Tiểu luận Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam sang thị trường Philippines

Khi đánh giá các thành tựu kinh tế đã đạt được trong những năm đổi mới vừa qua, chắc chắn chúng ta không thể không đề cập đến những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nhiều thập kỷ qua phải nhập siêu về lương thực, chủ yếu mặt hàng gạo, đến nay Việt Nam không những đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia mà còn trở thành một trong những cường quốc về xuất khẩu gạo trên thế giới. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những thắng lợi bước đầu so với thời kỳ trước kia của ta. Nếu xem xét một cách toàn diện về sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo, Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế, trước hết giá cả, chất lượng và khả năng cạnh tranh còn thấp hơn so với nhiều nước trên thế giới. Trong khi đó, quá trình tự do hoá thương mại ngày càng diễn ra một cách mạnh mẽ. Tình hình đó càng làm cho cạnh tranh trở nên quyết liệt và phức tạp hơn cả ở trong và ngoài nước. Do vậy, nếu chúng ta không sớm có chiến lược dài hạn về sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo để tạo ra những bước đột phá mới, chắc chắn chúng ta sẽ khó duy trì được vị trí như hiện nay, chưa nói đến việc tiến xa hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Xuất phát từ thực tế đó, chúng em thực hiện bài tiểu luận “Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam sang thị trường Philippines” nhằm đánh giá khả năng cạnh tranh của Việt Nam vào thị trường này nói riêng cũng như đối với những nước khác nói chung nhằm giúp Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí về xuất khẩu gạo trên thị trường quốc tế.

doc70 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4990 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam sang thị trường Philippines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH - MARKETING (((((((( Môn Quản trị kinh doanh quốc tế Tên đề tài: PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG PHILIPPINES  GV hướng dẫn: Th.S. Quách Thị Bửu Châu Nhóm thực hiện: Ngô Hoàng Thu Hằng - NT4.K33 Dương Ngọc Quỳnh Như - NT4.K33 Trần Thị Thúy Quỳnh - NT4.K33 Lê Uyên Phương – NT4.K33 Bùi Ánh Ngọc - NT3.K33 Tp HCM, Tháng 11/2009   Lời mở đầu 5 Phần I: Khái quát tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước 1.1 Xuất khẩu gạo giảm mạnh tại thị trường châu Á,tăng mạnh tại thị trường châu Phi 6 1.2 Philippines vẫn duy trì vị trí nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam 7 Phần II:Tình hình nhập khẩu gạo của Philippines từ các nước 10 Phần III:Phân tích lợi thế chạnh tranh gạo VN ở Philippines qua mô hình kim cương của Porter 13 3.1.Yếu tố thâm dụng 13 3.1.1.Yếu tố cơ bản 13 3.1.2.Yếu tố tăng cường 16 3.2.Nhu cầu 19 3.3.Ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ 21 3.3.1.Tóm tắt quy trình chế biến gạo 21 3.3.2 Những ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ 24 3.4 Chiến lược,cơ cấu,sự cạnh tranh của công ty 36 3.4.1 Gạo Vĩnh Long: Đẩy mạnh công nghệ, thích ứng linh hoạt, tăng năng lực cạnh tranh 36 3.4.2 An Giang: Trồng lúa Nhật vụ hè thu thu lợi nhuận cao gấp 3,5 lần trồng lúa chất lượng cao 40 3.4.3 Bình Định: Triển vọng từ giống lúa chất lượng TP5 41 3.4.4 Đăk Lăk: 55 tỷ đồng quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa lai 42 3.4.5 Bình Thuận: Hiệu quả mô hình “3 giảm, 3 tăng” 43 3.4.6 Hậu Giang: Hỗ trợ nhân giống lúa chất lượng 44 3.5.Vai trỏ của chính phủ 45 3.5.1 Trợ cấp và trợ giá 45 3.5.2 Vốn 46 3.5.3 Thành lập tiêu chuẩn gạo Việt Nam xuất khẩu 48 3.5.4.Thuế 49 3.5.5.Pháp Luật 50 3.5.6 Một số chính sách về lương thực 53 3.6.Vai trò về cơ hội vận may rủi 60 Kết luận 69 Tài liệu tham khảo 70 K hi đánh giá các thành tựu kinh tế đã đạt được trong những năm đổi mới vừa qua, chắc chắn chúng ta không thể không đề cập đến những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nhiều thập kỷ qua phải nhập siêu về lương thực, chủ yếu mặt hàng gạo, đến nay Việt Nam không những đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia mà còn trở thành một trong những cường quốc về xuất khẩu gạo trên thế giới. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những thắng lợi bước đầu so với thời kỳ trước kia của ta. Nếu xem xét một cách toàn diện về sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo, Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế, trước hết giá cả, chất lượng và khả năng cạnh tranh còn thấp hơn so với nhiều nước trên thế giới. Trong khi đó, quá trình tự do hoá thương mại ngày càng diễn ra một cách mạnh mẽ. Tình hình đó càng làm cho cạnh tranh trở nên quyết liệt và phức tạp hơn cả ở trong và ngoài nước. Do vậy, nếu chúng ta không sớm có chiến lược dài hạn về sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo để tạo ra những bước đột phá mới, chắc chắn chúng ta sẽ khó duy trì được vị trí như hiện nay, chưa nói đến việc tiến xa hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Xuất phát từ thực tế đó, chúng em thực hiện bài tiểu luận “Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam sang thị trường Philippines” nhằm đánh giá khả năng cạnh tranh của Việt Nam vào thị trường này nói riêng cũng như đối với những nước khác nói chung nhằm giúp Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí về xuất khẩu gạo trên thị trường quốc tế. PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG PHILIPPINES (((((( PHẦN I KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC T heo báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam của Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (AGROINFO), xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2008 giảm mạnh tại thị trường Châu Á và tăng mạnh tại thị trường Châu Phi. Năm 2008, cũng là năm thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam được mở rộng. Nếu như trong năm 2007, gạo Việt Nam được xuất khẩu đến 63 quốc gia vùng/lãnh thổ thì đến năm 2008, con số này đã tăng lên gấp đôi (128 quốc gia/vùng/lãnh thổ). 1. XUẤT KHẨU GẠO GIẢM MẠNH TẠI THỊ TRƯỜNG CHÂU Á, TĂNG MẠNH TẠI THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI Năm 2008, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Châu Á giảm mạnh so với năm 2007 (giảm từ 78,1% năm 2007 xuống còn 58,8% năm 2008). Trong số các thị trường có tỷ trọng xuất khẩu gạo tăng thì thị trường Châu Phi là tăng mạnh nhất, tăng hơn gấp đôi so với năm 2007 (từ 8,4% năm 2007 lên 22% năm 2008). Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm 2007-2008 (%)  Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo năm 2008 của Việt Nam có sự thay đổi đặc biệt trong việc xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia. Thực tế, trong các năm trước đây, cũng như năm 2007, Indonesia luôn là thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam (chiếm 24% tổng lượng xuất khẩu), thì năm 2008, nước này đã giảm mạnh lượng nhập khẩu gạo (chỉ chiếm hơn 1% tổng lượng gạo xuất khẩu) do có thể tự đáp ứng được nhu cầu gạo tại thị trường trong nước, do lượng dự trữ trong nước cao và mở rộng sản xuất. Thậm chí, sang năm 2009, sau khi thu hoạch lúa vụ chính, nước này sẽ xem xét đến khả năng xuất khẩu gạo. Năm 2008, Indonesia chỉ nhập 76,4 nghìn tấn gạo từ thị trường Việt Nam, giảm mạnh so với mức hơn 1 triệu tấn gạo của năm 2007. 2. PHILIPPINES VẪN DUY TRÌ VỊ TRÍ SỐ MỘT NHẬP KHẨU GẠO LỚN NHẤT CỦA VIỆT NAM Trong 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008 thì, Phillippines vẫn là thị trường đứng tại vị trí số một, chiếm gần 40% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, tăng 9,3% thị phần so với năm 2007. Trong 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất này thì có 3 thị trường bao gồm Philippin, Malaysia, Cu Ba là thị trường truyền thống, chiếm 63,8% về giá trị và 54,8% về lượng. 7 thị trường còn lại là các thị trường thương mại (chiếm 18,4% về giá trị và 23,3% về lượng), trong đó thị trường châu Phi chiếm tới 11,7% về giá trị và 14,5% về lượng. Tuy nhiên, tại 3 thị trường truyền thống, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 thay đổi không đáng kể so với năm 2007 (tăng 1,5% tại Philippin, 13,4% tại Cuba và 21,4% tại Malaysia) nhưng do giá tăng mạnh nên kim ngạch xuất khẩu lại tăng hơn 100% (tăng 133,5% tại Philippin, 145,5% tại Cuba, 126,6% tại Malaysia). Tại các thị trường thương mại còn lại, Senegal có sự tăng trưởng về lượng và kim ngạch lớn nhất (tăng 4.848,9% về lượng và 6.411,3% về giá trị) so với năm 2007. Gana có sự sụt giảm cả về lượng và giá trị so với năm 2007. Điều đáng chú ý là năm 2008, I-rắc bắt đầu nhập khẩu gạo Việt Nam trở lại khi tạm ngừng nhập khẩu vào năm 2007. Trước đây, I-rắc cũng được coi là 1 thị trường truyền thống trong xuất khẩu gạo của Việt Nam. Hình 2: Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam, 2008  Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan Ả rập Syrian mặc dù có kim ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam không lớn nhưng lại có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 2007/08 lớn nhất. Tốc độ tăng trưởng của thị trường này đạt 29.338%. Ba Lan là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu gạo từ Việt Nam lớn thứ hai, đạt 6.790%. Tiếp theo là các thị trường Senegal (đạt 6.411%), Fiji (tăng 4.638%), Pháp (tăng 2.272%), Kenya (tăng 2.140%), Ả rập Xê út (tăng 2.093%), Đông Timo (tăng 1.646%). Bờ biển Ngà (1.214%)...Các thị trường có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu lớn nhất năm 2008 này chủ yếu là các thị trường thương mại (các thị trường mới) tập trung tại khu vực Châu Phi. PHẦN II TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU GẠO CỦA PHILIPPINES TỪ CÁC NƯỚC Sản lượng lúa gạo của Philippines không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước; mức thâm hụt hàng năm vào khoảng 10% nhu cầu. Năm 2008, nước này nhập khẩu 2,4 triệu tấn gạo chủ yếu từ Việt Nam và Thái Lan. Dưới đây là thống kê các cuộc đấu thầu mua gạo của Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippine từ tháng 12/2007, khi cơ quan này bắt đầu thực hiện việc nhập khẩu gạo cho năm 2008. Năm đó, Philippine đã mua kỷ lục 2,3 triệu tấn gạo, góp phần đẩy giá lên cao kỷ lục. Thời gian  Khối lượng (tấn)  Loại gạo  Xuất xứ    Tháng 12/2007  410.701,50   25%  Việt Nam       12.000  25%  Thái lan    Tháng 1/2008   300.000  25%  Việt Nam      162.750  25%  Thái lan    Tháng 3/2008   10.000  25%  Pakistan      125.500  25%  Thái lan      160.000  25%  Việt Nam       12.500  15%  Việt Nam       15.000   5%  Thái lan       12.500   5%  Việt Nam      2.500  25%  Pakistan      3.000  25%  Thái lan       11.250  25%  Việt Nam       28.750  25%  Thái lan/Việt Nam/Pakistan      3.125  15%  Thái lan/Việt Nam/Pakistan      3.125   5%  Thái lan/Việt Nam/Pakistan    Tháng 4/2008  25.000  25%  Pakistan      193.875  25%  Thái lan       70.000  25%  Việt Nam       35.000   5%  Thái lan       40.625  25%  Pakistan       35.000  25%  Thái lan      5.625   5%  Thái lan   Tháng 6/ 2008  360.000  25%  Việt Nam      180.000  15%  Việt Nam       60.000   5%  Việt Nam       72.600  Gạo loại 4  Mỹ    Tháng 7/2009   65.000  25%  Thái lan       10.000  25%  Pakistan   Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan Trong năm 2009, Philippines nhập 1,775 triệu tấn gạo (gồm cả 1,5 triệu tấn mua từ Việt Nam thông qua thoả thuận cấp chính phủ). Con số này ít hơn so với lượng gạo nhập trong năm 2008 là 2,3 triệu tấn. Trong tổng số 1,775 triệu tấn gạo mà Philippine  nhập khẩu cho năm 2009, 1,5 triệu tấn thông qua các hợp đồng liên chính phủ với Việt Nam, các công ty tư nhân mua 200.000 tấn còn lại. Hiện nay, sau khi Philippines ký hợp đồng nhập 250.000 tấn gạo từ Việt Nam và Hàn Quốc trong cuộc đấu thầu ngày 4.11. 2009, Phlippines lại tiếp tục công bố ba cuộc bỏ thầu trong tháng 12 năm 2009 với sản lượng mua mỗi đợt là 600 000 tấn. Ngoài ra, Philippines dự tính mua thêm 100.000 tấn từ Pakistan, Mỹ, Úc và Ấn Độ, còn lại là từ các nhà xuất khẩu Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan. Philippines sẽ nhập từ 2,5 – 3 triệu tấn gạo trong năm 2010, sau khi mùa màng bị bốn cơn bão lớn tàn phá. Như vậy tính đến thời điểm này, lượng gạo Philippines nhập khẩu cho năm 2010 trong năm nay có thể lên tới 2,05 triệu tấn. Đây là một số lượng nhập khẩu kỷ lục trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Philippines cũng cho biết nhập khẩu gạo của nước này sẽ đạt ít nhất là 2,35 triệu tấn vào năm tới do ảnh hưởng nặng nề từ các đợt mưa bão. Và trong tình huống xấu nhất, sản xuất gạo có thể tiếp tục bị ảnh hưởng bởi thời tiết thất thường cùng hiện tượng El Nino, nước này có thể nhập đến 3 triệu tấn gạo. PHẦN III PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GẠO VIỆT NAM Ở THỊ TRƯỜNG PHILIPPINES THÔNG QUA MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA PORTER T rong thương mại quốc tế, các nước đều căn cứ vào lợi thế so sánh của mình để sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng đem lại hiệu quả cao nhất, như Heckscher- Ohlin đã nhấn mạnh: “Một nước sẽ sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó”.Chẳng hạn, xuất khẩu dầu mỏ của Trung Cận Đông, đồng của Zambia, Zaica, Chilê,Pêru, hoặc gỗ của Malaixia, Philippin...Khí hậu nhiệt đới đem lại lợi thế về các mặt hàng như cà phê, ca cao, chuối, dầu thực vật và các nguyên liệu thô như bông cao su. Cuối cùng, tiềm năng lao động dồi dào cho phép xuất khẩu các mặt hàng sử dụng nhiều lao động như dệt may, dày gia, công nghiệp nhẹ...Việt Nam cũng không nằm ngoài trường hợp này. Nguồn tiềm năng thuận lợi của Việt Nam trong xuất khẩu gạo bao gồm cả điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và lao động dồi dào. 3.1 YẾU TỐ THÂM DỤNG 3.1.1 Yếu tố cơ bản: Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông. Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền dài chừng 500 km; nơi hẹp nhất dài gần 50 km. Về tự nhiên, Việt Nam có diện tích 330,363 km2 (thuộc loại có diện tích trung bình trên thế giới). Đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.Ta có bờ biển dài thuận lợi cho giao thông và chuyên chở đường biển- thuận lợi cho xuất khẩu. Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á và Bắc Bán Cầu, khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng lúa. Do vậy, cây lúa là cây lương thực truyền thống. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho biết Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước xa xưa. Nên người Việt Nam đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm canh tác lúa, làm nền tảng cho việc trồng lúa hướng xuất khẩu. Việt Nam cũng là một trong những nước tham gia xuất khẩu gạo tương đối sớm so với nhiều nước xuất khẩu khác trên thế giới (năm 1880 Việt Nam xuất 300 ngàn tấn gạo sang các nước trong hệ thống thuộc địa của Pháp). Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi. Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. Đất nào, cây ấy. Kinh nghiệm dân gian đã chỉ rõ vai trò của đất đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp. và theo đó, cây lúa rất thích hợp với việc trồng lúa cũng như là điều kiện cơ bản để phát triển xuất khẩu lúa, gạo của nước ta. Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10 km), chảy theo hai hướng chính là tây bắc- đông nam và vòng cung. Hai sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ m3 nước. (( Đặc điểm địa hình và nguồn nước ở Thái Lan Thái Lan với tổng diện tích 513.120 km2 được chia thành 4 vùng: (i) vùng rừng núi phía bắc; (ii) vùng Đông-Bắc khô hạn với một cao nguyên rộng lớn, (iii) vùng đồng bằng trung tâm thường xuyên bị ngập lụt; và (iv) vùng bán đảo phía Nam. Trong số 26,79 triệu ha có thể phát triển nông nghiệp, chỉ có 40% được canh tác do thiếu nước. Về các yếu tố khí hậu, ngoài chế độ gió mùa Tây-Nam, Thái Lan chịu ảnh hưởng khô hạn và lạnh của của gió mùa Tây-Bắc. Lượng mưa trung bình năm ở mức 1.485 mm, trong khi vùng đông bắc chỉ ở mức 1.100 mm. Lưu vực sông Mê Công ở Thái Lan rộng 188,623 km2 chiếm 36,8% tổng diện tích lưu vực, và đóng góp 51,9 tỷ m3 chiếm 26,1% tổng lượng nước hàng năm của Thái Lan.   Nông dân ở các đồng bằng trung tâm đất nước có thể trồng lúa vào mùa khô để kiếm tiền nhưng ở miền đông bắc, người ta không trồng nhiều được”, ông Amar cho biết. Dù là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhờ diện tích trồng lúa rộng và dân số tương đối ít nhưng năng suất trồng lúa ở Thái Lan vẫn thấp và không thể dự đoán. Cho tới nay các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội và các hoạt động và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt đối với phát triển tài nguyên nước của Thái Lan rất thiếu và không hệ thống. Mức độ hợp tác trao đổi thông tin và ý kiến giữa các quốc gia trong lưu vực sông Mekong, trong đó có Việt Nam, cũng rất hạn chế phần lớn do chính sách của các cơ quan đối tác của Thái Lan trong trao đổi và chia sẻ thông tin số liệu. Các nguồn thông tin từ cộng đồng tài trợ cũng rất hạn chế do Thái Lan không thuộc diện nhận tài trợ phát triển như các quốc gia khác trong MRC Về lao động, Việt Nam là nước có lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao: trên 70% lực lượng lao động cả nước. Thu nhập bình quân đầu người thấp – giá nhân công rẻ. Điều này làm cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có giá thành thấp, tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới. Việt Nam có thể tận dụng ưu thế về đất đai, khí hậu và lao động để sản xuất những sản phẩm xuất khẩu chứa hàm lượng tài nguyên và lao động cao, còn vốn và kỹ thuật thấp. Do vậy, Việt Nam chọn phát triển sản xuất lúa gạo là ngành chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân là hoàn toàn đúng đắn cả về lý thuyết và thực tiễn. Sản xuất lúa gạo thể hiện rõ các đặc tính của sản xuất nông nghiệp. Thứ nhất, thực hiện sản xuất trên diện rộng và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai, nguồn nước...Thứ hai, tiến hành sản xuất cần nhiều lao động do tính chất phân bố rộng của sản xuất và đòi hỏi bắt buộc khi thực hiện công việc. Sản xuất lúa cho phép tận dụng tốt ưu thế về lao động và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời hạn chế những khó khăn về vốn, kỹ thuật - công nghệ. 3.1.2 Yếu tố tăng cường: 3.1.2.1 Phương tiện nghiên cứu Hiện nay cả nước có khoảng 14 viện nghiên cứu rải đều trong cả nước, ngoài ra còn có các trường đại học nghiên cứu và phát triến giống lúa và các loại thuốc trừ sâu bệnh cho cây lúa. Các viện nghiên cứu đều được trang bị các thiết bị hiện đại nhằm phục vụ tối đa các việc nghiên cứu. 3.1.2.2 Bí quyết Một số vùng bị nhiễm phèn, người nông dân ngoài việc dùng các loại vôi hay phân bón làm giảm lượng phèn, còn dùng thêm bột thuốc lá để tăng độ xốp của đất, nhiều dinh dưỡng, hạn chế tác hại của phèn, sâu đục thân và các loại rầy… 3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng Khi nói đến cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chúng ta thường nhắc tới các hạng mục công trình như: Đường giao thông (trong thôn, liên thôn, liên xã, liên huyện...), hệ thống thuỷ lợi (các công trình thuỷ nông tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp), hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống điện, công trình văn hoá thể thao, trạm y tế, trường học, thông tin liên lạc...   Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Nhờ tập trung đầu tư của Nhà nước, cùng với sự đóng góp của nhân dân, cơ sở hạ tầng nông thôn đã được cải thiện đáng kể, điều kiện sống, ăn ở, đi lại học hành, bộ mặt kinh tế-xã hội ở nông thôn có sự thay đổi rõ rệt. Từ năm 1999 đến nay đã huy động được trên 29 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn trong nước, kết hợp với tài trợ quốc tế để xây dựng giao thông nông thôn. Trong đó nhân dân đóng góp hơn 12 nghìn tỷ đồng (chiếm 41,99%) và hơn 409 triệu ngày công lao động; địa phương đóng góp hơn 9,7 nghìn tỷ đồng (33,26%); Trung ương hỗ trợ hơn 2,5 nghìn tỷ đồng (8,76%); các nguồn huy động khác hơn 4,6 nghìn tỷ đồng (15,99%). (((Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường, nhất là thuỷ lợi, giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, làm thay đổi bộ mặt nông thôn Giao thông nông thôn: Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, giao thông nông thôn có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ngoài việc phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn, các địa phương đã tích cực huy động các nguồn lực tham gia xây dựng các cống qua đường, nâng cấp và xã hội hệ thống đường nội bộ xã, liên thôn, xoá cầu khỉ ở Đồng bằng sông Cửu Long… đến năm 2006 cả nước có 8.792 xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã, chiếm 96,9% tổng số xã (năm 2001 là 94,2%); trong đó có 8.488 xã (chiếm 93,55%) có đường ô tô đi lại quanh năm, có 6.356 xã (chiếm 70%) đường ô tô được nhựa, bê tông hoá… góp phần thu hút các nhà đầu tư về nông thôn, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo và giải quyết nhiều vấn đề kinh tế, xã hội khác. Về thuỷ lợi: Tới nay, cả nước có trên 1.952 hồ chứa có dung tích chứa trên 0,2 triệu m3 nước; 10 ngàn trạm bơm, 1000km kênh trục chính... Tổng năng lực thiết kế tưới của các hệ thống đảm bảo cho 11,45 triệu ha gieo trồng, trong đó tưới cho 6,85 triệu ha đất lúa, 1 triệu ha rau màu; đảm bảo tiêu cho khoảng 1,71 triệu ha, ngăn mặn cho 0,87 triệu ha, cải tạo 1,6 triệu ha đất, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ trên 5 tỷ m3/năm Trong giai đoạn 2001-2005, năng lực tưới đã tăng thêm 575 ngàn ha, năng lực tiêu tăng thêm 235 ngàn ha. Đã kiên cố hoá trên 15.000 km kênh mương “Trung ương, địa phương; nhà nước và n
Luận văn liên quan