Chặng đường gần 20 năm hình thành và phát triển của thịtrường bất động sản (BĐS) Việt Nam đã
có ảnh hưởng tích cực nhiều mặt đến sựphát triển kinh tế- xã hội của đất nước; thu hút nhiều nguồn
vốn đầu tưtrong và ngoài nước; góp phần chỉnh trang đô thị; tham gia kích cầu và từng bước cải thiện
nhu cầu nhà ởcho nhân dân Bên cạnh đó, thị trường BĐS ởnước ta còn bộc lộnhiều hạn chế, phát
tri ển thiếu lành mạnh và không bền vững. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên mà nguyên
nhân quan trọng là chính sách thuếliên quan đến BĐS, trong đó có chính sách thuếthu nhập cá nhân
(TNCN) đối với chuyển nhượng BĐS áp dụng ởnước ta hiện nay còn nhiều bất cập, chưa thểhiện
được vai trò đi ều tiết của thuếtrong nền kinh tếthị trường, hiện tượng lách thuế, trốn thuếcòn phổ
biến gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Nhưchúng ta đã biết Nhà nước sửdụng thuếlàm công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, điều hòa thu
nhập, thực hiện công bằng xã hội và là công cụchủyếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước.
Đối với thịtrường BĐS, một thị trường còn non trẻ, phát tri ển chưa đồng đều, hiện tượng “sốt giá”,
“đóng băng” thường xuyên xảy ra có tính chất chu kỳ, tạo ra nhiều rủi ro ti ềm ẩn cho thị trường BĐS
nói riêng, nền kinh tếnói chung. Vì vậy, hoàn thiện chính sách thuếTNCN đối với chuyển nhượng
BĐS trong giai đoạn hiện nay là thực hiện quản lý và điều tiết của nhà nước đối với thịtrường BĐS,
tạo tiền đềquan trọng cho thịtrường BĐS phát triển bền vững. Vì lý do đó, bài nghiên cứu này nhằm
mục tiêu chính là hoàn thiện chính sách thuếTNCN đối với chuyển nhượng BĐS nhằm phát triển thị
trường BĐS Việt Nam lành m ạnh, bền vững, đồng thời tăng thu ngân sách nhà nước.
23 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3107 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
--------------------
MÔN HỌC
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ
BÀI TIỂU LUẬN:
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU
NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ
CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN
GVHD :PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng
HVTH :Thái Vũ Thu Trang
Lớp : Ngân hàng Đêm 6 – K20
TP.HCM, tháng 08 năm 2012
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ....................................... 2
1. Lịch sử hình thành và phát triển....................................................................................... 2
2. Vai trò............................................................................................................................. 2
3. Đối tượng nộp thuế.......................................................................................................... 4
4. Thu nhập chịu thuế .......................................................................................................... 5
5. Thuế suất......................................................................................................................... 6
6. Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở một số nước.................................................................. 9
Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ
CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN ......................................................................... 11
1 Chính sách thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam............................................................... 11
1.1 Lý do ban hành.......................................................................................................... 11
1.2 Hệ quan điểm ............................................................................................................ 12
2 Chính sách Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt
Nam................................................................................................................................... 13
2.1 Đối tượng chịu thuế .................................................................................................. 13
2.2 Đối tượng miễn thuế ................................................................................................. 13
2.3 Mức thuế TNCN tính trên thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản .......................... 13
3. Tác động của thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản ................... 14
4. Những tồn tại cần hoàn thiện.......................................................................................... 15
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ TNCN ĐỐI VỚI THU
NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BĐS TẠI VIỆT NAM ................................................ 20
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
-1/21-
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài:
Chặng đường gần 20 năm hình thành và phát triển của thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đã
có ảnh hưởng tích cực nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; thu hút nhiều nguồn
vốn đầu tư trong và ngoài nước; góp phần chỉnh trang đô thị; tham gia kích cầu và từng bước cải thiện
nhu cầu nhà ở cho nhân dân… Bên cạnh đó, thị trường BĐS ở nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, phát
triển thiếu lành mạnh và không bền vững. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên mà nguyên
nhân quan trọng là chính sách thuế liên quan đến BĐS, trong đó có chính sách thuế thu nhập cá nhân
(TNCN) đối với chuyển nhượng BĐS áp dụng ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập, chưa thể hiện
được vai trò điều tiết của thuế trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng lách thuế, trốn thuế còn phổ
biến gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Như chúng ta đã biết Nhà nước sử dụng thuế làm công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, điều hòa thu
nhập, thực hiện công bằng xã hội và là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước.
Đối với thị trường BĐS, một thị trường còn non trẻ, phát triển chưa đồng đều, hiện tượng “sốt giá”,
“đóng băng” thường xuyên xảy ra có tính chất chu kỳ, tạo ra nhiều rủi ro tiềm ẩn cho thị trường BĐS
nói riêng, nền kinh tế nói chung. Vì vậy, hoàn thiện chính sách thuế TNCN đối với chuyển nhượng
BĐS trong giai đoạn hiện nay là thực hiện quản lý và điều tiết của nhà nước đối với thị trường BĐS,
tạo tiền đề quan trọng cho thị trường BĐS phát triển bền vững. Vì lý do đó, bài nghiên cứu này nhằm
mục tiêu chính là hoàn thiện chính sách thuế TNCN đối với chuyển nhượng BĐS nhằm phát triển thị
trường BĐS Việt Nam lành mạnh, bền vững, đồng thời tăng thu ngân sách nhà nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm vào việc phân tích, đánh giá tác động và những tồn tại của
chính sách thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng BĐS trong thời gian qua. Từ đó tìm ra
những biện pháp để giải quyết những hạn chế của chính sách và góp phần xây dựng những giải pháp
phù hợp để hoàn thiện chính sách thuế nhằm đáp ứng những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế.
3. Phạm vi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên, bài nghiên cứu tập trung hướng đến các mục tiêu cụ thể sau:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về thuế TNCN.
Chương II: Tác động của thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng BĐS tại Việt Nam
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế TNCN đối với chuyển nhượng BĐS tại Việt
Nam
Do còn hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong ý kiến đóng góp của thầy để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
-2/21-
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Thuế TNCN (TNCN) là loại thuế đánh vào thu nhập của một cá nhân tại thời điểm thu nhập mà
không tính đến mục đích sử dụng của cá nhân đối với các thu nhập đó (Michel Bouvier- Nhập môn
Luật thuế đại cương và lý thuyết thuế - 2005)
Mặc dù trong thời kỳ trung cổ, ở một số thành phố ở Italia, người ta cũng đã tiến hành đánh thuế
đối với thu nhập của các cá nhân, nhưng thuế TNCN, về bản chất, là một loại thuế hiện đại, chỉ ra đời
khi xã hội loài người đã có một số điều kiện kinh tế cơ bản như: có nền kinh tế tiền tệ, có việc thanh
toán qua tài khoản và các khái niệm về hóa đơn, chi phí và lợi nhuận đã được xã hội thừa nhận và đưa
vào sử dụng rộng rãi.
Đạo luật thuế thu nhập đầu tiên theo đúng bản chất được William Pitt thi hành ở Anh Quốc vào
năm 1799 để trang trải cho cuộc chiến tranh với Napoleon. Sau một vài lần áp dụng các loại thuế thu
nhập tạm thời, đến năm 1874, thuế TNCN đã được áp dụng lâu dài tại nước này.
Đạo luật thuế thu nhập đầu tiên ở Hoa Kỳ được ban hành vào năm 1864 trong cuộc nội chiến
nhưng bị tạm dừng thu vào năm 1872 vì bị cho là trái với Hiến pháp do thu trực tiếp đối với người dân
dẫn đến việc các bang có số dân khác nhau phải nộp số thuế khác nhau. Việc thông qua Hiến pháp sửa
đổi lần thứ 16 vào năm 1913 đã đặt cơ sở pháp lý cho việc áp dụng thuế thu nhập đánh dấu bước
chuyển biến trong cơ cấu thuế ở Hoa Cho đến nửa cuối thế kỷ 19, luật thuế TNCN đã trở nên phổ biến
trên thế giới với hàng loạt các nước Châu Âu cũng như Australia, New Zealand, Nhật Bản đưa ra các
đạo luật về thuế TNCN của mình.
Trong thời kỳ mới ban hành, các Chính phủ thường đánh thuế vào đối tượng dễ đo lường được như
đánh trên đất đai, tài sản, hàng hoá hữu hình…. Tuy nhiên, qua quá trình phát triển về kinh tế, xã hội
của từng nước, thuế TNCN cũng đã có những thay đổi cho phù hợp hơn, thực hiện được những mục
tiêu mà mỗi nhà nước đặt ra khi áp dụng loại thuế này. Cho đến nay, thuế thu nhập các nhân đã trở nên
một loại thuế phổ biến, được áp dụng ở gần 180 nước trên thế giới với những thay đổi nhất định về
phương thức đánh thuế.
2. Vai trò
2.1 Vai trò kinh tế
Có thể thấy rằng, thuế TNCN thường đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thuế của một nước.
Một mặt, nguồn thu từ việc thu thuế TNCN góp một phần lớn vào tổng nguồn thu ngân sách quốc gia,
mặt khác, thuế TNCN còn được sử dụng như một công cụ để điều tiết nền kinh tế.
Ở nhiều nước, nguồn thu từ thuế TNCN được xem là một phần quan trọng của ngân sách. Thông
thường, tỷ lệ của nguồn thu này trên GDP hàng năm vào khoảng xấp xỉ 10% và trên tổng nguồn thu từ
thuế vào khoảng 25%. Đặc biệt ở một số nước như Đan Mạch, New Zealand, Australia.. nguồn thu từ
thuế TNCN có vai trò chủ chốt đối với ngân sách quốc gia. Vào năm 2005, ở Đan Mạch, thu từ thuế
TNCN chiếm 53% tổng lượng thuế thu được và chiếm trên 25% tổng thu ngân sách.
Điều đáng chú ý là nguồn thu từ thuế TNCN ở các nước đang phát triển chỉ chiếm một tỷ trọng
nhỏ trong tổng nguồn thu ngân sách. Chẳng hạn, trong khu vực Đông Nam Á với nhiều quốc gia ở
Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
-3/21-
diện đang phát triển, nguồn thu từ thuế thu nhập chỉ chiếm trung bình 2.1% tổng số thu ngân sách của
các nước
Ngoài tác động làm tăng nguồn thu ngân sách quốc gia, đến cuối những năm 1970, thuế TNCN
còn có một vai trò mới là nhằm điều tiết, định hướng sự phát triển kinh tế với sự xuất hiện của cơ chế
đánh thuế thu nhập thuế suất kép. Đây là cơ chế đánh thuế TNCN với các mức suất khác nhau đối với
thu nhập do sức lao động đưa lại và thu nhập do đầu tư vốn đưa lại. Khi một nước áp dụng mức thuế
suất cao đối với thu nhập từ việc đầu tư vốn, có thể sẽ làm hạn chế nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế,
làm cho nền kinh tế phát triển chậm lại theo ý muốn của Chính phủ. Hoặc ngược lại, việc miễn hoặc
giảm thuế TNCN đối với một khoản đầu tư nào đó sẽ làm khuyến khích các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh
vực này. Đây là kinh nghiệm của Thái Lan trong năm 2006. Để khuyến khích người dân Thái đầu tư
vào thị trường chứng khoán, nước này đã áp dụng chính sách miễn thuế thu nhập cho những giao dịch
đứng tên cá nhân.
2.2 Vai trò điều tiết Xã Hội
Trước hết, luật thuế TNCN phân phối lại của cải, thu nhập trong xã hội. Trong bối cảnh nền kinh
tế của các nước ngày càng phát triển, sự cách biệt giàu – nghèo ngày càng lớn thì việc áp dụng thuế
TNCN là một giải pháp hữu hiệu, góp phần thực hiện chức năng xã hội của nó. Điều này thể hiện ở
những điểm như:
- Cơ cấu thuế suất thường mang tính chất luỹ tiến, nghĩa là người có thu nhập cao thì phải chịu
thuế cao hơn người có thu nhập thấp;
- Thuế TNCN thường được thiết kế để đảm bảo những người có thu nhập thấp thực sự sẽ không
phải chịu ảnh hưởng của thuế TNCN. Để thực hiện điều đó, nhà nước đưa ra quy định trong hệ
thống thuế về ngưỡng tính thuế và số tiền miễn thuế. Như vậy, nếu những cá nhân có thu nhập
chưa đến ngưỡng phải chịu thuế sẽ không phải nộp thuế. Chính những đặc điểm này làm cho
Luật thuế TNCN được xem như là công cụ phù hợp để giảm bớt sự nghèo đói.
Thứ hai, việc đánh thuế đối với cá nhân được thiết kế phù hợp với khả năng đóng góp và có xem
xét đến hoàn cảnh cá nhân của người nộp thuế. Ở một số quốc gia, luật thuế TNCN thường đánh vào
tất cả các khoản thu nhập của người nộp thuế mà không xét đến thu nhập đó đến từ đâu, ở chỗ nào và
mục đích sử dụng chúng ra sao. Tuy nhiên, hiện nay có một xu hướng thống nhất là hoàn cảnh gia
đình của cá nhân người nộp thuế sẽ được xem xét để chiết giảm khoản thuế phải nộp.
Thứ ba, thuế TNCN làm tăng ý thức của công dân trong việc giám sát nguồn chi tiêu ngân sách
của Chính phủ. Thuế TNCN là một loại thuế trực thu. Khác với các loại thuế gián thu khác, qua thuế
trực thu người dân sẽ biết rõ ai là người nộp thuế và ý thức được vai trò của mình đối với nguồn thu
ngân sách của quốc gia. Bằng cách nộp thuế để nuôi sống nhà nước, người đóng thuế thể hiện quyền
lực của mình đối với nhà nước: nhà nước do dân (dân bầu ra nhà nước), của dân (dân nuôi nhà nước),
vì thế, phải phục vụ dân (vì dân). Từ đó, người dân sẽ có ý thức hơn đến việc giám sát các nguồn chi
tiêu của Chính phủ với tư cách là một khách hàng giám sát việc sử dụng chi phí của mình đã trả (qua
thuế) cho các dịch vụ công do Nhà nước thực hiện. Về vấn đề này, Giáo sư Michel Bouvier đã nhận
xét: Thuế ngày càng thể hiện giống như là hình thức trả giá cho dịch vụ được các tổ chức thụ hưởng
thuế cung cấp hơn là biểu hiện của mối tương trợ đoàn kết hay thực hiện nghĩa vụ xã hội. Về phần
Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
-4/21-
mình, người nộp thuế lưu tâm hơn đến vấn đề sử dụng tiền thuế của Nhà nước. Bản thân họ tự coi
mình là một khách hàng nhiều hơn là người sử dụng tài sản công.
3. Đối tượng nộp thuế
3.1 Dựa trên phương pháp kê khai thu thuế
Có hai cách xác định đối tượng nộp thuế là dựa trên các cá nhân nộp thuế và có theo hộ gia đình
nộp thuế.
Theo cá nhân: Cách thu thuế hoàn toàn theo từng cá nhân nộp thuế là cách thức quy định từng đối
tượng nộp thuế phải kê khai thu nhập và đóng thuế theo từng cá nhân. Cách thức này được áp dụng
phổ biến ở Anh, Nhật, Thụy Điển, các nước Châu Phi, các nước Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô
cũ,....
Ưu điểm của cách thức này là đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo thu kịp thời vào ngân sách Nhà
nước. Nhưng có nhược điểm là chưa đảm bảo yêu cầu phân phối lại thu nhập quốc dân qua thuế sao
cho có hiệu quả và đáp ứng được sự công bằng xã hội và nhất là đối với những cá nhân có nhiều khẩu
ăn theo. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đảm bảo công bằng xã hội, hiện nay phương pháp thu thuế
theo cá nhân cũng đề cập yếu tố gia đình bằng cách trước khi xác định thu nhập chịu thuế của cá nhân
thì cá nhân sẽ được trừ chi phí cho bản thân, chi phí nuôi con, nuôi bố mẹ già... (gọi chung là chiết trừ
gia cảnh – xem các phần dưới). Về chi phí nuôi con, tuỳ chính sách xã hội của từng nước là khuyến
khích hay không khuyến khích gia đình nhiều con mà mức trừ sẽ cho trừ nhiều hay ít. Tuy nhiên, cách
thức chiết trừ này dễ dẫn tới hiện tượng lợi dụng quy định khấu trừ cho con hoặc bố mẹ mà kê khai
khấu trừ hai nơi. Khắc phục tình trạng này, một số nước đã yêu cầu mọi người thuộc diện kê khai khấu
trừ phải kê mã số nhận dạng cá nhân, qua đó cơ quan thuế sẽ phát hiện cá nhân nào được kê khai hai
nơi.
Theo hộ gia đình: Cách thức thu thuế theo hộ gia đình là cách thức thu cho phép những người
trong một hộ gia đình (có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống) được kê khai theo tổng thu nhập của hộ
gia đình và sau đó khoản thu nhập này được chia cho mọi người trong đó có cả người không có thu
nhập. Các khoản thu nhập này sau đó sẽ được tính thuế cho từng suất và từng suất thuế lại nhân với số
suất để xác định số thuế phải nộp. Cách thứ hai được áp dụng ở Pháp, Hà Lan.... Ví dụ ở Cộng hòa
Pháp, đối tượng cư trú ở Pháp được kê khai nộp thuế theo hộ thuế. Hộ thuế bao gồm người nộp thuế
và người nuôi dưỡng. Người nộp thuế có thể là các cá nhân độc thân (vẫn được coi là một hộ thuế với
một suất thuế) hoặc những người trong hộ gia đình (có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống) có thu
nhập đóng thuế. Người nuôi dưỡng là các con chưa đến tuổi thành niên, người tàn tật... trong hộ gia
đình. Việc tính thuế theo hộ gia đình phải quy đổi từng thành viên trong hộ gia đình thành các suất
thuế. Pháp quy định tính suất thuế cho mỗi gia đình như sau:
Độc thân, Vợ chồng 1 suất;
Không có người phải nuôi dưỡng 2 suất;
Có 1 người phải nuôi dưỡng 2,5 suất;
Có 2 người phải nuôi dưỡng 3 suất;
Có 3 người phải nuôi dưỡng 4 suất;
Có trên 3 người phải nuôi dưỡng Cộng thêm 1 suất cho mỗi người
Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
-5/21-
Sau khi xác định thu nhập của mỗi suất thuế, áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế
phải nộp và lại nhân với số lượng suất thuế để xác định tổng số thuế phải nộp trong năm của gia đình
đó. Các chuyên gia cho rằng cách thức thu thuế theo hộ gia đình công bằng hơn về mặt đạo đức xã hội
nhưng không kịp thời vì mỗi gia đình đều phải có ít nhất hai người trở lên. Ðã có nhiều người thì sẽ có
nhiều khoản thu nhập khác nhau, do đó phải mở sổ sách kế toán, theo dõi từng nguồn thu nhập và phải
đối chiếu với nơi phát sinh thu nhập. Quy định này chỉ được thực hiện tốt với điều kiện là gia đình ổn
định. Do cách tính và thực thi phức tạp như vậy nên có rất ít nước áp dụng phương thức thu thuế theo
cách này.
3.2 Dựa trên sự phân biệt đối tuợng cư trú và không cư trú
Thuế TNCN là một trong những sắc thuế có diện áp dụng rộng nhất trong số các sắc thuế đóng góp
vào nguồn ngân sách nhà nước. Thuế TNCN không chỉ điều chỉnh đối với cá nhân là công dân của
nước đó mà còn điều chỉnh đối với cả những cá nhân nước ngoài sinh sống và làm việc trên lãnh thổ
của quốc gia đó dựa trên sự phân biệt đối tượng cư trú và đối tượng không cư trú.
Thông thường, pháp luật các nước xác định đối tượng cư trú là những người cư trú ở nước đó
trong một khoảng thời hạn nhất định (thường là một năm). Chẳng hạn, theo pháp luật Nhật Bản, đối
tượng cư trú là những người đã sống từ lâu hay đã và đang định cư tại Nhật Bản trong một một thời
gian liên tục từ 1 năm trở lên. Hàn Quốc và Trung Quốc cũng có quy định tương tự. Nhìn chung, pháp
luật các nước quy định đối tượng cư trú phải chịu thuế trên toàn bộ thu nhập toàn cầu của mình nghĩa
là toàn bộ thu nhập của người nộp thuế bị đánh thuế tại các nước cư trú bất kể thu nhập đó kiếm được
ở đâu. Chẳng hạn, pháp luật của Trung Quốc quy định đối tượng cư trú ở Trung Quốc phải nộp thuế
đối với toàn bộ thu nhập của người đó nhận được từ trong và ngoài nước Trung Quốc. Ngược lại, đối
tượng không cư trú thường được quy định là những người cư trú tại nước sở tại trong thời hạn dưới 1
năm. Các đối tượng này thường không phải nộp thuế đối với những thu nhập không có nguồn gốc tại
nước sở tại. Ví dụ, pháp luật của Hàn Quốc quy định những đối tượng không cư trú chỉ phải chịu thuế
đối với khoản thu nhập nhận được có nguồn gốc từ Hàn Quốc.
Ngoài ra, cũng có những nước không có sự phân biệt giữa đối tượng cư trú và đối tượng không cư
trú trong việc xác định khoản thu nhập chịu thuế. Chẳng hạn, ở Malaysia, Singapore, Hồng Kông, cả
đối tượng cư trú và đối tượng không cư trú đều không phải chịu thuế đối với các khoản thu nhập có từ
nước ngoài (đánh thuế trên cơ sở lãnh thổ). Ngược lại, pháp luật của Thái Lan lại quy định cả đối
tượng cư trú và đối tượng không cư trú đều phải chịu thuế đối với các thu nhập của mình mà không
phụ thuộc vào việc thu nhập đó phát sinh trong hay ngoài Thái Lan.
4. Thu nhập chịu thuế
Xuất phát từ sự khác nhau trong việc xác định nguyên tắc đánh thuế nên các loại thu nhập chịu
thuế giữa các quốc gia cũng có sự khác nhau. Một loại thu nhập nào đó có thể thuộc diện thu nhập
chịu thuế của quốc gia này nhưng đối với quốc gia khác nó lại là thu nhập thuộc diện được miễn
thuế… Hoặc cũng có trường hợp một khoản thu nhập ở nước này có thể bị đánh thuế theo loại thuế
này nhưng ở nước khác có thể phải chịu thuế theo loại thuế khác. Ví dụ, thu nhập từ kinh doanh của
một cá nhân bị đánh thuế tại nhiều quốc gia theo quy định của Luật thuế TNCN nhưng tại một số quốc
gia khác lại bị áp dụng theo luật thuế thu nhập của công ty hoặc thuế thu nhập từ việc chuyển nhượng
tài sản.
Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
-6/21-
Tuy nhiên, có thể khái quát các loại thu nhập chịu thuế TNCN theo thông lệ pháp luật của các
nước trên thế giới gồm:
- Thu nhập kinh doanh
- Thu nhập làm công
- Thu nhập từ đầu tư (kể cả tiền lãi cổ phần, tiền lãi vay);
Ngoài ra còn có các yếu tố thu nhập khác, thường xuất hiện trong một luật thuế TNCN là:
- Tiền lương hưu và các khoản tiền bảo hiểm;
- Các khoản thanh toán bảo hiểm xã hội;
- Thu nhập từ việc nắm giữ cổ phần;
- Thu nhập chuyển nhượng tài sản
* Cụ thể về thu nhập chịu thuế ở một số quốc gia như sau:
Luật t