Tiểu luận Phân tích những cơ hội và thách thức của thị trường tài chính Việt Nam 2011

Trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam được định hướng phát triển theo một nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, mọi vấn đề của kinh tế đều do thị trường quyết định. Trước hoàn cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội cho sự hợp tác, đầu tư và phát triển nền kinh tế. Ngoài những cơ hội mà do hội nhập mang lại thì nền kinh tế Việt Nam còn phải đối đầu với những thách thức mà do quá trình hội nhập mang lại nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng. Thị trường tài chính là thị trường trong đó các loại vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được chuyển từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế xã hội, là nơi gặp gỡ giữa những bên có nguồn vốn dư thừa với những bên có nhu cầu sử dụng chúng. Đối tượng của thị trường tài chính là những nguồn cung và cầu về vốn trong xã hội của các chủ thể kinh tế như Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các định chế tài chính trung gian và công chúng. Công cụ của thị trường tài chính là nguồn sống cho hoạt động của thị trường, bao gồm các loại công trái Nhà nước, các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành, các loại trái phiếu do các định chế tài chính trung gian phát hành, các loại giấy tờ có giá trị khác,. Chủ thể của thị trường tài chính là những thể nhân và pháp nhân đại diện cho những nguồn cung và cầu về vốn tham gia trên thị trường tài chính.

pdf10 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9313 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích những cơ hội và thách thức của thị trường tài chính Việt Nam 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận Phân tích những cơ hội và thách thức của thị trường tài chính Việt Nam 2011 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam được định hướng phát triển theo một nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, mọi vấn đề của kinh tế đều do thị trường quyết định. Trước hoàn cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội cho sự hợp tác, đầu tư và phát triển nền kinh tế. Ngoài những cơ hội mà do hội nhập mang lại thì nền kinh tế Việt Nam còn phải đối đầu với những thách thức mà do quá trình hội nhập mang lại nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng. Thị trường tài chính là thị trường trong đó các loại vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được chuyển từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế xã hội, là nơi gặp gỡ giữa những bên có nguồn vốn dư thừa với những bên có nhu cầu sử dụng chúng. Đối tượng của thị trường tài chính là những nguồn cung và cầu về vốn trong xã hội của các chủ thể kinh tế như Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các định chế tài chính trung gian và công chúng. Công cụ của thị trường tài chính là nguồn sống cho hoạt động của thị trường, bao gồm các loại công trái Nhà nước, các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành, các loại trái phiếu do các định chế tài chính trung gian phát hành, các loại giấy tờ có giá trị khác,... Chủ thể của thị trường tài chính là những thể nhân và pháp nhân đại diện cho những nguồn cung và cầu về vốn tham gia trên thị trường tài chính. Để làm rõ tình hình thị trường tài chính Việt Nam hiện nay trong thời kỳ hội nhập như thế nào? Nhóm em đã chọn đề tài “Phân tích những cơ hội và thách thức của thị trường tài chính Việt Nam 2011”. Trong quá trình thực hiện đề tài này, nhóm em không thể tránh khỏi những thiếu và sai sót. Mong thầy và các bạn đóng góp để đề tài của nhóm em được hoàn chỉnh hơn. 3 I. VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM 2010 Cùng với đà hồi phục của nền kinh tế thế giới (tăng trưởng dự kiến đạt khoảng 4,8% trong năm 2010 - IMF) kinh tế Việt Nam trong năm 2010 cũng có tốc độ tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước: quý I tăng 5,83%, quý II tăng 6,4%, quý III tăng 7,16%. Tuy nhiên, sang những tháng cuối của năm 2010, nền kinh tế lại bắt đầu xuất hiện một số diễn biến bất lợi. Thị trường tài chính Việt Nam bị thử thách liên tục trước những biến động khó lường của thị trường vàng, những căng thẳng trên thị trường ngoại hối, lạm phát tăng ở mức 2 con số... Thị trường tiền tệ NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ theo hướng phù hợp mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát. Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ với các ngân hàng được giữ nguyên ở mức 8%/năm; lãi suất tái chiết khấu cũng giữ nguyên mức 6%/năm trong suốt 10 tháng đầu năm 2010. Trên thị trường liên ngân hàng, các NHTM giảm tối đa và thậm chí tạm ngừng đưa vốn ra thị trường khiến các NHTM nhỏ lao đao lo thanh khoản cuối năm. Bức tranh “lãi suất khủng năm 2008” hình như lại đang được vẽ lại vào tháng cuối cùng của năm 2010 khi lãi suất huy động được đẩy lên mức đỉnh điểm là 18%/năm. Đến thời điểm cuối tháng 12/2010, tình hình đã có phần dịu lại song mức lãi suất huy động của các ngân hàng trong tháng 12/2010 vẫn ở mức 14-15%, tức là cao hơn hẳn so với mức 150% lãi suất cơ bản (13,5%) và phần cao hơn đó được các NHTM xử lý bằng “lãi suất thưởng” - mức lãi suất không được ghi chính thức nhưng lại là “một phần không thể tách rời” của cuốn sổ tiết kiệm. Trong suốt quý đầu tiên của năm 2010, thị trường ngoại hối thường xuyên căng thẳng với sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và chính thức lên đến 200VND/USD. Đến tháng 7/2010, tỷ giá VND/USD vẫn xoay quanh mức 19.000 VND/USD nhưng từ giữa tháng 10/2010 trên thị trường tự do đã có diễn biến tăng bất thường. Đến cuối tháng 10/2010, so với tháng trước đó, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do đã tăng khoảng 645 đồng, lên mức 20.325 VND/USD nhưng đến ngày 9/11/2010, con số này đã lên mức đỉnh là 21.200VND/USD. Trong tháng 10-11/2010, NHNN cũng đã liên tục can thiệp giảm bớt những căng thẳng trên thị trường bằng cách bán ra 220 triệu USD nhằm đáp ứng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa thiết yếu hay thành lập Tổ công tác liên Vụ theo dõi tình hình bán và cho vay thanh toán hàng nhập khẩu, song do nhập siêu vẫn ở mức cao cộng với nỗi lo VND mất giá do 4 lạm phát cao, giá vàng tăng và công tác quản lý ngoại hối còn gây tâm lý găm giữ ngoại tệ nên tỷ giá USD trong tháng 11/2010 luôn ở mức cao hơn đáng kể so với tháng 10, chênh lệch tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá chính thức doãng rộng, có thời điểm lên tới 1.6000 VND/USD. Theo thống kê của Vụ Quản lý Ngoại hối – NHNN, tính đến cuối tháng 11/2010, nguồn thu ngoại tệ từ kiều hồi đã đạt mức 7,6 tỷ USD và ước tháng 12 sẽ tăng thêm khoảng 770 triệu, nâng tổng nguồn thu từ kiều hối cả năm 2010 lên hơn 8 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2009. Cùng với nguồn kiều hối gia tăng, luồng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam từ đầu năm đến nay thặng dư khoảng 800 triệu USD, giải ngân trong 11 tháng năm 2010 tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường vàng Sau sự bứt phá liên tục của giá vàng trong năm 2009, khá nhiều nhận định đưa ra là kịch bản giá vàng năm 2010 sẽ ít có những biến động lớn, mức giá cao nhất vì thế khó vượt 29 triệu đồng một lượng. Thế nhưng những gì diễn ra trên thị trường vàng năm 2010 dường như không đúng theo “kịch bản” này. Thị trường liên tục ghi dấu những mức kỷ lục do tình trạng mất cân bằng cung cầu khi nhu cầu mua vàng tích trữ, đầu tư và thanh khoản cao khiến thị trường vàng thế giới không thể ngồi yên và giá vàng trong nước vì thế cũng biến động theo. Nếu vào thời điểm đầu năm 2010, giá vàng trên thị trường Việt Nam dao động ở mức 26 triệu đồng/lượng (trên thị trường thế giới là khoảng 1.100 USD/ounce) thì đến đầu tháng 10/2010, con số này đã là 31,4 triệu đồng/lượng và đỉnh điểm là ngày 9/11 - “ngày hoảng loạn” khi giá vàng lúc 10h sáng lên tới 38,2 triệu đồng/lượng (giá thế giới có thời điểm đã lên mức đỉnh là 1423,70 USD/ounce) - một con số chưa từng tại Việt Nam (đỉnh cao của giá vàng năm 2009 là 29,3 triệu đồng/lượng). Năm 2010 vừa qua cũng là năm mà các biện pháp can thiệp nhằm ổn định giá vàng được các cơ quan chức năng ban hành liên tục. Chỉ riêng trong tháng 10 và 11, đã có tới 5 giải pháp đưa ra để bình thường hóa thị trường vàng trong nước. Đầu tiên là Thông tư 22 siết hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng tại các NHTM, tiếp đó là liên tục cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng cho các đầu mối, can thiệp bình ổn tỷ giá USD, giảm thuế nhập khẩu vàng từ 1% về 0%, và tăng thuế xuất vàng từ 0% lên 10% kể từ tháng 1/2011. Trên thị trường thế giới, với mức tăng 26% kể từ đầu năm đến nay, kim loại quý này đã có tới ba trong bốn năm đạt mức tăng hai chữ số. Còn ở trong nước, giá vàng trong nước cũng tăng tới 46% so với cuối năm 2009. 5 Thị trường tín dụng Theo báo cáo của NHNN, đến 1/12/2010, vẫn còn 19 NHTMCP chưa đảm bảo mức vốn pháp định 3.000 tỷ đồng mặc dù các ngân hàng này đã được NHNN và UBCKNN chấp thuận tăng vốn điều lệ. Huy động vốn của các ngân hàng vẫn chậm và chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn (dưới 6 tháng) và cực ngắn (dưới 1 tháng). Không chỉ khó huy động VND mà huy động USD cũng rất khó khăn. Không ít ngân hàng đã đưa lãi suất huy động USD lên đến mức 5,5%/năm nhằm giữ chân khách hàng và bù đắp nguồn ngoại tệ cho vay bởi tốc độ tăng tín dụng ngoại tệ là khá cao. Mặc dù thị trường không thuận lợi như mong muốn nhưng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam năm 2010 vẫn đạt được những kết quả tương đối khả quan. Các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và huy động vốn đều đạt được so với mục tiêu đề ra. Tính đến cuối tháng 10/2010, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến ước tăng 22,81% so với cuối năm 2009 và tổng dư nợ cho vay nền kinh tế ước tăng 22,5% so với cuối năm 2009. Tính đến hết quý III/2010, tổng tài sản của khối ngoại đạt 420.531 tỷ đồng, tăng 30,8% so với thời điểm tháng 12/2009, chiếm 11,25% tổng tài sản của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Thị trường chứng khoán Năm 2010 thực sự là một năm khó khăn với thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK). TTCK đã có những đợt sụt giảm mạnh. Chỉ số HNX-Index đã có thời điểm giảm xuống dưới mốc 100 điểm còn Vn-Index tuy không giảm xuống mức thấp như năm 2009 nhưng ngày 23/8/2010, cũng chính thức mất mốc 450 điểm xuống còn 447,92 điểm và giá trị giao dịch toàn phiên chỉ đạt 508,97 tỷ đồng - một con số thấp chưa từng thấy. Trong tháng 12 vừa qua, thị trường cũng đã có nhiều phiên sắc xanh chiếm ưu thế nhưng đến giữa tháng 12/2010, mốc 500 điểm vẫn chưa được chính phục. 6 II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM 2011 Bước sang năm 2011, mọi rào cản đối với các ngân hàng nước ngoài theo cam kết khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 được tháo bỏ. Việt Nam sẽ có những cơ hội hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức trong thị trường tài chính. 1. Những cơ hội mà thị trường tài chính mang lại trong quá trình hội nhập kinh tế • Với việc áp dụng chính sách “thắt chặt tiền tệ” của Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho việc thâu tóm của các doanh nghiệp lớn, sáp nhập của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. • Xuất khẩu, dịch vụ, du lịch, kiều hối tăng mạnh và tiếp tục duy trì chiều hướng tăng. • Giá trị, vị thế của đồng Việt Nam đã được củng cố. • Bộ Tài chính đề nghị quy định giảm hàm lượng vàng thành phẩm chịu thuế suất 10% nhằm ngăn chặn tình trạng xuất khẩu vàng nguyên liệu biến tướng dưới dạng vàng trang sức, mỹ nghệ. • Cho phép nhập khẩu vàng khi cần thiết để bình ổn thị trường vàng, hạn chế tình trạng đầu cơ, làm giá và nhập lậu. • Thời gian qua NHNN đã cấp hạn mức nhập vàng 5 tấn, nhưng thực tế các đơn vị mới chỉ thực nhập gần 3 tấn. • 19 đại diện ngân hàng Việt Nam (The Asian Bankers 500, 2010-2011 Edition) chứng tỏ cho thấy năng lực tài chính càng gia tăng và nâng cao sức cạnh tranh. • Tiếp cận công nghệ ngân hàng hiện đại và kinh nghiệm quản trị ngân hàng tiên tiến của các nước trên thế giới. • Các ngân hàng nước ngoài có thể trở thành đối tác chiến lược với các NHTM cổ phần Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế . • Mở ra một thị trường kinh doanh mới, tiếp cận của các ngân hàng đối với các khu vực thị trường mới, các nhóm khách hàng mới có mức độ rủi ro thấp. • Khả năng huy động các nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế và sử dụng vốn có hiệu quả hơn để giảm thiểu rủi ro và các chi phí cơ hội. • Tạo điều kiện giúp các NHTM phát triển các mối quan hệ đại lý, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, hợp tác đầu tư... 7 • UBCKNN đang khẩn trương cho phép triển khai các dịch vụ chứng khoán mới, sẽ thu hút lương vốn đầu tư cao, giúp cho việc đầu tư phát triển và mở rộng kinh doanh. • Các nhà đầu tư được phép mở nhiều tài khoản giao dịch, được mua bán cùng một lọai cổ phần trong một phiên giao dịch, rút ngắn giao dịch. • Thời kỳ hậu khủng hoảng, những thị trường mới nổi, tiềm ẩn nhiều rủi ro thì dòng vốn ngoại có xu hướng co cụm và rút tiền. Nhưng diễn biến năm 2010 tại Việt Nam lại tăng lên, điều đó cho thấy một tín hiệu khả quan về luồng vốn nước ngoài sẽ vào năm 2011. Bên cạnh đó, thị trường tài chính Viêt Nam còn phải đối mặt với những thách thức mà thị trường tài chính mang lại 2. Những thách thức thị trường tài chính • Tiền Việt Nam Đồng mất giá, điều này kéo theo chỉ số lạm phát càng tồi tệ hơn. • Vay vốn hay phát hành cổ phiếu tăng vốn đều khó khăn. • Cần tạo ra một khuôn khổ tỷ giá linh hoạt để giảm tình trạng mất cân bằng về ngoại hối. • Chính sách về tiền tệ không nhất quán và thông tư, chỉ thị để làm giảm lãi suất chưa hiệu quả dẫn đến đẩy mạnh lãi suất lên cao. • Đồng tiền Việt Nam đang bị định giá quá cao, nhất là so với đồng Nhân dân tệ (RMB). Chính vì thế, hàng hóa Việt Nam không thể cạnh tranh với các loại hàng hóa Trung Quốc ngay trên đất nước Việt Nam. • Sức ép lạm phát tiền tệ sẽ giảm do chính sách thắt chặt tiền tệ. Điều này dẫn đến việc giảm chi tiêu và đầu tư công. • Các sức ép tăng giá vàng ngoại nhập sẽ dịu hơn. • Giá vàng vẫn tiếp tục biến động phức tạp, nhưng nhiều khả năng cho thấy các sức ép tăng giá từ bên ngoài. • “Nhân tố Trung Quốc” tác động đến sức ép tăng giá vàng trên thị trường, khó đoán định sẽ có thể đột ngột gia tăng hay giảm vào những tháng cuối năm 2011. • Quy mô vốn của nhiều NHTM Việt Nam vẫn còn quá nhỏ, đều này sẽ gây bất lợi trong việc cạnh tranh với các ngân hàng trên thế giới. 8 • NHNN đã cho phép các tổ chức tài chính và ngân hàng của nhiều nước vào Việt Nam để hoạt động (2011, mọi rào cản đối với các ngân hàng nước ngoài được tháo bỏ). • Có 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 8 công ty cho thuê tài chính, 56 văn phòng đại diện nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. • Các nhà băng Việt Nam chưa có sự chuẩn bị kỹ và năng lực cạnh tranh còn yếu kém sẽ bị mất thị phần, thua lỗ và phá sản hoặc phải sáp nhập hoặc bán lại. • Hệ thống ngân hàng cần phải đáp ứng các chuẩn mực về an toàn theo thông lệ quốc tế. • Năm 2011, TTCK Việt Nam sẽ chịu tác động lớn từ các chính sách để kiềm chế lạm phát, ổn định lãi suất. 9 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM 2011 Để có thể vận dụng được lưu lượng tiền tệ đầy đủ cho nền kinh tế phát triển, lãi suất ổn định thì lãi suất sẽ giảm và tạo ra mặt bằng lãi suất hợp lý cho nền kinh tế phát triển. Với các giải pháp của NHNN thời gian qua cũng như thời gian tới có thể khẳng định rằng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát để đảm bảo diễn biến của giá vàng trong nước theo sát giá vàng quốc tế, chống đầu cơ, làm giá ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Để tạo thế cân bằng, điều quan trọng là hệ thống NH trong nước phải tiếp tục quyết tâm thực hiện mục tiêu cải cách, nâng cao năng lực tài chính, hoạt động và quản trị ngân hàng, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, khai thác tối đa các khoảng trống hiện nay trong thị trường dịch vụ ngân hàng và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các nghiệp vụ ngân hàng. Việc đưa ra các sản phẩm mới hứa hẹn sẽ đem đến một diện mạo mới cho TTCK, đồng nghĩa với việc thu hút được thêm nhiều dòng vốn tham gia vào thị trường, yếu tố thanh khoản sẽ tăng rõ rệt. 10 Tài liệu tham khảo
Luận văn liên quan