Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 (PECC1) được hình thành và phát triển liên tục
trên 50 năm lịch sử:
- Viện thiết kế Tổng hợp thành lập năm 1960, đến năm 1967 được đổi tên là Viện
Quy hoạch và thiết kế điện, đến năm 1980 là Viện thiết kế điện.
- Ngày 01/07/1982 Công ty Khảo sát và thiết kế điện được thành lập trên cơ sở hợp
nhất Viện thiết kế điện, Trung tâm nghiên cứu và thiết kế thuỷ điện và Công ty khảo sát
địa chất thuỷ lợi. Năm 1988 Công ty được đổi tên thành Công ty khảo sát thiết kế điện 1.
Năm 1999 được đổi tên thành Công ty Tư vấn xây dựng điện 1
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2450 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích tài chính công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
Tiểu luận môn Quản trị Tài chính
Đề tài:
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 1
Sàn : HOSE
Mã CK : TV1
GVHD : TS Ngô Quang Huân
HVTH : Nguyễn Hồ Đức
Lớp : QTKD- Ngày 2 – Khóa 22
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12-2013
0
MỤC LỤC
A. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT DOANH NGHIỆP .................................................................. 2
I. Thông tin khái quát........................................................................................................ 2
II. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................................... 2
III. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh.............................................................................. 3
B. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP:...................................................................... 4
I. Phân tích theo các tỷ lệ tài chính cơ bản: ............................................................................. 4
1. Tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toán: ................................................................................. 4
2. Các tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động:............................................................................. 5
3. Các tỷ lệ tài trợ .................................................................................................................... 6
4. Các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi ................................................................................. 6
5. Tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường............................................................................... 8
II. Phân tích cơ cấu:..................................................................................................................... 8
1. Cơ cấu bảng cân đối kế toán của công ty từ 2010 đến 2012.......................................... 8
2. Cơ cấu kết quả kinh doanh của công ty từ 2010 đến 2012: ......................................... 10
III. Phân tích Dupont:................................................................................................................ 11
IV. Phân tích hòa vốn và đòn bẩy tài chính: .......................................................................... 12
1. Phân tích hòa vốn: ............................................................................................................. 12
2. Phân tích đòn bẩy tài chính .............................................................................................. 12
V. Phân tích chỉ số Z: ................................................................................................................ 13
VI. Lượng giá chứng khoán ..................................................................................................... 14
1. Theo phương pháp chiết khấu dòng thu nhập................................................................ 14
2. Theo phương pháp sử dụng chỉ số PE: ........................................................................... 15
3. Theo phương pháp sử dụng chỉ số EVA ........................................................................ 15
VII. Chứng khoán nghịch và bộ chứng khoán ....................................................................... 16
1. Chứng khoán nghịch: ........................................................................................................ 16
2. Tính hệ số hoàn vốn kỳ vọng, hệ số biến thiên, độ lệch chuẩn của TV1:.................. 16
3. Tính hệ số hoàn vốn kỳ vọng, hệ số biến thiên, độ lệch chuẩn của CNT: ................. 17
4. Kết hợp bộ chứng khoán TV1 và CNT .......................................................................... 17
C. KẾT LUẬN: .............................................................................................................................. 18
I. Nhận xét: ................................................................................................................................. 18
II. Đề xuất:.................................................................................................................................. 19
1
A. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT DOANH NGHIỆP
I. Thông tin khái quát
1. Tên giao dịch:
- Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1
- Tên tiếng Anh: Power Engineering Consulting Joint Stock Company 1
- Tên viết tắt: PECC1
2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0100100953 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 02/01/2008, đăng ký thay đổi lần 05 ngày
10/01/2013.
3. Vốn điều lệ: 230.105.360.000 đồng
4. Vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2012: 281.957.085.338 đồng
5. Địa chỉ: Km9+200 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh
Xuân, Thành phố Hà Nội
6. Số điện thoại: (84-4) 22148368; (84-4) 38544270
7. Số fax: (84.4) 35520670; (84-4) 38541208
8. Website:
9. Mã cổ phiếu: TV1
II. Quá trình hình thành và phát triển
1. Qúa trình hình hành và phát triển
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1 (PECC1) được hình thành và phát triển liên tục
trên 50 năm lịch sử:
- Viện thiết kế Tổng hợp thành lập năm 1960, đến năm 1967 được đổi tên là Viện
Quy hoạch và thiết kế điện, đến năm 1980 là Viện thiết kế điện.
- Ngày 01/07/1982 Công ty Khảo sát và thiết kế điện được thành lập trên cơ sở hợp
nhất Viện thiết kế điện, Trung tâm nghiên cứu và thiết kế thuỷ điện và Công ty khảo sát
địa chất thuỷ lợi. Năm 1988 Công ty được đổi tên thành Công ty khảo sát thiết kế điện 1.
Năm 1999 được đổi tên thành Công ty Tư vấn xây dựng điện 1.
2. Các sự kiện khác
- Ngày 02/01/2008 Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. Vốn
điều lệ ban đầu của Công ty là 100 tỷ đồng, Hiện nay vốn điều lệ của Công ty là
230.105.360.000 đ, chia thành 23.010.536 cổ phần trong đó Tập đoàn Điện lực Việt Nam
2
nắm giữ chi phối 54,34%, các cổ đông khác là 45,66 % Cổ phần của Công ty. Số lượng cổ
phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành là 23.010.536 cổ phiếu, Công ty không có cổ
phiếu quỹ.
- Quyết định số 201/QĐ-SGDHCM ngày 14 tháng 09 năm 2010, Sở Giao dịch Chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận cho Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1
được đăng ký niêm yết 10.000.000 cổ phiếu;
- Quyết định số 01/2011/QĐ-SGDHCM ngày 04 tháng 01 năm 2011, Sở Giao dịch Chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận cho Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1
được niêm yết bổ sung 7.400.000 cổ phiếu;
- Quyết định số 158/2011/QĐ-SGDHCM ngày 20 tháng 10 năm 2011, Sở Giao dịch
Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận cho Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng
điện 1 được niêm yết bổ sung 2.609.765 cổ phiếu;
- Quyết định số 97/2012/QĐ-SGDHCM ngày 18 tháng 07 năm 2012, Sở Giao dịch Chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận cho Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1
được niêm yết bổ sung 3.000.771 cổ phiếu
III. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh
1. Ngành nghề kinh doanh:
Hoạt động chính của Công ty là tư vấn các dịch vụ kỹ thuật và xây dựng các công trình
điện, thuỷ lợi, công trình công nghiệp dân dụng, xây lắp và đầu tư nguồn điện.
2. Địa bàn kinh doanh:
Công ty là doanh nghiệp tư vấn hàng đầu của Ngành điện Việt Nam, đã và đang thực hiện
toàn bộ công tác tư vấn thiết kế, khảo sát, thí nghiệm… và là tư vấn chính cho nhiều dự án
công trình điện quan trọng, quy mô lớn, phức tạp của Việt Nam cũng như ở CHDCND
Lào và Vương quốc Campuchia…
3. Các dự án điển hình:
- Dự án thủy điện: Sơn La công suất 2400 MW; Bản Vẽ công suất 320MW; Tuyên
Quang công suất 342MW; Lai Châu công suất 1200MW; Luangprabang trên dòng chính
sông MeKông (Lào), công suất 1100MW; Hạ Sê San 2 (Campuchia), công suất 400MW.
- Dự án nhiệt điện: Uông Bí MR1,2 tổng công suất 600MW; Quảng Ninh 1,2 tổng công
suất 1200MW; Thái Bình 1 công suất 600MW; Thái Bình 2 tổng công suất 1200MW.
- Dự án lưới điện: Đường dây và trạm đồng bộ 500kV Bắc Nam mạch 1, 2 và nhiều đường
dây và trạm 220kV, 110kV.
- Đội ngũ chuyên gia và kỹ sư của Công ty có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm,
được thử thách từ thực tế các dự án trong nước, quốc tế và có nhiều thời gian làm
việc với chuyên gia kỹ thuật chuyên sâu của các công ty tư vấn nổi tiếng quốc tế.
- Công ty luôn đi đầu ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến của thế giới, ứng dụng các phần
mềm tính toán hiện đại, đổi mới các thiết bị thí nghiệm vào công tác tư vấn thiết kế các
công trình, đặc biệt là công trình ở vùng có động đất mạnh, địa chất phức tạp, hồ chứa có
dung tích nước lớn, nhà máy điện ngầm và hở với công suất lớn, tiêu biểu là:
3
- Năm 2011 đã ghi nhận thêm một bước phát triển mới, Công ty đã thực hiện lập DAĐT
của dự án thuỷ điện Tích năng Phù Tiên Đông với quy mô 1200MW, tham gia khảo sát
dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, tích cực tìm kiếm và phát triển việc làm từ các dự án
chống biến đổi khí hậu.
- Năm 2012, Công ty đã tích cực triển khai hồ sơ để xin được nhận làm tổng thầu EPC dự
án thuỷ lợi
- Các dự án do Công ty thực hiện luôn đáp ứng tiến độ, đảm bảo chất lượng, góp phần kịp
thời cung cấp nguồn điện năng phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Công
ty đã được Nhà nước trao tặng Danh hiệu anh hùng lao động, Huân chương độc lập
hạng nhì, nhiều Huân chương lao động và nhiều bằng khen, cờ thi đua của Chính phủ, Bộ
Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
- Để phát triển bền vững, Công ty đã đầu tư xây dựng Dự án Thủy điện Sông Bung 5
với hình thức đầu tư là Xây dựng - Sở hữu – Kinh doanh. Dự án với công suất 57MW,
điện lượng bình quân năm 230,34 triệu kWh, dự án được xây dựng trên Sông Bung thuộc
địa phận huyện Nam Giang và Đông Giang tỉnh Quảng Nam. Gói thầu chính xây dựng
nhà máy được triển khai đầu 2010, tháng 12/2012 Tổ máy 1 đã vào vận hành phát điện
thương mại.
B. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY TV1: (Vui lòng tham khảo cách tính và chỉ số
ngành trong bảng Excel)
I. Phân tích theo các tỷ lệ tài chính cơ bản:
1. Tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toán:
Năm 2010 2011 2012
- Tỉ lệ lưu động (CR) 1.30 1.17 0.99
- Tỉ lệ thanh toán nhanh (QR) 0.97 0.86 0.64
a. Tỷ lệ thanh toán hiện thời:
- Tỷ số thanh khoản hiện thời được tính ra bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động trong một
thời kỳ nhất định chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả cùng kỳ.
Giá trị tài sản lưu động
Tỷ số thanh khoản hiện thời =
Giá trị nợ ngắn hạn
- Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang
giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán.
Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay
để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.
Nhận xét: Tỷ lệ thanh toán hiện thời của TV1 mặc dù cao hơn tỷ lệ thanh toán nhanh của
ngành, nhưng tỷ lệ này từ năm 2010 đến năm 2012 giảm dần từ 1,3 đến 0,99 do công ty
đang vay nợ tăng lên trong khi các giá trị tài sản lưu động tăng trưởng không nhiều. Tuy
4
nhiên, tỷ lệ này vẫn nằm trong khoảng cho phép, nên khả năng thanh toán hiện thời của
công ty vẫn đảm bảo.
b. Tỷ lệ thanh toán nhanh:
Tỷ số thanh khoản nhanh là một tỷ số tài chính dùng nhằm đo khả năng huy động tài sản
lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp này. Công thức tính :
Giá trị tài sản lưu động - Giá trị hàng tồn kho
Tỷ số thanh khoản nhanh =
Giá trị nợ ngắn hạn
Nhận xét: Mặc dù tỷ lệ thanh toán nhanh của TV1 đều cao hơn các tỷ lệ trung bình của
ngành, tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán nhanh của công ty từ năm 2010 đến 2012 giảm dần từ
0,97 đến 0,64 do đó công ty cần chú trọng hơn nữa khả năng thanh toán nhanh này.
2. Các tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động:
Năm 2010 1011 2012
- Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (TAT) 0.57 0.40 0.27
- Vòng quay tồn kho (IT) 1.97 1.72 1.22
- Kỳ thu tiền bình quân (ACP) (ngay) 331.47 370.65 361.12
a. Vòng quay tổng tài sản (TAT):
Số vòng quay tổng tài sản là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh
nghiệp. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy doanh thu thuần (ròng) đạt được trong một
thời kỳ nhất định chia cho giá trị bình quân tổng tài sản (bao gồm cả tài sản lưu động lẫn
tài sản cố định) của doanh nghiệp trong cũng kỳ đó. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản
tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu.
Nhận xét: Nhìn vào chỉ số này của công ty TV1 và của ngành, ta thấy chỉ số này thấp hơn
nhiều so với chỉ số ngành và từ năm 2010 đến 2012 giảm dần từ 0,57 xuống 0,27 do doanh
thu của công ty không tăng thậm chí còm giảm theo các năm và công ty sử dụng vốn nay
quá lớn, điều này chứng tỏ công ty sử dụng vốn chưa được hiệu quả.
b. Vòng quay hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân
Vòng quay hàng tồn kho được tính ra bằng cách lấy doanh thu (hoặc giá vốn hàng bán)
trong một kỳ nhất định chia cho bình quân giá trị hàng tồn kho trong cùng kỳ.
Kỳ thu tiền bình quân: Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày
để thu hồi các khoản phải thu của mình. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy trung bình
cộng các khoản phải thu chia cho doanh thu thuần (doanh thu không kể tiền mặt) bình quân
mỗi ngày.
5
Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy vòng quay hàng tồn kho của TV1 quá thấp ngoài ra
kỳ thu tiền bình quân quá dài (tương đương 1 năm) đều này cho thấy công ty TV1 bị chiếm
dụng vốn khá lớn.
3. Các tỷ lệ tài trợ
Năm 2010 2011 2012
- Tỷ lệ nợ/tổng tài sản (D/A) 0.74 0.80 0.84
- Tỷ lệ thanh toán lãi vay (ICR) 2.79 2.09 1.80
a. Tỷ lệ nợ/tổng tài sản (D/A) (thường tính bằng % )
Được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị tổng tài sản trong cùng kỳ. Công thức tính
như sau:
Tổng nợ
Tỷ số nợ trên tài sản = 100% x
Tổng tài sản
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây
biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ
doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao.
Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là
chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý
doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều
này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.
Nhận xét: Ta thấy cơ cấu tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao so với ngành do công ty sử dụng
vốn vay quá lớn, ngoài ra tỷ lệ này còn tăng theo các năm, chứng tỏ công ty bị phụ thuộc
vào nguồn vốn ngân hàng do nguồn vốn chủ sở hữu thấp.
b. Tỷ số khả năng trả lãi: Công thức tính
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tỷ số khả năng trả lãi =
Chi phí lãi vay
Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì
chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công ty kinh
doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay.
Nhận xét: Tỷ số này trong 3 năm 2010-2011-2012 luôn lớn hơn 1 chứng tỏ TV1 có lợi
nhuận trước thuế đủ khả năng trả lãi vay.
4. Các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi
6
Năm 2010 2011 2012
- Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ (GMP) 0.25 0.25 0.27
- Doanh lợi ròng (NPM) 0.07 0.07 0.07
- Sức sinh lợi cơ bản (BEP) 0.08 0.07 0.05
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 0.04 0.03 0.02
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 0.16 0.14 0.11
a. Doanh lợi ròng (NPM):
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằng cách lấy lợi nhuận
ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ. Công thức tính:
Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = 100% x
Doanh thu
Nhận xét: Doanh lợi ròng của công ty TV1 qua các năm đều cao hơn mức trung bình của
ngành
b. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh
nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho bình
quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi
nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài sản được lấy từ
bảng cân đối kế toán. Công thức tính:
Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản = 100% x
Bình quân tổng giá trị tài sản
Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy
doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua
lỗ.
Nhận xét: ROA của công ty TV1 tương đương với ROA của ngành, tuy nhiên tỷ số này có
khuynh hướng giảm từ năm 2010 đên năm 2012, do vốn vay tăng cao nhưng lợi nhuận
không tăng.
c. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận trong tỷ số này là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, lấy từ báo cáo kết quả kinh
doanh của công ty cổ phần, tính trong một thời kỳ nhất định (1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay
1 năm) gọi là kỳ báo cáo. Còn vốn cổ phần trong tỷ số này là bình quân vốn cổ phần phổ
thông (common equity). Công thức tính:
Lợi nhuận ròng
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = 100% x
Bình quân vốn cổ phần phổ thông
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công
ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công
ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.
7
Nhận xét: Tỷ lệ này của công ty TV1 cũng tương đương với tỷ lệ ngành, tuy nhiên tỷ lệ
này cũng giảm dần từ năm 2010 đến 2012, chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu chưa phát huy
tối đa hiệu quả.
5. Tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường
Năm 2010 2011 2012
- Chỉ số EPS 3,481 3,444 1,506
- Tỷ lệ P/E 2.04 1.19 4.52
- Giá sổ sách (B) =Vốn CSH/Tổng khối lượng CP 12,769 12,659 12,253
- Tỷ lệ P/B 0.56 0.32 0.55
- Dòng tiền trên mỗi cổ phần (CFPS) 2779.48 2337.05 1906.87
- Tỷ số giá/dòng tiền (P/CF)=P/CFPS 2.55 1.75 3.57
- Đòn bẩy tài chính FL=1+Tổng nợ/Vốn CSH 3.89 4.90 6.26
a. Chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS):
Chỉ số này ở công ty TV1 có dấu hiệu giảm dần. Và đến 2012 đã giảm đến 56% so với năm
2011, thấp hơn so với chỉ số ngành.
b. Tỷ lệ giá trên thu nhập một cổ phiếu P/E:
Tỷ số P/E được tính bằng cách lấy giá thị trường bình quân của cổ phiếu do doanh nghiệp
phát hành trong một kỳ nhất định chia cho thu nhập bình quân trên một cổ phần mà doanh
nghiệp phải trả cho nhà đầu tư trong kỳ đó.Công thức tính:
Giá thị trường một cổ phiếu
Tỷ số P/E =
Thu nhập bình quân trên một cổ phần
Nhận xét: Nhìn vào bảng ta thấy P/E của TV1 giảm nhẹ vào năm 2011 và tăng lên vào
năm 2012, tuy nhiên đây là do thu nhập trên cổ phiếu (EPS) quá thấp (mẫu số giảm nhiều)
trong khi giá cổ phiếu vẫn ở mức trung bình thấp (6800đ) nên đẩy P/E tăng.
II. Phân tích cơ cấu:
1. Cơ cấu bảng cân đối kế toán của công ty từ 2010 đến 2012
Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (VNĐ)
2010 2011 2012 2010 2011 2012
Tài sản 100.00% 100.00% 100.00% 864,821,644,985 1,241,018,997,714 1,764,046,198,805
Tài sản ngắn hạn 84.68% 66.21% 46.53% 732,357,565,922 821,693,646,975 820,860,346,749
Tiền và các khoản tương
đương tiền 8.75% 5.16% 1.13% 75,691,814,303 64,028,868,297 19,966,758,932
Tiền 8.75% 5.16% 1.13% 75,691,814,303 64,028,868,297 19,966,758,932
Các khoản phải thu ngắn hạn 52.12% 41.40% 27.26% 450,776,973,064 513,810,188,035 480,950,479,385
Phải thu của khách hang 42.08% 35.36% 25.37% 363,915,976,584 438,766,642,798 447,487,391,317
Trả trước cho người bán 8.58% 5.18% 1.56% 74,176,566,645 64,297,177,784 27,561,402,473
Các khoản phải thu khác 1.47% 0.87% 0.33% 12,684,429,835 10,746,367,453 5,901,685,595
Hàng tồn kho 21.61% 17.46% 16.16% 186,844,886,680 21