Tuân thủ chuẩn mực về đạo đức là một trong những điều kiện cần để hoạt động kiểm toán đạt được chất lượng cao và hoàn thành tốt các mục tiêu đặt ra. Nhất là trong thời kì nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, để đưa ra một quyết định đầu tư, hay một chiến lược kinh doanh, hay thanh trừ loại bỏ những tổ chức kinh doanh hoạt động yếu kém, góp phần đưa nền kinh tế phát triển bền vững, người ta cần đến những dịch vụ kiểm toán. Với sự phát triển của nền kinh tế như thế, số lượng các dịch vụ kiểm toán ngày càng nhiều kéo theo sự gia tăng không ngừng của số lượng người sử dụng thông tin được kiểm toán để phục vụ nhu cầu của mình, vì thế nó đòi hỏi những người làm kiểm toán phải có đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực đạo đức khi thực hiện các cuộc kiểm toán. Việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức sẽ góp phần nâng cao uy tín của nghề kiểm toán, bảo đảm chất lượng phục vụ khách hàng, tạo niềm tin đối với người sử dụng thông tin. Vì thế việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức là một vấn đề hết sức quan trọng. Sau đây là một số các nguyên tắc cơ bản trong chuẩn mực đạo đức.
46 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5225 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích những tồn tại trong các công ty kiểm toán Việt Nam về tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
BỘ MÔN KIỂM TOÁN
Bài tiểu luận:
PHÂN TÍCH NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM VỀ TUÂN THỦ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thanh Mai
Nhóm thực hiện: Nhóm I (Thứ 5 – Ca 2)
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
DANH SÁCH NHÓM
Trần Thị Ánh
Nguyễn Thị Dương
Lê Thị Hà
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Chu Thị Hiếu
Phạm Ngọc Hưng
Nguyễn Văn Nam
Lê Văn Nguyên
Phan Thu Thảo (nhóm trưởng)
Lê Thu Vinh
Đỗ Thị Hà Yến
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
KTV Kiểm toán viên
CTKT Công ty kiểm toán
BCTC Báo cáo tài chính
BTC Bộ tài chính
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
NKT Nền kinh tế
NN Nhà Nước
VACPA Vietnam association of certified
Pulic accountants
CTCP Công ty cổ phần
NĐT Nhà đầu tư
UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, nền kinh tế phát triển đòi hỏi con người cần có nhiều thông tin hơn để có thể nắm bắt cơ hội, để ra những quyết định đúng đắn và để tồn tại. Nhưng có nhiều lý do tác động tới nội dung và độ tin cậy của các thông tin, đặc biệt là thông tin kinh tế. Nhu cầu thẩm định về các nguồn thông tin này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, chính vì vậy sự xuất hiện của các Kiểm toán viên là yếu tố khách quan.
“Có tài mà không có đức thì vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” là một trong những câu nói đi vào lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “ Đức” và “ Tài “ là hai khái niệm luôn đi cùng nhau, là điều kiện cần và đủ để làm nên một Kiểm toán viên tốt. Tuy nhiên, những cám dỗ từ mặt trái của nền kinh tế thị trường phát triển cùng với sự bùng nổ thông tin hiện nay kéo theo ngày càng nhiều tồn tại trong việc tuân thủ những chuẩn mực đạo đức của Kiểm toán viên, khiến cho Nhà quản lí và Nhà đầu tư đặt dấu chấm hỏi cho vấn đề “Đạo đức của Kiểm toán viên?”
Ở Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam theo Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 01/12/2005 cùng một số văn bản pháp qui qui định mức xử phạt trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Tuy nhiên, những tồn tại trong việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức ngày cảng nhiều, gây nguy hại đến uy tín của nghề kiểm toán, thiệt hại kinh tế cho Nhà đầu tư và gây khó khăn cho các cấp quản lý.
Nắm bắt được thực trạng này, các thành viên nhóm I đã thảo luận: “Phân tích những tồn tại trong các công ty kiểm toán Việt Nam về tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp”. Qua đây, chúng em nêu ra nội dung của chuẩn mực đạo đức, những tồn tại, tìm nguyên nhân và biện pháp để hạn chế việc vi pham chuẩn mực đạo đức đối với KTV hiện nay. Trong quá trình thảo luận, chúng em không tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự nhiệt tình đóng góp ý kiến của Cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Nhóm thảo luận xin chân thành cảm ơn!
Phần I. Tổng quan về chuẩn mực đạo đức
Tuân thủ chuẩn mực về đạo đức là một trong những điều kiện cần để hoạt động kiểm toán đạt được chất lượng cao và hoàn thành tốt các mục tiêu đặt ra. Nhất là trong thời kì nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, để đưa ra một quyết định đầu tư, hay một chiến lược kinh doanh, hay thanh trừ loại bỏ những tổ chức kinh doanh hoạt động yếu kém, góp phần đưa nền kinh tế phát triển bền vững, người ta cần đến những dịch vụ kiểm toán. Với sự phát triển của nền kinh tế như thế, số lượng các dịch vụ kiểm toán ngày càng nhiều kéo theo sự gia tăng không ngừng của số lượng người sử dụng thông tin được kiểm toán để phục vụ nhu cầu của mình, vì thế nó đòi hỏi những người làm kiểm toán phải có đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực đạo đức khi thực hiện các cuộc kiểm toán. Việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức sẽ góp phần nâng cao uy tín của nghề kiểm toán, bảo đảm chất lượng phục vụ khách hàng, tạo niềm tin đối với người sử dụng thông tin. Vì thế việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức là một vấn đề hết sức quan trọng. Sau đây là một số các nguyên tắc cơ bản trong chuẩn mực đạo đức.
Tính độc lập
Khái niệm và tầm quan trọng
Độc lập là một nguyên tắc hành nghề cơ bản của một kiểm toán viên, tính độc lập thể hiện rằng trong quá trình kiểm toán hay cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán viên hành nghề phải thực sự không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất kì lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình.
Độc lập được xem như là điều kiện cần để đạt được mục tiêu của hoạt động kiểm toán. Kết quả kiểm toán sẽ không có giá trị khi những người sử dụng kết quả kiểm toán tin rằng cuộc kiểm toán thiếu tính độc lập cho dù nó có được thực hiện bởi người có trình độ cao đến đâu.
Yêu cầu về tính độc lập đòi hỏi sự trung thực và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với những người sử dụng kết quả kiểm toán; các kiểm toán viên không bị ràng buộc khi tiếp xúc với các tài liệu, báo cáo của doanh nghiệp, mọi câu hỏi về tình hình kinh doanh hoặc các xử lí kế toán trong các giao dịch của doanh nghiệp cần được trả lời đầy đủ và đảm bảo rằng kiểm toán viên không bị hạn chế trong việc thu thập các bằng chứng kiểm toán.
Tính độc lập bao gồm
Độc lập về tư tưởng: là trạng thái suy nghĩ cho phép đưa ra ý kiến mà không chịu ảnh hưởng của những tác động trái với những đánh giá chuyên nghiệp, cho phép một cá nhân hành động một cách chính trực, khách quan và có sự thận trọng nghề nghiệp.
Độc lập về hình thức: là không có quan hệ thực tế và hoàn cảnh đáng kể làm cho bên thứ ba hiểu là không độc lập, hoặc hiểu là tính chính trực, khách quan và thận trọng nghề nghiệp của kiểm toán viên không được duy trì.
Chẳng hạn: độc lập về quan hệ kinh tế; quan hệ nhân thân; độc lập về chuyên môn với đơn vị kiểm toán.
Các nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập
Tính độc lập có nguy cơ bị ảnh hưởng do tư lợi, tự kiểm tra, sự bào chữa, quan hệ ruột thịt, quan hệ khác và sự đe dọa.
- Nguy cơ do tư lợi: diễn ra khi kiểm toán viên hoặc công ty kiểm toán có thể thu được lợi ích tài chính hoặc các xung đột lợi ích cá nhân khác với khách hàng sử dụng dịch vụ bảo đảm.
Ví dụ:
+ Một khoản nợ, khoản bảo lãnh hoặc quà tặng nhận từ khách hàng.
+ Lo lắng về khả năng mất hợp đồng.
+ Có quan hệ kinh doanh mật thiết với khách hàng; có khả năng trở thành nhân viên của khách hàng trong tương lai.
- Nguy cơ tự kiểm tra: diễn ra khi các sản phẩm hay sự đánh giá từ một hợp đồng kiểm toán trước đây, nay được đánh giá lại để có được kết luận hợp đồng kiểm toán lần này là cùng do một người làm. Hoặc khi thành viên của nhóm kiểm toán trước đây đã từng là giám đốc, nhân viên có chức vụ, ảnh hưởng đáng kể và trực tiếp tới vấn đề trọng yếu của hợp đồng kiểm toán.
- Nguy cơ về sự bào chữa: diễn ra khi công ty hay thành viên kiểm toán xúc tiến hoặc nhận thức được việc xúc tiến các giao dịch của khách hàng ( hay nói cách khác việc đưa ra ý kiến của công ty hay thành viên kiểm toán bị phụ thuộc vào khách hàng).
Ví dụ: Một thành viên của nhóm kiểm toán là người trung gian giao dịch hoặc xúc tiến bán các loại: cổ phiếu, chứng khoán của khách hàng.
- Nguy cơ về quan hệ ruột thịt: diễn ra khi công ty hay thành viên kiểm toán thông cảm với lợi ích của khách hàng vì có quan hệ ruột thịt( như anh em,vợ chồng, người thân của giám đốc, kế toán trưởng, thành viên hội đồng quản trị của khách hàng, ...)
- Nguy cơ bị đe dọa: xảy ra khi thành viên trong nhóm kiểm toán bị uy hiếp, đe dọa nhằm ngăn cản hành động theo đúng nguyên tắc khách quan từ phía giám đốc, nhân viên giữ chức vụ có ảnh hưởng đáng kể của khách hàng. Chẳng hạn: đe dọa gây thương tích, tính mạng,..
Các biện pháp bảo vệ
Công ty hay nhóm kiểm toán có trách nhiệm giữ gìn tính độc lập bằng cách xem xét hoàn cảnh thực tế của các nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập và áp dụng các biện pháp bảo vệ để loại bỏ hoặc làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được. Nếu là nguy cơ trọng yếu có ảnh hưởng rất nghiêm trọng thì phải hủy bỏ kết quả kiểm toán, không trọng yếu thì có thẻ xem xét và áp dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ tới mức có thể.
Có 2 loại biện pháp bảo vệ:
- Các biện pháp do pháp luật và chuẩn mực nghề nghiệp quy định, gồm có:
+ Yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp.
+Yêu cầu liên tục cập nhật, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm cho kiểm toán viên.
+ Quy định về cơ cấu bộ máy quản trị.
+Luật pháp liên quan đến việc kiểm tra tính độc lập của công ty hay kiểm toán viên.
....
- Các biện pháp do môi trường làm việc tạo ra, gồm:
+ Các biện pháp của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo, như:
Nhà quản lí của khách hàng phải là những người có đủ trình độ đưa ra quyết định quản lí, và khi đề xuất công ty kiểm toán thì không thể là người phê chuẩn đề xuất này; phải có cơ cấu bộ máy quản lý điều hành và có năng lực quản lý; có chính sách và các thủ tục nội bộ đảm bảo đến tính độc lập,..
+ Các biện pháp trong các quy định và thủ tục của công ty kiểm toán:
Lãnh đạo công ty kiểm toán nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tính độc lập và yêu cầu thành viên của nhóm kiểm toán phải ký cam kết và hành động phù hợp với cam kết và sự quan tâm của công chúng.
Chính sách và thủ tục để quản lý và giám sát sự phụ thuộc vào doanh thu nhận được từ khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo.
Phân công một thành viên Ban Giám đốc chịu trách nhiệm xem xét tổng thể sự phân công trong bộ máy quản lý và các biện pháp bảo vệ.
Chính sách và thủ tục thực hiện giám sát chất lượng hợp đồng kiểm toán.
Cơ chế kỷ luật nhằm nâng cao sự tuân thủ các chính sách và thủ tục.
Xin ý kiến tư vấn từ bên thứ ba, như tổ chức nghề nghiệp, chuyên gia, chuyên gia tư vấn pháp luật hoặc một kiểm toán viên hành nghề khác.
Luân chuyển người chịu trách nhiệm soát xét.
...
Khi đã có các biện pháp bảo vệ như đã nêu ở trên nhưng vẫn không thể loại bỏ hoặc làm giảm các nguy cơ trọng yếu ảnh hưởng đến tính độc lập xuống đến mức có thể chấp nhận được, hoặc khi doanh nghiệp được kiểm toán quyết định không loại bỏ các hoạt động hoặc lợi ích dẫn đến các nguy cơ này, cách duy nhất là từ chối thực hiện hoặc rút khỏi hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo.
Tính chính trực
- Tính chính trực đó là sự thể hiện tính trung thực, thẳng thắn, bất vụ lợi, sự tín nhiệm...
Một số nhân tố ảnh hưởng:
+ Công ty hay thành viên trong nhóm kiểm toán nhận quà biếu tặng, những lợi ích mang lại từ phía khách hàng
+ Có mối quan hệ thâm tình, ơn huệ, hay có quan hệ với những nhân viên của khách hàng, từ đó che giấu những thiếu sót, khuyết điểm của khách hàng
+Thành viên trong nhóm kiểm toán che giấu những thiếu xót, sai lầm của những sản phẩm hay đánh giá trước kia mà nay có liên quan đến kết quả kiểm toán.
+Thành viên của nhóm kiểm toán nhận được chỉ thị từ cấp trên (người có liên quan đến khách hàng) mặc dù biết đó là sai trái và ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả của cuộc kiểm toán,..
- Tính khách quan: thể hiện sự công bằng, không phán quyết vội vàng, không áp đặt , không gây sức ép cho người khác
Một số nhân tố ảnh hưởng khi xem xét tới tính khách quan:
+ Người làm kiểm toán trong các trường hợp phải chịu áp lực mạnh, có thể dẫn tới vi phạm tính khách quan, chẳng hạn: bị chịu áp lực về mặt thời gian hoàn thành kiểm toán, từ đó dẫn đến đưa ra quyết định vội vàng.
+ Người làm kiểm toán có các mối quan hệ dẫn dến sự thiên vị, bị ảnh hưởng bởi người khác, hoặc có thành kiến, thù hằn với khách hàng.
Người làm kiểm toán phải có nghĩa vụ bảo đảm tôn trọng tính khách quan đối với các quan hệ cá nhân liên quan đến dịch vụ chuyên nghiệp.
+ Kiểm toán viên nhận quà hoặc tặng quà, dự chiêu đãi hoặc mời chiêu đãi đến mức có thể làm ảnh hưởng đáng kể tới các đánh giá nghề nghiệp hoặc tới những người họ cùng làm việc. Quà tặng hoặc chiêu đãi là quan hệ tình cảm cần thiết nhưng người làm làm kiểm toán nên tránh các trường hợp có thể ảnh hưởng đến tính chính trực, khách quan hoặc dẫn đến tai tiếng nghề nghiệp.
Người làm kiểm toán không nên có liên quan đến các báo cáo, tờ khai, các trao đổi hay các thông tin khác nếu họ tin rằng những thông tin này:
+ Có các nhận định sai lệch hoặc gây hiểu nhầm một cách trọng yếu.
+ Có các thông tin hay số liệu được cung cấp một cách cẩu thả.
+ Bỏ sót hay che đậy thông tin được yêu cầu cung cấp trong trường hợp sự bỏ sót hay che đậy như vậy làm lệch lạc thông tin.
Khách Quan
Là sự kết hợp tính công bằng, trung thực, tôn trọng sự thật và không có các xung đột về lợi ích.
Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị.
Nội dung: Áp dụng cho tất cả người làm kế toán và người làm kiểm toán: Môi trường làm việc của những người làm kế toán và người làm kiểm toán có thể tạo ra một số nguy cơ trong việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của chuẩn mực đạo đức.
Khi lựa chọn và áp dụng các tiêu chuẩn về đạo đức có liên quan tới tính khách quan, cần có sự quan tâm đáng kể tới các nhân tố sau:
- Người làm kế toán và người làm kiểm toán trong trường hợp phải chịu áp lực mạnh, có thể dẫn tới việc vi phạm tính khách quan.
- Do không thể định nghĩa và quy định được tất cả các trường hợp phải chịu áp lực nên phải quy định các tiêu chuẩn để xác định các mối quan hệ có khả năng dẫn tới việc vi phạm tính khách quan của người làm kế toán và người làm kiểm toán.
- Cần tránh các mối quan hệ dẫn tới sự thành kiến, thiên vị hoặc bị ảnh hưởng của những người khác có thể dẫn tới vi phạm tính khách quan.
- Người làm kế toán và người làm kiểm toán có nghĩa vụ đảm bảo tôn trọng tính khách quan đối với các quan hệ cá nhân lien quan tới dịch vụ chuyên nghiệp.
- Người làm kế toán và người làm kiểm toán không nên nhận quà hoặc tặng quà, dự chiêu đãi hoặc mời chiêu đãi đến mức có thể làm ảnh hưởng đáng kể tới các đánh giá nghề ngiệp hoặc tới những người họ cùng làm việc. Quà tặng hoặc chiêu đãi là quan hệ tình cảm cần thiết nhưng những người làm kế toán và làm kiểm toán nên tránh các trường hợp có thể ảnh hưởng tới tính chính trực khách quan hoặc tai tiếng nghề nghiệp.
Năng lực chuyên môn và tính thận trọng
Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải thực hiện công việc kế toán kiểm toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất và tinh thần làm việc chuyên cần.Kiểm toán viên có nhiệm vụ duy trì cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc.
Nội dung: áp dụng với tất cả những người làm kế toán và những người làm kiểm toán:
- Người làm kế toán và người làm kiểm toán không được thể hiện là có những khả năng và kinh nghiệm mà bản thân không có.
- Duy trì kiến thức và trình độ chuyên môn đạt yêu cầu quy định đảm bảo cung cấp dịch vụ chuyên môn tốt nhất cho khách hàng hay chủ doanh nghiệp.
- Hành động đúng mực, phù hợp với những chuẩn mực về kỹ thuật và nghề nghiệp khi cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp trao đổi thông tin và những thông tin sẽ công bố.
Tính bảo mật
Là sự giữ bí mật về thông tin của quá trình kiểm toán. Trong đó, người làm kiểm toán phải bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán; không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi chưa được phép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình.
Nghĩa vụ và trách nhiệm của KTV
Tôn trọng nguyên tắc bảo mật các thông tin về khách hàng, ngay cả trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.
Trách nhiệm bảo mật phải được thực hiện kể cả sau khi chấm dứt mối quan hệ giữa người làm kiểm toán với khách hàng.
Phải thực hiện nguyên tắc bảo mật trừ khi thông tin cần được cung cấp cho cơ quan chức năng có liên quan hoặc trách nhiệm nghề nghiệp hoặc luật pháp yêu cầu phải báo cáo.
Có nghĩa vụ đảm bảo các nhân viên dưới quyền và những người được mời tư vấn cũng tôn trọng nguyên tắc bảo mật.
Cần duy trì tính bảo mật ngay cả trong các mối quan hệ xã hội. Cần cảnh giác với khả năng vô tình tiết lộ thông tin, nhất là trong các trường hợp có sự cộng tác lâu dài với công ty liên kết, với người thân hay thành viên trong quan hệ gia đình trực tiếp.
Không được sử dụng các thông tin này để thu lợi cá nhân hoặc thu lợi cho bên thứ ba.
Không được công bố thông tin bảo mật về khách hàng, doanh nghiệp, tổ chức hiện tại và khách hàng, doanh nghiệp hoặc tổ chức tiềm năng, kể cả thông tin khác, nếu không đựợc sự đồng ý của khách hàng.
Cần hiểu biết về bản chất và phạm vi của trách nhiệm bảo mật trong các chuẩn mực nghề nghiệp và các trường hợp cấm tiết lộ thông tin thu được.
Nguyên tắc bảo mật
Được quy định trong các băn bản pháp luật, chuẩn mực đạo đức hướng dẫn sẽ phụ thuộc vào từng thời kì, chẳng hạn:
Khi được phép công bố : cần xem xét lợi ích của tất cả các bên, bao gồm cả bên thứ ba có thể bị ảnh hưởng.
Khi pháp luật yêu cầu công bố: cần cung cấp tài liệu hoặc bằng chứng trong quá trình tiến hành kiện tụng, điều tra, thanh tra.
Một số chú ý khi KTV xác định là thông tin bảo mật có thể được công bố
- Có phải tất cả thông tin sẽ công bố đều rõ ràng hoặc đã được chứng minh hay không; Khi có tình huống liên quan đến thực tế hoặc ý kiến chưa được chứng minh thì phải sử dụng khả năng xét đoán nghề nghiệp để xác định mức độ và hình thức công bố phù hợp.
- Nên trao đổi thông tin với những bên có trách nhiệm đối với vấn đề sẽ công bố.
- Xét đoán xem liệu người làm kiểm toán có phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với việc trao đổi thông tin và những thông tin sẽ công bố không.
Tư cách nghề nghiệp
KTV phải đạt đến một chuẩn mực cao về hành vi như: trung thực và thẳng thắn trong quá trình làm việc và trong quan hệ của họ với các nhân viên của đơn vị được kiểm toán. Để có sự tin cậy từ phía công chúng, các KTV không được để bị nghi ngờ, phẩm chất liêm chính được đánh giá theo nghĩa đúng đắn và công bằng. Phẩm chất này đòi hỏi KTV phải tuân thủ cả về hình thức và tinh thần các chuẩn mực về đạo đức và các chuẩn mực về kiểm toán. Phẩm chất trung thực cũng đòi hỏi KTV tuân thủ nguyên tắc khách quan và độc lập, duy trì các chuẩn mực cao nhất về nhân cách và hành vi nghề nghiệp, đưa ra các quyết định vì lợi ích của công chúng và áp dụng các tiêu chuẩn cao về phẩm chất trung thực khi xử lí công việc và các nguồn lực của cơ quan kiểm toán.
KTV phải là người có tính khách quan và công bằng trong tất cả các công việc bao gồm việc lập các báo cáo trung thực và chính xác. Do đó các kết luận trong báo cáo và ý kiến chỉ nên bị ảnh hưởng bởi các bằng chứng được thu thập theo các chuẩn mực kiểm toán của cơ quan kiểm toán tối cao.
Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn:
KTV phải thực hiện công việc kiểm toán theo những chuẩn mực chuyên môn đã quy định trong chuẩn mực kiểm toán VN hay chuẩn mực quốc tế được VN chấp nhận và các quy định luật hiện hành. Các chuẩn mực kiểm toán này quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến kiểm toán BCTC.
KTV phải thực hiện công việc kiểm toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất và tính thần làm việc chuyên cần. KTV có nghĩa vụ duy trì cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lí và các tiến bộ kĩ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc. KTV cần phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và luôn ý thức rằng có thể tồn tại những tình huống dẫn đến những sai sót trọng yếu của BCTC như khi nhận được bản giải trình đó là đúng, mà phải tìm đc những bằng chứng cần thiết để chứng minh cho những giải trình đó. Điều đó nói lên rằng tính thận trọng trong nghề nghiệp đúng mực chính là điều kiện cần có để xác định và kiến nghị đúng đắn những cơ hội đem lại hiệu quả quản lí và có khả năng thu lợi nhuận tốt hơn.
Tuy vậy, các KTV trải qua nhiều giai đoạn trong quá trình phát triển nghề nghiệp. Họ có trình độ năng lực khác nhau do mỗi cá nhận có kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật như bề dày kinh nghiệm khác nhau. Do đó cấn phải lưu ý khi giao trách nhiệm kiểm toán cho KTV.
Phần II. Nguyên nhân tồn tại việc không tuân thủ chuẩn mực đạo đức kiểm toán ở các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay:
Cố ý vi phạm do chế tài xử phạt quá nhẹ
Luật Kiểm toán độc lập có hiệu lực thi hành từ n