Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước và là một công cụ quan trọng
mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình. Tùy
thuộc vào bản chất của Nhà nước và cách thức Nhà nước sử dụng, các nhà kinh tế có
nhiều quan điểm về thuế khác nhau.
Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp
(DN).
Thuế TNDN là loại thuế trực thu tính trên thu nhập chịu thuế của các tổ chức
sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong kỳ tính thuế.
Thuế TNDN xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế. Hiện nay ở các
nước phát triển, thuế TNDN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định
nguồn thu ngân sách Nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập. Mức thuế cao hay thấp
áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế TNDN là khác nhau, điều đó phụ thuộc
vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong phân phối thu nhập của từng
quốc gia trong từng thời kỳ nhất định.
Cách tính thuế TNDN:
+ Thu nhập chịu thuế = (thu nhập – chi phí)
+ Thuế DN phải nộp = thu nhập chịu thuế * thuế suất
+ Thu nhập của DN bao gồm doanh thu và các khoản thu nhập khác.
+ Chi phí của DN bao gồm:
- Chi phí bằng tiền phát sinh trong kinh doanh như tiền lương, bảo hiểm xã hội và
các chi phí trung gian: nguyên vật liệu, điện, nước, chi phí văn phòng
- Chi phí tài chính: từ các định chế tài chính và các tổ chức trên thị trường.
- Chi phí khấu hao
29 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6186 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích thuế thu nhập doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích thuế thu nhập doanh nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Ngọc Hùng
Thực hiện: Nhóm 7 - K20 Ngân hàng Đêm 6 1
Tiểu luận
Phân tích thuế thu nhập doanh
nghiệp
Phân tích thuế thu nhập doanh nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Ngọc Hùng
Thực hiện: Nhóm 7 - K20 Ngân hàng Đêm 6 2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của thuế TNDN:
1.1 Khái niệm thuế TNDN:
Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước và là một công cụ quan trọng
mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình. Tùy
thuộc vào bản chất của Nhà nước và cách thức Nhà nước sử dụng, các nhà kinh tế có
nhiều quan điểm về thuế khác nhau.
Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp
(DN).
Thuế TNDN là loại thuế trực thu tính trên thu nhập chịu thuế của các tổ chức
sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong kỳ tính thuế.
Thuế TNDN xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế. Hiện nay ở các
nước phát triển, thuế TNDN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định
nguồn thu ngân sách Nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập. Mức thuế cao hay thấp
áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế TNDN là khác nhau, điều đó phụ thuộc
vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong phân phối thu nhập của từng
quốc gia trong từng thời kỳ nhất định.
Cách tính thuế TNDN:
+ Thu nhập chịu thuế = (thu nhập – chi phí)
+ Thuế DN phải nộp = thu nhập chịu thuế * thuế suất
+ Thu nhập của DN bao gồm doanh thu và các khoản thu nhập khác.
+ Chi phí của DN bao gồm:
- Chi phí bằng tiền phát sinh trong kinh doanh như tiền lương, bảo hiểm xã hội và
các chi phí trung gian: nguyên vật liệu, điện, nước, chi phí văn phòng…
- Chi phí tài chính: từ các định chế tài chính và các tổ chức trên thị trường.
- Chi phí khấu hao.
Phân tích thuế thu nhập doanh nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Ngọc Hùng
Thực hiện: Nhóm 7 - K20 Ngân hàng Đêm 6 3
1.2 Đặc điểm của thuế TNDN:
Thuế TNDN là một loại thuế trực thu. Tính chất trực thu được biểu hiện ở sự đồng
nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế. Đặc điểm của thuế trực thu là việc
đánh thuế có tính đến khả năng của nguời nộp thuế. Tuy nhiên, thuế TNDN thường
không sử dụng thuế suất lũy tiến mà sử dụng thuế suất đồng nhất. Mức thuế suất khác
nhau có thể áp dụng đối với các nhóm đối tượng hoặc một số loại thu nhập khác nhau tùy
thuộc vào mục tiêu chính sách thuế của mỗi nước.
Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của DN, mức động viên vào NSNN đối
với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của DN. Đối với thuế Giá trị
gia tăng (GTGT), thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) thường là một số tiền cộng thêm vào giá
bán của hàng hóa, dịch vụ, người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ là người tập hợp
và nộp thuế vào kho bạc. Vì vậy, nó chủ yếu phụ thuộc vào mức tiêu dùng hàng hóa.
Khác với thuế TTĐB và thuế GTGT, thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu
thuế, nên chỉ khi DN, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN.
1.3 Sự cần thiết của thuế TNDN:
Thuế TNDN là một loại thuế bổ sung hay được coi là một loại thuế thu nhập trước
hoặc thu gộp của thuế thu nhập cá nhân để tránh tình trạng thất thu và giảm bớt đầu mối
thu. Đối với cơ quan thuế việc kiểm soát và hành thu thuế thuận lợi hơn so với việc kiểm
soát từng cá nhân. Vì vậy, việc đánh thuế TNDN trước khi các thu nhập này được phân
phối cho các cá nhân góp vốn vừa có thể giảm được đầu mối quản lý thu vừa có thể hạn
chế việc thất thu do thiếu khả năng kiểm soát chặt chẽ. Lợi thế này đặc biệt đúng với các
nước kém phát triển do chưa có thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế thu nhập cá nhân chưa
trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN.
Phân tích thuế thu nhập doanh nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Ngọc Hùng
Thực hiện: Nhóm 7 - K20 Ngân hàng Đêm 6 4
Có thể thấy vai trò của thuế TNDN ở các điểm sau:
Thuế TNDN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu
nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Thuế TNDN được sử dụng để điều tiết thu nhập của các nhà đầu tư nhằm góp phần
đảm bảo công bằng xã hội bằng cách từng bước thu hẹp sự phân biệt giữa đầu tư trong
nước và đầu tư nước ngoài, giữa DN nhà nước và DN tư nhân, đảm bảo sản xuất kinh
doanh phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của Nhà nước.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều
có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trên cơ sở pháp luật. Các DN với lực lượng lao
động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì DN đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để
nhận được thu nhập cao; ngược lại các DN với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị
hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập. Ðể hạn chế nhược điểm
đó, Nhà nước sử dụng thuế TNDN làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu
nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà
nước được công bằng, hợp lý.
Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước và có xu hướng tăng
lên cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Phạm vi áp dụng của thuế TNDN rất rộng, gồm nhóm kinh doanh và các tổ chức
kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận. Khi
nền kinh tế phát triển, đầu tư gia tăng, thu nhập của các chủ thể tư tăng lên làm tăng khả
năng đóng góp vào nguồn ngân sách Nhà nước thông qua số thuế TNDN thu được ngày
càng ổn định và vững chắc.
Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất,
kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của
Nhà nước.
Thuế TNDN còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc
thực hiện chức năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển
Phân tích thuế thu nhập doanh nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Ngọc Hùng
Thực hiện: Nhóm 7 - K20 Ngân hàng Đêm 6 5
kinh tế nhất định. Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh
vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát
triển trong từng giai đoạn nhất định.
Xuất phát từ yêu cầu phải quản lý các hoạt động đầu tư và kinh doanh trong từng
thời kỳ, thông qua việc quy định đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, sử dụng thuế
suất và các ưu đãi thuế TNDN, Nhà nước thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô.
Chẳng hạn như Nhà nước khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam,
khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước tiết kiệm vốn, để dành cho đầu tư phát
triển sản xuất kinh doanh thông qua chính sách ưu đãi thuế suất, giảm thuế, miễn thuế…
2. Nguyên tắc đánh thuế TNDN:
Việc xác định đối tượng nộp thuế TNDN ở mỗi quốc gia đều phải dựa trên những
nguyên tắc đánh thuế nhất định. Trên thế giới đã từng tồn tại những nguyên tắc đánh thuế
khác nhau. Có ba dạng nguyên tắc đánh thuế thu nhập cơ bản đó là: nguyên tắc đánh thuế
theo quốc tịch, nguyên tắc đánh thuế theo nơi cư trú và nguyên tắc đánh thuế theo lãnh
thổ.
2.1 Nguyên tắc đánh thuế theo quốc tịch:
Nguyên tắc này xác định các tổ chức kinh tế được coi là có “quốc tịch” tại một nước
là tổ chức pháp nhân được thành lập theo luật tổ chức kinh doanh của một nước được
Nhà nước đó bảo hộ về mọi phương diện có nghĩa vụ bắt buộc phải nộp thuế đối với toàn
bộ thu nhập và tài sản, bất kể thu nhập đó nằm trên phạm vi lãnh thổ nước đó hay nước
khác. Tiêu chí để xác định “quốc tịch” của một tổ chức kinh doanh chính là DN đó được
thành lập theo luật pháp của nước đó và có “trụ sở chính” đóng trên quốc gia đó.
2.2 Nguyên tắc lãnh thổ:
Nguyên tắc này xuất phát từ quyền đánh thuế của một Nhà nước là không hạn chế
trong phạm vi biên giới quốc gia. Theo đó thì Nhà nước có quyền đánh thuế không hạn
chế đối với mọi khoản thu nhập hay tài sản có nguồn gốc phát sinh trong phạm vi lãnh
thổ quốc gia, không tính đến mức độ quan hệ của từng đối tượng nộp thuế với Nhà nước.
Phân tích thuế thu nhập doanh nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Ngọc Hùng
Thực hiện: Nhóm 7 - K20 Ngân hàng Đêm 6 6
Đối với thuế trực thu, nguyên tắc này được thể hiện dưới hình thức đánh thuế theo nguồn
thu nhập hay tài sản phát sinh. Vì lý do đó mà người ta còn gọi nguyên tắc này là nguyên
tắc đánh thuế theo nguồn gốc lãnh thổ hình thành thu nhập.
2.3 Nguyên tắc đánh thuế theo nơi cư trú:
Theo nguyên tắc này, quyền đánh thuế của Nhà nước được xác lập trên cơ sở mối
quan hệ kinh tế, xã hội của đối tượng nộp thuế đối với quốc gia đó. Khi một tổ chức sản
xuất kinh doanh được xác định là “đối tượng cư trú” tại một nước thì có nghĩa là đối
tượng đó gắn chặt đời sống kinh tế của mình với quốc gia đó, được hưởng các dịch vụ
công cộng và cơ sở hạ tầng của quốc gia đó, nên phải có nghĩa vụ nộp thuế đối với mọi
khoản thu nhập của DN. Đối với “đối tượng không cư trú” thì chỉ bị đánh thuế đối với
phần thu nhập phát sinh trong phạm vi lãnh thổ của nước đó. Tiêu chuẩn “cư trú” được
xác định bởi tài sản, quan hệ kinh tế, thời gian lưu trú tại một quốc gia, trong đó quan hệ
kinh tế và thời gian cư trú có ý nghĩa quyết định. Một DN được coi là “cư trú” tại một
nước nếu DN đó có “trụ sở điều hành thực tế” tại nước đó, còn nếu chỉ có “cơ sở thường
trú” thì chỉ được coi là “đối tượng không cư trú”.
Trong ba nguyên tắc nói trên, nguyên tắc quốc tịch ít được áp dụng, chỉ có một vài
nước trong đó điển hình là Hoa Kỳ là áp dụng nguyên tắc này, vì nguyên tắc này không
còn phù hợp trong điều kiện giao lưu kinh tế giữa các quốc gia ngày càng mở rộng, việc
các công ty mở các công ty con ở nước ngoài (hoạt động theo luật pháp của nước đó)
ngày càng nhiều, do vậy khái niệm “trụ sở chính” nhiều khi không còn có ý nghĩa, thay
vào đó là khái niệm “trụ sở điều hành thực tế”. Nguyên tắc cư trú và nguyên tắc lãnh thổ
được áp dụng ngày càng phổ biến ở các nước OECD (trừ Hoa Kỳ) và nhiều nước khác
trên thế giới, hai nguyên tắc này được áp dụng bổ sung cho nhau trong hầu hết các luật
thuế thu nhập của các nước.
Dựa trên hai nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc lãnh thổ và nguyên tắc cư trú, các nước
có thể xác định đối tượng nộp thuế TNDN bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh là “đối tượng cư trú” của nước đó (tức là nó có “trụ sở
điều hành thực tế”). Đối tượng này phải có nghĩa vụ nộp thuế trên toàn bộ thu
Phân tích thuế thu nhập doanh nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Ngọc Hùng
Thực hiện: Nhóm 7 - K20 Ngân hàng Đêm 6 7
nhập có được trong quá trình sản xuất kinh doanh bất kể thu nhập đó có nguồn gốc
trong nước hay ở nước ngoài.
- Các tổ chức kinh doanh nước ngoài là “đối tượng không cư trú” của nước đó
nhưng có “cơ sở thường trú” đóng trên lãnh thổ của nước đó. Đối tượng “không cư
trú” chỉ phải nộp thuế trên phần thu nhập phát sinh tại nước đó.
- Các tổ chức kinh doanh nước ngoài không hiện diện trên lãnh thổ quốc gia nhưng
thực hiện việc kinh doanh và có thu nhập phát sinh trên lãnh thổ quốc gia đó. Đối
tượng nộp thuế này chỉ phải nộp thuế trên phần thu nhập phát sinh tại nước đó.
Như vậy, việc áp dụng kết hợp giữa nguyên tắc cư trú và nguyên tắc lãnh thổ trong
đánh thuế thu nhập cho phép bao quát hết đối tượng nộp thuế thu nhập và phù hợp với
điều kiện quốc tế hóa đời sống kinh tế - xã hội ngày càng cao.
3. Bản chất của thuế TNDN:
Xét trên góc độ học thuyết cổ điển, bản chất của thuế thể hiện rõ ở ba đặc điểm sau:
- Thuế là khoản trích nộp bằng tiền của tổ chức, cá nhân cho nhà nước.
- Thuế là khoản đóng góp bắt buộc dựa trên quyền lực nhà nước.
- Thuế là khoản thu mang tính không hoàn trả trực tiếp.
Các đặc điểm này vẫn tiếp tục được thừa nhận trong xã hội ngày nay, dù rằng quan
niệm này hiện tại đã có nhiều thay đổi. Có thể nhận thấy điểm hạn chế lớn nhất của quan
niệm cổ điển về thuế chính là ở chỗ nó đã tuyệt đối hóa vai trò quyền lực nhà nước trong
việc xác lập và hành thu thuế, trên cơ sở nhấn mạnh tính cưỡng chế bắt buộc, tính không
hoàn trả của thuế, đồng thời coi nhẹ vai trò và địa vị kinh tế, thành phần xã hội của người
nộp thuế trong quan hệ nộp thuế với nhà nước.
Theo quan niện hiện đại về thuế, vấn đề bản chất của thuế lại nằm ở các mục tiêu
kinh tế và xã hội của thuế. Tuy không phủ nhận hoàn toàn các đặc trưng cơ bản của thuế
theo quan niệm cổ điển nhưng các học giả hiện đại lại tìm cách chỉ ra những hạn chế của
quan niệm cổ điển về thuế, trên cơ sở đó cho rằng cần nhận thức lại về bản chất mối quan
Phân tích thuế thu nhập doanh nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Ngọc Hùng
Thực hiện: Nhóm 7 - K20 Ngân hàng Đêm 6 8
hệ nhà nước với công dân (với tư cách là người nộp thuế) trong lĩnh vực thuế vụ, dựa trên
nền tảng ý tưởng về một xã hội công bằng và dân chủ. Theo đó, thuế được coi là cái giá
mà người nộp thuế phải trả để đổi lấy các dịch vụ hàng hóa công cộng mà nhà nước cung
cấp. Nói cách khác, đó là sự trao đổi lợi ích giữ nhà nước với người nộp thuế (học thuyết
thuế – trao đổi). Việc nộp thuế còn được coi như hành động người nộp thuế chấp nhận hy
sinh một phần lợi ích của mình cho nhà nước vì lợi ích chung của cộng đồng, bằng cách
nộp thuế cho nhà nước theo sự ấn định thuế của nhà nước (học thuyết thuế – đoàn kết).
Ngoài ra, mặc dù thuế được coi như sự trao đổi lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế,
nhưng nếu sự trao đổi đó không đảm bảo lợi ích chính đáng cho tất cả mọi người dân,
trong đó có những người nghèo thì cần thiết phải có sự hy sinh, tương trợ của những
người có khả năng đóng thuế đối với nhóm người không có khả năng đóng thuế, dựa trên
tinh thần đoàn kết và tương trợ cộng đồng (học thuyết thuế - bù đắp).
Về sâu xa, bản chất của thuế TNDN cũng không nằm ngoài những bản chất chung
của thuế. Tuy nhiên, xét về mặt hạch toán thuế, bản chất của thuế TNDN được hiểu như
sau:
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Thuế TNDN phải nộp
Như vậy, thuế TNDN là khoản nợ mà DN có trách nhiệm phải trả cho Nhà nước,
được hạch toán khấu trừ vào phần lợi nhuận chưa phân phối, nó làm giảm lợi nhuận ròng
của DN và có thể nói, thuế TNDN được coi là khoản chi phí thuế. Vì thế, DN thường tìm
mọi cách để giảm tối đa gánh nặng thuế phải chịu và từ đó tăng lợi nhuận ròng (lợi nhuận
sau thuế).
4. Tác động của thuế TNDN:
4.1 Tác động của thuế TNDN đến quyết định đầu tư:
4.1.1 Quyết định đầu tư trong trường hợp không có thuế TNDN:
Giả sử:
+ Giá trị đầu tư thêm vào thiết bị là 1 đồng, việc đầu tư thêm sẽ tạo ra FK đồng đầu ra
tăng thêm mỗi kỳ. FK gọi là lợi ích biên của đầu tư.
Phân tích thuế thu nhập doanh nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Ngọc Hùng
Thực hiện: Nhóm 7 - K20 Ngân hàng Đêm 6 9
+ Khấu hao mỗi kỳ là δ đồng.
+ Nguồn đầu tư thiết bị là từ vốn cổ phần, tỷ lệ chi trả cổ tức mỗi đồng vốn đầu tư là ρ
đồng.
Vậy chi phí mỗi kỳ phải bỏ ra để đầu tư vào thiết bị trị giá 1 đồng là: (δ + ρ) đồng.
(δ + ρ) đồng này được gọi là chi phí biên, công ty sẽ ra quyết định đầu tư thêm 1 đồng
nếu tiền lời mỗi kỳ ít nhất là (δ + ρ) đồng. Vì vậy, chi phí biên chính là tiền lời mong đợi
khi công ty đầu tư thêm 1 đồng.
Quyết định đầu tư trong trường hợp không có thuế thu nhập công ty được thể hiện
qua biểu đồ sau:
Đường lợi ích biên (đường FK) dốc xuống biểu thị lợi ích khi đầu tư thêm 1 đồng
sẽ giảm xuống theo giả thuyết sản phẩm biên giảm dần.
Đường chi phí biên là hằng số và bằng (δ + ρ).
+ Công ty sẽ đầu tư thêm cho đến khi chi phí biên bằng lợi ích biên (điểm A),
tương ứng mức đầu tư là K1.
+ Đối với những điểm phía trái K1, việc đầu tư thêm sẽ tạo ra lợi ích lớn hơn chi
phí, do đó công ty sẽ tiếp tục đầu tư.
+ Đối với những điểm phía phải K1, việc đầu tư thêm sẽ không mang lại hiệu quả
do lợi ích tạo ra từ việc đầu tư thêm sẽ nhỏ hơn chi phí.
K
Chi phí biên
và lợi ích biên
A
FK
δ + ρ
Đầu tư (K)
Phân tích thuế thu nhập doanh nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Ngọc Hùng
Thực hiện: Nhóm 7 - K20 Ngân hàng Đêm 6 10
4.1.2 Quyết định đầu tư trong trường hợp có thuế TNDN không tính đến
ảnh hưởng của khấu hao và giảm trừ thuế đối với đầu tư:
Giả sử: thuế thu nhập công ty là T được đánh vào “thu nhập bằng tiền trừ chi phí bằng
tiền”, tức không tính chi phí khấu hao trong tổng chi phí của công ty.
+ Lợi ích biên FK lúc này là: FK(1-T).
+ Chi phí biên không thay đổi so với trường hợp không có thuế.
Điều này dẫn đến đường FK di chuyển qua trái, lúc này lựa chọn đầu tư tối ưu là điểm
B, giá trị đầu tư giảm từ K1 xuống K2. Công ty sẽ đầu tư ít hơn nếu có thuế thu nhập.
4.1.3 Quyết định đầu tư trong trường hợp có thuế TNDN tính đến ảnh
hưởng của khấu hao và giảm trừ thuế đối với đầu tư:
Nếu khấu hao được tính vào tổng chi phí được giảm trừ thuế TNDN thì mỗi 1 đồng khấu
hao sẽ tiết kiệm được T đồng tiền thuế. Giả sử hiện giá khấu hao là z thì nó sẽ tiết kiệm
cho công ty T x z đồng tiền thuế. Nếu khấu hao được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế thì
chi phí biên sẽ là (δ + ρ) x (1 – (T x z)).
Chính phủ có chính sách giảm trừ thuế cho tiền đầu tư (ITC: Investment Tax Credit). ITC
cung cấp cho các công ty mức giảm trừ α cho mỗi đôla đầu tư trong năm.
Chi phí biên lúc này sẽ là: (δ + ρ) x (1 – (T x z) – α).
Chi phí biên
và lợi ích
A
K1
F
δ + ρ
K2
B
FK x (1 – T)
Đầu tư
(K)
Phân tích thuế thu nhập doanh nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Ngọc Hùng
Thực hiện: Nhóm 7 - K20 Ngân hàng Đêm 6 11
Điểm cân bằng mới là C với mức đầu tư K3. Mức đầu tư này cao hơn mức đầu tư
trước khi đưa tác động của khấu hao và giảm trừ thuế đối với đầu tư, nhưng vẫn thấp hơn
khi không có thuế thu nhập công ty.
4.2 Tác động của thuế TNDN đối với tài trợ:
4.2.1 Tác động của thuế TNDN đối với tài trợ bằng vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại. Lợi
nhuận giữ lại được lấy từ nguồn thu nhập hàng năm của công ty. Nếu công ty chi trả cổ
tức, cổ đông sẽ phải chịu một khoản thuế trong khi lợi nhuận giữ lại sẽ tạo ra một khoản
lời trên vốn cổ đông nhưng họ không phải nộp thuế cho đến khi khoản lời được hiện thực
(bán cổ phiếu, chia cổ tức). Do đó, các công ty có xu hướng giữ lại lợi nhuận. Tuy nhiên
việc giữ lại lợi nhuận còn bị ảnh hưởng bởi thuế suất của nhà đầu tư.
Những nhà đầu tư chịu mức thuế suất biên thấp có khuynh hướng đánh giá cổ tức
tương đối cao, họ có xu hướng đầu tư vào các DN có tỷ lệ chi trả cổ tức cao.
Những nhà đầu tư chịu thuế suất biên cao có khuynh hướng đầu tư vào công ty không
chi trả cổ tức.
Những nhà đầu tư không chịu thuế sẽ đầu tư vào công ty chi trả toàn bộ cổ tức.
Chi phí biên
và lợi ích
biên
A
K1
FK
δ + ρ
K2
B
FK x (1 – T)
Đầu tư
(δ + ρ) x (1 – (T x z) – α)
C
K3
Phân tích thuế thu nhập doanh nghiệp GVHD: PGS-TS Nguyễn Ngọc Hùng
Thực hiện: Nhóm 7 - K20 Ngân hàng Đêm 6 12
4.2.2 Tác động của thuế TNDN đối với tài trợ bằng nợ vay:
Nợ vay là một trong hai nguồn vốn quan trọng của công ty bên cạnh vốn chủ sở
hữu. Công ty có thể vay mượn vốn từ các định chế tài chính như ngân hàng, hoặc thông
qua phát hành trái phiếu.
Ở hầu hết các nước, luật thuế đều cho phép DN khấu trừ khoản trả lãi tiền vay ra
khỏi thu nhập chịu thuế của công ty. Do đó, thuế đã tạo ra tấm lá chắn thuế, khuyến khích
các DN sử dụng nguồn tài trợ từ nợ vay.
Tuy nhiên, mỗi công ty đều hướng tới một cấu trúc vốn tối ưu trong đó chỉ sử dụng
một tỷ lệ nợ vay nhất định do các nguyên nhân sau:
- Khi sử dụng nợ vay, định kỳ công ty phải tạo ra thu nhập để thanh toán nợ và lãi
vay cho chủ nợ, trong khi tài trợ vốn cổ phần không tạo ra áp lực này. Với vốn cổ phần
công ty có thể chi trả cổ tức trong điều kiện tài chính dồi dào, hoặc không chi trả trong
những điều kiện khó khăn. Khi sử dụng nợ vay, nếu công ty không trả được nợ thì nguy
cơ rất lớn dẫn đến phá sản.
- Chi phí phá sản: phá sản có thể dẫn đến chi phí rất lớn, bao gồm cả chi phí pháp lý
liên quan đến thủ tục phá sản và ảnh hưởng tâm lý thất bại kinh doanh. Do đó, nhiều công
ty sử dụng tài trợ vốn để tạo ra vùng đệm chống lại rủi ro p