Tiểu luận Phân tích, trình bày về kiến trúc Việt Nam: công trình tôn giáo, công trình công cộng và nhà ở

Việt Nam là đất nước có nhiều dân tộc, trong đó nhóm dân tộc Việt chiếm vị trí chủ yếu, người việt có nền văn hoá lâu đời, đó là nền văn hoá Đông Sơn rất nổi tiếng tồn tại cách đây hơn 2000 năm trước công nguyên, tạo dựng những nét cơ bản của văn hoá Việt Nam său này và đóng vai trò chủ đaọ trong nền văn hoá của đất nước. Bên cạnh đó, với vị trí địa lý đặc biệt nằm trên đường giao nhău giữa hai nền văn minh cổ đại của châu Á đó là Ấn Độ và Trung Quốc. Nền kiến trúc truyền thống Việt Nam phát triển chủ yếu trong thời kì phong kiến trước thế kỉ XIX. Nền kinh tế hoàn toàn dựa vào nông nghiệp, sức sản xuất thấp, đời sống xã hội nói chung là nghèo nàn và lạc hậu. Do đó kiện trúc ít có điều kiện phát triển, chỉ có một phần cung điện lâu đài, dinh thự của giai cấp phong kiếnvà mộ số công trình tôn giáo tín ngưởng do huy động được sức người,sức của nên có quy mô dáng kể và tồn tại lau dài. Song do thiên nhiên khắc nghiệt lại thêm các cuộc chiến tranh giữ nước và nội chiến liên miên khiến nhiều công trình kiến trúc bị tàn phá.

doc38 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 11385 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích, trình bày về kiến trúc Việt Nam: công trình tôn giáo, công trình công cộng và nhà ở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN VỀ KIẾN TRÚC VIỆT NAM GVHD : NGUYỄN MẠNH TRÍ SV : PHAN HỮU VINH LỚP : 53KD4 MSV : 21184.53 ĐỀ BÀI: Phân tích, trình bày về kiến Trúc Việt Nam tập trung vào một trong các thể loại său: Công trình tôn giáo( đình, đền, chùa) Công trìng công cộng (làng tấm) Nhà ở BÀI LÀM Việt Nam là đất nước có nhiều dân tộc, trong đó nhóm dân tộc Việt chiếm vị trí chủ yếu, người việt có nền văn hoá lâu đời, đó là nền văn hoá Đông Sơn rất nổi tiếng tồn tại cách đây hơn 2000 năm trước công nguyên, tạo dựng những nét cơ bản của văn hoá Việt Nam său này và đóng vai trò chủ đaọ trong nền văn hoá của đất nước. Bên cạnh đó, với vị trí địa lý đặc biệt nằm trên đường giao nhău giữa hai nền văn minh cổ đại của châu Á đó là Ấn Độ và Trung Quốc. Nền kiến trúc truyền thống Việt Nam phát triển chủ yếu trong thời kì phong kiến trước thế kỉ XIX. Nền kinh tế hoàn toàn dựa vào nông nghiệp, sức sản xuất thấp, đời sống xã hội nói chung là nghèo nàn và lạc hậu. Do đó kiện trúc ít có điều kiện phát triển, chỉ có một phần cung điện lâu đài, dinh thự của giai cấp phong kiếnvà mộ số công trình tôn giáo tín ngưởng do huy động được sức người,sức của nên có quy mô dáng kể và tồn tại lau dài. Song do thiên nhiên khắc nghiệt lại thêm các cuộc chiến tranh giữ nước và nội chiến liên miên khiến nhiều công trình kiến trúc bị tàn phá. Về công trình Tôn Giáo( đình, đền, chùa): Đặc điểm các công trình kiến trúc thể loại này thường được xây dựng ở những nơi có phong cảnh đẹp, gắn bó với núi đồi, sông hồ, đất dựng chùa phải là đất thiêng… vào thời Lý các chùa tháp đều xây dựng trên các sườn núi, lấy núi làm chổ dựa, trước mặt là một không gian rộng mở, có dòng sông uốn quanh. Kiến trúc của các ngôi chùa thời Lý là các ngôi tháp. Tháp cao nhất là tháp 13 tầng. Tháp chính là chùa. Thời Lý còn có một số ngôi chùa lớn, xây dựng ở lưng chừng núi, kiêm làm Hành cung của vua.  Tháp Bình Sơn Tháp Bình Sơn thuộc địa phận thôn Bình Sơn, xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Tháp Bình Sơn là một di sản của kiến trúc độc đáo thời Lý - Trần còn được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay.  Chùa Trấn Quốc- Hà Nội chùa được xây dựng vào thời kỳ tiền Lý Nam Ðế (544- 548) với tên gọi "Khai Quốc" (nghĩa là mở nước, ứng với sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân). Sau này tên gọi của chùa còn thay đổi nhiều lần như "An Quốc" năm Ðại Bảo đời Lê Thánh Tông (1434- 1442), "Trấn Quốc" năm Vĩnh Tộ thứ X (1628); "Trấn Bắc" năm 1844 do vua Thiệu Trị đặt nhân dịp nhà vua ra thăm xứ Bắc và đến ngày nay thì người dân Hà Nội vẫn gọi chùa là chùa Trấn Quốc.  Tháp Phước Duyên Chùa Thiên Mụ(1601) Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây có thể nói là ngôi chùa cổ nhất của Huế. Về mặt bằng , trong tổng thể ngôi chùa từ ngoài vào ta thấy có tổng tam quan hay tứ trụ tiếp đến là tháp chuông, sân rộng, dãy hành lang bao quanh ba mặt và cuối cùng là điện thờ hay còn gọi là tòa Tam Bảo thường gồm ba ngôi nhà nằm kế nhău: tòa Tiền đường là nơi dâng hương hanh, tòa Thêu hượng là nơi đốt hương , gõ mõ, tụng kinh và tòa thượng điện là nơi đặt tượng phật trên bện gọi là tòa “ Tam Bảo” tượng trưng cho sự tu hành đắc đạo đạo của đức phật. Trong khu vực chùa còn có Tháp mang tính chất chế ngự và nhấn mạnh bố cục của công trình theo phương đứng. Trên trục chính của quần thể kiến trúc chùa phía trước đặt Tháp tích phật còn phía său đặt Tháp mộ theo kiểu tư do.   Chính điện chùa Thiên Mụ Sau này kiến trúc của các ngôi chùa Việt Nam đều là một tầng giống như những ngôi nhà ở làng quê. Nhưng đó là một toà nhà to, rộng, hình chữ "T", phần dọc là chỗ thâm nghiêm để thờ Phật. Chùa được xây dựng bằng những cột gỗ lim cao to. Vì, kèo, xà ngang, xà dọc cũng bằng gỗ lim. Mái chùa được uốn cong, lợp bằng ngói ta không có mấu, mũi lượn tròn, phía dưới là ngói chiếu. Các góc của mái chùa đều có đầu đao xây cong lên nhễ hình lưỡi đao hoặc nhễ hình cái đuôi chim phượng.  Chùa Bút Tháp(Bắc Ninh)  Chùa Một Cột Hệ thống bộ mái của chùa chiếm hai phần ba công trình. Đó là đặc trưng kiến trúc của chùa Việt Nam. Những ngôi chùa ở miền Bắc mang tính chất chùa cổ, vì kiến trúc trên bộ khung bằng gỗ. Còn ở miền Nam kiến trúc theo kiểu bê- tông hoá, gọi là kiến trúc chùa đúc.  Bên hông chùa  Chùa Vĩnh Tràng Chùa Vĩnh Tràng là một ngôi chùa ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 3km. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng ở miền Nam, được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia, và là một điểm du lịch nổi tiếng. Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Chính điện được bài trí trang nghiêm. Chùa còn bảo tồn nhiều tượng cổ, bao lam chạm trổ công phu. Bộ Thập bát La hán thượng kỳ thú là những tác phẩm tượng tròn độc đáo được các nghệ nhân Nam Bộ tạc vào những năm đầu thế kỷ 20. Chùa được xây cất do công trình kiến trúc của nhiều người, trong nhiều năm, là một chùa lớn, được kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á – Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm). Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam. Chùa Vĩnh Tràng được kiến trúc theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m², dài 70 m, rộng 20 m, xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1 m, xung quanh xây tường vững chắc. Chùa Vĩnh Tràng được kiến trúc theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m², dài 70 m, rộng 20 m, xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1 m, xung quanh xây tường vững chắc. Chùa thường được xây dựng theo hướng Nam (hướng của trí tuệ) hay hướng Tây (hướng dương - yên tâm một chỗ). Trước chùa bao giờ cũng có Tam quan, trên có gác chuông, hình thức là ba cửa, nhưng nội dung là một tuyên ngôn ba lối nhìn của Đạo Phật: Không qúan, giảquán, trung quán. Ngoài cửa của Tam quan thường có đôi lần ở trên đỉnh, tượng trưng cho sức mạnh ở trên cao, sự hiểu biết, kiểm sát tâm linh của các chúng sinh khi bước vào cửa chùa. Sau Tam quan có con đường "Nhất chính đạo" để đi vào chùa.  Cổng tam quan chùa Mía Vào chùa là bước vào Tiền đường (nhà phía trước) phải vào cửa bên trái. ở đây có bàn thờ thứ 9 thờ Đức Ông, mặt đỏ. Lễ Đức Ông xong, mới đến lễ ở bàn thờ chính giữa nằm ở chùa trong (Nhà dọc theo kiểu chuôi vồ). Đây là chỗ thờ Phật, có 6 bàn thờ từ cao xuống thấp, là 6 hàng trễng bày các tượng Phật bằng gỗ hoặc bằng đồng và các thứ đồ thờ nhễ đỉnh hương, cây đèn... Khi lễ Phật, không nên vái lia lịa, mà chỉ để tay trước ngực, thắp hương một nén, không thắp nhiều. Bàn thờ chính của chùa có các hàng cao thấp như sau: -Hàng 1 thờ Tam thế Phật, là 3 vị: Quá khứ, hiện tại, vị lai (ba thời). -Hàng 2 thờ Di Đà tam tôn. Tượng Di Đà ở giữa. Bên trái là Quan Thế Âm Bồ Tát. Bên phải là là Đại Thế Trí Bồ Tát.  Chùa Tây Phương -Hàng 3 thờ Thích Ca Mâu Ni (cầm bông sen dơ lên). Hai tượng hai bên là Văn Thù cưỡi sễ tử và Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà là hai đệ tử của Thích Ca. -Hàng 4 thờ Di Lặc Tam Tôn. Tượng Di Lặc béo phệ, miệng cười rộng. -Hàng 5 thờ Thích Ca sơ sinh. Tễợng là một chú bé đứng trên đài sen mặc quần ngắn, xung quanh có 9 con rồng, nên còn gọi là tễợng Cửu Long. -Hàng 6 thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế đội mũ Bình Thiên. Bên trái là Nam Tào cầm sổ đỏ ghi việc sinh. Bên phải là Bắc Đẩu cầm sổ tử. Sau khi lễ ở bàn thờ chính xong, còn lễ ở hai bàn thờ nữa là bàn thờ số 7 và 8 ở Tiền đường. Bàn thờ số 7 thờ Ông Thiện và Ông ác (khuyến thiện và trừ ác). Hai ông này đội mũ và mặc áo võ tướng, chân đi giày, còn được gọi là tượng Kim Cương hoặc Hộ Pháp (bảo vệ Phật). Có chùa còn có 10 tễợng nhỏ đứng hai bên là  "Thập điện Diêm Vương" và ở ngoài hành lang có 18 tượng, gọi là "Thập bát La Hán".  Hàng tượng La Hán. Phần sau chùa có Tĩnh thờ chư vị là những vị thần về Đạo giáo. Ngoài ra còn có Nhà thờ tổ thờ những vị tăng ni đời trước ở chùa đã mất. Nhà Hậu thờ những người mua hậu chùa đã mất. Tăng phòng là nơi để các nhà sư ở. Phương Trượng là nơi để vị sư trụ trì ở. Trong khu vực chùa còn có các tháp. Đó là nơi chôn cất các nhà sư trẻ chết. Tháp một tầng nhễng to là nơi chôn cất các bà hậu, ông hậu là những ngễời có công xây dựng, tu sửa chùa. Tháp 3 tầng là tháp chôn cất các Hoà thượng. Bên cạnh các công trình kiến trúc đó, trong khu vực chùa thường chỉ trồng các loại cây như: cây đề (khuyên chúng sinh đẹp lòng trần để làm điều thiện), cây đại (cây thiên mệnh, hút sinh lực từ tầng trên xuống dưới), cây gạo (là bậc thang nối trời đất), cây muỗm (để các linh hồn không nơi nương tựa đến nương nhờ), cây sen (biểu tượng cho âm-cõi niết bàn), cây cúc (biểu tượng cho dương), cây mẫu đơn, cây phù dung...  Chùa Thiên Mụ Chùa chính là chốn tịnh viên (vườn tĩnh mịch). Đây là nơi con người đến tâm linh, thánh thiện, cầu mong trừ được điều ác, làm được nhiều điều thiện, để sống thư thái, tốt lành hơn. Chùa cũng là một nét đẹp văn hoá mang tính dân tộc cao. Đó cũng là một tác phẩm nghệ thuật cổ kính, trang nghiêm của con người hoà nhập với khung cảnh thiên nhiên tươi xanh tĩnh lặng góp thêm cho bức tranh toàn cảnh của làng quê được hoàn mỹ. Kết cấu của ngôi thượng diện mang giá trị của kiến trúc cổ Việt Nam. Trong đó ta thấy biể hiện đặc trưng của kiến trúc khung gổ Việt Nam khác với Trung Quốc và các nước Đông Á, ỏ kiến truc Việt Nam là CỘT-XÀ-KẺ.  Tên gọi máicác cấu kiện bộ vì nhà và hệ Cột là kết cấu đứng chịu nén, thường có các loại cột: - Cột cái: cột chính của nhà đặt ở hai đầu nhịp chính - Cột quân hay cột con: cột phụ nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính; - Cột hiên: nằm ở hiên nhà, phía trước.  Liên kết đầu cột  Liên kết đầu cột  Liên kết cột - kẻ nóc  Liên kết chân cột Xà là các giằng ngang chịu kéo, liên kết các cột với nhau, gồm có các loại xà nằm trong khung và các loại xà nằm ngoài khung vuông góc với khung. Xà nằm trong khung, thường đặt ở cao độ đỉnh các cột quân để liên kết được cả cột cái và cột quân, gồm: - Xà lòng hay chếnh: liên kết các cột cái của khung; - Xà nách hay thuận: liên kết cột quân vào cột cái, trong khung. Kẻ là các dầm đơn đặt theo phương chéo của mái nhà, gác lên các cột bằng liên kết mộng, thường có các loại kẻ sau: - Kẻ ngồi gác từ cột cái sang cột quân, trong khung; - Kẻ hiên gác từ cột quân sang cột hiên, trong khung. Một phần kẻ hiên được kéo dài conson qua cột hiên để đỡ phần chân mái.  Chi tiết hiên  Chi tiết đỡ mái Về điêu khắc trang trí , trong chùa các bộ phận câus tạo bằng gỗ của công trình như, cột xà kẻ hoặc bẩy đều được chạm khắc tinh vi. Các tháp đều được trang trí trên mặt đứng, diềm mái khung cửa… với các đề tài tôn giáo như tứ linh hay rồng mây hoa lá, cảnh sông nước bằng đất nung, màu sắc chủ đạo trong chùa thường là màu vàng- amud của lý tưởng cao quý. Ngoài ra, các bức tượng được điêu khắc một cách rất tinh xảo, mang tính nghệ thuật rất cao… Tóm lại, bằng những vất liệu gỗ, những nhà kiến trúc, nhà điêu khắc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã chạm khắc những hình tượng mang mầu sắc tôn giáo huyền ảo, thoáng đượm vẻ vương quyền, qua đó ta thấy được những công trình điêu khắc của người xưa – qua những hình tượng sống động ấy ta thấy rõ cuộc sống vui tươi và ý chí vươn lên của dân tộc Việt Nam – một dân tộc tự nhận mình là dòng dõi con rồng cháu tiên thể hiện qua chạm khắc hình tượng tứ linh.    Những bức tượng ở chùa Tây Phương  Nét điêu khắc trang trí trên mái chùa Tây phương  Trang trí mái lưỡng long chầu hổ phù  Các chi tiết chạm khắc trên gỗ  Hình tượng rồng thời Lý Là biểu tượng của sự cao quý, của sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ nên hình tượng r vua chúa. H ồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình chùa, trang phục ình tượng con rồng cũng thay đổi theo dòng lịch  Hình tượng rồng thời Trần Thân rồng thời Trần vẫn giữ dáng dấp như thời Lý, với các đường cong tròn nối nhau, các khúc trước lớn, các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn. Vẩy lưng vẫn thể hiện từng chiếc, nhưng không tựa đầu vào nhau như rồng thời Lý. Có khi vảy lưng có dạng hình răng cưa lớn, nhọn, đôi khi từng chiếc vẩy được chia thành hai tầng. Chân rồng thường ngắn hơn, những túm lông ở khủy chân không bay ra theo một chiều nhất định như rồng thời Lý mà lại bay lên phía trước hay phía sau tùy thuộc vào khoảng trống trên bức phù điêu. Và có sự xuất hiện chi tiết cặp sừng và đôi tay  Hình tượng rồng thời Lê Đến thời Lê, rồng có sự thay đổi hẳn, rồng không nhất thiết là một con vật mình dài uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Mép trên của miệng rồng vẫn kéo dài nhưng được vuốt gần như thẳng ra, bao quanh có một hàng vải răng cưa kết lại như hình chiếc lá. Răng nanh cũng được kéo dài lên phía trên và uốn xoăn thừng ở gốc. Lông mày vẫn giữ hình dáng biểu tượng ômêga, nhưng được kéo dài ra và đuôi vuốt chếch lên phía sau. Trên lông mày và chiếc sừng hai chạc, đầu sừng cuộn tròn lại. Rồng có râu ngắn và một chân trước thường đưa lên đỡ râu, tư thế thướng thấy ở các con rồng đời sau. Cổ rồng thường nhỏ hơn thân, một hiện tượng ít thấy ở những con rồng trước đó. Như vậy rồng mang dạng thú xuất hiện cuối đời Trần đã thấy phổ biến ở đời Lê Sơ nhưng vẫn còn mang dáng dấp truyền thống của loài rắn.  Hình tượng rồng thời Nguyễn Rồng thời Trịnh Nguyễn vẫn còn đứng đầu trong bộ tứ linh nhưng đã được nhân cách hóa, được đưa vào đời thường như hình rồng mẹ có bầy rồng con quây quần, rồng đuổi bắt mồi, rồng trong cảnh lứa đôi.  Trang trí lá đề tháp Bình Sơn - Vĩnh Phúc Lá đề: Cây Bồ đề biểu trưng cho sự đại giác của đức Phật. được sử dụng rất nhiều trong trang trí điêu khắc như vòm cửa chùa tháp thời Lý. Con ngựa: Thời Lý Xuất hiện dưới dạng tượng tròn (chùa Phật Tích), lan can đá (chùa Bút Tháp). Theo Phật thoại, ngựa trắng khi không có người cưỡi là biểu tượng của Phật.  Mái đình    Có lẽ nói đến văn hoá làng, một nét văn hoá của nông thôn Việt Nam, chúng ta liên tưởng ngay tới những hình ảnh rất đặc trưng, làm nên biểu tượng của làng quê. Đó là những hình ảnh của "cây đa, bến nước, sân đình, bụi tre, vườn cây, ao cá...".  đình Đền Đô ở Bắc Ninh Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2000, đình được định nghĩa là "Nhà công cộng của làng thời trước, dùng làm nơi thờ thành hoàng và họp việc làng". Như vậy, đình trước hết là một địa điểm mang nghi thức tôn giáo, sau đó mới là nơi hội họp hoặc sinh hoạt mang tính cộng đồng. Hiển nhiên là, đình phải là một công trình kiến trúc tiêu biểu, to lớn, đẹp và trang nghiêm. Cái đình trang trọng và thiêng liêng là thế, nó gần như đại diện, là biểu tượng của quyền lực làng xã. Nhưng đình làng lại là nơi tụ họp mọi người trong mọi sinh hoạt chung, vốn rất cần cho cuộc sống nông thôn cần có sự nương tựa, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Đình lại trở thành một nơi thân quen gần gũi với mọi người. Đình, đình làng còn được mọi người gọi bằng cái tên trìu mến mái đình. Nói đến mái là ta nghĩ tới những kết hợp từ như mái nhà, mái trường, mái rạ, mái ấm tình thương... Nó là nơi che chở, là nơi ở, là cuộc sống của mỗi người chúng ta. Nói tới mái đình, người Việt đã làm cho ngôi đình tôn nghiêm trang trọng trở nên thân quen gần gũi hơn: Đình (ở giữa hay đầu làng) là nơi thân quen, qua lại, gặp gỡ hàng ngày. Đình được hình ảnh để ví von về chọn làm niềm thương nỗi nhớ: “Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu". Mái đình dài rộng, cong như hình mũi hài, lợp bằng lớp lớp ngói âm dương (còn gọi là ngói ta). Phải biết bao nhiêu viên ngói mới làm nên mái đình đẹp và vững chãi. Vì vậy, người đời lấy nó để ví von về tấm lòng thương mến của mình với người thân, như người ta ví von với lá rừng: "Đố ai quét sạch lá rừng" vậy đã có từ ngàn xưa, gợi nhớ một Mái đình như di tích cổ kính thân tình. Mái đình lại theo ta vào cuộc sống mới và hình ảnh đậm nét về nó không hề phai nhạt trong cuộc sống của người Việt Nam hôm nay.  Đình Bảng  Mặt đứng, mặt bên, mặt bằng Đình Bảng Đền Thờ Nói về kiến trúc Đền thờ, chúng ta nghỉ ngay đến đây là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị thần hoặc một danh nhân quá cố. Nhiều đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của một anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương mà được dựng lên theo truyền thuyết dân gian. Nhìn chung, giữa Đình, Đền,Chùa thì hình thưc xây dựng các công trình nay đều tương đồng nhău,vật liêu xây dựng thì chủ yếu là gổ, gạch nung, đá… Ở Việt Nam, các công trình đền thờ có rất nhiều, său đây chúng ta sẻ đến với một số công trình đền thờ tiêu biểu của Việt Nam đẻ hiểu sâu hơn về kiến trúc Ngôi đền. Ở Việt Nam có một nhân vật có thực trong lịch sử được phong thánh và xây dựng đền thờ ở rất nhiều nơi của cả 3 miền là Trần Hưng Đạo. Đền thờ Trần Hưng Đạo còn được gọi là đền Đức thánh Trần  Đền thờ Trần Hưng Đạo Đền Quán Thánh Tương truyền đền có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028). Nhưng diện mạo đã được tu sửa vào năm 1838. Các bộ phận kiến trúc đền sau khi trùng tu bao gồm: tam quan, sân, ba lớp nhà tiền tế, trung tế, hậu cung. Các mảng chạm, khắc trên gỗ có giá trị nghệ thuật rất cao. Bố cục không gian rất thoáng và hài hòa. Hồ Tây trước mặt tạo cho đền luôn có không khí mát mẻ quanh năm. Trong đền có bức tượng Trấn Vũ đúc bằng đồng đen năm 1667, cao 3,69 m, nặng khoảng 4 tấn. Tượng có hình dáng một Đạo sĩ ngồi, y phục gọn gàng nhưng tóc lại bỏ xõa, chân không mang giày, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm thần có rắn quấn quanh và chống lên lưng rùa. Tượng Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây ba thế kỷ.  tượng Trấn Vũ  Mặt trước của cổng vào Quán Thánh-Trấn Võ quán  Chính điện của Quán Thánh-Trấn Võ quán Đền thờ vua Quang Trung Đền thờ Vua Quang Trung nằm trên đỉnh núi Dũng Quyết, cách trung tâm thành phố Vinh chừng 5 km, nơi được xem là đất tứ linh nhìn về dòng Lam Giang trong xanh. Đây là công trình tôn vinh vị Anh hùng áo vải nhân kỷ niệm 220 năm dựng thành Phượng Hoàng Trung Đô. Toàn bộ ngôi đền được làm bằng gỗ lim. Lối đi, bó vỉa, sân đền được lát đá Thanh Hóa tạo nên vẻ uy nghi, hiện đại nhưng không kém phần cổ kính. Hệ thống vì kèo kết cấu của đền kiểu giá chiêng chồng rường, chạm khắc họa tiết theo phong cách thời Nguyễn. Mái lợp ngói mũi hài, gồm hai lớp: ngói chiếu, ngói cót, nền được lát gạch bát tràng kiểu cổ phục chế từ Hà Tây. Tường xây gạch bát, cửa đi, cửa sổ kiểu bức màn thượng song hạ bản...  Toàn cảnh ngôi đền Đền có hai lối ra vào ở hai bên, chính giữa là nghi môn ngoại (Nghi môn tứ trụ) được thiết kế kiến trúc kiểu 2 tầng 8 mái theo Dịch học.  Tiếp đó là bình phong tứ trụ được dựng ngay trên trục chính đạo, được làm bằng đá chạm trổ rất công phu và đẹp. Hai bên bình phong khắc triện gấm, ở giữa là cuốn thư, trung tâm có hai chữ Thọ Đế. Phía trên nữa là hình rồng chầu mặt nguyệt. Dưới cùng là chân quỳ dạ cá, chạm hổ phù. Hai bên có hai con nghê đứng chầu, tượng trưng cho vai trò người bảo vệ kiểm soát linh hồn người ra vào.  Bình phong với con nghê đứng chầu và cánh khắc phù điêu hình chữ Vạn Qua bình phong tứ trụ là hai nhà bia ngoảnh mặt vào nhau song song với trục chính đạo. Nhà bia phía bên trái khắc bài “Công trạng vua Quang Trung”, nhà bia bên phải khắc bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Quang Trung”. Nối tiếp là nhà tả vu, hữu vu.  Bia dẫn tích ghi công trạng vua Quang Trung Qua khu vực này là nhà bái đường rộng lớn còn gọi là tiền đường, nơi để sửa soạn lễ, chỉnh trang trước khi hành lễ. Nhà Tiền đường có thể được xem là trung tâm của ngôi đền được thiết kế theo lối kiến thúc dân gian Việt Nam gồm ba gian hai chái, với bốn hàng cột. Các khu nhà hậu đường, nghi môn đều có kiến trú