Tiểu luận Phân tích tình hình kinh tế tài chính Việt Nam năm 2011

Kinh tế Việt Nam trong năm 2011 với nhiều thách thức lớn với lạm phát tăng cao, tăng trưởng thấp, đầu tư trong nước giảm do thắt chặt tiền tệ và đầu tư công giảm, đầu tư nước ngoài chững lại do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động.Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn như vậy tuy nhiên kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, các chỉ tiêu kinh tế lớn được đảm bảo, lạm phát được kiềm chế và đang có xu hướng giảm dần. Trong khi khủng hoảng kinh tế, vấn đề nợ công lan tràn thì nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được một tốc độ tăng trưởng kinh tế lên tới gần 6%. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng còn thấp và còn nhiều tồn tại trong nền kinh tế. Cụ thể là lạm phát lên tới gần 20% gây kìm hãm nền kinh tế. Lạm phát kéo theo sự tăng về lãi suất. Một cuộc chạy đua về lãi suất giữa các ngân hàng đã đẩy lãi suất đầu vào lên gần 19% và lãi suất đầu ra có khi đạt mốc 25% gây khó khăn cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn. Tỉ giá hối đoái chính thức và phi chính thức chênh lệch khá lớn và Ngân hàng Nhà nước đã phải mất rất nhiều thời gian và công sức để điều tiết. Ngoài ra còn có vấn đề hệ thống ngân hàng, nợ xấu, tái cơ cấu nền kinh tế, giá vàng, thị trường chứng khoán, bất động sảnl còn rất nhức nhối trong nền kinh tế Việt Nam năm vừa qua.

doc15 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2536 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích tình hình kinh tế tài chính Việt Nam năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG  TIỂU LUẬN Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ TÀI CHÍNH VIỆT NAM NĂM 2011 Sinh viên thực hiện: Dương Vũ Hằng Nga Mã sinh viên: 0851010238 Lớp: TCH302.1 Giáo viên hướng dẫn: GV. Lê Thị Thanh Hà Nội, tháng 2 năm 2012 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 4 I/ Phân tích tình hình kinh tế tài chính Việt Nam năm 2011 4 1/ Các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế 4 1.1 Lạm phát 4 1.2./ Lãi suất 5 1.3. Tỉ giá 6 1.4. Thị trường bất động sản : 8 1.5. Giá vàng 9 1.6. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 9 1.7. Chứng khoán 10 1.8. Vỡ nợ tín dụng đen dây chuyền 10 1.9. Việt Nam bị hạ bậc tín nhiệm 11 II/ Dự báo tình hình kinh tế tài chính Việt Nam năm 2012 11 KẾT LUẬN 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế Việt Nam trong năm 2011 với nhiều thách thức lớn với lạm phát tăng cao, tăng trưởng thấp, đầu tư trong nước giảm do thắt chặt tiền tệ và đầu tư công giảm, đầu tư nước ngoài chững lại do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động.Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn như vậy tuy nhiên kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, các chỉ tiêu kinh tế lớn được đảm bảo, lạm phát được kiềm chế và đang có xu hướng giảm dần. Trong khi khủng hoảng kinh tế, vấn đề nợ công lan tràn thì nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được một tốc độ tăng trưởng kinh tế lên tới gần 6%. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng còn thấp và còn nhiều tồn tại trong nền kinh tế. Cụ thể là lạm phát lên tới gần 20% gây kìm hãm nền kinh tế. Lạm phát kéo theo sự tăng về lãi suất. Một cuộc chạy đua về lãi suất giữa các ngân hàng đã đẩy lãi suất đầu vào lên gần 19% và lãi suất đầu ra có khi đạt mốc 25% gây khó khăn cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn. Tỉ giá hối đoái chính thức và phi chính thức chênh lệch khá lớn và Ngân hàng Nhà nước đã phải mất rất nhiều thời gian và công sức để điều tiết. Ngoài ra còn có vấn đề hệ thống ngân hàng, nợ xấu, tái cơ cấu nền kinh tế, giá vàng, thị trường chứng khoán, bất động sảnl…còn rất nhức nhối trong nền kinh tế Việt Nam năm vừa qua. NỘI DUNG I/ Phân tích tình hình kinh tế tài chính Việt Nam năm 2011 1/ Các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế 1.1 Lạm phát Mặc dù các biện pháp kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô được Chính phủ tập trung triển khai quyết liệt đã khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 9 tháng đầu năm giảm đáng kể song theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2011, lạm phát vẫn ở mức cao 18,58% - cao hơn dự đoán trước đó của các bộ ngành và các chuyên gia. Trong đó, thủ phạm chính là do giá thực phẩm, giáo dục, lương thực tăng mạnh với mức tăng lần lượt là 29,34%, 23,18% và 22,82%. Theo IMF, Việt Nam có tỉ lệ lạm phát trung bình giai đoạn 2006-2010 là 11,5%, đứng thứ 24 trên thế giới và luôn cao hơn các nước trong khu vực ASEAN. Vấn đề lạm phát là vấn đề dai dẳng và gây tác động lớn tới nền kinh tế Việt Nam. Lý do chủ yếu tác động đến lạm phát Việt Nam đều xuất phát từ cả chi phí đẩy và cầu kéo. Mặc dù năm 2010 và 2011, thế giới rơi vào tình trạng suy thoái thì tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn đạt chỉ tiêu là 7,78% và 5,8%. Tuy nhiên lạm phát lại lên mức báo động và đều ở 2 con số. Tỉ lệ lạm phát năm 2010 của Việt Nam đã lên tới 11,75% mặc dù dự kiến đầu năm là 7%. Lạm phát tăng cao vượt quá mức dự kiến đã làm cho những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mất đi nhiều ý nghĩa. Năm 2011, việc thắt chặt chính sách tài chính và tiền tệ nhằm ổn định nền kinh tế đã làm chậm đà tăng trưởng GDP. Tăng trưởng kinh tế chậm lại nhưng tỉ lệ lạm phát vẫn ở mức rất cao. Lạm phát làm cho các ngân hàng phải chạy đua lãi suất. Lãi suất đầu ra cao làm doanh nghiệp khó vay vốn, chi phí vốn cao. Lạm phát cũng gây ảnh hưởng đến tỉ giá làm tăng tỉ giá, dãn rộng khoảng cách tỉ giá chính thức và phi chính thức. Từ năm 2000 đến năm 2011, có thể quan sát thấy rằng GDP khá ổn định ở mức 6-7% nhưng lạm phát của Việt Nam tăng chóng mặt, gấp nhiều lần các năm trước Năm  2000  2001  2002  2003  2004  2005  2006  2007  2008  2009  2010  2011   Tốc độ tăng GDP  6,8  6,9  7,08  7,34  7,79  8,44  8,23  8,46  6,31  5,32  6,78  5,8   CPI  0,6  0,8  4  3  9,5  8,4  6,6  12,6  19,89  6,52  11,75  19,04   Bảng 1: Chỉ số tốc độ tăng trưởng GDP và CPI của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2011 1.2./ Lãi suất Trong năm 2010, lãi suất được duy trì ở mức khác thấp do vậy cơ chế lãi suất trần không còn cần thiết. 14/4/2010, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 12/2010/TT-NHNN hướng dẫn tổ chức tính dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận Tuy nhiên, bắt đầu từ 3/2011 cho đến nay, tỉ lệ lạm phát tăng cao nên Nhà nước buộc phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Điều này đã có tác động làm tăng lãi suất tiền gửi và cho vay của các Ngân hàng thương mại. Nhằm ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành mức lãi suất trần huy động tiền gửi là 14% cho các ngân hàng thương mại. Ngoài ra lãi suất đầu vào cao dẫn đến lãi suất đầu ra cũng cao, các doanh nghiệp tiếp cận vốn rất khó khăn. Chính vì vậy mà chỉ có cách kiểm soát chặt chẽ lãi suất đầu vào của các ngân hàng mới có thể phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Từ tháng 9/2011, Ngân hàng Nhà nước đã có những biện pháp quyết liệt nhằm tăng cường kiểm soát đối với chính sách lãi suấ như sa thải lãnh đạo ngân hàng trong trường hợp phát hiện gian lận trong huy động tiền gửi Trước sự kiểm soát lãi suất chặt chẽ như vậy, các ngân hàng thương mại đành chấp nhận mức lãi suất 14%/năm với cả những kỳ hạn rất ngắn (24 giờ, 2 ngày, 1 tuần, 2 tuần...). Đây chính là một hình thức lách luật của các ngân hàng, hoàn toàn ngược với đường cong lãi suất chuẩn (lãi suất dài hạn phải cao hơn lãi suất ngắn hạn). Chính vì vậy, 28/9/2011, Ngân hàng nhà nước đã ra thông tư số 30/2011 quy định cụ thể lãi suất tối đa với tiền gửi bằng đồng Việt Nam như sau: lãi suất tối đa áp dụng với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14%. Riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa với tiền gửi kỳ hạn 1 tháng trở lên là 14,5% Qua biểu đồ có thể thấy rằng lãi suất không kỳ hạn, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng vào đầu tháng 10 khi chưa có sự can thiệp của Nhà nước thì tăng rất cao, đặc biệt là lãi suất 2 tuần. Các mức lãi suất này chênh lệch nhau không nhiều và có những thời điểm gần như bằng nhau. Đây là một điều bất hợp lý trong cơ cấu lãi suất. Tuy nhiên khi có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước thông qua quy định lãi suất trần, mức lãi suất đã trở về sự cân bằng và ổn định  Biểu đồ 1: Lãi suất liên ngân hàng từ tháng 10/2011 đến tháng 12/2011 1.3. Tỉ giá Trước tình hình nhập siêu kéo dài và ngày càng gia tăng, việc các doanh nghiệp và người dan găm giữ ngoại tệ và đầu tư vàng gây ra tình trạng 2 tỉ giá, tỉ giá thị trường tự do thường cao hơn tỉ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại. Ngày 10/2/2011, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh tỉ giá giữa VND với USD sau gần 7 tháng duy trì ở mức 18.932 đồng lên mức 20.693 đồng/USD, tăng thêm 9,3%, đồng thời thay đổi biên độ tỉ giá liên ngân hàng từ +/- 3% xuống còn +/- 1%. Với chính sách tỉ giá mới, không những giúp cải thiện cán cân thương mại, ổn định tâm lý người dân, thu hút đầu tư, tăng cường xuất khẩu...Từ đầu 2011, Ngân hàng nhà nước đã mua vào khoảng 4 tỉ USD góp phần cải thiện dự trữ ngoại hối sau thời kỳ khủng hoảng 2008. Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ vào làm giá ngoại tệ tăng lên. Từ tháng 3/2011 đến tháng 5/2011, tỉ giá giảm dần nhưng nó lại tiếp tục tăng ở những tháng sau. Tỉ giá chính thức và tỉ giá chợ đen có sự chênh lệch đáng kể, đặc biệt là vào tháng 10/2011. Từ năm 2010 đến nay, Ngân hàng nhà nước đã phối hợp với các cơ quan chức năng phối hợp mở các chiến dịch kiểm tra, xử lý các đối tượng mua bán ngoại tệ trái phép, đầu cơ ngoại tệ...Các tổ chức tín dụng cũng không được phép giao dịch USD với khách hàng vượt mức tỉ giá trần theo quy định, thu phí thông qua các hợp đồng dịch vụ và các hình thức khác. 31/5/2011, Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư 13/2011/TT-NHNN quy định các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phải bán ngoại tệ cho ngân hàng. Nhà nước cũng tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ làm tăng chi phí vay ngoại tệ và buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay ngoại tệ. Chính sách này của ngân hàng Nhà nước cũng đã làm giảm áp lực lên tỉ giá  Đồ thị 2: Tỉ giá chính thức và tỉ giá phi chính thức thàng 8/2011 đến tháng 12/2011 1.4. Thị trường bất động sản : Thị trường bất động sản năm 2011 được chứng kiến việc chào bán giảm giá của nhiều dự án, đặc biệt là đối với phân khúc chung cư cao cấp. Tuy nhiên, tâm lý của nhà đầu tư cũng như chính sách thắt chặt tín dụng đã không tạo điều kiện thuận lợi, các giao dịch trên thị trường gần như đóng băng. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, hiện tượng này sẽ châm ngòi cho làn sóng giảm giá trong năm 2012 và là cơ hội “vàng” cho những người đang thực sự có nhu cầu về nhà ở cũng như đầu tư dài hạn, thời điểm mà những tín hiệu về nới lỏng tín dụng trong BĐS chưa kịp phát huy tác dụng. Ở tất cả các phân khúc, thị trường bất động sản đã có sự giảm mạnh về giá. Trong khi đó thị trường khó khăn, nguồn cung tiếp tục tăng càng tạo nhiều áp lực cho chủ đầu tư. Ở phân khúc văn phòng cho thuê, nhiều tòa nhà mới đi vào hoạt động, tỷ lệ trống cao không chỉ đối với các dự án mới ở khu vực ngoài trung tâm mà ngay cả những khu vực nội thành từ trước đến nay đắt khách nhưng hiện vẫn trong tình trạng thừa mặt bằng. Chính vì thế, khách hàng luôn được “chiều” bằng hàng loạt chương trình ưu đãi, khuyến mại. Nhiều tòa nhà cho thuê dài hạn tới 20, 30 thậm chí 50 năm với giá ưu đãi. Mặc dù vậy, để lấp đầy diện tích cho thuê không phải là chuyện một sớm một chiều, nó phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế và “sức khỏe” của mỗi doanh nghiệp. Căn hộ để bán cũng trong tình cảnh thê thảm, khi nguồn cung căn hộ tăng, khách hàng không còn hấp dẫn với loại hình hợp đồng góp vốn hay đóng tiền theo tiến độ. “Khuyến mãi, chiết khấu” thậm chí là “bán tháo” là những cụm từ được người ta nhắc tới đối với phân khúc này. Tại TP HCM, một số dự án đã chấp nhận bán lỗ so với giá chào bán ban đầu để có khách hàng. Mới đây, một số chủ đầu tư tại Hà Nội cũng đã “nổ phát súng” đầu tiên về làn sóng giảm giá căn hộ. Trong tình cảnh như vậy, nhiều chủ đầu tư đang “ngồi trên đống lửa” khi thời hạn giao nhà đã tới mà tiến độ dự án vẫn còn “dậm chân tại chỗ” vì thiếu vốn. Còn đối với phân khúc đất nền cũng không có tín hiệu khả quan. Tại Hà Nội vào dịp đầu năm 2011, có cơn sốt đất ở Sóc Sơn, Đông Anh nhưng ngay sau đó không lâu đã xẹp. Nhiều nhà đầu tư "đi tắt đón đầu" đang rơi vào tình trạng "khốn khổ" vì chưa thể rút vốn chạy khỏi thị trường. Đất nền dự án sau khi bị đẩy giá lên cao giờ đã giảm giá không phanh, nhiều dự án giá chỉ còn bằng một nửa so với thời điểm năm ngoái. Nhiều nhà đầu tư thứ cấp chấp nhận bán lỗ để cắt vốn nhưng không thoát khỏi cảnh “để thì thương vương thì tội”. 1.5. Giá vàng  Năm 2011 được xem là năm thị trường vàng liên tiếp lập kỷ lục về giá. Đỉnh điểm của cơn sốt giá vàng phải kể đến ngày 22/8, giá lập kỷ lục 49 triệu đồng/lượng. Năm 2011 cũng ghi nhận hoạt động thao túng thị trường của giới đầu cơ, điển hình là việc giá vàng SJC (thương hiệu chiếm hơn 90% thị phần), có lúc đắt hơn thế giới gần 5 triệu đồng/lượng. Một trong những động thái của Ngân hàng Nhà nước nhằm “lập lại trật tự” cho thị trường vàng là chỉ cho phép doanh nghiệp có vốn trên 500 tỷ sản xuất vàng miếng và chỉ có một doanh nghiệp được sản xuất vàng miếng là SJC. Quyết định này của Ngân hàng Nhà nước vấp phải sự phản đối của chính doanh nghiệp kinh doanh, khiến những chiếc máy sản xuất vàng phải “đắp chiếu”. Hiệu quả của quyết định này vẫn cần thời gian trả lời. 1.6. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Sau quãng thời gian tăng trưởng quá nóng với 130 tổ chức tín dụng, gần 10.000 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước, hệ thống ngân đã lộ rõ nhiều điểm yếu nguy hiểm: tỷ trọng sở hữu chéo cao, đạo đức kinh doanh xuống thấp, những cuộc đua lãi suất không ngừng và có dấu hiệu "sa lầy" vào bất động sản, nợ xấu gia tăng... Chỉ lệnh tái cấu trúc ngân hàng được phát đi từ tân Thống đốc Nguyễn Văn Bình, mở đầu bằng việc xử lý nghiêm các ngân hàng vượt trần lãi suất huy động. Tiếp sau đó, nhà nước hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng yếu kém, đồng thời khởi động nhanh quá trình sáp nhập mà điển hình là thương vụ hợp nhất SCB - Ficombank - TinNghiaBank. Song song với việc xử lý các ngân hàng yếu kém được dự báo sẽ còn kéo dài trong năm tới, các "ông lớn" VietinBank, Vietcombank và BIDV lần lượt được IPO. Nỗ lực tái cấu trúc và tăng "sức khỏe" hệ thống tài chính được các tổ chức quốc tế và giới chuyên gia đánh giá cao. 1.7. Chứng khoán Thị trường chứng khoán 2011 liên tiếp bắt đáy với nhiều cổ phiếu “rẻ hơn giá mua một mớ rau”, thậm chí giá nhiều cổ phiếu tương đương giá một nửa cốc trà đá. Điển hình như mã VKP (Công ty cổ phần Nhựa Tân Hoá) là cổ phiếu đầu tiên có giá dưới 1.000 đồng trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Chốt phiên giao dịch 22/11, cổ phiếu này chỉ còn 700 đồng - rẻ hơn nửa ly trà đá vỉa hè. Một cổ phiếu khác trên thị trường là DVD (Công ty Dược Viễn Đông) đã bị huỷ niêm yết khi giá còn 3.500 đồng. Sau những phiên lao dốc mạnh, tính đến ngày 27/12, VN-Index chính thức mất mốc 350 điểm, HNX-Index xuống 56 điểm. Cũng trong năm 2011 này, 65 công ty chứng khoán thua lỗ và 71 công ty chứng khoán có lỗ lũy kế. Giá trị vốn hóa thị trường chỉ còn hơn 20% GDP. Vẫn chưa thấy động thái cụ thể nào từ nhà nước để "cứu" kênh đầu tư còn nhiều nhá nhem này. 1.8. Vỡ nợ tín dụng đen dây chuyền Hàng trăm vụ vỡ nợ tín dụng đen liên tiếp lộ ra ở nhiều địa phương đã khiến không ít người lao đao, khốn đốn. Không có gì ngạc nhiên khi những "con nợ" thường gắn với giới bất động sản, ngân hàng và chứng khoán. Tín dụng đen được cho là gắn với sự tăng trưởng "bong bóng" của bất động sản trong vài năm qua, gắn với thời tranh tối tranh sáng "tiền tái cấu trúc" của hệ thống ngân hàng và sức chịu đựng tới hạn của chứng khoán. Điều đáng lo ngại là đã có dấu hiệu liên kết giữa tín dụng đen và các kênh huy động vốn chính thống. Hiệu ứng domino này được dự báo sẽ còn tiếp tục, cho đến khi thị trường bất động sản còn đóng băng và nguồn vốn giá rẻ từ ngân hàng chưa cởi mở. 1.9. Việt Nam bị hạ bậc tín nhiệm Trong bối cảnh kinh tế Mỹ và châu Âu vướng vào cuộc khủng hoảng nợ công, năm 2011, Việt Nam cũng bị hãng Standard & Poors (S&P) hạ bậc tín nhiệm nợ dài hạn đối với đồng nội tệ từ mức BB xuống mức BB- và đánh giá triển vọng "tiêu cực" đối với các mức tín nhiệm nợ của Việt Nam. Cùng với việc hạ bậc tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam, S&P cũng đã đánh tụt hạng tín nhiệm của 3 ngân hàng lớn trong nước là BIDV, Techcombank và Vietcombank xuống BB-. Hãng này cũng đã hạ bậc tín nhiệm của doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai xuống mức xuống B- và đặt triển vọng tín dụng của doanh nghiệp này vào diện tiêu cực.  II/ Dự báo tình hình kinh tế tài chính Việt Nam năm 2012 Trong năm 2012, Chính phủ tiếp tục xác định mục tiêu tổng quát là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm ché lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn thị trường giá cả, cải thiện cán cân thanh toán và phấn đấu giảm bôi chi ngân sách. Một số mục tiêu kinh tế vĩ mô được Chính phủ đặt ra trong năm 2012 và dự kiến trong giai đoạn 2011 – 2015 là Chỉ tiêu kinh tế  Năm    2012  2015   Lạm phát  Dưới 10%  5-7%   Tăng trưởng GDP  6-6,5%  Bình quân 5 năm: 6,5-7%   Bội chi ngân sách  4,8% GDP  4,5% GDP   Nợ công   60-65% GDP   Nhập siêu  11,5% - 12% tổng kim ngạch xuất khẩu  10% tổng kinh ngạch xuất khẩu   Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội  33,5-34%  Bình quân 5 năm khoảng 33,5-35% GDP   Bảng 2: Một số chỉ tiêu kinh tế năm 2012 do Chính phủ đề ra IMF đã đưa ra những dự báo khá lạc quan cho Việt Nam. Mức tăng trưởng GDP năm 2012 là 6,3% cao hơn so với mức tăng chỉ 5,8% năm 2011. Mặc dù mức lạm phát cao năm 2011 là 19% nhưng sẽ hạn thấp xuống còn 8,1%. Tuy nhiên đây vẫn thuộc hàng cao trên thế giới. Theo báo cáo mới nhất của World Bank vào 11/2011 thì lạm phát Việt Nam năm 2012 sẽ là 10,5% Chính sách lãi suất năm 2012 vẫn sẽ được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ để lãi suất được hình thành trên quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường. Với mức lạm phát dự báo vẫn cao trong năm 2012 cùng với việc ra duy trì tổng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng hàng năm không vượt quá mức đề ra trong Nghị Quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu ổn định kinh tế vĩ mô thì việc duy trì mặt bằng lãi suất ở mức 13-14% là rất khó Năm 2012, thị trường ngoại hối sẽ có những chuyển biến tích cực, tỉ giá dần ổn định, trạng thái ngoại tệ của hệ thống ngân hàng, dự trữ ngoại tệ và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện, Mua bán ngoại tệ và kinh doanh vàng được kiểm soát Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng để phát triển một hệ thống các tổ chức tín dụng an toàn, lành mạnh, hiện đại, đa năng. Để làm được điều đó thì Nhà nước cũng đang khuyến khách sáp nhập, mua lại, hợp nhất các ngân hàng trên cơ sở đảm bảo quyển lợi của người gửi tiền, nghĩa vụ theo pháp luật. Nhà nước đã phân loại thành 4 nhóm ngân hàng để có những biện pháp xử lý phù hợp. Các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cũng được giao riêng cho từng ngân hàng. Dĩ nhiên tái cơ cấu cũng phải đi kèm với việc nâng cao chất lượng ngân hàng theo các tiêu chí, thông lệ quốc tế Basel. Trong giai đoạn suy thoái, để phát triển kinh tế, những lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ, xuất khẩu sẽ được cho vay và hạn chế dư nợ của các lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán KẾT LUẬN Kết thúc một năm đầy khó khăn của nền kinh tế, những tín hiệu tích cực vĩ mô cũng những chính sách điều hành cứng rắn của Chính phủ trong nhiệm kỳ mới đang mở ra kỳ vọng sáng sủa hơn cho năm 2012 dù thách thức là không nhỏ.  Nhìn nhận rằng nền kinh tế đang đứng giữa ngã ba đường và thời kỳ tăng trưởng phi mã trên 2 con số đã qua rất xa, có lẽ đây cũng chính là cơ hội để tái cấu trúc doanh nghiệp, ngân hàng và nền kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 sự kiện bất động 2011( 12/2011) Nguyễn Dung, Tổng quan kinh tế Việt Nam 2011 ( 19/1/2012) , Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, ( 1/2012) Nguyên Hà ( 6/2011), Kinh tế 2011 và sự nhức nhối của lạm phát, Hằng Nga, ( 11/2011) Những vấn đề kinh tế 2011, Thu Anh ( 9/2011) Kinh tế Việt Nam, thành tự khó khăn và những giải pháp, Nguyễn Lan Anh (7/2011), Nguyên nhân hiện tượng lãi suất tăng cao, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 14/2011 Nguyễn Minh Phương (10/2011), Những chuyển động đáng chú ý trên thị trường tài chính ngân hàng, Tạp chí thị trường tiền tệ số 18/2011 Tập thể nhóm tác giả (10/2011), Giảm lãi suất cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, Tạp chí ngân hàng số 19/2011 Tập thể nhóm tác giả (11/2011), Thực trạng kinh tế vĩ mô Việt Nam và các chính sách giai đoạn 2008-2011, Tạp chí ngân hàng số 22/2011 Tập thể nhóm tác giả (1/2011), Mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu năm 2012, Tạp chí ngân hàng số 1+2/2011 Thời báo ngân hàng 7/ vneconomy.com.vn 8/ cafe.net 9/ gso.gov.vn (Tổng cục thống kê Việt Nam) 10/ sbv.gov.vn (Ngân hàng nhà nước Việt Nam) 11/ vietcombank.com.vn (Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam)
Luận văn liên quan