Quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh. Do đó, để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả các nhà quản trị cần phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính cho tương lai. Bởi vì thông qua việc tính toán, phân tích tài chính cho ta biết những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục. Từ đó các nhà quản lý có thể xác định được nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trong thời gian tới. Với một doanh nghiệp hay bất kì tổ chức kinh doanh dù lớn hay nhỏ khi hoạt động đều mong muốn làm sao hoạt động có hiệu quả thu về lợi nhuận nhiều nhất và đạt được mục tiêu mà công ty đề ra. Để làm được điều đó đòi hỏi cần có rất nhiều yếu tố cấu thành nên như vốn, nhân lực, công nghệ v v. Một trong những việc cần làm là phân tích được báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nhận thấy đươc tầm quan trọng của vấn đề nên nhóm D & D quyết định chọn đề tài “Phân tích tài chính của Vinamilk” nhằm giúp làm rõ thêm bài toán kinh tế của công ty Vinamilk nói riêng và của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nói chung bài tiểu luận gồm 3 chương:
CHƯƠNG I - Cơ sở lý luận – phương pháp phân tích tài chính
CHƯƠNG II - Thực trạng tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Vinamilk.
CHƯƠNG III - Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty Công ty cổ phần Vinamilk.
52 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 13577 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích tài chính của VinaMilk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh. Do đó, để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả các nhà quản trị cần phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính cho tương lai. Bởi vì thông qua việc tính toán, phân tích tài chính cho ta biết những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục. Từ đó các nhà quản lý có thể xác định được nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trong thời gian tới. Với một doanh nghiệp hay bất kì tổ chức kinh doanh dù lớn hay nhỏ khi hoạt động đều mong muốn làm sao hoạt động có hiệu quả thu về lợi nhuận nhiều nhất và đạt được mục tiêu mà công ty đề ra. Để làm được điều đó đòi hỏi cần có rất nhiều yếu tố cấu thành nên như vốn, nhân lực, công nghệ v…v. Một trong những việc cần làm là phân tích được báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nhận thấy đươc tầm quan trọng của vấn đề nên nhóm D & D quyết định chọn đề tài “Phân tích tài chính của Vinamilk” nhằm giúp làm rõ thêm bài toán kinh tế của công ty Vinamilk nói riêng và của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nói chung…bài tiểu luận gồm 3 chương:
CHƯƠNG I - Cơ sở lý luận – phương pháp phân tích tài chính
CHƯƠNG II - Thực trạng tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Vinamilk.
CHƯƠNG III - Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty Công ty cổ phần Vinamilk.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN – PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
I – CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Khái niệm phân tích tài chính:
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theo một hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đưa các quyết định xử lý phù hợp tùy theo mục đích theo đuổi.
2. Đối tượng của phân tích tài chính:
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có hoạt động trao đổi điều kiện và kết quả sản xuất thông qua những công cụ tài chính và vật chất. Chính vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tham gia vào các mối quan hệ tài chính đa dạng và phức tạp.
Như vậy,đối tượng của phân tích tài chính,về thực chất là các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong qua trình hình thành, phát triển và biến đổi vốn dưới các hình thức có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính:
Có nhiều đối tược quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng…Mỗi đối tượng quan tâm với các mục đích khác nhau nhưng thường liên quan với nhau.
4. Tổ chức công tác phân tích tài chính:
Quá trình tổ chức công tác phân tích tài chính được tiến hành tùy theo loại hình tổ chức kinh doanh ở các doanh nghiệp nhằm mục đích cung cấp, đáp ứng nhu cầu thông tin cho quá trình lập kế hoạch, công tác kiểm tra và ra quyết định.công tác tổ chức phân tích phải làm sao thỏa mãn cao nhất cho nhu cầu thông tin của từng loại hình quản trị khác nhau.
II - PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH:
1. Các bước trong quá trình tiến hành phân tích tài chính:
1.1. Thu thập thông tin:
Phân tích tài chính sử mọi nguồn thông tin có khả năng giải và thuyết minh hoạt động tài chính,hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,phục vụ cho quá trình dự đoán,đánh giá ,lập kế hoạch.Nó bao gồm những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán, những thông tin quản lý khác và những thông tin về số lượng và giá trị.Trong đó thông tin kế toán là quan trọng nhất được phản ánh trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, đó là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy trên thực tế phân tích tài chính là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp
1.2. Xử lý thông tin:
Giại đoạn tiếp theo của phân tích hoạt động tài chính là giai đoạn xử lý thông tin đã thu thập.Trong giai đoạn này nguời sử dụng thông tin ở gốc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra. Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp thông tin theo một mục tiêu nhất định để nhằm tính toán, so sánh, đánh giá, xác định nguyên nhân của kết quả đạt được nhằm phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định.
1.3. Dự toán và ra quyết định:
Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định hoạt động kinh doanh.Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích hoạt động tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu. Đối với cho vay và đầu tư vào doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định về tài trợ đầu tư, đối với cấp trên của doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định quản lý doanh nghiệp.
1.4. Các thông tin cơ sở để phân tích hoạt động tài chính:
Các thông tin cơ sở để phân tích hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp nói chung là các báo cáo tài chính,bao gồm:
Bảng cân đối kế toán : là bảng báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Nó gồm được thành lập từ 2 phần: tài sản và nguồn vốn. Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (ngày cuối quý, cuối năm).
Phần tài sản phản ánh quy mô và cơ cấu các loại tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp, năng lực và trình độ sử dụng tài sản. Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng lâu dài, gắn với mục đích thu được các khoản lợi nhuận.
Phần nguồn vốn cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đăng ký kinh doanh với Nhà nước, số tài sản đã hình thành bằng nguồn vốn vay ngân hang,vay đối tượng khác, cũng như trách nhiệm phải thanh toán với người lao động, cổ đông, nhà cung cấp, trả chủ, ngân sách…
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là một báo cáo tài chính tổng hợp,phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán, dưới hình thức tiền tệ. Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi nhưng phải phản ánh 4 nội dung cơ bản: doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý, lãi, lỗ.Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về phương thức kinh doanh trong thời kỳ và chỉ ra rằng các hoạt động kinh doanh đó mang lại lợi nhuận hay lỗ vốn,đồng thời nó còn phản ánh tình hình sử dụng tiềm năng về vốn, kỹ thuật, lao động và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh quá trình hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Thông tin về lưu chuyển tiền của doanh nghiệp giúp các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và sử dụng các khoản tiền đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính phản ánh toàn bộ dòng tiền thu, chi lien quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh do nhận vốn góp, góp vốn, vay và cho vay dài hạn, ngắn hạn, cổ tức được chia và chia cổ tức.
2. Phương pháp phân tích tài chính:
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thông các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính,các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực tế người ta sử dụng các phương pháp sau:
2.1 Phương pháp phân tích chỉ số - Phân tích theo chiều ngang.
Phân tích chỉ số hay phân tích theo chiều ngang báo cáo tài chính là so sánh từng khoản mục trong báo cáo tài chính với số liệu năm gốc, nhằm xác định mức độ phát triển của từng khoản trong bối cảnh chung.
Phân tích chỉ số sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian, và việc phân tích này sẽ làm nổi bật tình hình đặc điểm về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian.
Phân tích theo thời gian gúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro nhận ra những khoản mục nào có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân.
Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối hoặc bằng số tương đối.
- Số tuyệt đối : Y = Y1 – Y0
Y1 : trị số của chỉ tiêu phân tích
Y0 : trị số của chỉ tiêu gốc
- Số tương đối : T = Y1 / Y0 * 100%
2.2 Phân tích khối – Phân tích theo chiều dọc.
Phân tích khối: so sánh các khoản mục trong tổng số của báo cáo tài chính, nhằm xác định tỷ trọng hay cơ cấu các khoản mục trong các báo cáo tài chính. Với báo cáo quy mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%.
Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối kết cấu (chỉ tiêu bộ phận trên chỉ tiêu tổng thể) phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chi tiết bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào. Từ đó, đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.
Như vậy, đối với bảng cân đối kế toán chỉ tiêu tổng thể là tài sản và nguồn vốn. Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc rất có ích cho việc khảo sát các nguồn vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp hoặc nói cách khác là có ích cho việc khảo sát các nguồn vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp hoặc nói cách khác là có ích cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nguồn vốn vay với nguồn vốn chủ sở hữu. Đối với bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì chỉ tiêu tổng thể là doanh thu thuần. Theo phương pháp này ta thấy được quan hệ kết cấu và biến động kết cấu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và quá trình sinh lời của doanh nghiệp.
3. Phân tích chỉ số tài chính.
Phân tích chỉ số tài chính là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng nhất của phân tích báo cáo tài chính. Phân tích các tỷ số tài chính lien quan đến việc xác minh và sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình và hoạt động tài chính của công ty. Có nhiều loại tỷ số tài chính khác nhau. Dựa vào cách thức sử dụng số liệu để xác định, tỷ số tài chính có thể chia làm ba loại: tỷ số tài chính xác định từ bảng cân đối tài sản, tỷ số tài chính xác định từ báo cáo thu nhập và tỷ số tài chính xác định từ cả hai báo cáo vừa nêu. Dựa vào mục tiêu phân tích, các tỷ số tài chính có thể chia thành:
- Hệ số khả năng thanh toán.
- Hệ số hoạt động.
- Hệ số đòn bẩy tài chính.
- Hệ số khả năng sinh lời.
3.1 Các hệ số khả năng thanh toán.
Tỷ số khả năng thanh toán là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Loại tỷ số này gồm có tỷ số thanh toán hiện thời và Tỷ số thanh toán nhanh, Cả hai tỷ số này xác định từ dữ liệu của bảng cân đối tài sản. Đứng trên góc độ ngân hàng, hai tỷ số này rất quan trọng vì nó giúp đánh giá được khả năng thanh toán nợ của công ty.
a) Tỷ số thanh toán hiện thời ( tỷ số thanh toán ngắn hạn ).
Công thức:
Khả năng thanh toán hiện thời =
Tỷ số thanh toán ngắn hạn cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để đảm bảo thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn. Tỷ số thanh toán ngắn hạn càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại tỷ số thanh toán càng thấp thì khả năng thanh toán khó mà tin tưởng được. Tỷ số thanh toán thông thường được chấp nhận phải lớn hơn 1
b) Tỷ số thanh toán nhanh ( Acid test).
Công thức:
Tài sản ngắn hạn – Tồn kho
Khả năng thanh toán nhanh =
Tỷ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. Tỷ số thanh toán nhanh càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao và ngược lại, tỷ lệ thanh toán càng thấp thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp khó mà tin tưởng được. Tỷ số thanh toán nhanh thông thường được chấp nhận xấp xỉ là 1.
3.2 Các hệ số hoạt động.
Các hệ số hoạt động xác định tốc độ mà một công ty có thể tạo ra được tiền mặt nếu có nhu cầu phát sinh. Hệ số hoạt động cho thấy hiệu quả của việc sử dụng tài sản. Hệ số hoạt động cao thể hiện công ty có thể tạo ra được nhiều doanh thu hơn trên 1 đồng vốn đầu tư. Các hệ số sau đây và việc tính toán được thiết lập dựa trên giả định rằng một năm có 360 ngày. Hệ số hoạt động bao gồm các hệ số quay vòng của các tài sản chủ yếu:
a) Vòng quay khoản phải thu.
Công thức: Doanh thu thuần bán tín dụng
Vòng quay khoản phải thu =
Khoản phải thu bình quân
Khoản phải thu * 360
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu thuần bán tín dụng
Hệ số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển các khoản phải thu ra tiền mặt. Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh, hạn chế bớt vốn doanh nghiệp không bị chiếm dụng để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp có được thuận lợi hơn về nguồn tiền trong thanh toán. Ngược lại số vòng quay khoản phải thu càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển nợ phải thu chậm, khả năng thu hồi vốn chậm gây khó khăn hơn trong thanh toán của doanh nghiệp và nó cũng có thể dẫn đến những rủi ro cao hơn về khả năng không thu hồi được nợ.
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày của một vòng quay các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càng lớn và ngược lại.
b) Vòng quay hàng tồn kho.
Hàng tồn kho là một tài sản dự trữ với mục đích nhằm đảm bảo cho sản xuất tiến hành một cách bình thường, liên tục, và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Mức độ hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại hình kinh doanh, chế độ cung cấp mức độ đầu vào, mức độ tiêu thụ sản phẩm, thời vụ trong năm…. Để đảm bảo sản xuất tiến hành liên tục, đồng thời đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng, mỗi doanh nghiệp cần có một mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý, chỉ tiêu này được xác định bằng tỉ lệ doanh thu tiêu thụ trong năm và hàng tồn kho.
Công thức:
Vòng quay hàng tồn kho =
Thời gian giải tỏa tồn kho =
Đây là chỉ số phản ánh trình độ quản lý dự trữ của doanh nghiệp, thể hiện mối quan hệ giữa hàng hóa đã bán và vật tư hàng hóa của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh thường có vòng quay hàng tồn kho lớn hơn rất nhiều so với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này từ 9 trở lên là một dấu hiệu tốt về tình hình tiêu thụ và dự trữ. Hệ số này thấp có thể phản ánh doanh nghiệp bị ứ đọng hàng hóa, hoặc sản phẩm tiêu thụ chậm và ngược lại.
c) Vòng quay tài sản cố định.
Công thức: Doanh thu thuần
Vòng quay tài sản cố định =
Tài sản cố định bình quân
Hệ số này cho biết cứ đầu tư trung bình một đồng vào tài sản cố định thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Hệ số tăng phản ánh tình trạng quy mô sản xuất đang bị thu hẹp, công ty không quan tâm đến việc gia tăng đầu tư vào tài sản cố định. Hệ số giảm có thể doanh nghiệp đang mở rộng kinh doanh và chuẩn bị cho sự tăng trưởng trong tương lai.
3.3 Hệ số đòn bẩy tài chính.
Trong tài chính công ty, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty gọi là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính có tính hai mặt. Một mặt nó giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác nó làm gia tăng rủi ro. Do đó, quản lý nợ cũng quan trọng như quản lý tài sản. Các tỷ số quản lý nợ bao gồm:
a) Tỷ số nợ trên tổng tài sản.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản, thường được gọi là tỷ số nợ, đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tài sản.
Công thức: Tổng nợ
Tỷ số nợ =
Tổng tài sản
Tỷ số nợ thể hiện bằng khả năng tài trợ bằng nợ và mức độ tự chủ tài chính của công ty. Tổng nợ trên tử số của công thức bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như thế công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại cổ đông thích muốn có tỷ số nợ cao vì sử dụng đòn bẩy tài chính nói chung gia tăng khả năng sinh lời cho cổ đông. Tuy nhiên, muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành.
b) Tỷ số khả năng trả lãi ( Ability to pay interest ) hay tỷ số trang trải lãi vay.
Sử dụng nợ nói chung tạo ra được lợi nhuận cho công ty, nhưng cổ đông chỉ có lợi khi nào lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ. Nếu không, công ty sẽ không có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi gây thiệt hại cho cổ đông. Để đánh giá khả năng trả lãi của công ty chúng ta sử dụng tỷ số khả năng trả lãi. Công thức xác định tỷ số như sau:
Công thức: EBIT
Thông số khả năng trả lãi vay =
Lãi vay
Do khoản chi phí trả lãi vay được lấy từ lợi nhuận trước thuế và lãi vay ( EBIT ), sau đó mới nộp thuế và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế - phần dành cho chủ sở hữu. Vì vậy nếu EBIT lớn hơn lãi vay càng nhiều lần thì khả năng đảm bảo cho việc thanh toán các khoản trả lãi từ lợi nhuận càng đảm bảo hơn.
Tỷ số này đo lường khả năng trả lãi của công ty. Khả năng trả lãi của công ty cao hay thấp nói chung phụ thuộc vào khả năng sinh lời và mức độ sử dụng nợ của công ty. Nếu khả năng sinh lời của công ty chỉ có giới hạn trong khi công ty sử dụng quá nhiều nợ thì tỷ số khả năng trả lãi sẽ giảm.
3.4 Hệ số khả năng sinh lời.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể. Điều đó được thể hiện qua những chỉ tiêu tài chính sau:
a) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( Lợi nhuận gộp biên ) có thể tính cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cũng có thể tính cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là 2 yếu tố lien quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp.
Công thức: Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp biên =
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu ( Lợi nhuận ròng biên ) là tỷ số giữa lợi nhuận ròng sau thuế và doanh thu thuần
Công thức: Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận ròng biên =
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho thấy khả năng công ty tiết kiệm chi phí so với doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao có nghĩa là công ty có tỷ lệ tăng chi phí thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu hoặc tỷ lệ giảm chi phí lớn hơn tỷ lệ giảm doanh thu. Tuy nhiên khi phân tích tỷ suất này cần thận trọng, bởi vì việc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có thể mang lại từ những chính sách không tốt, chẳng hạn như việc giảm tỷ lệ khấu hao do giảm đầu tư máy móc thiết bị hoặc giảm tỷ lệ khấu hao; giảm chi phí quảng cáo có khả năng ảnh hưởng đến doanh thu tương lai.
b) Tỷ suất sinh lời trên tài sản ( Return on Asset – ROA ).
Tỷ suất sinh lời trên tài sản đo lư