Tiểu luận Phân tích môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam

Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu của thế giới, việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài là một điều vô cùng quan trọng trong nền kinh tế chậm phát triển như Việt Nam . Việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài có rất nhiều lợi ích như: giúp thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng có hiệu quả, giúp giải quyết những vẫn đề khó khăn về kinh tế xa hội trong nước Môi trường đầu tư là một cơ sở rất quan trọng để các nhà đầu tư lựa chọn quốc gia tiếp nhận vốn phù hợp và mang đến lợi nhuận cao nhất cho mình. Việt Nam, với những lợi thế so sánh sẵn có cùng với chính sách mở cửa hội nhập của Đảng và Nhà nước, đã trở thành một quốc gia có môi trường đầu tư hấp dẫn với nước ngòai. Tuy nhiên, nước ta vẫn phải đang đối mặt với những tồn tại cần khắc phục của môi trường đâu tư. Do đó, mục tiêu của đề tài chính là nghiên cứu và đánh giá các khía cạnh trong môi trường đầu tư của Việt Nam, tìm hiểu những bài học kinh nghiệm về đầu tư quốc tế của nước ngoài. Từ đó rút ra bài học và những giải pháp cần phải thực hiện tiến tới hòan thiện môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam. Tuy nhiên để thu hút được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài thì điều quan trọng nhất mà nhà nước và doạnh nghiệp cần hợp tác đó là tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi nhất, điều chỉnh hệ thống pháp luật ngày càng hiệu quả hơn đồng thời phải đánh giá được hiện trạng của môi trường nước ta hiện nay để có hướng đi thích hợp

pdf207 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5664 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Phân tích môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam Contents LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................4 CHƯƠNG I ............................................................................................................................4 NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ ........................................4 1. Khái niệm .......................................................................................................................4 2. Các nhân tố cấu thành và tác động các nhân tố đó: ..........................................................5 2.1. Môi trường nước đầu tư ...........................................................................................5 2.2. Môi trường nước nhận đầu tư ...................................................................................8 2.3. Môi trường toàn cầu ............................................................................................... 13 3. Vai trò của nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế ......................................................... 14 3.1 Đối với các nhà lãnh đạo ở cấp vĩ mô ...................................................................... 14 3.2 Đối với các nhà đầu tư............................................................................................ 16 4. Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư quốc tế: ........................................................... 17 4.1. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu Global Competitiveness Index (GCI): ........................... 17 4.2. Chỉ số Thúc đẩy thương mại toàn cầu Enabling Trade Index (ETI) ......................... 33 4.3.Chỉ số thuận lợi kinh doanh của World Bank (Ease of Doing Business Index) ......... 35 5. Kinh nghiệm về hoàn thiện môi trường đầu tư quốc tế và bài học rút ra để tăng cường thu hút vốn đầu tư ................................................................................................................. 40 5.1 Môi trường đầu tư của Trung Quốc và những biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu hut vốn từ nước ngoài .................................................................................................. 40 5.2 Môi trường đầu tư của Singapore và những biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu hut vốn từ nước ngoài .................................................................................................. 46 5.3 Kinh nghiệm của Thái Lan và Malaysia: đầu tư theo hướng chọn lọc ...................... 50 5.4 Kinh nghiệm Nhật Bản trong thu hút đầu tư nước ngoài .......................................... 50 5.5 Bài học kinh nghiệm cho hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam .......... 52 CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................... 60 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM .............................. 60 1. Phân tích môi trường đầu tư quốc tế ........................................................................ 60 1.1 Môi trường chính trị-xã hội .................................................................................. 60 1.2 Môi trường văn hóa .............................................................................................. 70 1.3 Môi trường pháp lý-hành chính ............................................................................... 74 1.4 Môi trường kinh tế-tài nguyên .............................................................................. 91 Hình 27: Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam 2005-2012 ................... 113 1.5 Môi trường tài chính ............................................................................................. 127 1.6 Môi trường cơ sở hạ tầng ................................................................................... 147 1.7 Môi trường lao động .......................................................................................... 158 1.8 Môi trường quốc tế ............................................................................................ 170 2. Xếp hạng môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam ..................................... 171 2.1 Theo WorldBank ................................................................................................... 171 2.2 Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ................................................................... 186 3. Kết luận về môi trường đầu tư ............................................................................... 193 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ...................................................................................... 198 1. Môi trường chính trị xã hội .................................................................................... 198 2. Môi trường văn hóa ............................................................................................... 200 3. Môi trường pháp luật- hành chính .......................................................................... 201 4. Môi trường kinh tế-tài nguyên ............................................................................... 202 5. Môi trường tài chính .............................................................................................. 204 6. Môi trường cơ sở hạ tầng ....................................................................................... 204 7. Môi trường lao động .............................................................................................. 205 8. Môi trường quốc tế ................................................................................................ 206 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu của thế giới, việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài là một điều vô cùng quan trọng trong nền kinh tế chậm phát triển như Việt Nam . Việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài có rất nhiều lợi ích như: giúp thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng có hiệu quả, giúp giải quyết những vẫn đề khó khăn về kinh tế xa hội trong nước… Môi trường đầu tư là một cơ sở rất quan trọng để các nhà đầu tư lựa chọn quốc gia tiếp nhận vốn phù hợp và mang đến lợi nhuận cao nhất cho mình. Việt Nam, với những lợi thế so sánh sẵn có cùng với chính sách mở cửa hội nhập của Đảng và Nhà nước, đã trở thành một quốc gia có môi trường đầu tư hấp dẫn với nước ngòai. Tuy nhiên, nước ta vẫn phải đang đối mặt với những tồn tại cần khắc phục của môi trường đâu tư. Do đó, mục tiêu của đề tài chính là nghiên cứu và đánh giá các khía cạnh trong môi trường đầu tư của Việt Nam, tìm hiểu những bài học kinh nghiệm về đầu tư quốc tế của nước ngoài. Từ đó rút ra bài học và những giải pháp cần phải thực hiện tiến tới hòan thiện môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam. Tuy nhiên để thu hút được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài thì điều quan trọng nhất mà nhà nước và doạnh nghiệp cần hợp tác đó là tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi nhất, điều chỉnh hệ thống pháp luật ngày càng hiệu quả hơn đồng thời phải đánh giá được hiện trạng của môi trường nước ta hiện nay để có hướng đi thích hợp. CHƯƠNG I NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 1. Khái niệm Môi trường đầu tư quốc tế là tổng hòa các yếu tố vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên, tình hình chính trị, chính sách pháp luật, trình độ phát triển kinh tế, đặc điểm văn hoá -xã hội của một quốc gia mà các nhà đầu tư cần phải xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư vào khu vực hoặc quốc gia đó. Các nhóm yếu tố này có thể làm tăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư, vì vậy ảnh hưởng đến việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài ở nước nhận đầu tư. 2. Các nhân tố cấu thành và tác động các nhân tố đó: Môi trường đầu tư quốc tế bao gồm 3 thành phần cơ bản : môi trường nước đầu tư, môi trường nước nhận đầu tư và môi trường toàn cầu. - Môi trường nước đầu tư, còn được gọi là nhóm các yếu tố đẩy, là các yếu tố trong môi trường kinh doanh của một quốc gia có tác động thúc đẩy, khuyến khích hay hạn chế các nhà đầu tư trong nước quyết định đầu tư ra nước ngoài. - Môi trường nước nhận đầu tư là các yếu tố trong môi trường kinh doanh của một quốc gia có tác động lôi kéo, thu hút hay hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư. Do đó, các yếu tố này còn được gọi là nhóm các yếu tố kéo. - Môi trường toàn cầu là các yếu tố có tác động đến hoạt động của các nhà đầu tư trên phạm vi toàn cầu, bất kể nhà đầu tư đang hoạt động ở quốc gia nào. Hoạt động đầu tư dù là gián tiếp hay trực tiếp đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự tương tác giữa các thành phần này. 2.1. Môi trường nước đầu tư 2.1.1 Yếu tố tự nhiên Quyết định đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư trong nước phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên nước đó, chẳng hạn như: - Khan hiếm về nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ dẫn đến nhu cầu lớn về nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất, do đó buộc các nhà đầu tư trong nước phải đầu tư vào các quốc gia khác để khai thác, tận dụng nguồn tài nguyên của các nước này. - Những bất lợi chung về vị trí địa lý, địa hình có thể gây nhiều khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó điều kiện khí hậu bất lợi cũng có những ảnh hưởng lớn đến năng suất của các ngành kinh tế trong nước, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Đây cũng được xem là những nguyên nhân thúc đẩy nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư sang các quốc gia khác;… 2.1.2. Yếu tố văn hóa - xã hội Nhà đầu tư khi quyết định đầu tư ra nước ngoài thường dựa vào đặc điểm xã hội của quốc gia mình. Đó có thể là: - Dân số già dẫn đến thiếu hụt lao động cho sản xuất khiến nhà đầu tư phải tìm đến các quốc gia có lực lượng lao động trẻ. - Tiền lương phải trả cho lao động quá cao thì nhà đầu tư sẽ hướng đến các quốc gia có dân số đông và lương nhân công rẻ. - Sự tương đồng về văn hóa cũng như lịch sử phát triển giữa hai quốc gia cũng thúc đẫy các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào nước kia;… 2.1.3. Yếu tố chính trị Chính sách khuyến khích hay hạn chế đối với đầu tư nước ngoài của chính phủ một nước thường dựa trên quan điểm chính trị cũng như mối quan hệ chính trị với các quốc gia khác trên thế giới. Ví dụ như: - Khuyến khích đầu tư sang những nước mà quốc gia có quan hệ tốt đẹp hay có chính sách thiết lập quan hệ trong tương lai. - Hạn chế đầu tư sang các nước có quan hệ căng thẳng hay bất đồng về quan điểm chính trị. Ban hành các bộ luật cấm vận kinh tế đối với một số quốc gia. - Ngoài ra, chính phủ nước đầu tư thường tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước bằng cách ký kết các hiệp định song phương hoặc đa phương với các quốc gia đối tác, thỏa thuận những điều kiện hợp tác và những nguyên tắc cơ bản nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình tiếp cận hoặc kinh doanh tại nước kia;… 2.1.4. Yếu tố pháp luật Hệ thống luật pháp và những qui định pháp lý của một quốc gia thể hiện rõ khuynh hướng khuyến khích hay hạn chế đầu tư ra nước ngoài của chính phủ quốc gia đó. Thông thường các biện pháp được sử dụng để khuyến khích đầu tư ra nước ngoài là : - Các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (giảm mức thuế phải nộp đối với lợi nhuận chuyển từ nước ngoài về, chính phủ kí hiệp định chống đánh thuế hai lần với các nước…) - Thành lập các tổ chức xúc tiến đầu tư hay các tổ chức hỗ trợ đầu tư hải ngoại để hỗ trợ các nhà đầu tư trong nước khi đầu tư ra nước ngoài. - Bảo hiểm vốn cho các nhà đầu tư sang các nước đang phát triển (thiếu thông tin, môi trường đầu tư ẩn chứa nhiều rủ ro…) thông qua chính sách bảo hiểm vốn để khuyến khích họ mạnh dạn đầu tư;… 2.1.5. Yếu tố công nghệ Quốc gia có lợi thế cạnh tranh là trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ phát triển vượt bậc sẽ có xu hướng khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư sang các quốc gia chưa theo kịp tốc độ phát triển để tận dụng lợi thế cạnh tranh của các nước này về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá nhân công... để phục vụ cho mục đích lợi nhuận. 2.1.6. Yếu tố kinh tế Đây là yếu tố quan trọng nhất và có tác động trực tiếp đến việc thúc đẩy hay hạn chế đầu tư ra nước ngoài của một quốc gia. Yếu tố này được xét dựa trên mức độ phát triển kinh tế và các chính sách kinh tế được thi hành tại quốc gia đó. Cụ thể là: - Chính phủ sẽ đề ra những chính sách hạn chế đầu tư ra nước ngoài nếu nhận thấy nền kinh tế nước mình còn kém phát triển, năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp còn yếu nhằm bảo tồn nguồn vốn, phục vụ cho đầu tư phát triển trong nước và ngược lại. - Các doanh nghiệp có khuynh hướng đầu tư ra nước ngoài để phân tán rủi ro khi nền kinh tế nội địa bất ổn.Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở nước ngoài bị giảm sút vì kinh tế nội địa bất ổn sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Mức lạm phát, lãi suất và sức mạnh đồng nội tệ so với ngoại tệ cũng có tác động lên quyết định đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư. Khi lạm phát và lãi suất trong nước thấp cũng như đồng nội tệ đang tăng giá, đầu tư ra nước ngoài có lợi hơn đầu tư trong nước nên sẽ thúc đẩy xu hướng đầu tư ra nước ngoài và ngược lại. - Khi cạnh tranh trong nước quá gay gắt, các doanh nghiệp có khuynh hướng rút vốn đầu tư ở nước ngoài về để củng cố thị trường nội địa,… 2.2. Môi trường nước nhận đầu tư 2.2.1. Yếu tố tự nhiên Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về khoảng cách, địa điểm, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, ... là những yếu tố quan trọng tác động đến tính sinh lãi hay rủi ro của các hoạt động đầu tư. Do đó tạo nên lợi thế hay bất lợi về địa điểm đầu tư so với các quốc gia khác. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ giảm được các chi phí vận chuyển, đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư, các loại hình đầu tư, cung cấp được nguồn nguyên liệu phong phú với giá cả rẻ và tiềm năng tiêu thụ lớn,… Các yếu tố này không những làm giảm được giá thành sản phẩm mà còn thu hút được các nhà đầu tư tìm kiếm nguyên liệu tự nhiên và thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, mức độ hấp dẫn còn phụ thuộc vào mốt số yếu tố như chất lượng của thị trường lao động và sức mua của dân cư. 2.2.2. Yếu tố văn hóa xã hội Các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm đến các yếu tố văn hóa – xã hội của một quốc gia trước khi quyết định đầu tư vào quốc gia đó. Đặc điểm phát triển văn hoá - xã hội của nước nhận đầu tư được coi là hấp dẫn nếu có trình độ giáo dục cao và nhiều sự tương đồng về ngôn ngữ, tôn giáo, các phong tục tập quán so với quốc gia của nhà đầu tư. Khi giữa nước nhận đầu tư và nước đầu tư có nhiều khác biệt về các đặc điểm văn hóa – xã hội thì rủi ro đối với các nhà đầu tư càng cao nếu họ không ý thức được sự khác biệt và có những điều chỉnh thích hợp. Mặt khác, chi phí cho việc điều chỉnh khác biệt là khá cao. Những khác biệt thường gặp là : - Ngôn ngữ : khác biệt ngôn ngữ sẽ cản trở khả năng giao tiếp của nhà đầu tư với các đối tượng khác tại nước nhận đầu tư. - Quan niệm về giá trị: những điều được coi là tốt đẹp đối với một nền văn hóa có thể không được chấp nhận trong nền văn hóa khác và ngược lại. - Phong tục tập quán trong sinh hoạt và kinh doanh: những hành vi được chấp nhận trong xã hội này có thể không được chấp nhận trong xã hội khác, và những thói quen trong giờ giấc, phong cách sinh hoạt và kinh doanh cũng có thể khác nhau. - Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng: vai trò của cá nhân hay cộng đồng được đánh giá cao hơn trong xã hội. - Mức độ phân chia giai tầng trong xã hội: khoảng cách giữa các tầng lớp và mức độ linh hoạt trong chuyển đổi giai tầng trong xã hội. - Quan điểm về thẩm mỹ: quan niệm về cái đẹp, cái hoàn hảo có sự khác biệt ở từng quốc gia khi đi từ Tây sang Đông. Các đặc điểm này không chỉ tác động đến khả năng hoà nhập vào cộng đồng nước sở tại của các nhà đầu tư nước ngoài mà còn tác động đến chi phí đào tạo nguồn nhân lực của họ. 2.2.3. Yếu tố chính trị Có thể nói ổn định chính trị của nước nhận đầu tư là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư, đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi vì, tình hình chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để đảm bảo các cam kết của chính phủ đối với các nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu tư, các chính sách ưu tiên đầu tư và định hướng phát triển của nước nhận đầu tư. Đồng thời, sự ổn định chính trị còn là tiền đề cần thiết để ổn định tình hình kinh tế – xã hội, nhờ đó giảm được tính rủi ro cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong yếu tố ổn định chính trị, các nhà đầu tư quan tâm về ổn định chính sách hơn là ổn định chính quyền. Nguyên nhân là do : - Nếu một quốc gia bất ổn về chính quyền sẽ dẫn đến những thay đổi về chính sách đầu tư,nhưng không phải lúc nào cũng vậy. - Ngược lại, nếu một quốc gia ổn định chính quyền nhưng chính sách đối với đầu tư nước ngoài lại thay đổi nhiều và khó dự đoán thì đối với nhà đầu tư đó vẫn là môi trường bất ổn định. Thứ hai là năng lực điều hành và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo. Mức độ tham nhũng và sự quan liêu của bộ máy điều hành có thể làm tăng chi phí hoạt động của nhà đầu tư. Do đó tính minh bạch trong quản lý nhà nước của chính phủ nước nhận đầu tư luôn là yếu tố mà nhà đầu tư cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng. Thứ ba là quan điểm về chính trị đối với đầu tư nước ngoài cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của một quốc gia. - Nếu quốc gia theo Quan điểm cấp tiến, chính phủ nước đó sẽ thi hành chính sách đóng cửa đối với đầu tư nước ngoài, các công ty đa quốc gia có trụ sở tại đó sẽ bị tịch biên, quốc hữu hóa vì Quan điểm này cho rằng các nước đi đầu tư chỉ bóc lột nước nhận đầu tư nhằm thu lợi tối đa, không mang lại lợi ích gì cho nước chỉ nhà cả. - Các quốc gia theo Quan điểm thị trường tự do thường dựa trên lý thuyết về lợi thế so sánh, sản xuất trên bình diện thế giới được phân công giữa các quốc gia, mà thi hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Quốc gia đó nhìn nhận rằng dòng chảy FDI giữa các quốc gia thông suốt sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. - Quan điểm dân tộc thực dụng cho rằng FDI có thể mang lại nhiều lợi ích cho nước tiếp nhận, nhưng đi kèm với đó là nhiều hậu quả và tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Các quốc gia có Quan điểm này vừa thi hành chính sách khuyến khích, vừa thi hành chính sách hạn chế nhằm đảm bảo lợi ích do FDI mang lại lớn hơn những bất lợi phải nhận. Thứ tư là mức độ an toàn và tình hình an ninh trật tự xã hội. Nhà đầu tư sẽ rất cân nhắc khi đổ tiền vào các quốc gia hiện đang có nguy cơ chiến tranh, khủng bố hoành hành hoặc có tỷ lệ tội phạm cao. 2.2.4. Yếu tố pháp luật Vì quá trình đầu tư có liên quan rất nhiều đến các hoạt động của các tổ chức, cá nhân và được tiến hành trong thời gian dài nên các nhà đầu tư nước ngoài rất cần có một môi trường pháp lý hợp lý và ổn định của nước nhận đầu tư. Một môi trường pháp lý được coi là hấp dẫn nếu có các chính sách, qui định hợp lý và tính hiệu lực cao trong thực hiện. Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng không chỉ để đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài mà còn là những cơ sở cần thiết cho họ tính toán làm ăn lâu dài ở nước nhận đầu tư. Những khía cạnh trong hệ thống pháp lý của nước nhận đầu tư có khả năng tác động đến hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài gồm: - Hệ thống pháp luật có đầy đủ và đồng bộ hay không? - Tính chuẩn mực và hội nhập của hệ thống pháp luật: hệ thống pháp luật có cập nhật theo kịp tốc độ hội nhập kinh tế thế giới và xung đột với hệ thống các cam kết quốc tế mà nước nhận đầu tư đã tham gia hay không. - Pháp luật có bảo đảm quyền sở hữu tài sản cả hữu hình và vô hình (quyền sở hữu trí tuệ) cho nhà đầu tư hay không? - Pháp luật có bảo đảm quyền lợi và môi t
Luận văn liên quan