Tiểu luận Phân tích nhu cầu sử dụng vốn của công ty TNHH TTL , thuận lợi và khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng thương mại

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được quan niệm là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp. Khái niệm này không những chỉ ra vốn là một yếu tố đầu vào của sản xuất mà còn đề cập tới sự tham gia của vốn không chỉ bó hẹp trong một quá trình sản xuất riêng biệt, chia cắt mà trong toàn bộ mọi quá trình sản xuất liên tục trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp. Như vậy, vốn là yếu tố số một của mọi hoạt động sản suất kinh doanh, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Vì vậy các doanh nghiệp cần thiết phải nhận thức đầy đủ hơn về vốn cũng như những đặc trưng của vốn. Điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp vì chỉ khi nào các doanh nghiệp hiểu rõ được tầm quan trọng và giá trị của đồng vốn thì doanh nghiệp mới có thể sử dụng nó một cách có hiệu quả được. Các đặc trưng cơ bản của vốn : - Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định. Có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp. - Vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh. - Vốn phải được tích tụ và tập trung đến m ột lượng nhât định mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. - Vốn có giá trị về mặt thời gian. Điều này rất có ý nghĩa khi bỏ vốn vào đầu tư và tính hiệu quả sử dụng của đồng vốn. - Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn vô chủ và không có ai quản lý. - Vốn được quan niệm như một hàng hóa và là một hàng hoá đặc biệt có thể mua bán quyền sử dụng vốn trên thị trường vốn, thị trường tài chính. - Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của các tài sản hữu hình ( bằng phát minh sáng chế, các bí quyết công nghệ, vị trí kinh doanh, lợi thế trong sản xuất )

pdf29 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2093 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích nhu cầu sử dụng vốn của công ty TNHH TTL , thuận lợi và khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠO HỌC -------o0o------- Tiểu luận môn học Phân tích nhu cầu sử dụng vốn của công ty TNHH TTL , thuận lợi và khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng thương mại Sinh viên thực hiện : PHẠM VĂN TÙNG (CH 210538) TRẦN PHƯƠNG THANH NGUYỄN THÀNH LUÂN Lớp : CH21E Hà Nội 2013 1 MỤC LỤC CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ....................................................................4 1.1.KHÁI NIỆM...............................................................................................4 1.2.PHÂN LOẠI VỐN .................................................................................5 1.2.1 VỐN CHỦ SỞ HỮU..................................................................................6 1.2.2 VỐN HUY ĐỘNG CỦA DOA NH NGHIỆP..............................................6 1.3. VAI TRÒ CỦA VỐN VỚI DOANH NGHIỆP ............................................8 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN C ỦA C ÔNG TY CỔ PHẦN TTL.........................................................................................................................................10 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TTL................................. 10 2.1.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY............................................10 2.1.2.CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH CỦA CÔNG TY..........................12 2.2.TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH TTL.....................................12 2.2.1. MỘT SỐ NÉT VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ……………....................12 2.2.2. VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.................................……........…… 17 .2.3. PHƯƠNG ÁN KINH DOANH ……… .........................................…….17 2.3.1. PHƯƠNG ÁN KINH DOANH................................................................17 2.3.2.TÍNH HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN KINH DOANH.........................19 2 2.3.3.TÀI SẢN ĐẢM BẢO................................................................................22 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH C ÁC THUẬN LỢ I, KH Ó KHĂN MÀ DO ANH NGHIỆP GẶP PHÀI KHI HUY ĐỘ NG VỐN Q UA CÁC NGUỒN TÀI TRỢ.........................................................................................................................................23 3.1.BỐI CẢNH CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.................................23 3.2. HUY ĐỘNG VỐN TỪ NGUỒN TÀI CHÍNH TRỰC TIẾP......................25 3.3.HUY ĐỘNG VỐN TỪ NGUỒN TÀI CHÍNH GIÁN TIẾP-VAY VỐN NGÂN HÀ NG....................................................................................................26 3.3.1. HUY ĐỘNG VỐN BẰNG TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI........................26 3.3.2.HUY ĐỘNG VỐN TỪ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.................................27 3.3.3. HUY ĐỘNG VỐN TỪ THUÊ, MUA......................................................28 4. GIẢI PHÁP CHO CÔNG TY TNHH TTL HUY ĐỘNG VỐN TỪ CÁC NGUỒN TÀI TRỢ.............................................................................................28 4.1. THỰC HIỆN MINH BẠCH TÀI CHÍNH..................................................28 4.2.XÂY DỰNG MỘT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH HIỆU QUẢ................29 4.3. CÔNG TY CẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TỒN KHO HIỆN NAY...........29 4.4.TÌM NGUỒN NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO RẺ HƠN, TĂNG TÍNH CẠNH TRA NH CỦA HÀNG HÓA..............................................................................29 4.5. CẢI THIỆN ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH.........................................................29 4.6. CẤP NHẬT THÔNG TIN NHANH CHÓNG KỊP THỜI..........................29 KẾT LUẬN...............................................................................................29 3 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1. Khái niệm vốn Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được quan niệm là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp. Khái niệm này không những chỉ ra vốn là một yếu tố đầu vào của sản xuất mà còn đề cập tới sự tham gia của vốn không chỉ bó hẹp trong một quá trình sản xuất riêng biệt, chia cắt mà trong toàn bộ mọi quá trình sản xuất liên tục trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp. Như vậy, vốn là yếu tố số một của mọi hoạt động sản suất kinh doanh, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Vì vậy các doanh nghiệp cần thiết phải nhận thức đầy đủ hơn về vốn cũng như những đặc trưng của vốn. Điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp vì chỉ khi nào các doanh nghiệp hiểu rõ được tầm quan trọng và giá trị của đồng vốn thì doanh nghiệp mới có thể sử dụng nó một cách có hiệu quả được. Các đặc trưng cơ bản của vốn : - Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định. Có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp. - Vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh. - Vốn phải được tích tụ và tập trung đến m ột lượng nhât định mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. - Vốn có giá trị về mặt thời gian. Điều này rất có ý nghĩa khi bỏ vốn vào đầu tư và tính hiệu quả sử dụng của đồng vốn. - Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn vô chủ và không có ai quản lý. - Vốn được quan niệm như một hàng hóa và là một hàng hoá đặc biệt có thể mua bán quyền sử dụng vốn trên thị trường vốn, thị trường tài chính. - Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của các tài sản hữu hình ( bằng phát minh sáng chế, các bí quyết công nghệ, vị trí kinh doanh, lợi thế trong sản xuất …) 1.2. Phân loại vốn: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả các doanh nghiệp đều tiến hành phân loại vốn. Tuỳ vào m ục đích và loại hình của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp phân loại vốn theo các tiêu thức khác nhau. 1.2.1. Vốn chủ sở hữu: 4 Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn và doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, do vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. * Vốn pháp định: Vốn pháp định là số vốn tối tiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định đối với từng ngành nghề. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn này do ngân sách nhà nước cấp. * Vốn tự bổ sung: Thực chất nguồn vốn này là số lợi nhuận chưa phân phối ( lợi nhuận lưu giữ ) và các khoản trích hàng năm của doanh nghiệp như các quỹ xí nghiệp (quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi …) * Vốn chủ sở hữu khác: Thuộc nguồn này gồm khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, do được ngân sách cấp kinh phí, do các đơn vị phụ thuộc nộp kinh phí quản lý và vốn chuyên dùng xây dựng cơ bản. 1.2.2. Vốn huy động của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, vốn chủ sở hữu có vai trò rất quan trọng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tăng cường huy động các nguồn vốn khác dưới hình thức vay nợ, liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu và các hình thức khác. * Vốn vay. Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cá nhân, đơn vị kinh tế để tạo lập hoặc tăng thêm nguồn vốn. - Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nguồn vốn này đáp ứng đúng thời điểm các khoản tín dụng ngắn hạn hoặc dài hạn tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở các hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp, - Vốn vay trên thị trường chứng khoán. Tại những nền kinh tế có thị trường chứng khoán phát triển, vay vốn trên thị trường chứng khoán là một hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu, đây là một công cụ tài chính quan trọng dễ sử dụng vào mục đích vay dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh. Việc phát hành trái phiếu cho phép doanh nghiệp có thể thu hút rộng rãi số tiền nhàn rỗi trong xã hội để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. * Vốn liên doanh liên kết. Doanh nghiệp có thể kinh doanh, liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác để huy động thực hiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một hình thức huy động vốn quan 5 trọng vì hoạt động tham gia góp vốn liên doanh, liên kết gắn liền với việc chuyển giao công nghệ thiết bị giữa các bên tham gia nhằm đổi mới sản phẩm, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể tiếp nhận máy móc, thiết bị nếu hợp đồng liên doanh quy định góp vốn bằng máy móc thiết bị. * Vốn tín dụng thương mại . Tín dụng thương mại là các khoản mua chịu từ người cung cấp hoặc ứng trước của khách hàng mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng. Tín dụng thương mại luôn gắn với một luồng hàng hoá dịch vụ cụ thể, gắn với một quan hệ thanh toán cụ thể nên nó chịu tác động của cơ chế thanh toán, của chính sách tín dụng khách hàng mà doanh nghiệp được hưởng. Đây là phương thức tài trợ tiện lợi, linh hoạt trong kinh doanh và nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Tuy nhiên các khoản tín dụng thương mại thường có thời hạn ngắn nhưng nếu doanh nghiệp biết quản lý một cách khoa học nó có thể đáp ứng phần nào nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp. * Vốn tín dụng thuê mua . Trong hoạt động kinh doanh, tín dụng thuê mua là một phương thức giúp cho các doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có được tài sản cần thiết sử dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Đây là phương thức tài trợ thông qua hợp đồng thuê giữa người thuê và người cho thuê. Người thuê được sử dụng tài sản và phải trả tiền thuê cho người cho thuê theo thời hạn mà hai bên thoả thuận, người cho thuê là người sở hữu tài sản. Tín dụng thuê mua có hai phương thức giao dịch chủ yếu là thuê vận hành và thuê tài chính: * Thuê vận hành: Phương thức thuê vận hành ( thuê hoạt động ) là một hình thức thuê ngắn hạn tài sản. Hình thức thuê này có đặc trưng chủ yếu sau: - Thời hạn thuê thường rất ngắn so với toàn bộ thời gian tồn tại hữu ích của tài sản, điều kiện chấm dứt hợp đồng chỉ cần báo trước trong thời gian ngắn. - Người thuê chỉ phải trả tiền thuê theo thoả thuận, người cho thuê phải chịu mọi chi phí vận hành của tài sản như chi phí bảo trì, bảo hiểm, thuế tài sản, … cùng với mọi rủi ro về hao mòn vô hình của tài sản. Hình thức này hoàn toàn phù hợp đối với những hoạt động có tính chất thời vụ và nó đem lại cho bên thuê thuận lợi là không cần phải phản ánh tài sản loại này vào sổ sách kế toán. * Thuê tài chính: Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng trung hạn và dài hạn theo hợp đồng. Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị mà mà người cần thuê và đã thương lượng từ trước các điều kiện mua tài sản từ người cho thuê. Thuê tài chính có hai đặc trưng sau: 6 - Thời hạn thuê tài sản của bên thuê phải chiếm phần lớn hữu ích của tài sản và hiện giá thuần của toàn bộ các khoản tiền thuê phải đủ để bù đắp những chi phí mua tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng. - Ngoài khoản tiền thuê tài sản phải trả cho bên thuê, các loại chi phí bảo dưỡng vận hành, phí bảo hiểm, thuế tài sản, cũng như các rủi ro khác đối với tài sản do bên thuê phải chịu cũng tương tự như tài sản Công ty. Trên đây là cách phân loại vốn theo nguồn hình thành, nó là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp tuỳ theo loại hình sở hữu, ngành nghề kinh doanh, quy mô trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật cũng như chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với việc quản lý vốn ở các doanh nghiệp trọng tâm cần đề cập là hoạt động luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thái khác nhau của tài sản và hiệu quả quay vòng vốn. Vốn cần được xem xét dưới trạng thái động với quan điểm hiệu quả. 1.3. Vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh dù với bất kỳ quy mô nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định, nó là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiêp. Về mặt pháp lý: mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện đầu tiên doanh nghiệp đó phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu phải bằng lượng vốn pháp định ( lượng vốn tối thiểu mà pháp luật quy định cho từng loại hình doanh nghiệp ) khi đó địa vị pháp lý của doanh nghiệp m ới được xác lập. Ngược lại, việc thành lập doanh nghiệp không thể thực hiện được. Trường hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn của doanh nghiệp không đạt điều kiện mà pháp luật quy định, doanh nghiệp sẽ bị tuyên bố chấm dứt hoạt động như phá sản, giải thể, sát nhập…Như vậy, vốn có thể được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật. Về kinh tế: trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Vốn không những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ để phục vụ cho quá trình sản xuất mà mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục. Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Điều này càng thể hiện rõ trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng ngay gắt, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư hiện đại hoá công nghệ … Tất cả những yếu tố này muốn đạt được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn. Vốn cũng là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản suất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh, vốn của doanh nghiệp phải 7 sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo vốn của doanh nghiệp tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn như vậy thì doanh nghiệp mới có thể sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả hơn và luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 8 C HƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘ NG VỐN CỦA C ÔNG TY CỔ PHẦN TTL 2.1. KHÁI QUÁT C HUNG VỀ CÔ NG TY TNHH TTL 2.1.1. Đặc điểm chung của Công ty  Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Công ty được thành lập năm 2001, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, Công ty đang mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng thương mại: các mặt hàng nguyên liệu đầu vào như sắn, ngô, các mặt hàng khác như khoai tây tươi, cám mỳ, đậu nành đông lạnh…Hiện nay, Công ty TTL có đại lý ở một số tỉnh Miền Bắc và miền Trung. Công ty đang hoạt động với 02 máy trộn, nghiền phối liệu với công suất 60-80 tấn/ngày. Công ty TNHH THL là công ty TNHH hai thành viên. Quản lý chung của công ty là Ban giám đốc. Ban giám đốc gồm 2 người là ông Nguyễn Xuân Thăng (sinh năm 1973) và bà Đỗ Thị Quỳnh Hương (sinh năm1967). Ông Thăng phụ trách chính về mảng tiếp thị khách hàng, bà Hương phụ trách chính mảng nhập xuất hàng và tài chính. Ban lãnh đạo của công ty là những người có nhiều năm kinh nghiệm và có tâm huyết với công ty. Bản thân ông Thăng đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi do có trên 06 năm làm trưởng Chi nhánh thu mua thuỷ sản của công ty XNK sông Hương và 05 năm làm Giám đốc. Còn bà Hương có nhiều năm kinh doanh trong công ty nước ngoài, có nhiều kiến thức cả lý thuyết và thực tế về quản trị kinh doanh, hoạch toán kinh tế. Hiện nay, tổng số nhân viên trong công ty là hơn 100 người. Nhân viên văn phòng đều là những người có trình độ và được tuyển chọn kỹ lưỡng. Đội ngũ công nhân làm việc tại xưởng được tuyển vào đều là những người có tay nghề và được đào tạo cẩn thận. Cơ cấu tổ chức của Công ty TTL được thể hiện qua sơ đồ sau: Ban giám đốc Phòng tài chính Phòng thị Đội xe – kế toán trường 9 Cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp: - Công ty TNHH Hải Thăng được thành lập với 02 thành viên sáng lập là Họ tên Số vốn đã góp Tỷ lệ/Vốn C SH đã Tỷ lệ/vốn điều lệ góp Bà Đỗ Thị Quỳnh 3.500.000.000 100% 50% Hương vnd Ông Đinh Xuân 3.500.000.000 100% 50% Thăng vnd - Bà Hương và Ông Thăng là chủ doanh nghiệp của Công ty, trong đó, mảng thị trường và tài chính – kế toán chủ yếu do Bà Hương quản lý. Các mảng còn lại do ông Thăng quản lý. Trên thực tế, mọi vấn đề của Công ty đều do Bà Hương quyết định chính. - Bà Hương là người có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và hoạt động trong mảng thức ăn chăn nuôi. - Mô hình hoạt động của Công ty TTL còn khá đơn giản, chưa xây dựng hệ thống kiểm soat nội bộ cụ thể. 2.1.2.C ác lĩnh vực kinh doanh của Công ty Trong những năm qua, hoạt đông kinh doanh của công ty TTL tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực:  Mua bán m áy móc, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp  Chế biến, sản xuất và mua bán thức ăn chăn nuôi  Mua bán thức ăn chăn nuôi, các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho thức ăn chăn nuôi, các loại nguyên vât liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi  Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải  Trang trí nội, ngoại thất  Sản xuất đồ gỗ dùng cho xây dựng, đồ gỗ gia dụng và văn phòng  Kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế  Chăn nuôi gia súc, gia cầm 10  Khai thác đất san lấp mặt bằng, khai thác đá, cát sạn sỏi  Mua bán bất động sản ...... - Nhận xét về triển vọng ngành: Ngành thức ăn chăn nuôi vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, trên hiện tại, nguyên vật liệu đầu vào của Ngành có sự tăng giá chóng mặt về giá. So với thời điểm tháng 07/2010 giá nguyên liệu đầu vào tăng ít nhất 30%. Cùng với sự tăng lên trong giá nguyên vật liệu đầu vào, giá thức ăn chăn nuôi cung có sự biến động lớn trong giai đoạn hiện nay. 2.2. TÌNH HÌNH TÀI C HÍNH CÔ NG TY TNHH TTL 2.2.1. Một số né t về tình hình tài chính - Khoản phải thu: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, năm 2011 là 21.9 tỷ đồng, chiếm 24% tổng tài sản, thời điểm 31/10/2012 là 43.3 tỷ đồng, chiếm 40.6% tổng tài sản, tăng 49.4% so với năm 2011. Khoản phải thu của công ty chủ yếu là phải thu khách hàng. Phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản. Năm 2011 là 16,5tỷ đồng, chiếm 18,1% tổng tài sản,thời điểm 31/10/2012 là 42.8 tỷ đồng, chiếm 40% tổng tài sản, tăng 158% so với năm 2011. Phải thu khách hàng tăng mạnh là do nợ đọng của các đại lý phân phối sản phẩm của Công ty tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây và một số tỉnh khác là khá cao đồng thời một số Công ty đầu ra của Công ty còn nợ lại cụ thể:Công ty Tân phát nợ 1.2 tỷ đồng, Công ty thức ăn chăn nuôi và TS Thăng Long nợ 6.17 tỷ đồng; Công ty Nhật Minh nợ 4.49 tỷ đồng, Công ty CP Agi vina nợ 3.8 tỷ đồng, Công ty CP Added value nợ 3.9 tỷ đồng...Ở đây tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản, vì khi các đối tác đầu ra phát sinh nợ khó đòi sẽ ảnh hưởng đến việc luân chuyển vốn từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của Công ty. + Trả trước người bán: có sự biến động rõ rệt qua các năm, năm 2011 là 5,4 tỷ đồng, chiếm 6% tổng tài sản, thời điểm 30/06/2012 là 670 triệu đồng. Trả trước người bán thường là khoản công ty ứng trước tiền để mua nguyên vật liệu đầu vào cho việc sản xuất. Việc giảm mạnh khoản mục trả trước người bán không phải do chính sách của công ty thay đổi mà là do tùy từng thời điểm, công ty mua nguyên vật liệu. - Hàng tồn kho: hàng tồn kho tại thời điểm 31/10/2012 là 41.2 tỷ chiếm 38.6% Tổng tài sản, tương đương 91.75% so với đầu năm 2012, vòng quay hàng tồn kho năm 2011 là 8.03 vòng, 31/10/2012 là 7.8 vòng. Như vậy, số vòng quay hàng tồn kho thấp hơn so với năm 2011 thể hiện việc luân chuyển hàng tồn kho châm hơn. Hàng t ồn kho chủ yếu là nông sản và thức ăn chăn nuôi và qua trao đổi thì đây c
Luận văn liên quan