Hiện nay, chè đã trở thành một trong những đồ uống phổ biến trên thế giới. ở
nước ta, ngành chè đã đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 100 triệu USD/ năm với sản lượng
khoảng 120 nghìn tấn, đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu chè chỉ sau :
Trung Quốc, ấn Độ, Nga, Srilanca. Tuy xuất khẩu với số lượng lớn nhưng chè Việt
Nam vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường thế giới, giá chè sản xuất tại Việt Nam bao
giờ cũng thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Ngoài ra, chè Việt
Nam không thể xâm nhập vào thị trường EU và Mỹ do chất lượng kém, dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật còn cao. Hiện nay, thị trường chính của chè Việt Nam là Iraq, Pakistan,
Nga.
Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng ngành chè không ngừng vương lên và
ngày càng phát triển. Với sự phát triển của mình ngành chè đã tạo việc làm cho khoảng
2 triệu người lao động trong cả nước, chủ yếu là người dân vùng núi và trung du. Nhận
thấy tầm quan trọng của cây chè đối với cuộc sống của người dân miền núi và trung du
nên hiện nay Đảng và nhà nước đã có những chính sách cụ thể để giúp ngành chè đứng
vững và ngày càng phát triển. Để làm được điều đó thì bản thân ngành chè không
ngừng cải tiến công nghệ, đầu tư thiết bị máy móc mới, cải tổ bộ máy quản lý, nâng
cao trình độ cán bộ công nhân viên, lai tạo các giống chè mới phù hợp với thổ nhưỡng
cho năng suất và hương thơm để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ phù hợp với ngưỡng cho phép. Nếu làm được điều đó
mới có thể giúp thương hiệu chè Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường thế giới.
Chính vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài:
Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm chè đen của Công ty chè Long Phú
và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
79 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2050 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm chè đen của Công ty chè Long Phú và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Phân tích tình hình chất lượng sản
phẩm chè đen của Công ty chè Long
Phú và đề ra một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm
Phần mở đầu
Hiện nay, chè đã trở thành một trong những đồ uống phổ biến trên thế giới. ở
nước ta, ngành chè đã đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 100 triệu USD/ năm với sản lượng
khoảng 120 nghìn tấn, đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu chè chỉ sau :
Trung Quốc, ấn Độ, Nga, Srilanca. Tuy xuất khẩu với số lượng lớn nhưng chè Việt
Nam vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường thế giới, giá chè sản xuất tại Việt Nam bao
giờ cũng thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Ngoài ra, chè Việt
Nam không thể xâm nhập vào thị trường EU và Mỹ do chất lượng kém, dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật còn cao. Hiện nay, thị trường chính của chè Việt Nam là Iraq, Pakistan,
Nga.
Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng ngành chè không ngừng vương lên và
ngày càng phát triển. Với sự phát triển của mình ngành chè đã tạo việc làm cho khoảng
2 triệu người lao động trong cả nước, chủ yếu là người dân vùng núi và trung du. Nhận
thấy tầm quan trọng của cây chè đối với cuộc sống của người dân miền núi và trung du
nên hiện nay Đảng và nhà nước đã có những chính sách cụ thể để giúp ngành chè đứng
vững và ngày càng phát triển. Để làm được điều đó thì bản thân ngành chè không
ngừng cải tiến công nghệ, đầu tư thiết bị máy móc mới, cải tổ bộ máy quản lý, nâng
cao trình độ cán bộ công nhân viên, lai tạo các giống chè mới phù hợp với thổ nhưỡng
cho năng suất và hương thơm…để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ phù hợp với ngưỡng cho phép. Nếu làm được điều đó
mới có thể giúp thương hiệu chè Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường thế giới.
Chính vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài:
Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm chè đen của Công ty chè Long Phú
và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tôi xin chân thành cảm ơn nhà máy chè Long Phú, cô giáo hướng dẫn Nguyễn
Vũ Bích Uyên và các bạn đã giúp tôi hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp này
Dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn còn nhiều sai sót rất mong được các
thầy cô cùng bạn bè góp ý, tôi xin chân thành cảm ơn.
Chương i
Phần lý thuyết chung
I.1. Chất lượng sản phẩm: Khái niệm, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng chính
I.1.1.Khái niệm về chất lượng sản phẩm
Chất lượng là một thuộc tính cơ bản của sản phẩm, đó là sự tổng hợp về kinh tế
– kỹ thuật. Chất lượng được tạo ra từ những yếu tố có liên quan đến quá trình sống của
sản phẩm. Nó được hình thành ngay từ khâu thiết kế, xây dựng phương án sản phẩm
cho đến khâu sản xuất. Qúa trình sản xuất là khâu quan trọng nhất tạo nên chất lượng
và sau đó là trong quá trình lưu thông phân phối và sử dụng. Trong khi sử dụng, chất
lượng sản phẩm được đánh giá đầy đủ nhất và cũng là khâu quan trọng nhất trong quá
trình sống của sản phẩm. Nói như vậy không có nghĩa là chất lượng sản phẩm chỉ là giá
trị của sản phẩm, đó mới chỉ là điều kiện cần, thực tế cho thấy giá trị sử dụng càng cao
thì sản phẩm càng có chất lượng, tuy nhiên đôi khi những thuộc tính bên trong của sản
phẩm đã thay đổi.
Xuất phát từ cách nhìn tổng quát đó, chất lượng sản phẩm có thể được định
nghĩa như sau:
Chất lượng sản phẩm là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm nhằm thoả mãn
nhu cầu của người sử dụng trong những điều kiện kinh tế, khoa học, kỹ thuật, xã hội
nhất định.
Tuy nhiên tuỳ thuộc vào quan niệm và những mục tiêu khác nhau trong từng
thời kỳ kinh tế xã hội khác nhau mà người ta đưa ra những khái niệm về chất lượng sản
phẩm khác nhau. Sau đây ta có thể đưa ra một vài định nghĩa khác về chất lượng sản
phẩm.
- Theo quan điểm triết học Mác: Chất lượng sản phẩm là mức độ, là thước đo
biểu thị giá trị sử dụng của nó. Giá trị sử dụng của một sản phẩm làm nên tính hữu ích
của sản phẩm đó và nó chính là chất lượng sản phẩm.
- Theo tiêu chuẩn Liên Xô (cũ) GOST 15467 người ta định nghĩa như sau: Chất
lượng sản phẩm là tổng thể những thuộc tính của nó quy định tính thích hợp của sản
phẩm để thoả mãn những nhu cầu phù hợp với công dụng của nó.
- Trong lĩnh vực quản lý chất lượng, tổ chức kiểm tra chất lượng Châu âu
EOFQC cho rằng: Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người
tiêu dùng.
- Tổ chức tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế ISO cho rằng: Chất lượng sản phẩm là
tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng kinh tế kỹ thuật của nó, thể hiện được sự thoả
mãn nhu cầu trong những điều kiẹn tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản
phẩm mà người tiêu dùng mong muốn.
- Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5814-1994 phù hợp với ISO/ DIS 8402 thì
chất lượng sản phẩm được định nghĩa: Chất lượng sản phẩm là một tập hợp các đặc
tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu ra và tiềm
ẩn.
Nhưng dù được định nghĩa theo cách này hay cách khác thì trước hết chất lượng
sản phẩm phải bao gồm những tính chất đặc trưng của sản phẩm. Đó là những đặc tính
khách quan thể hiện trong quá trình hình thành và sử dụng sản phẩm. Đây là yếu tố mà
người sản xuất phải quan tâm hàng đầu vì người tiêu dùng luôn chú ý đến. Nhưng chất
lượng sản phẩm không phải bao gồm tất cả những tính chất đặc trưng cho tính năng kỹ
thuật hay giá trị sử dụng của sản phẩm, nó chỉ gồm những tính chất làm cho sản phẩm
thoả mãn những nhu cầu nhất định phù hợp với công dụng. Điều đó cũng có nghĩa là
khi xem xét chất lượng chúng ta phải chú ý đến một tập hợp các thuộc tính của sản
phẩm chứ không cần căn cứ vào một vài chỉ tiêu nào đó…
Thứ hai, chất lượng phải thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Khi nói đến
chất lượng sản phẩm người ta thường nói “đạt” hay “không đạt” yêu cầu tức là xem xét
sản phẩm đó thoả mãn đến mức độ nào những yêu cầu cho trước thể hiện trong các tiêu
chuẩn, bản thiết kế và phẩn ứng của người tiêu dùng.
Chất lượng phụ thuộc vào điều kiện công nghệ, khoa học kỹ thuật, kinh tế và cả
điều kiện xã hội. Vì vậy nói đến nhu cầu cũng như khả năng thoả mãn nhu cầu phải
xuất phát từ những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể về kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Yêu cầu
chất lượng của mọi sản phẩm cũng không thể như nhau, sản phẩm xuất khẩu phải có
chất lượng phù hợp với thị trường vì điều kiện xã hội, phong tục tập quán đều có ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là một yếu tố động. Trong khi giá trị sử dụng phụ thuộc
vào kết cấu nội tại của sản phẩm nó sẽ bị thay đổi khi kết cấu bị thay đổi thì trái lại
chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhu cầu xã hội, điều kiện sản xuất, con người lao
động…, nó biến đổi theo không gian và thời gian. Do xã hội luôn luôn vận động kéo
theo nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi, thứ nũa là do cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật đang là động lực mạnh mẽ thúc đẩy mọi qúa trình phát triển trong xã hội,
nên chất lượng sản phẩm luôn thay đổi, ngày càng được nâng cao.
I.1.2. Các khía cạnh chất lượng sản phẩm
Mỗi sản phẩm được đặc trưng bằng các tính chất, đặc điểm riêng biệt, những
đặc tính đó phản ánh tính khách quan của sản phẩm thể hiện trong quá trình hình thành
và sử dụng sản phẩm. Những đặc tính khách quan này phụ thuộc rất lớn vào trình độ
thiết kế quy định cho sản phẩm. Mỗi tính chất được biểu thị bằng các chỉ tiêu cơ lý hoá
nhất định có thể đo lường, đánh giá được. Vì vậy, nói đến chất lượng phải đánh giá
thông qua hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn cụ thể. Đặc điểm này khẳng định những sai lẩm
cho rằng chất lượng sản phẩm là các chỉ tiêu không thể đo lường đánh giá được.
Nói đến chất lượng sản phẩm là phải xem xét sản phẩm đó thoả mãn đến mức
độ nào nhu cầu của khách hàng. Mức độ thoả mãn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng
thiết kế và những tiêu chuẩn đặt ra cho mỗi sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm còn mang tính dân tộc thể hiện ở truyền thống tiêu dùng.
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ đều có thị hiếu tiêu dùng khác nhau. Một
sản phẩm có thể được xem là tốt ở noi này nhưng lại là không tốt, không phù hợp ở nơi
khác. Trong kinh doanh không thể có chất lượng như nhau cho tất cả các vùng mà căn
cứ vào hoàn cảnh cụ thể để đề ra các phương án chất lượng cho phù hợp. Chất lượng
chính là sự phù hợp về mọi mặt với yêu cầu của khách hàng.
Chất lượng sản phẩm gồm hai loại:
+ Chất lượng trong tuân thủ thiết kế thể hiện ở mức độ sản phẩm đạt được so
với tiêu chuẩn thiết kế đề ra. Khi sản phẩm sản xuất ra có những đặc tính kinh tế, kỹ
thuật càng gần với tiêu chuẩn thiết kế thì chất lượng càng cao, được phản ánh thông
qua tỷ lệ phế phẩm, sản phẩm không đạt yêu cầu thiết kế… Loại chất lượng này phản
ánh những đặc tính bản chất khách quan của sản phẩm do đó liên quan chặt chẽ đến
khả năng cạnh tranh và chi phí.
+ Chất lượng trong sự phù hợp: Chất lượng phụ thuộc vào mức độ phù hợp của
sản phẩm thiết kế so với nhu cầu và mong nuốn của khách hàng. Mức độ phù hợp càng
cao thì chất lượng sản phẩm càng cao. Loại chất lượng này phụ thuộc vào mong muốn
và sự đánh giá chủ quan của người tiêu dùng vì vậy nó tác động mạnh mẽ đến khả năng
tiêu thụ của sản phẩm
I.1.3. Những tính chất đặc trưng của chất lượng sản phẩm
Khi đề cập tới vấn đề chất lượng sản phẩm, tức là nói tới mức độ thoả mãn nhu
cầu của sản phẩm trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng
của nó. Như vậy là “ mức độ thoả mãn nhu cầu” đó không thể tách rời khỏi những điều
kiện kỹ thuật kinh tế xã hội cụ thể. Khả năng “thoả mãn nhu cầu” của sản phẩm sẽ
được thực hiện thông qua những tính chất đặc trưng của nó.
- Tính kinh tế: Thể hiện ở khía cạnh chất lượng sản phẩm chịu sự chi phối trực
tiếp của điều kiện kinh tế. Một sản phẩm có chất lượng kỹ thuật tốt, nhưng nếu được
cung cấp với giá cao vượt quá khả năng chấp nhận của người tiêu dùng thì sẽ không
phải là một sản phẩm có chất lượng cao về mặt kinh tế.
- Tính kỹ thuật: Được thể hiện thông qua một hệ thống chỉ tiêu có thể lượng hoá
và so sánh được. Những chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng nhất gồm có:
+ Chỉ tiêu công dụng: Đo giá trị sử dụng của sản phẩm
+ Chỉ tiêu độ tin cậy: Đo mức độ hỏng hóc, mức độ dễ bảo quản sửa chữa, tuổi
thọ
+ Chỉ tiêu công thái học: Đo mức độ hợp lý trong mối quan hệ tương tác giữa
các yếu tố trong hệ thống “ con người- máy móc và thiết bị”
+ Chỉ tiêu thẩm mỹ: Đo mức độ mỹ quan
+ Chỉ tiêu công nghệ: Đánh giá mức độ tối ưu của các giải pháp công nghệ để
tạo ra sản phẩm
+ Chỉ tiêu về tính dễ vận chuyển: Đánh giá mức độ thích hợp của sản phẩm đối
với việc vận chuyển
+ Chỉ tiêu thống nhất hoá: Đánh giá mức độ thống nhất hoá, sử dụng các chi tiết
bộ phận tiêu chuẩn hoá để tạo ra sản phẩm
+ Chỉ tiêu sinh thái học: Đánh giá mức độ tác động của sản phẩm đến môi
trường sinh thái trong quá trình sản xuất và sử dụng
+ Chỉ tiêu an toàn: Đánh giá mức độ an toàn trong sản xuất và sử dụng sản
phẩm
Các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá một cách toàn diện tính chất kỹ thuật
của sản phẩm. Tuỳ thuộc vào loại sản phẩm cụ thể mà mức độ quan trọng của từng chỉ
tiêu sẽ khác nhau.
- Tính xã hội: Thể hiện ở khả năng thoả mãn nhu cầu tiêu dùng phù hợp với điều
kiện và trình độ phát triển của một xã hội nhất định. Thế giới là một tập hợp gồm vô số
các cộng đồng có những đặc điểm xã hội riêng biệt và trình độ phát triển khác nhau.
Tính xã hội của chất lượng sản phẩm thể hiện ở khả năng kết hợp một cách hài hoà, đa
dạng các nhu cầu thị hiếu tiêu dùng với khả năng phát triển văn hóa, khoa học kỹ thuật,
trình độ dân trí của từng cộng đồng.
- Tính tương đối của chất lượng sản phẩm: Thể hiện ở sự phụ thuộc của nó vào
không gian, thời gian, ở mức độ chính xác tương đối khi lượng hoá mức chất lượng sản
phẩm.
I.1.4. Phân loại chất lượng sản phẩm
Để hiểu đầy đủ và có những biện pháp không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm chắc các loại chất lượng sản phẩm. Theo hệ
thống quản lý chất lượng ISO9000 người ta phân loại chất lượng sản phẩm như sau:
- Chất lượng thiết kế là mức độ mà sự thiết kế phản ánh một sản phẩm hoặc một
dịch vụ thoả mãn các nhu cầu của khách hàng. Chất lượng thiết kế là giai đoạn đầu của
quá trình hình thành chất lượng sản phẩm.
- Chất lượng của sự phù hợp là mức độ mà một sản phẩm hay dịch vụ phù hợp
với tiêu chuẩn thiết kế. Sự thiết kế phải được tái tạo một cách trung thực ở mỗi sản
phẩm
- Chất lượng sử dụng là mức độ mà người sử dụng có thể sử dụng liên tục của
người sử dụng
- Chất lượng tiêu chuẩn là giá trị riêng của những thuộc tính của sản phẩm được
thừa nhận, được phê chuẩn trong quản lý chất lượng sản phẩm. Chất lượng tiêu chuẩn
là nội dung tiêu chuẩn của một loại hàng hoá. Chất lượng tiêu chuẩn có ý nghĩa pháp
lệnh buộc phải thực hiện nghiêm chỉnh trong quá trình quản lý chất lượng. Chất lượng
tiêu chuẩn có nhiều loại:
+ Tiêu chuẩn Quốc tế là những tiêu chuẩn do tổ chức chất lượng quốc tế đề ra
được các nước chấp nhận và xem xét áp dụng cho phù hợp với điều kiện từng nước.
+ Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) là tiêu chuẩn Nhà nước, được xây dựng trên cơ
sở nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, áp dụng kinh nghiệm và tiêu
chuẩn Quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam.
+ Tiêu chuẩn ngành (TCN) là các chỉ tiêu về chất lượng do các Bộ, các Tổng
cục xét duyệt, ban hành, có hiệu lực đối với tất cả các đơn vị trong ngành, địa phương
đó.
+ Tiêu chuẩn doanh nghiệp (TCDN) là các chỉ tiêu về chất lượng do doanh
nghiệp tự nghiên cứu và áp dụng trong doanh nghiệp mình cho phù hợp với điều kiện
riêng của doanh nghiệp đó.
+ Chất lượng cho phép là dung sai cho phép mức sai lệch giữa chất lượng thực
tế với chất lượng tiêu chuẩn. Chất lượng cho phép phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật của
từng nước, phụ thuộc vào trình độ lành nghề của công nhân. Khi chất lượng thực tế của
sản phẩm vượt qúa dung sai cho phép thì hàng hoá sẽ bị xếp vào loại phế phẩm.
+ Chất lượng tối ưu là biểu thị khả năng thoả mãn toàn diện nhu cầu của thị
trường trong những điêù kiện xác định với những chi phí xã hội thấp nhất. Thường các
doanh nghiệp phải giải quyết được mối quan hệ giữa chi phí và chất lượng sao cho chi
phí thấp nhất mà chất lượng vẫn đảm bảo.
I.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm được hình thành trong quá trình nghiên cứu phát triển,
thiết kế, được đảm bảo trong qúa trình chế tạo, vận chuyển, bảo quản, phân phối, lưu
thông và được duy trì trong qúa trình sử dụng. Tại mỗi giai đoạn đều có những yếu tố
ảnh hưởng tác động với mức độ khác nhau. Đứng ở góc độ những nhà sản xuất kinh
doanh, xem chất lượng sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh, thì chất lượng sản phẩm
chịu tác động của các yếu tố chính sau đây
Các nhân tố bên ngoài:
- Nhu cầu thị trường: Nhu cầu về sản phẩm của người tiêu dùng không ngừng
phát triển về số lượng, chủng loại, trình độ kỹ thuật, thời điểm cung cấp, giá cả, và
người cung cấp luôn tìm mọi cách để đáp ứng, làm cho sản phẩm của mình có khả
năng thoả mãn mọi nhu cầu của thị trường, đó là quá trình không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm.
- Tiềm năng kinh tế: Nhân tố này sẽ quyết định chính sách đầu tư, lựa chọn mức
chất lượng phù hợp.
- Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ tác động vào chất lượng sản
phẩm thông qua:
+ Sử dụng công nghệ tiên tiến
+ Sử dụng máy móc thiết bị hiện đại
+ Sử dụng nguyên vật liệu có tính năng ưu việt
+ Sử dụng các phương pháp tổ chưc quản lý sản xuất tiên tiến
- Chính sách kinh tế,: Hướng đầu tư, chính sách khuyến khích phát triển đối với
sản phẩm, hệ thống pháp luật
- Cơ chế quản lý: Cơ chế quản lý của nhà nước có ảnh hưởng lớn đến khả năng
nâng cao chất lượng của mỗi doanh nghiệp, nó vừa là môi trường vừa là điều kiện cần
thiết tác động đến phương hướng, tốc độ cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nó
tạo tính độc lập, tự chủ sáng tạo trong cải tiến chất lượng sản phẩm, hình thành môi
trường thuận lợi cho việc huy động công nghệ mới, tiếp thu ứng dụng những phương
pháp quản lý hiện đại trên thế giới
- Những yếu tố về văn hóa, truyền thống, tập quán
Nhóm nhân tố bên trong
- Lực lượng lao động của doanh nghiệp: Đây là một nhân tố có ảnh lớn đến chất
lượng sản phẩm, dù công nghệ và thiết bị máy móc hiện đại đến đâu thì nhân tố con
người bao giờ cũng là nhân tố căn bản nhất tác động trực tiếp đến các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm, khả năng
hiệp tác và khả năng thích ứng với sự thay đổi, khả năng nắm bắt thông tin…tất cả tác
động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Quan tâm đầu tư phát triển và không ngừng
nâng cao trình độ và ý thức của người lao động là một nhiệm vụ quan trọng trong quản
lý chất lượng của mỗi doanh nghiệp
- Khả năng về công nghệ máy móc thiết bị: Đối với mỗi doanh nghiệp, công
nghệ luôn là một trong những yếu tố cơ bản tác động mạnh mẽ đến chất lượng sản
phẩm. Mức chất lượng trong sản phẩm phụ thuộc vào sự đồng bộ, tính tự động hoá…
của thiết bị.
- Vật tư, nguyên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư nguyên liệu của doanh
nghiệp: Nguyên liệu là nhân tố tham gia trực tiếp vào việc cấu thành nên sản phẩm, do
đó chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
Doanh nghiệp không thể sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao từ những nguyên liệu
có chất lượng kém.
Ngoài ra, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việc
thiết lập hệ thống cung ứng nguyên vật liệu thích hợp trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ
lâu dài, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa người cung ứng và doanh nghiệp đảm bảo
khả năng cung cấp đâỳ đủ, kịp thời, chính xác, chất lượng phù hợp.
- Trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp: Trình độ quản
lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng nói riêng là một trong những nhân tố quan
trọng góp phần thúc đẩy tốc độ cải tiến, hoàn thiện chất lượng sản phẩm ở các doanh
nghiệp. Các chuyên gia quản lý chất lượng đồng tình cho rằng trong thực tế có tới 80%
những vấn đề về chất lượng là do quản lý chất lượng gây ra. Vì vậy, nói đến quản lý
chất lượng ngày nay người ta cho rằng trước hết đó là chất lượng của quản lý. Các yếu
tố của sản xuất như nguyên liệu, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất và người lao
động dù ở trình độ nào nhưng nếu không được tổ chức một cách hợp lý tạo ra sự phối
hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các khâu, các yếu tố của sản xuất thì không thể tạo ra
sản phẩm có chất lượng cao. Đôi khi trình độ quản lý tồi còn làm giảm chất lượng sản
phẩm, gây lãng phí nguồn lực sản xuất dẫn đến làm giảm hiệu quả sản xuất kinh
doanh.. Trình độ tổ chức quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện qua
các phương pháp quản lý công nghệ. Mỗi doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt bộ máy
quản lý kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm, chú trọng trang bị các phương tiện
kiểm tra kỹ thuật giám định chất lượng sản phẩm.
I.1.7. Hoạt động chất lượng
Hoạt động chất lượng
Hoạt động chất lượng là tất cả các thao tác quản lý, đảm bảo và kiểm tra nhằm
bảo tồn và cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ một cách kinh tế nhất có tính đến
yêu cầu của khách hàng, bao gồm:
- Kiểm tra chất lượng là tất cả các hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm và
dịch vụ đối với sản phẩm so sánh với những yêu cầu đã đặt ra trước. Yêu cầu đó thuộc
về tiêu chuẩn chất lượng. Dựa trên cơ sở kiểm tra chất lượng để loại bỏ những nguyên
nhân xấu.
- Đảm bảo chất lượng là mọi hoạt động xây dựng chương trình chất lượng sản
phẩm từ thiết kế, sản xuất đến phân phối dịch vụ. Đây là một hoạt động vô cùng quan
trọng có ý nghĩa cả trong nội bộ và bên ngoài mỗi doanh nghiệp. Trong nội bộ doanh
nghiệp, việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng là xây dựng niềm tin của lãnh đạo
và của công nhân vao công việc của mình. Bên ngoài doanh nghiệp nó đảm bảo niềm
tin của khách hàng đối với sản phẩm của xí nghiệp.
- Quản lý chất lượng là các hoạt đ