quy) và các thoả thuận khác nhằm tạo điều kiện đế việc trao đổi được tiến hành thuận lợi. * Về chủ thể của Hợp đồng, theo Điều 2 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì Hợp đồng kinh tế được kí kết giữa pháp nhân với pháp nhân, hay pháp nhân với cá nhân có đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. Hợp đồng này được kí kết giữa một Công ty Nhà nước với một Công ty cổ phần đều là các pháp nhân kinh tế hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. * Về hình thức, bản Hợp đồng này được soạn thảo bằng văn bản có chữ kí của các bên xác nhận nội dung mua bán hàng hoá. Đây là một quy định bắt buộc mà các chủ thể của hợp đồng phải tuân theo. * Hợp đồng này được kí kết dựa trên định hướng kế hoạch của Nhà nước nhằm vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của các đơn vị kinh tế. Đồng thời nó thể hiện mối quan hệ cung cầu về mặt hàng( Hệ thồng nguồn trung tâm và ắc quy) trên thị trường hiện nay. b.Phân tích và nhận xét. Điều 1: Phạm vi của hợp đồng. Hợp đồng nêu rõ tên mặt hàng được đưa ra trao đổi bằng những danh từ thông dụng nhất: Hệ thống nguồn trung tâm và ắc quy, để các bên Hợp đồng và các cơ quan hữu quan đều có thể hiểu được. Đây là mặt hàng không thuộc đối tượng hàng quốc cấm hay hàng hạn chế lưu thông, do đó nó đáp ứng đầy đủ yêu cầu của điều khoản về đối tượng của hợp đồng. Hợp đồng này được hai bên thoả thuận thay thế cho bất cứ thư chào hàng, thương lượng, thoả thuận hay bất kỳ những thoả thuận nào trước đây giữa bên Mua và bên Bán. Do đó nó sẽ chiếm ưu thế và được áp dụng trong trường hợp có mâu thuẫn giữa các điều khoản của Hợp đồng với bất kì vấn đề nào được thoả thuận trước đó. Điều 2: Chất lượng và quy cách hàng hoá. Đây là một trong những điều khoản “nhạy cảm” rất dễ gây ra tranh chấp giữa các bên do những thiếu sót không đáng có khi lập Hợp đồng như: khi sản phẩm chưa được tiêu chuẩn hoá đáng lẽ các bên phải thoả thuận chất lượng bằng sự mô tả tỉ mỉ, rõ ràng thì lại đề cập đến một cách hời hợi, dùng các khái niệm chung chung để mô tả như: “chật lượng phải tốt”, hàng hoá “phải đảm bảo”…làm khó quy trách nhiệm khi vi phạm. Trong bản Hợp đồng này, bên Bán đảm bảo cung cấp thiết bị mới 100% chưa qua sử dụng, sản xuất 2003-2004, xuất xứ Newzealand, Singapore và Pháp, lấy tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất làm chuẩn để xác định chất lượng hàng. Theo em như thế là chưa rõ ràng bởi đây là loại hàng được sản xuất từ nước ngoài được bên Bán nhập về và bán lại cho bên Mua do đó cho đến tận khi hàng được chuyển về cảng VN hai bên mới có điều kiện kiểm tra hàng. Đến lúc đó, dù là hàng đã được tiêu chuẩn hoá theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất (hơn nữa lại có tới ba nhà sản xuất) cũng không ngoại trừ khả năng có khuyết tật hay chất lượng các bộ phận bên trong không thoả mãn yêu cầu của bên Mua do kỹ thuật lắp ráp bị chi phối bởi các nhà sản xuất chứ không phải bên Bán. Bởi vậy theo em, trong điều khoản này hai bên cần thoả thuận kỹ càng và mô tả chi tiết hàng hoá cũng như các thông số kỹ thuật của hàng hoá trong Hợp đồng tránh gây mâu thuẫn khi thực hiện. Điều 3: Điều kiện, địa điểm giao nhận hàng. Theo Điều 16- PLHĐKT: Các bên có quyền thoả thuận điều kiện, địa điểm giao nhận hàng phù hợp với điều kiện thực tế, thuận tiện và có lợi cho các bên. Do đó, trong Hợp đồng này ghi rõ: thời gian giao nhận là vào 05/04/02, địa điểm giao nhận là tại kho của Công ty Viễn Thông Quân Đội. phương thức giao nhận: giao nguyên đai, nguyên kiện. Để rõ ràng và tránh tranh chấp về sau, hợp đồng còn nêu rõ mọi chi phí liên quan đến vận chuyển, bốc xếp hàng vào kho cho bên mua do bên bán chịu. Điều đó là rất cần thiết bởi đã có không ít tranh chấp Hợp đồng mua bán hàng hoá xẩy ra do phát sinh sự cố khi bốc xếp hàng như: hàng bị rơi, bị vỡ trong khi cẩu hàng. Điều 4: Giá trị hợp đồng, thời hạn và phương thức thanh toán. Tổng giá trị hợp đồng : 262.236.299 VNĐ (được ghi bằng chữ). Trong đó bao gồm: Thuế nhập khẩu, thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển, bốc xếp vào kho bên mua và giá trị hợp đồng là cố định trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Thời hạn thanh toán: Chia làm hai đợt. Đợt 1: 10% giá trị hợp đồng. Đợt 2: 90% giá trị hợp đồng . Bên mua đồng thời nhận được bảo hành thực hiện hợp đồng với số tiền 10% trị giá hợp đồng ( khi thanh toán đặt cọc đợt 1) và bảo lãnh bảo hành với trị giá 5% trị giá hợp đồng (đợt 2) do một ngân hàng hàng đầu của bên Bán phát hành đúng theo điều 5- PLHĐKT. Phương thức thanh toán: Theo điều 17-PLHĐKT thì phương thức thanh toán do các bên thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật. Trong hợp đồng này hai bên thoả thuân: Bên mua thanh toán bằng séc hoặc chuyển khoản và là hình thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay. Điều khoản này được thoả thuận rất rõ ràng tạo được niềm tin cho bên mua và tạo điều kiện cho hợp đồng được thực hiện thuận lợi. Điều 5: Chứng từ và tài liệu. Về nguyên tắc, những hàng hoá có tính năng kỹ thuật, người bán phải làm giấy hướng dẫn sử dụng cần thiết cho loại hàng đó. Trong bản hợp đồng, do hàng bán thuộc diện có tính năng kỹ thuật cao nên hợp đồng ghi rõ bên bán có trách nhiệm cung cấp cho bên mua các tài liệu: Tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn vận hành khai thác và bảo dưỡng thiết bị, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá do phòng Thương Mại và Công Nghiệp của nước sản xuất cấp, giấy chứng nhận chất lượng do nhà sản xuất cấp và giấy chứng nhận giám định về số lượng, chất lượng của Vinacontrol. Việc hợp đồng quy định rõ trách nhiệm Bên bán phải cung cấp cho Bên mua những tài liệu có liên quan này là rất cần thiết, bởi đây chính là căn cứ chứng thực rõ ràng về quy cách chất lượng của hàng hoá. Điều 6: Kiểm tra hàng hoá. Do được sản xuất từ nước ngoài nên việc hai bên cùng tiến hành kiểm tra về chủng loại, số lượng, quy cách hàng hoá và lập biên bản kiểm tra bàn giao hàng hoá là rất cần thiết. Nếu kết quả kiểm tra chứng tỏ hàng hoá không phù hợp với hợp đồng thì bên bán có trách nhiệm bổ xung hoặc thay thế thiết bị mới phù hợp với quy định của hợp đồng . Bên cạnh đó, hợp đồng còn ghi rõ thời gian và mọi chi phí liên quan sẽ do bên bán chịu tránh gây tranh cãi khi thực hiện Hợp đồng. Điều 7: Huấn luyện và nghiệm thu thiết bị. Theo điều 16-PLHĐKT: Các bên có quyền thoả thuận lịch nghiệm thu, giao nhận hàng hoá là đối tượng của Hợp đồng kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế, thuận tiện và có lợi cho các bên. Khác với Hợp đồng mua bán lương thực-thực phẩm, Hợp đồng mua bán trang thiết bị luôn phải đảm bảo thiết bị mua về phải vận hành, khai thác tốt. Do đó yêu cầu được huấn luyện và nghiệm thu thiết bị là rất cần thiết đối với Bên mua, đồng thời bảo đảm uy tín đối với Bên bán. Trong bản hợp đồng này, hai bên đã thoả thuận: Bên bán sẽ tổ chức khoá đào tạo huấn luyện miễn phí 01 ngày sau khi bên mua nhận được thiết bị. Ngay sau khi kết thúc huấn luyện, bên bán sẽ tiến hành lắp đặt, chạy thử thiết bị, hai bên sẽ tiến hành ký biên bản nghiệm thu kỹ thuật thiết bị nếu thiết bị hoạt động tốt, đáp ứng đầy đủ chỉ tiêu quy định của hợp đồng. Đồng thời qui định Bên bán sẽ phải chịu trách nhiệm giải quyết triệt để những vấn đề nảy sinh nếu kết quả kiểm tra về tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị chứng tỏ rằng thiết bị không phù hợp với Hợp đồng. Điều 8: Bảo hành. Theo điều 14-PLHĐKT : những quy định hiện hành của nhà nước về bảo hành sản phẩm phải được tuân thủ khi ký kết hợp đồng kinh tế. Trong bản hợp đồng hai bên thoả thuận toàn bộ thiết bị sẽ được bảo hành trong vòng 24 tháng kể từ ngày nghiệm thu kỹ thuật, thiết bị. Điều khoản bảo hành của hợp đồng chỉ rõ từng trường hợp cụ thể có thể phát sinh cũng như trách nhiệm của từng bên trong mỗi trường hợp. Điều kiện này giúp quá trình thực hiện hợp đồng được thuận lợi, tránh gây tranh chấp khi có sự cố xẩy ra và là điều khoản quan trọng đối với loại hàng mang tính năng kỹ thuật như trong Hợp động này. Điều 9: Bất khả kháng. Bất khả kháng là trường hợp xẩy ra sau khi ký hợp đồng , do những sự kiện có tính chất bất thường xẩy ra mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được. Theo điều 20- PLHĐKT: Các bên có quyền đưa vào Hợp đồng kinh tế những thoả thuận không trái với pháp luật. Do đối tượng của hợp đồng này là một loại hàng được sản xuất từ nước ngoài, bên bán nhập về theo đơn đặt hàng của bên mua, nên sẽ không tránh khỏi xảy ra tình huống bất khả kháng như: tầu chở hàng gặp bão hay va chạm với tầu khác, …trong quá trình vận chuyển. Trong trường hợp đó, các bên sẽ thông báo cho bên kia bằng văn bản, sau đó hai bên sẽ gặp gỡ và thương lượng để đi đến giải pháp thoả đáng cho tình huống đó. Điều khoản Bất khả kháng được xây dựng phù hợp với tình huống mua bán hàng nhập khẩu như trong Hợp đồng này nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất có thể. Điều 10: Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại. Khi xảy ra tranh chấp thì vấn đề phạt và bồi thường là tất nhiên. Hợp đồng ghi rõ bên vi phạm hợp đồng phải chịu phạt và bồi thường các thiệt hại cho bên kia do sự vi phạm hợp đồng gây ra ngoại trừ các trường hợp bất khả kháng. Do đây là hợp đồng mua bán hàng hoá nên việc vi phạm hợp đồng là không thể tránh khỏi,việc đưa điều khoản này vào hợp đồng là cần thiết và là cơ sở để giải quyết tất cả các trường hợp vi phạm hợp đồng và tranh chấp nếu có. Điều 11: Trọng tài. Theo điều 7-PLHĐKT: Các tranh chấp phát sinh khi thực hiện Hợp đồng kinh tế được giải quyết bằng cách tự thương lượng giữa các bên với nhau hoặc đưa ra trọng tài kinh tế. Tại Điều 11, hợp đồng ghi rõ nếu bằng con đường thương lượng mà vẫn không giải quyết được tranh chấp thì sẽ đưa ra toà án kinh tế Hà Nội để giải quyết, quyết định của toà án sẽ là chung thẩm và có giá trị bắt buộc đối với các bên. Đồng thời ghi rõ: phí trọng tài và các chi phí khác liên quan sẽ do bên thua kiện chịu. Điều 12: Điều kiện chung. Theo điều 18-PLHĐKT quy định: Thời hạn có hiệu lực của Hợp đồng kinh tế do các bên thoả thuận. Trong bản hợp đồng này quy định rõ: Thời hạn có hiệu lực kể từ ngày được hai bên ký kết. Mọi sửa đổi bổ xung cho hợp đồng này sẽ chỉ có hiệu lực khi được làm thành văn bản và có chữ ký đầy đủ của đại diện có thẩm quyền của hai bên. Hợp đồng này sẽ kết thúc khi hai bên hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ của mình quy định trong hợp đồng và hai bên ký vào biên bản thanh lý hợp đồng . Điều khoản này được nêu trong hợp đồng nhằm hoàn thiện bản hợp đồng mua bán hàng hoá, quy định rõ các bước cần tuân thủ để việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng có hiệu lực, buộc các bên phải tuân theo những điều đã được thoả thuận và ghi trong hợp đồng . III. KIẾN NGHỊ. Từ khi công cuộc cải cách nền kinh tế bắt đầu cũng là lúc các mặt hàng lưu thông trên thị trường ngày một đa dạng, phong phú. Nhằm mục đích kiểm soát được các mặt hàng này, Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật nhằm hạn chế sự du nhập và lưu thông rộng rãi một số lặt hàng cấm. Bên cạnh đó, cũng do sự biến động và thay đổi không ngừng của thị trường các doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn khi luật thì cứ áp từ trên xuống một cách cứng nhắc trong khi thị trường biến đổi, khách hàng trở nên khó tính hơn, các doanh nghiệp phải luôn linh hoạt ứng phó với từng tình huống, từng thương vụ mới mong có lãi. Vì vậy, họ mong muón các chính sách luật của Nhà nước linh hoạt hơn, tạo nhiều cơ hợi kinh doanh hơn và hạn chế những thủ tục rườm rà hơn. Về phía bản thân, do những kiến thức về luật Thương mại mà đặc biệt là luật Hợp đồng kinh tế còn hạn chế, em rất mong được học hỏi nhiều hơn nữa về hệ thống luật nước CHXHCNVN bởi nó là nền tảng cho chúng em bước vào cuộc sống mới với nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức, gian nan phía trước. KẾT LUẬN Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam ổn định và phát triển tương đối nhanh so với khu vực và trên thế giới. Sau Đại hội Đảng VI thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế đã được chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đó là sự hoàn thiện không ngừng các văn bản pháp luật từ phía Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế trong và ngoài nước. Tuy còn nhiều vấn đề bất cập nhưng hệ thống luật Thương mại mà cụ thể là các văn bản qui định về Hợp đồng kinh tế luôn là căn cứ pháp lý hữu hiệu nhất đối với các doanh nghiệp áp dụng trong các thương vụ trao đổi, mua bán hàng hoá hiện nay.
Luận văn liên quan