Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản suất
do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu dưới tác động của
cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập trung tư bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống
nhất. Sự hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế chính
trị của các nước nói riêng và của thế giới nói chung. Đó là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế
giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi. Sự ra đời của các tổ
chức kinh tế thế giới như WTO, EU, AFTA.và nhiều tam giác phát triển khác cũng là do toàn cầu
hoá đem lại.
Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế. Đây không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất thời mà là vấn đề mang tính chất
sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này. Bởi một nước mà đi ngược
với xu hướng chung của thời đại sẽ trở nên lạc hậu và bị cô lập, sớm hay muộn nước đó sẽ bị loại
bỏ trên đấu trường quốc tế. Hơn thế nữa, một nước đang phát triển, lại vừa trải qua chiến tranh tàn
khốc, ác liệt.thì việc chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới thì lại càng cần thiết hơn
bao giờ hết. Trong quá trình hội nhập, với nội lực dồi dào sẵn có cùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ
phát triển kinh tế. Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư
nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước
kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một vấn đề bao
giờ cũng có hai mặt đối lập. Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ
thuận lợi nhưng cũng đem lại không ít khó khăn thử thách. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về môi
trường của các quốc gia khác trên thế giới trong quá trình xúc ti ến hoạt động xuất khẩu là điều hết
sức cần thiết. Điều này cung cấp rất nhiều các thông tin cần thiết và hữu ích cho các doanh nghiệp
Việt Nam trong việc lựa chọn các phương thức và cách thức thâm nhập vào thị trường nước ngoài
một cách dễ dàng hơn. Đó cũng chính là mục đích của đề tài tiểu luận “ Phân tích môi trường
Vương quốc Anh”. Bên cạnh việc phân tích các yếu tố vĩ mô của môi trường vương quốc Anh, đề
tài cũng đề xuất một phương thức thâm nhập cho lĩnh vực xuất khẩu giày da của Việt Nam -Đây là
mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang vương quốc Anh.
36 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4571 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích môi trường Vương Quốc Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Thương mại-Du lịch-Marketing
Môn: Marketing toàn cầu
TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
VƯƠNG QUỐC ANH
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Quách Thị Bửu Châu
Thành viên nhóm: Lớp
1-Phạm Việt Anh Mar1
2-Nguyễn Xuân Chương Mar1
3-Đặng Thị Kiều Oanh Mar2
4-Nguyễn Minh Đức Mar2
5-Nguyễn Công Giang Mar2
2
MỤC LỤC
Trang
Mục lục……………………………………………………………………………... 2
Lời mở đầu………………………………………………………………………… 3
I-Cơ hội, thách thức của sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang vương quốc Anh 4
1-Môi trường tự nhiên……………………………………………………… 4
1.1-Vị trí địa lý……………………………………………………….. 4
1.2-Địa hình………………………………………………………….. 4
1.3-Khí hậu…………………………………………………………… 5
1.4-Tài nguyên……………………………………………………….. 5
1.5-Mật độ dân số…………………………………………………….. 6
2-Môi trường chính trị-pháp luật………………………………………….. 6
3.1-Thể chế chính trị………………………………………………….. 6
3.2-Tình hình chính trị………………………………………………… 7
3.3-Hệ thống luật đối với các sản phẩm nhập khẩu…………………... 9
2-Môi trường kinh tế……………………………………………………….. 12
-Phân phối thu nhập…………………………………………………... 12
-Dân số………………………………………………………………... 15
-Liên kết kinh tế...…………………………………………………….. 19
-Một số yếu tố kinh tế khác…………………………………………… 23
4-Môi trường văn hóa………………………………………………………. 25
4.1-Ngôn ngữ…………………………………………………………. 25
4.2-Tôn giáo…………………………………………………………... 25
4.3Thói quen và cách ứng xử…………………………………………. 26
4.4-Ẩm thực…………………………………………………………… 27
4.5-Văn hóa vật chất………………………………………………….. 28
4.6-Thẩm mỹ………………………………………………………….. 28
4.7-Giáo dục…………………………………………………………... 31
II-Sản phẩm da giày xuất khẩu của Việt Nam……………………………………. 32
1-Thị trường Anh……..……………………………………………………... 32
2-Sản phẩm…………………………………………………………………… 33
3-Phân khúc thị trường……………………………………………………… 35
4-Đối thủ cạnh tranh…………………………………………………………. 37
5-Nhà cung ứng…...…………………………………………………………... 39
6-Các kênh phân phối………………...……………………………………… 39
7-Tiềm lực doanh nghiệp Việt Nam…..……………………………………... 41
3
LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản suất
do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu dưới tác động của
cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập trung tư bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống
nhất. Sự hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế chính
trị của các nước nói riêng và của thế giới nói chung. Đó là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế
giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi. Sự ra đời của các tổ
chức kinh tế thế giới như WTO, EU, AFTA...và nhiều tam giác phát triển khác cũng là do toàn cầu
hoá đem lại.
Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế. Đây không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất thời mà là vấn đề mang tính chất
sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này. Bởi một nước mà đi ngược
với xu hướng chung của thời đại sẽ trở nên lạc hậu và bị cô lập, sớm hay muộn nước đó sẽ bị loại
bỏ trên đấu trường quốc tế. Hơn thế nữa, một nước đang phát triển, lại vừa trải qua chiến tranh tàn
khốc, ác liệt...thì việc chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới thì lại càng cần thiết hơn
bao giờ hết. Trong quá trình hội nhập, với nội lực dồi dào sẵn có cùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ
phát triển kinh tế. Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư
nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước
kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một vấn đề bao
giờ cũng có hai mặt đối lập. Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ
thuận lợi nhưng cũng đem lại không ít khó khăn thử thách. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về môi
trường của các quốc gia khác trên thế giới trong quá trình xúc tiến hoạt động xuất khẩu là điều hết
sức cần thiết. Điều này cung cấp rất nhiều các thông tin cần thiết và hữu ích cho các doanh nghiệp
Việt Nam trong việc lựa chọn các phương thức và cách thức thâm nhập vào thị trường nước ngoài
một cách dễ dàng hơn. Đó cũng chính là mục đích của đề tài tiểu luận “ Phân tích môi trường
Vương quốc Anh”. Bên cạnh việc phân tích các yếu tố vĩ mô của môi trường vương quốc Anh, đề
tài cũng đề xuất một phương thức thâm nhập cho lĩnh vực xuất khẩu giày da của Việt Nam -Đây là
mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang vương quốc Anh.
4
I-Những cơ hội, thách thức của các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang vương
quốc Anh
1-Môi trường tự nhiên
1.1-Vị trí địa lý:
-Vương quốc Anh nằm giữa Bắc Đại Tây Dương và Biển Bắc, 35km đường bờ biển giáp với
phía tây bắc nước Pháp.
-Vương quốc Anh nằm giữa vĩ độ 49 độ và 59 độ Bắc.và kinh độ 8 độ Tây đến 2 độ Đông.
-Tổng diện tích của Vương quốc Anh là khoảng 243.610km2 bao gồm các đảo của Vương
quốc Anh, chiếm 1/6 vùng đông bắc của đảo Ireland, và các đảo nhỏ xung quanh.
1.2-Địa hình:
Phần lớn địa hình Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là những vùng đất thấp xen kẽ
với núi non.
Đường bờ biển Vương quốc Anh dài 17,820km. Vương quốc Anh kết nối với châu Âu qua đường
hầm eo biển Manche (đường hầm eo biển Anh).
Do đó khi xuất khẩu các sản phẩm qua vương quốc Anh, bên cạnh các phương tiện vận chuyển
bằng đường bộ thì các doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng các phương tiện vận chuyển đường
biển để giảm thiểu các chi phí cũng như mở rộng cách thức vận chuyển sản phẩm đến từng vùng
miền của vương quốc Anh một cách hiệu quả nhất.
1.3-Khí hậu:
Vương quốc Anh có một khí hậu ôn đới, với lượng mưa nhiều quanh năm. Nhiệt độ thay đổi
theo mùa, nhưng ít khi giảm xuống dưới -10 độ C hoặc tăng lên trên 35 độ C. Gió tây nam chủ yếu
mang theo thời tiết ẩm ướt từ Đại Tây Dương. Tuy nhiên phần Đông, nhiều nơi không có gió tây
nam nên có khí hậu khô. Mùa đông ở Vương quốc Anh trở nên ấm áp hơn nhờ dòng hải lưu Bắc
Đại Tây Dương. Mùa hè ở Vương quốc Anh, thời tiết nóng nhất ở phía đông nam nước Anh, do
vùng này gần lục địa châu Âu, trong khi đó, vùng phía bắc lại có thời tiết mát mẻ hơn. Ở Vương
quốc Anh, tuyết thường rơi vào mùa đông và đầu mùa xuân.Thời tiết tại Anh nổi tiếng là khó dự
báo, do đó hãy luôn trong tư thế sẵn sàng! Anh quốc có bốn mùa riêng biệt cho dù có sự khác nhau
giữa các vùng miền trên toàn lãnh thổ. Ví dụ, bờ biển phía nam thường có thời tiết ôn hòa nhất. Từ
tháng 11 tới tháng 2 trời có thể lạnh; áo choàng, áo khoác ấm và ủng cũng như áo mưa và ô (dù) là
những "bảo bối" không thể thiếu. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm
phục vụ khi trời lạnh tại Anh như áo choàng, áo đi mưa, giày long, ủng,…. Miền nam không có
nhiều tuyết, trong khi đó phía bắc và Scotland thường sẽ có tuyết rơi nặng hạt vào mùa đông.
1.4-Tài nguyên:
Vương quốc Anh có nhiều tài nguyên thiên nhiên bao gồm:
* Địa chất: than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, đá vôi, đá phấn, thạch cao, silica, đá muối, cao lanh,
quặng sắt, thiếc, bạc, vàng, chì.
5
* Nông nghiệp: đất trồng trọt, lúa mì, lúa mạch, cừu
Vương quốc Anh có nhiều than đá , khí tự nhiên, và dầu mỏ dự trữ; ngành sản xuất năng lượng
chiếm 10% GDP. Do vị trí địa lý là một quần đảo, Anh có tiềm năng lớn để sản xuất điện từ năng
lượng sóng biển và thủy triều.
1.5-Mật độ dân số:
Anh là quốc gia có dân số trung bình 61.113.205 triệu người (2009). Mức tăng dân số chậm hằng
năm là 0.05%. Mật độ dân số là 248 người/km2 (2004)
2-Môi trường chính trị, luật pháp của Anh
2.1-Thể chế chính trị: quân chủ nghị viện.
* Hiến pháp: Hiến pháp Vương Quốc Anh đã tồn tại qua nhiều thế kỷ. Không giống như hiến pháp
Mỹ, Pháp và một số nước thuộc Khối Thịnh vượng chung, hiến pháp Vương Quốc Anh không được
tập hợp thành một văn kiện thống nhất, mà nó bao hàm trong các luật chung (tập quán pháp, tiền lệ
pháp), các ngành luật và các ước lệ. Tuy nhiên, Vương Quốc Anh có các văn kiện mang tính hiến
pháp có tính quan trọng nhất định
* Cơ quan lập pháp:
-Nghị viện: Cơ quan lập pháp đại diện cho nhân dân Anh gồm ba thành tố: nhà vua, Hạ viện và
Thượng viện.
-Hạ viện bao gồm 659 thành viên được bầu gọi là các Nghị sĩ (Members of Parliament) viết tắt là
MPs. Chức năng chính của Hạ viện là lập pháp bằng cách thông qua các đạo luật của Nghị viện,
thảo luận các vấn đề chính trị hiện hành.
-Thượng viện hiện nay gồm 669 thành viên không bầu cử . Chức năng lập pháp chính của Thượng
viện là nghiên cứu và xem xét các dự thảo luật của Hạ viện. Thượng viện đóng vai trò là toà phúc
thẩm cao nhất. Thông thường Thượng viện không có quyền ngăn cản các dự luật trở thành luật
chính thức nếu Hạ viện nhất quyết bảo lưu ý kiến.
* Cơ quan hành pháp: Nữ Hoàng (Vua) đứng đầu Nhà nước, theo chế độ cha truyền con nối. Thủ
tướng đứng đầu chính phủ.
* Cơ quan tư pháp: Tòa Kháng án (Thượng viện Anh), Tòa án tối cao. Hệ thống tư pháp hoạt
động dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Thượng viện (vừa là chánh án, vừa là thành viên chính phủ).
Theo quy định, chánh án (dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng) có quyền bổ nhiệm các thẩm phán của tất
cả các tòa án ở nước Anh.
* Chế độ bầu cử: phổ thông đầu phiếu; cử tri từ 18 tuổi trở lên.
* Các đảng phái lớn: Ở Vương quốc Anh có ba chính đảng chính, gồm Công Đảng – hiện đang
cầm quyền – Đảng Bảo thủ và Đảng Dân chủ Tự do.
Một số đảng phái chính trị nhỏ khác cũng có đại diện trong nghị viện Vương quốc Anh và châu Âu,
và trong các cơ quan chính quyền phân cấp ở Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland.
2.2-Tình hình Chính Trị của vương quốc Anh
6
Bản đồ mô tả mức độ ổn định chính trị của các nước trên thế giới năm 2009
Từ bản đồ trên ta thấy nước Anh là có nền chính trị ổn định và ít có những rủi ro. Điều này
là thông tin rất tốt đối với tất cả các nước xuất khẩu vào Anh kể cả Việt Nam. Nền chính trị ổn định
làm cho việc kinh doanh ở Anh ít có rủi ro hơn, chúng ta có thể đầu tư vào các ngành có chiến lược
phát triển lâu dài như thực phẩm, may mặc,....Tuy nhiên chúng ta cũng gặp những thách thức từ các
đối thủ cạnh tranh. Do môi trường kinh doanh ổn định nên có nhiều doanh nghiệp muốn tham gia
hoạt động do vậy mức độ cạnh tranh cao hơn.
Về hoạt động Marketing Mix, khi nền chính trị ổn định ảnh hướng đến các chiến lược giá,
chiến lược phân phối, và chiến lược xúc tiến. Ví dụ, chiến lược phân phối của chúng ta có đầu tư
mang tính lâu dài bền vững, đầu tư nhiều cho kênh phân phối phát triển dễ tiếp xúc, gần với khách
hàng nhất. Chiến lược xúc tiến xây dựng thương hiệu có giá trị cao, lâu dài, đẩy mạnh các hoạt
động quảng cáo, PR nhằm định vị thương hiệu trong khách hàng mục tiêu, tăng vị thế cạnh tranh.
Do sự ổn định chính trị chiến lược giá mang tính bền vững, không cần đặt mục tiêu thu hồi vốn
trong thời gian ngắn, do vậy giá sẽ phù hợp với khách hàng mục tiêu hơn.
Tuy nhiên chính trị Anh vẫn còn tồn tại một số bất ổn ta có thể điểm qua một số sự kiện sau:
-8/2011 Bạo động ở Anh khởi phát sau khi anh thanh niên Mark Duggan 29 tuổi bị cảnh sát bắn
chết, các cuộc bạo động lan rộng trên các thành phố London, Manchester, Salford, Gloucester,
Leicester, Wolverhampton và West Bromwich
-London (tháng Ba 2011): Nhiều nhóm đã nhân cuộc biểu tình lớn của nghiệp đoàn chống việc
chính phủ cắt giảm chi tiêu công cộng đã đập phá các cửa hiệu và ngân hàng ở trung tâm London.
Một nhóm xông vào chiếm hai siêu thị hạng sang Fortnum và Mason, trong khi các mục tiêu khác
bao gồm khách sạn Ritz và cột tượng Nelson ở quảng trường Trafalgar Square.
7
-London (tháng Mười Một 2010): Tân chính phủ liên minh công bố một loạt cắt giảm trong ngân
sách giáo dục bậc đại học và bỏ giới hạn học phí. Sinh viên học sinh trên khắp nước kéo về London
phản đối. Cuộc biểu tình ban đầu diễn ra hòa hoãn đã trở nên bạo động khi một nhóm nhỏ xông vào
đập phá trụ sở của Đảng Bảo Thủ.
Bạo động đã phản ánh thái độ bất mãn của hầu hết thanh niên Anh với kế hoạch cắt giảm chi
tiêu công 80 tỉ bảng đến năm 2015. Họ cho rằng chính sách thắt lưng buộc bụng khiến họ mất cơ
hội việc làm, học hành, giới trẻ bị tước đi nhiều quyền lợi, các dịch vụ công bị cắt giảm nhiều và
cách hành xử thô bạo của cảnh sát đối với thanh niên da đen.
Có thể nói rằng tình hình bất ổn trên cũng là do hậu quả của cuộc khủng hoàng kinh tế là
thâm hụt ngân sách quốc gia. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh
cũng như chiến lược marketing của các doanh nghiệp Việt Nam.
Đầu tiên ta thấy rằng, khi nước Anh cũng gặp khó khăn trong việc khủng hoảng kinh tế thì
có thể tạo ra cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Sản phẩm của Việt Nam có lợi thế
giá thành rẻ hơn do chí phí sản xuất tại Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều so với các quốc gia Châu Âu.
Khi nền kinh tế gặp khó khăn thì người tiêu dùng tính toán kĩ hơn trong chi tiêu của họ, họ ưa
chuộng các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, và các sản phẩm có giá rẻ hơn mà vẫn đáp ứng được các
yêu cầu về mặt chỉ tiêu kỹ thuật. Khi đó doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lớn để tăng doanh thu
kinh doanh. Tuy nhiên sự bất ổn cũng tạo cho doanh nghiệp Việt Nam những nguy cơ. Ví dụ việc
gián đoạn trong kinh doanh, sự mất mát, tổn thất do tàn phá.
Sự bất ổn trong chính trị ảnh hưởng rất lớn tới chiến lược marketing Mix. Tùy vào tính chất
của bất ổn và thời gian duy trì mà có tác động khác nhau. Khi đó chúng ta phải thận trọng hơn trong
việc phân phối, chú trọng phân phối tới những vùng ổn định hơn, điều này ảnh hưởng tới chi phí
phân phối, làm tăng giá cả của hàng hóa. Phân phối hàng hóa ở những khu vực khác nhau có
phương tiện truyền thông khác nhau làm ảnh hưởng tới việc xúc tiến của doanh nghiệp, hơn nữa khi
bất ổn kéo dài thì ta hướng tới mục tiêu doanh thu hơn là xây dựng thương hiệu, nên các chi phí về
PR được giảm bớt, quảng cáo có thể tăng cường nhằm tăng doanh thu.
2.3-Hệ thống luật của Anh đối với các sản phẩm nhập khẩu:
+Thuế nhập khẩu:
Nước Anh có biểu thuế chung áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước không phải là thành
viên của EU và mức thuế là 17,5% áp dụng cho tất cả các giao dịch kinh doanh có bao gồm các mặt
hàng nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu của Anh được tính dựa trên phần trăm của trị giá hàng hoá ngoại trừ một số mặt
hàng đặc biệt phải chịu mức thuế chi tiết (ví dụ bao nhiêu euro trên 1 kg hàng hoá).
Ngoài ra, Anh còn áp dụng hệ thống thuế ưu đãi phổ cập GSP (Generalised System of Preferences)
cho phép hàng hoá nhập khẩu từ các nước đang phát triển được giảm thuế hoặc chịu mức thuế suất
bằng 0%. Tuy nhiên, theo thông báo của EU, kể từ ngày 1/1/2009 EU sẽ bãi bỏ Quy chế ưu đãi thuế
quan phổ cập (GSP) đối với mặt hàng giày da Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU. Khi đó,
mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào Anh sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu từ 3-5%.
+Thuế giá trị gia tăng (VAT)
8
Hầu hết hàng hoá nhập khẩu đều phải chịu thuế VAT. Hiện tại Anh có ba mức thuế: mức thuế tiêu
chuẩn 17,5%, mức thuế đã được miễn trừ 5% và mức thuế 0%. Những mặt hàng được miễn giảm
thuế gồm nguyên nhiên liệu nội địa, các sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu, các sản phẩm vệ sinh phụ nữ
hay ghế ngồi trong ôtô cho trẻ nhỏ. Mức thuế 0% được áp dụng cho các mặt hàng như thức ăn
(không bao gồm đồ ăn trong nhà hàng hoặc cửa hàng bán đồ ăn nhanh), sách báo, giày dép và quần
áo trẻ em, các phương tiện giao thông công cộng. Thuế VAT được xác định dựa vào tổng trị giá
hàng hoá, chi phí bảo hiểm, vận chuyển cộng thêm tổng thuế thu nhập phải trả.
Mức thuế VAT phổ biến của Anh là 17,5%.
+Thuế chống bán phá giá
Thuế chống bán phá giá là loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu nhằm chống lại việc hàng hoá bị bán
phá giá ở châu Âu (tức là bán với giá thấp hơn so với giá trị thông thường của hàng hoá đó). Mỗi
một mức thuế chống bán phá giá có thể áp dụng cho một số mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ tại một
số nước nhất định hoặc được xuất khẩu bởi một số nhà xuất khẩu nhất định.
Có 2 hình thức đánh thuế chống bán phá giá: hoặc là tạm thời (đánh thuế 6 tháng đầu và sau đó gia
hạn thêm 3 tháng tiếp theo) hoặc là đánh thuế cuối cùng (đánh thuế 5 năm 1 lần).
Các rào cản về thuế tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, làm giá của sản phẩm cao hơn.
+Quy định xuất xứ
Tất cả hàng hoá nhập khẩu vào Anh phải được ghi tên nước xuất xứ (nước sản xuất) theo yêu cầu
của hải quan. Việc ghi tên nước xuất xứ trên hàng hoá phải được thiết kế theo cách thức và ở vị trí
do các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động nhập khẩu hàng hoá đó quy định.
Quy định này ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp để khách hàng tin tưởng
vào chất lượng sản phẩm cho dù sản phẩm đó được sản xuất từ nước có nền kinh tế, công nghệ kém
phát triển hơn. Bên cạnh đó sản phẩm phải có chất lượng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cả
hai đều ảnh hưởng đến chi phí do vậy giá của sản phẩm sẽ tăng.
+Quy định về bao gói và nhãn mác
Nước Anh yêu cầu hàng hoá phải có nhãn mác thể hiện nguồn gốc, cân nặng, kích thước và
thành phần cấu tạo của sản phẩm để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Nhãn mác hay nhãn hiệu phải
gắn với bất cứ một mặt hàng nào khi đem ra bán lẻ. Nếu như sản phẩm không thể gắn hay đóng dấu
nhãn mác thì những thông tin về hàng hoá phải được ghi trên phiếu đóng gói đi kèm sản phẩm hoặc
ghi trên một tờ riêng giới thiệu về sản phẩm. Mặc dù đơn vị mét vẫn được dùng để đo kích thước và
khối lượng hàng hoá nhưng việc sử dụng nhãn mác với đơn vị đo bằng mét và đơn vị đo tiêu chuẩn
vẫn được cho phép sử dụng ở Anh. Những sản phẩm không có xuất xứ từ châu Âu phải tuân theo
những tiêu chuẩn về bao gói và nhãn mác. Những sản phẩm thức ăn dành cho người và động vật mà
có chứa chất GM (genetically modified) phải được đóng nhãn mác một cách thích hợp. Để biết
thêm thông tin về các quy định về bao gói và nhãn mác có thể vào website của Cơ quan về Tiêu
chuẩn Lương thực, thực phẩm của Anh (UK Food Standard Agency) www.food.gov.uk .
+Yêu cầu về nhãn mác đối với thuốc trừ sâu
9
Ngoài việc tuân thủ Nghị định 91/414/ECC do Cục Liên bang Môi trường ban hành, việc
bán và sử dụng sản phẩm thuốc trừ sâu còn được quản lý bởi Hệ thống phân loại của cộng đồng
chung châu Âu (European Communities Classification) cũng như các quy định về bao gói và nhãn
mác áp dụng với sản phẩm là thuốc trừ sâu ra đời năm 1994. Các sản phẩm thuốc trừ sâu bao gồm:
chất diệt cỏ, chất diệt côn trùng, chất diệt nấm, sơn khử mùi, chất bảo quản gỗ. Việc nhập khẩu và
bán các sản phẩm này sẽ bị coi là bất hợp pháp nếu không có sự thông báo, kiểm tra, và không
được sự cho phép của Cơ quan về an toàn thuốc trừ sâu (Pesticide Safety Directorate Department).
+Sức khoẻ
Vấn đề sức khoẻ và an toàn ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với từng cá nhân ở Anh. Các vấn
đề này ngày càng ảnh hưởng mạnh hơn đến việc xây dựng chính sách của cả chính phủ và giới kinh
doanh. Nhiều biện pháp đã và đang được thi hành nhằm bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho người tiêu
dùng. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng chủng loại hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Anh
các doanh nghiệp Việt Nam cần biết phải biết những quy định của EU về vấn đề này. Dưới đây là
một số quy định về sức khoẻ và an toàn mà EU đặt ra đối với các nhà xuất khẩu của các nước đang
phát triển như Việt Nam.
+Tiêu chuẩn hàng nông sản - GAP:
Người tiêu dùng Anh và các nước châu Âu rất quan tâm tới ảnh hưởng của nông nghiệp đối
với an toàn thực phẩm và môi trường. Để đảm bảo những vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm, EU
đã xây dựng hệ thống những chỉ dẫn canh tác (GAP) trong sản xuất nông nghiệp. GAP bao gồm các
tiêu chuẩn về chăm sóc đất trồng, sử dụng phân bón, theo dõi sâu bệnh, bảo vệ mùa màng, thu
hoạch, sau thu hoạch, sức khoẻ và sự an toàn đối với người sản xuất. Trong những năm tới, các nhà
sản xuất rau quả tươi muốn cung cấp hàng cho các siêu thị ở EU sẽ phải chứng minh được rằng các
sản phẩm của họ được sản xuấ