Tiểu luận Phân tích thống kê hoạt động huy động vốn của ngân hàng công thương Việt Nam giai đoạn 2002-2008

Trong nền kinh tế thị trường bất kì một doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh cũng cần có vốn, vốn quy định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này càng được nhấn mạnh trong trường hợp của ngân hàng thương mại là đơn vị kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác.Có thể nói vốn như nguồn đầu vào để các ngân hàng thương mại tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng nào có vốn lớn sẽ có lợi thế trong hoạt động kinh doanh của mình.Vốn là xuất phát điểm đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, vốn quy định quy mô của hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng. Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn trong hoạt động của mình, các ngân hàng luôn chú trọng tới hoạt động huy động vốn. Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thành lập tháng 7- 1988 trên cơ sở sáp nhập vụ tín dụng công nghiệp và tín dụng thương nghiệp của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Là một trong bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt Nam, tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Giai đoạn 2002-2008 là thời kỳ đất nước đang chuyển mình, cùng với đó là những sự kiện kinh tế thế giới như cuối năm 2007 và năm 2008 nền kinh tế thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng, lạm phát tăng cao, nhiều nền kinh tế suy giảm, nhiều ngân hàng trên thế giới phá sản Tuy là một nước xã hội chủ nghĩa không nằm trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa nhưng chúng ta không nằm ngoài ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này. Dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những khó khăn song ngân hàng Công Thương Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh của mình thể hiện ở nguồn vốn huy động qua các năm không ngừng tăng. Đó là cơ sở tiếp tục củng cố niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Dựa vào cơ sở những điều lý luận trên nhóm 4 đã lựa chọn đề tài : “Phân tích thống kê hoạt động huy động vốn của ngân hàng Công ThươngViệt Nam giai đoạn 2002-2008”. Bố cục của tiểu luận gồm 2 phần: -Phần I: nhóm chỉ tiêu tổng vốn huy động -Phần II: nhóm chỉ tiêu chi phí huy động vốn

doc32 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4601 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích thống kê hoạt động huy động vốn của ngân hàng công thương Việt Nam giai đoạn 2002-2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI Phân tích thống kê hoạt động huy động vốn của ngân hàng Công Thương Việt Nam giai đoạn 2002-2008 Nhóm thực hiện: Vũ Thị Lan Phương (nhóm trưởng) Nguyễn Thị Huyền (CQ491187) Nguyễn Thị Huyền (CQ491205) Vũ Thị Minh Khuê Ngô Thị Hải Yến Lớp: Thống kê kinh tế xã hội 49 Mục lục Lời mở đầu : Chỉ tiêu tổng vốn huy động 4 Phân tích quy mô vốn huy động 4 Phân tích cơ cấu vốn huy động 8 Cơ cấu vốn theo loại tiền 9 Cơ cấu vốn theo đối tượng 11 Cơ cấu vốn theo kì hạn 13 : Nhóm chỉ tiêu chi phí huy động vốn 15 Chỉ tiêu lãi suất bình quân. 15 Phân tích biến động lãi suất huy động vốn 15 Phân tích mối liên hệ tương quan giữa lãi suất huy động bình quân và tổng nguồn vốn huy động 18 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn. 19 Nhóm chỉ tiêu chi phí huy động vốn 22 Tổng chi phí huy động vốn 22 Tiền lãi chi trả cho khách hàng 25 Chi phí trên một đồng vốn huy động 27 Kết luận LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường bất kì một doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh cũng cần có vốn, vốn quy định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này càng được nhấn mạnh trong trường hợp của ngân hàng thương mại là đơn vị kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác.Có thể nói vốn như nguồn đầu vào để các ngân hàng thương mại tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng nào có vốn lớn sẽ có lợi thế trong hoạt động kinh doanh của mình.Vốn là xuất phát điểm đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, vốn quy định quy mô của hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng. Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn trong hoạt động của mình, các ngân hàng luôn chú trọng tới hoạt động huy động vốn. Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thành lập tháng 7- 1988 trên cơ sở sáp nhập vụ tín dụng công nghiệp và tín dụng thương nghiệp của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Là một trong bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt Nam, tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Giai đoạn 2002-2008 là thời kỳ đất nước đang chuyển mình, cùng với đó là những sự kiện kinh tế thế giới như cuối năm 2007 và năm 2008 nền kinh tế thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng, lạm phát tăng cao, nhiều nền kinh tế suy giảm, nhiều ngân hàng trên thế giới phá sản… Tuy là một nước xã hội chủ nghĩa không nằm trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa nhưng chúng ta không nằm ngoài ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này. Dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những khó khăn song ngân hàng Công Thương Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh của mình thể hiện ở nguồn vốn huy động qua các năm không ngừng tăng. Đó là cơ sở tiếp tục củng cố niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Dựa vào cơ sở những điều lý luận trên nhóm 4 đã lựa chọn đề tài : “Phân tích thống kê hoạt động huy động vốn của ngân hàng Công ThươngViệt Nam giai đoạn 2002-2008”. Bố cục của tiểu luận gồm 2 phần: -Phần I: nhóm chỉ tiêu tổng vốn huy động -Phần II: nhóm chỉ tiêu chi phí huy động vốn PHẦN I : CHỈ TIÊU TỔNG VỐN HUY ĐỘNG Hoạt động huy động vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Quy mô và hiệu quả của vốn huy động ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và hiệu quả của các khoản cho vay, các khoản đầu tư. Để phân tích, đánh giá công tác huy động vốn, ta dùng hai chỉ tiêu là tổng vốn huy động (phản ánh quy mô vốn huy động) và cơ cấu vốn huy động được phân loại tùy theo mục đích nghiên cứu. I. Phân tích quy mô tổng vốn huy động Tổng vốn huy động là toàn bộ giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán các nghiệp vụ kinh doanh khác và được ngân hàng dùng làm vốn để kinh doanh. Đặc điểm cơ bản của vốn huy động là nguồn vốn này là tài sản người ký thác, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi vay khi đến kỳ hạn thanh toán hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn. Công thức Vhd= Trong đó Vhd: Tổng vốn huy động Vi: Số lượng mỗi khoản huy động Phân tích biến động quy mô tổng vốn huy động Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Một dãy số thời gian bao gồm hai yếu tố là thời gian và số liệu của hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm. Các số liệu của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và được gọi là mức độ của dãy số thời gian. Trong phân tích quy mô tổng vốn huy động của ngân hàng, ta có thể sử dụng phương pháp dãy số thời gian để xác định quy luật, phân tích xu hướng biến động, mức độ biến động qua thời gian của tổng vốn huy động. Để phân tích đặc điểm biến động của tổng vốn huy động qua các năm ta dùng các chỉ tiêu như mức độ bình quân qua thời gian, lượng tăng (giảm) tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng (giảm) và giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn. Đơn vị: tỷ đồng(%) Bảng 1: Biến động vốn huy động của Vietinbank giai đoạn 2002-2008 Chỉ tiêu  VHĐ (tỷ đồng)  Lượng tăng tuyệt đối (tỷ đồng)  Tốc độ phát triển (%)  Tốc độ tăng (%)  gi (tỷ đồng)          Năm     ti  Ti  ai  Ai  gi   2002  59284  -  -  -   -  -  -   2003  71146  11862  11862  120  120  20  20  592.84   2004  81597  10451  22313  115  138  15  38  711.46   2005  100572  18975  41288  123  170  23  70  815.97   2006  126624  26052  67340  126  214  26  114  1005.72   2007  151459  24835  92175  120  255  20  155  1266.24   2008  174905  23446  115621  115  295  15  195  1514.59   Bình quân  109370  19270  -  119.8  -  19.8  -  -   (Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank giai đoạn 2002-2008) Có thể khẳng định huy động vốn là một trong những mặt mạnh của Vietinbank khi so sánh với nhiều ngân hàng thương mại khác. Với mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trên cả nước cùng với sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đã đem lại nhiều tiện ích cho các khách hàng đến gửi tiền. Đây là lý do khiến tổng nguồn vốn huy động hàng năm của Vietinbank luôn có sự tăng trưởng cao. Kết quả tính toán cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2008, tổng nguồn vốn huy động bình quân hàng năm của ngân hàng đạt 109370 tỷ đồng với lượng tăng bình quân hàng năm đạt 19270 tỷ đồng. Năm 2003 đánh dấu một năm các định chế tài chính ngân hàng cố gắng huy động các nguồn vốn dài hạn . Riêng Vietinbank đã phát hành thành công đợt huy động trái phiếu VNĐ loại 2 năm và 3 năm thu về hơn 2.000 tỷ. Tổng nguồn vốn huy động năm 2003 đạt 71146 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2002, tương ứng với 11862 tỷ đồng. Có được kết quả như vậy, đối với công tác huy động vốn VNĐ, Vietinbank đã đưa ra một sản phẩm khá hấp dẫn công chúng đó là tiết kiệm dự thưởng. Sản phẩm này đã khuyến khích được rất nhiều tầng lớp dân cư đến gửi tiền tại Vietinbank, đưa số dư tiền gửi từ cá nhân năm 2003 tăng 21%. Tuy năm 2004 cũng xuất hiện một số khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh như: giá vàng và giá các mặt hàng thiết yếu tăng cao, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng khi liên tục tăng lãi suất huy động vốn để thu hút nguồn tiền gửi…nhưng ngân hàng vẫn đạt được tốc độ tăng nguồn vốn huy động ở mức cao. Cụ thể, tổng vốn huy động năm 2004 đạt 81597 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2003, tương ứng với 10451 tỷ đồng. Trong các năm 2005-2006, GDP hàng năm ở mức cao đã ảnh hưởng tích cực đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Tổng vốn huy động liên tục tăng và đạt tốc độ phát triển khá ổn định, năm 2005 đạt 100572 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2004. Năm 2006 đạt 126624 tỷ đồng, tăng 26%, tương ứng với 26052 tỷ đồng. Năm 2007, Vietinbank đã thực hiện nhiều giải pháp giữ ổn định và phát triển nguồn vốn như: năng động điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn phù hợp với diễn biến thị trường, tăng cường tiếp thị, cung cấp gói sản phẩm (tiền gửi, tín dụng, thanh toán quốc tế…), khai thác nhiều kênh huy động vốn linh hoạt, đổi mới tác phong giao dịch, đặc biệt là khai trương thêm 46 điểm giao dịch mẫu có thiết kế quy chuẩn mang thương hiệu Vietinbank. Tính đến ngày 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động là 151459 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2006, tương ứng là 24835 tỷ đồng. Năm 2008, kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, khủng hoảng tài chính kéo theo sự suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn cầu. GDP trong nước là 6.23%, thấp hơn so với năm 2007(8.5%). Áp lực về thâm hụt thương mại đẩy tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ tăng cao gây rủi ro tỷ giá cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Trước những nguy cơ và thách thức đó, ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất ngân hàng biến động mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Tuy có nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài nhưng trong năm 2008, ngân hàng đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn. Tổng vốn huy động đạt 174905 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2007, tương ứng là 23446 tỷ đồng. Nhìn chung, tổng vốn huy động của Vietinbank giai đoạn 2002-2008 liên tục tăng khá cao và duy trì được sự ổn định qua các năm với tốc độ tăng bình quân qua các năm đạt 19.8 %. Biểu đồ 1: Biến động vốn huy động của Vietinbank giai đoạn 2002-2008  II. Phân tích cơ cấu vốn huy động Để phân tích cơ cấu vốn huy động ta phải sử dụng phương pháp phân tổ thống kê. Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ thống kê là một trong những phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời cũng là cơ sở để thực hiện các phương pháp phân tích thống kê khác. Bởi vì chỉ sau khi phân chia tổng thể phức tạp thành các tổ có tính chất, đặc điểm khác nhau thì các chỉ tiêu phân tích khác tính ra với có ý nghĩa. Trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng, ta có thể phân tổ vốn huy động theo các tiêu thức như: đối tượng huy động, loại tiền tệ hoặc theo kỳ hạn. 1. Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ Vốn huy động được chia thành hai loại là vốn huy động bằng nội tệ và vốn huy động bằng ngoại tệ. - Vốn huy động bằng nội tệ: Là những khoản vốn bằng đồng Việt Nam mà ngân hàng huy động được. - Vốn huy động bằng ngoại tệ: Là những khoản vốn bằng ngoại tệ mà ngân hàng huy động được. Công thức dti=  (lần hoặc %) Vhd= Vnt+Vngt Trong đó : dti: tỷ trọng vốn huy động theo loại tiền tệ i Vit: vốn huy động của loại tiền tệ i Vnt: vốn huy động bằng nội tệ Vngt: vốn huy động bằng ngoại tệ Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng vốn huy động theo từng loại tiền tệ chiếm bao nhiêu % trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Qua đó ngân hàng sẽ quyết định xem nên ưu tiên huy động loại vốn nào cho phù hợp với định hướng kinh doanh của ngân hàng. Bảng 2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của Vietinbank trong năm 2008 Đơn vị tính: tỷ đồng,% Chỉ tiêu  VHĐ(tỷ đồng)  Tỷ trọng VHĐ(%)   Nội tệ  130479  74.6   Ngoại tệ  44426  25.4   Tổng  174905  100   (Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank năm 2008) Biểu đồ 2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ  Kết quả tính toán cho thấy, trong năm 2008, tỷ trọng vốn huy động bằng đồng nội tệ chiếm ưu thế hơn so với đồng ngoại tệ. Vốn huy động bằng đồng nội tệ chiếm 74.6% trong tổng vốn huy động, tương ứng với 130479 tỷ đồng. Trong khi đó vốn huy động bằng ngoại tệ chỉ đạt 44426 tỷ đồng, chiếm 25.4% trong tổng vốn huy động. Có sự khác biệt này trước hết là do lãi suất huy động tiền VNĐ thường cao hơn so với lãi suất huy động ngoại tệ. Hơn nữa tỷ giá ngoại tệ trên thị trường chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, tăng giảm không ổn định, lãi suất tiền gửi ngoại tệ trên thị trường quốc tế cũng biến động ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người gửi tiền. 2. Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động Vốn huy động được chia thành vốn huy động từ các tổ chức kinh tế - xã hội, vốn huy động từ các tổ chức tín dụng, vốn huy động từ dân cư và vốn huy động từ các đối tượng khác. Công thức dđti=  (lần hoặc %) Vhd= VTCKT + VTCTD + VDC + VK Trong đó dđti: Vỷ trọng vốn huy động theo đối tượng i Vđti: Vốn huy động từ đối tượng i VTCKT: Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế VTCTC: Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng VDC: Vốn huy động từ dân cư Vk: Vốn huy động từ các đối tượng khác Ý nghĩa: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động phản ánh tỷ trọng vốn huy động của từng đối tượng huy động trong tổng vốn chiếm bao nhiêu lần hoặc %. Qua đó giúp ta xác định được đối tượng huy động nào mang lại nguồn vốn lớn nhất, từ đó ngân hàng sẽ có những biện pháp để thu hút khách hàng hiệu quả hơn. Do hạn chế về nguồn số liệu, nên trong phần phân tích thống kê nhóm chúng em chọn phân tích cơ cấu huy động vốn theo hai chỉ tiêu là vốn huy động từ các tổ chức tín dụng và vốn huy động từ dân cư. Bảng 3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Vietinbank năm 2008. Đơn vị tính: tỷ đồng(%) Chỉ tiêu  VHĐ(tỷ đồng)  Tỷ trọng VHĐ(%)   Dân cư  46350  26.5   Tổ chức tín dụng  128555  73.5   Tổng  174905  100   (Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank năm 2008) Biểu đồ 3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động  Năm 2008, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại về tiền gửi từ khách hàng để đảm bảo nguồn vốn và tính thanh khoản. Với lợi thế là một ngân hàng quốc doanh có mạng lưới rộng lớn và thương hiệu mạnh, trong tình hình huy động vốn khó khăn thì nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng vào Vietinbank vẫn ổn định và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động. Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng đạt 128555 tỷ đồng, chiếm 73.5% trong tổng vốn huy động. trong khi đó vốn huy động từ dân cư chiếm 26.5% và tương ứng là 46350 tỷ đồng. 3. Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn Vốn huy động được chia thành vốn huy động có kỳ hạn và vốn huy động không kỳ hạn. Công thức dkhi=  (lần hoặc %) Vhd= Vckh+Vkk Trong đó dkhi: tỷ trọng vốn huy động theo kỳ hạn i Vik: vốn huy động theo kỳ hạn i Vckh: vốn huy động có kỳ hạn Vkkh: vốn huy động không kỳ hạn Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng của vốn huy động theo từng kỳ hạn huy động chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Từ đó ngân hàng xác định được vốn huy động theo kỳ hạn nào có hiệu quả nhất, tỷ trọng giữa các loại kỳ hạn đã hợp lý hay chưa…từ đó ngân hàng có những biện pháp cụ thể để hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả cao nhất. Bảng 4: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Vietinbank năm 2008 Đơn vị tính: tỷ đồng(%) Chỉ tiêu  VHĐ(tỷ đồng)  Tỷ trọng VHĐ(%)   Có kỳ hạn  107042  61.2   Không kỳ hạn  67863  38.8   Tổng  174905  100   (Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank năm 2008) Biểu đồ 4: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn  Kết quả tính toán trong bảng cho thấy tỷ trọng của vốn có kỳ hạn chiếm ưu thế rõ rệt so với vốn không kỳ hạn. Với tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn chiếm tới 61.2% trong tổng vốn huy động, tương ứng với 107042 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn huy động không kỳ hạn đạt 67863 tỷ đồng, chiếm 38.8% trong tổng vốn huy động. Điều này cho thấy Vietinbank có một cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn rất hợp lý vì vốn có kỳ hạn là một nguồn vốn ổn định giúp cho ngân hàng có thể đảm bảo an toàn và cân đối các nguồn vốn đầu tư cho các dự án, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao lợi nhuận. Phần II. NHÓM CHỈ TIÊU CHI PHÍ HUY ĐỘNG VỐN Chỉ tiêu lãi suất bình quân. 1. Phân tích biến động lãi suất huy động vốn Lãi suất là một trong những chỉ tiêu phản ánh chi phí huy động vốn, lãi suất cao làm chi phí trả lãi của ngân hàng cao nhưng đồng thời với lãi suất huy động cao ngân hàng sẽ thu hút được nguồn vốn lớn từ đó đảm bảo nguồn vốn hoạt động và đầu tư của ngân hàng. Như vậy ngân hàng luôn phải căn cứ vào chi phí cũng như lợi ích khi tăng hoặc giảm lãi suất để đưa ra mức lãi suất hợp lý sao cho ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Lãi suất bình quân:  Trong đó: ΣTL : tổng tiền lãi. ΣV: tổng vốn huy động. Bảng 5: Lãi suất huy động bình quân của NHCTVN giai đoạn 2002-2008 Năm  2002  2003  2004  2005  2006  2007  2008   Lãi suất huy động bình quân(%)  5.8  6.01  6.12  6.5  6.6  7  10.23   (Nguồn báo cáo tài chính của Vietinbank giai đoạn 2002-2008) Biểu đồ 5 : Biểu đồ biểu thị biến động của lãi suất huy động bình quân giai đoạn 2002-2008  Bảng6 : Biến động lãi suất huy động bình quân của NHCTVN giai đoạn 2002-2008 Năm/Chỉ tiêu  Lãi suất huy động bình quân (%)  Lượng tăng giảm tuyệt đối (%)  Tốc độ phát triển (%)  Tốc độ tăng giảm (%)                yi  δi  Δi  ti  Ti  ai  Ai            2002  5.8  -  -  -  -  -  -   2003  6.01  0.21  0.21  1.036  1.04  0.04  0.04   2004  6.12  0.11  0.32  1.018  1.06  0.02  0.06   2005  6.5  0.38  0.7  1.062  1.12  0.06  0.12   2006  6.6  0.1  0.8  1.015  1.14  0.02  0.14   2007  7  0.4  1.2  1.06  1.21  0.06  0.21   2008  10.23  3.23  4.43  1.46  1.76  0.46  0.76   Bình quân  6.89  0.738  -  1.098  -  0.98  -   Qua bảng và biểu đồ ta thấy: lãi suất huy động bình quân của NHCTVN giai đoạn 2002-2008 nhìn chung tăng tương đối qua các năm, biến động lớn vào năm 2007 và 2008. Từ năm 2002 đến năm 2006 lãi suất biến động nhẹ, năm sau cao hơn năm trước nhưng có sự biến động lớn vào 2 năm cuối trong giai đoạn nghiên cứu. Năm 2007 là một năm “nóng” của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Các doanh nghiệp và dân cư đổ vào đầu tư vào hai thị trường này nhiều hơn thay vì gửi tiền vào ngân hàng và hưởng lãi suất. Do đó để thu hút khách hàng gửi tiền NHCTVN đã tăng lãi suất huy động, cụ thể lãi suất bình quân năm 2007 tăng 0.4% so với năm 2006 tương ứng tăng 1.06 lần so với năm 2006, tăng 1.76 lần so với năm 2002. Sang đến năm 2008, là năm diễn ra cuộc đua về tăng lãi suất huy động giữa các ngân hàng diễn ra một cách gay gắt, lãi suất huy động bình quân tăng 46% so với năm 2007 và tăng 76% so với năm 2002, nguyên nhân khiến lãi suất huy động của năm 2008 cao là do năm 2008 chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao đã tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Đối với NHTM, kinh doanh trong lĩnh vực tiện tệ, lạm phát tăng cao sức mua của đồng tiền giảm đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn của tất cả các NHTM nói chung và Vietinbank nói riêng. Để đảm bảo nguồn vốn hoạt động của ngân hàng buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động của mình. 2. Phân tích mối liên hệ tương quan giữa lãi suất huy động bình quân và tổng nguồn vốn huy động Hồi quy tương quan là một phương pháp thống kê được sử dụng để nghiên cứu mối liên hệ và mức độ chặt chẽ giữa các hiện tượng. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan trong nghiên cứu hoạt động huy động vốn, nhóm chúng em lựa chọn nghiên cứu mối liên hệ giữa lãi suất huy động bình quân và tổng vốn huy động. Thông qua việc xây dựng mô hình phù hợp và tính toán hệ số tương quan hoặc tỉ số tương quan chúng ta sẽ biết được 2 vấn đề trên có tồn tại mối liên không và nếu có thì mức độ chặt chẽ của mối liên hệ như thế nào.
Luận văn liên quan