DAPT là những dự án lớn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế của quốc gia. DAPT nhằm tới hai mục tiêu là hiệu quả tài chính và hiệu qu ả
xã hội.
Một DAPT phải trải qu a chu trình của nó với 3 giai đoạn chính, từ giai
đoạn chuẩn bị và phê duyệt dự án; đến giai đoạn đầu tư và đi vào vận hành quản
lý, khai thác. Ngay từ khi dự án còn nằm trên những trang giấy, những nhà
hoạch định dự án không chỉ quan tâm đến đầu ra mà còn đặt nhiều mối quan tâm
ngay từ đầu vào cho dự án. Yếu tố đầu vào quan trọng nhất của DAPT chính là
nguồn vốn tài trợ.
Nguồn vốn tài trợ cho dự án hay lượng tư bản đóng góp vào để hình thành
nên dự án nó đóng vai trò sống còn cho 1 DAPT, quyết định sự tồn tại của dự án
và ảnh hưởng lớn tới tiến trình hoàn thành dự án.
Vì vậy, việc thiết kế nguồn tài trợ hợp lý sẽ tạo ra được phương án huy
động vốn tối ưu cho DAPT cũng như để thực hiện dự án thành công.
38 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3074 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích ưu nhược điểm của các nguồn vốn có thể tài trợ cho dự án phát triển (trừ nguồn từ ngân hàng phát triển), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
PHÂN TÍCH ƯU NHƯỢC ĐIỂM
CỦA CÁC NGUỒN VỐN CÓ THỂ
TÀI TRỢ CHO DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
(trừ nguồn từ ngân hàng phát triển)
2
I. Những vấn đề chung về nguồn tài trợ DAPT
1.1. Nguồn tài trợ DAPT và vai trò của nguồn tài trợ DAPT
DAPT là những dự án lớn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế của quốc gia. DAPT nhằm t ới hai mục tiêu là hiệu quả tài chính và hiệu quả
xã hội.
Một DAPT phải trải qua chu trình của nó với 3 giai đoạn chính, từ giai
đoạn chuẩn bị và phê duyệt dự án; đến giai đoạn đầu tư và đi vào vận hành quản
lý, khai thác. Ngay từ khi dự án còn nằm trên những trang giấy, những nhà
hoạch định dự án không chỉ quan tâm đến đầu ra mà còn đặt nhiều mối quan tâm
ngay từ đầu vào cho dự án. Yếu tố đầu vào quan trọng nhất của DAPT chính là
nguồn vốn tài trợ.
Nguồn vốn tài trợ cho dự án hay lượng tư bản đóng góp vào để hình thành
nên dự án nó đóng vai trò sống còn cho 1 DAPT, quyết định sự tồn tại của dự án
và ảnh hưởng lớn tới tiến trình hoàn thành dự án.
Vì vậy, việc thiết kế nguồn tài trợ hợp lý sẽ tạo ra được phương án huy
động vốn tối ưu cho DAPT cũng như để thực hiện dự án thành công.
1.2. Đặc điểm nguồn tài trợ cho DAPT
Do bản thân DAPT mang những đặc trưng riêng biệt nên nó cũng đòi hỏi
nguồn tài trợ có những yêu cầu phù hợp.
Thứ nhất, DAPT thực hiện ch iến lược phát tr iển tầm cỡ quốc gia, do đó,
qui mô của 1 DAPT rất lớn. Vì vậy, nguồn tài trợ cho DAPT thường gồm nhiều
nguồn khác nhau (hay còn được gọi là đồng tài trợ), để đảm bảo tập trung vốn
với khối lượng lớn trong thời gian ngắn.
Thứ hai , thời gian thực hiện DAPT thường kéo dài, dấn đến, vốn tài trợ
cho DAPT được coi như là nguồn vốn trung và dài hạn. Vì thế, nguồn tài trợ cho
3
DAPT cũng phải là nguồn vốn trung và dài hạn, để đảm bảo thời g ian hoàn trả
vốn cho nhà đầu tư.
Thứ ba, DAPT thường đặt lợi ích xã hội lên trên lợi ích kinh tế. Trong khi
đó nguồn tài trợ cho DAPT không chỉ có mỗi nguồn từ vốn chủ sở hữu mà còn
có nguồn vốn vay. Thậm chí, cơ cấu nguồn vốn vay chiếm phần nhiều. Việc trả
lãi vay được rút ra từ lợi nhuận thu được từ dự án. Vì thế, những DAPT phục vụ
lợi ích xã hội không hướng đến mục tiêu lợi nhuận đòi hỏi nguồn tài trợ với lãi
suất thấp, lãi suất ưu đãi.
Thứ tư, với những đặc điểm trên, nên ta th ường thấy vốn tài trợ cho
DAPT thường đến từ các tổ chức tài chính có tiềm lực lớn, các tổ chức tài chính
nước ngoài hay của chính phủ trong và ngoài nước.
1.3. Các cách huy động nguồn tài trợ cho DAPT
Trên giác độ tài chính doanh nghiệp, nguồn tài trợ bao gồm nguồn vốn nợ
và nguồn vốn chủ sở hữu. Theo đó, các cách huy động chủ yếu:
- Sử dụng 100% vốn chủ
- Sử dụng 100% vốn vay
- Sử dụng kết hợp cả vốn chủ và vốn vay
Nhưng với những đặc điểm yêu cầu đối với nguồn tài trợ DAPT đã phân
tích ở trên, ta thấy, việc sử dụng 100% vốn chủ thường khó đạt được do hạn chế
về năng lực tài chính trước đòi hỏi về qui mô của DA. Do đó, trên thực tế, các
DAPT thường có sự góp mặt của vốn vay.
Nếu trên tiêu thức về đối tượng tài trợ DAPT thì nguồn tài trợ DAPT gồm
có:
- Nguồn ngân sách nhà nước (NSNN)
- Vay Ngân hàng thương mại
- Nguồn tài trợ phát triển từ các chính phủ và tổ chức nước ngoài.
- Vay từ các nguồn khác
4
Dưới đây, nhóm sẽ đi sâu vào phân tích đặc điểm của các nguồn tài trợ
DAPT theo cách tiếp cận thứ hai này.
NSNN NHTM CPNN &
TC TCQ T
Nguồn khác
Hình thức
tài trợ
- thặng dư
NSNN
- Phát hành
TPCP
- Cho vay tr ung – dài
hạn
- các chương
trình hỗ trợ phát
triển
- Vốn đầu tư trực
tiếp hoặc gián
tiếp
Người hưởng lợi
đón g góp
DA ưu tiên
DA sinh lời
thấp, rủi ro cao
hoặc DA k có
khả năng hoàn
trả
DA có hiệu quả kinh
tế, RR thấp
DAPT CSHT,
môi trường,
CBXH tại các
quốc gia đang
phát triển,
Qui mô vốn
tài trợ
Hạn chế trong
kế hoạch thu –
chi NS của NN
Nhỏ, 1 phần của DA,
tùy thuộc khả năng
chịu rr của NH
Lớn, qui đổi theo
tỷ giá.
Tùy thuộc vào
chính sách tài trợ
của TCQT.
Lãi suất
0% Tinh theo thị trường Khôn g tính ls
hoặc lãi suất ưu
đãi
Thời gian
hoàn vốn
Dài Không dài Dài, được ân hạn
Chủ dự án đứng trước những sự lựa chọn này, cần phải đưa ra những
quyết định:
- DAPT cần bao nhiêu vốn?
- Vốn được huy động từ những nguồn nào?
- Sử dụng nguồn vốn đó ntn để hiệu quả?
Mức độ ưu tiên sử dụng vốn theo đó thường được các chủ dự án cân
nhắc giữa lợi ích và chi phí theo tiêu chí tối đa lợi ích và giảm thiểu chi phí.
II. Các nguồn tài trợ cho DAPT
2.1. Nguồn Ngân sách nhà nước (NSNN)
NSNN là một nguồn quan trọng đối với DAPT, nhất là đối với những
5
DAPT tầm cỡ quốc gia và liên quan đến lợi ích xã hội.
Theo Luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thông qua
16/12/2002 định ngh ĩa: NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của NN trong dự
toán đã được cơ quan NN có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm để đảm bảo các chức năng và nhiệm vụ của NN.
2.1.1. Vai trò
- Vai trò huy động các nguồn Tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của
Nhà nước .
- Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và
chống lạm phát.
- Ngân sách Nhà nước là công cụ định huớng phát triển sản xuất.
- Ngân sách Nhà nước là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp
dân cư .
Các vai trò trên của Ngân sách nhà nước cho thấy tính chất quan trọng của Ngân
sách nhà nước, với các công cụ của nó có thể quản lý toàn diện và có hiệu quả
đối với toàn bộ nền kinh tế.
2.1.2. Đặc điểm của ngân s ách nhà nước
Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực
kinh tế - chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà
nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định;
Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài
chính, nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước;
Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng
những lợi ích chung, lợi ích công cộng;
Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác.
Nét khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập
trung của nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng,
sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định;
6
Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên
tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
2.1.3. Vốn NSNN tài trợ cho DAPT
Việc tài trợ cho DAPT là 1 khoản chi của NSNN. Việc cấp vốn cho
DAPT, Nhà nước đã thể hiện va i trờ của mình là người th iết kế và tạo động lực
cho quá trình phát triển kinh tế.
Vốn Ngân sách cho đầu tư sẽ được ưu tiên cho những dự án không có khả
năng hoàn trả (giao thông miền núi, thủy lợi, trồng rừng phòng hộ…) hoặc có
khả năng hoàn trả song mức sinh lời thấp, rủi ro cao, thời gian hoàn vốn dài.
Nguồn ngân sách cho Dự án phát triển gồm:
- Thặng dư NS (Thu Ngân sách > chi)
- Trái phiếu chính phủ: sử dụng trong trường hợp khả năng tài trợ
của NSNN bị hạn chế.
Thặng dư NS (Thu NS > Chi):
Thu ngân sách nhà n ước: Thu Ngân sách nhà nước phản ảnh các quan
hệ kinh tế phát s inh trong quá trình nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để
phân phối các nguồn tài chính của xã hội dưới hình thức giá trị nhằm hình thành
quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước. Như vậy, thu ngân sách nhà nước bao gồm
toàn bộ các khoản tiền được tập trung vào tay nhà nước để hình thành quỹ ngân
sách nhà nước đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
Thu ngân sách nhà nước bao gồm:
- Thu trong cân đối ngân sách : bao gồm các khoản thu mang tính chất
Thuế (Thuế, Phí, Lệ phí)và thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước
- Thu bù đắp thiếu hụt của ngân sách: Trong quá trình điều hành ngân
sách, các chính phủ thường có nhu cầu chi nhiều hơn số tiền thu được và việc
cắt giảm các khoản chi rất là khó khăn vì liên quan đến các hoạt động y tế, giáo
dục, văn hóa, xã hội .... Do đó, bắt buộc chính phủ phải tính tới các giải pháp để
7
bù đắp sự thâm hụt của ngân sách nhà nước. Giải pháp thường được chính phủ
sử dụng là vay thêm tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu, bao gồm vay trong nước
và vay nước ngoài:
Chi ngân sách nhà nước: Chi ngân sách là một công cụ của chính sách
tài chính quốc gia có tác động rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Đó là
việc phân phối, sử dụng nguồn Thu ngân sách vào các khoản chi tiêu khác nhau
nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của Nhà nước.
- Chi đầu tư phát triển: là những khoản chi mang tính chất tích lũy phục
vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng gắn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm
tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc bỏ vốn đầu tư của các doanh
nghiệp vào các lĩnh vực cần thiết, phù hợp với mục tiêu của nền kinh tế. (như
chi mua sắm máy móc, thiết bị và dụng cụ, chi cho xây dựng mới và tu bổ
đường, trường, công sở, kiến thiết đô thị, chi cho thành lập các DNNN...)
- Chi thường xuyên: Bao gồm các khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn liền
với chức năng quản lý xã hội của nhà nước, khoản chi này được phân thành hai
bộ phận: một bộ phận vốn được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của dân cư về phát
triển văn hóa xã hội, nó có mối quan hệ trực tiếp đến thu nhập và nâng cao mức
sống của dân cư và một bộ phận phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh tế xã hội
chung của nhà nước.
Chi t iêu dùng thường xuyên bao gồm các khoản chi sau đây:
o Chi quản lý hành chính
o Chi văn hóa, giáo dục, y tế
o Chi quốc phòng
o Chi trợ cấp
Nhu cầu chi thường xuyên thường rất cấp bách tại các nước nghèo.Do
vậy Khoản th ặng dư (được hiểu là chi cho đầu tư phát triển) sẽ được ưu tiên
dành cho các dự án không có khả năng hoàn trả
8
- Chi khác: là những khoản chi nh ư chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do
chính phủ vay, chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các Chính phủ và
tổ chức nước ngoài, chi cho vay của Ngân sách trung ương,…
Trái phiếu Chính phủ
Trái phiếu : Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của
người phát hành (người vay tiền) phả i trả cho người nắm giữ chứng khoán
(người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời
gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.
Trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu do bộ tài chính phát hành nhằm huy
động vốn cho NSNN hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể
thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước. Chính phủ phải trả gôc và lãi trong thời gian
xác định.
Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và
cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. (Do có nguồn ngân sách Nhà
nước đảm bảo). Do đặc điểm đó, lãi suất của trái ph iếu chính phủ được xem là
lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ
hạn.
Để mở rộng chi đầu tư phát triển, các loại trái phiếu được phát hành chủ
yếu là trung và dài hạn, gồm có:
+ Trái phiếu kho bạc: Trái phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có
kỳ hạn từ một (01) năm trở lên và đồng tiền phát hành là đồng tiền Việt Nam
hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi.
+ Công trái xây dựng tổ quốc : Công trái xây dựng Tổ quốc là loại trái
phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên, đồng tiền phát hành là đồng
Việt Nam và được phát hành nhằm huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng
những công trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ
sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước.
9
2.1.4. Ưu – Nhược điểm nguồn NSNN
Đối với nguồn thặng dư ngân sách
A.Ưu điểm:
Đối với nguồn vốn do ngân sách cấp, ưu điểm của nó là vốn ngân sách
được sử dụng lâu dài, không phải trả lãi hoặc có nhưng rất thấp (Các DN sẽ
không phải chịu áp lưc trả lãi)
Việc sử dụng nguồn từ NSNN tránh được các điều kiện ràng buộc đối với
Nhà nước so với trường hợp sử dụng nguồn vốn vay.
Vốn ngân sách được ưu tiên cho đầu tư vào những dự án không có khả
năng hoàn trả hoặc có khả năng hoàn trả nhưng mức sinh lời thấp, rủi ro cao,
thời gian hoàn vốn dài hay các dự án chú trọng vào việc mang lại các ích lợi cho
xã hội hơn là lợi nhuận của nhà đầu tư. Với đặc điểm như vậy của dự án, sẽ rất
khó để chủ dự án có thể huy động được các nguồn vốn khác từ bên ngoài, do
nhà đầu tư thường quan tâm tới lợi ích cá nhân thu được từ dự án hơn là các lợi
ích mang lại cho toàn xã hội.
B.Nhược điểm:
1, Nguồn tài trợ ngân sách có hạn
Đối với các nước đang phát triển, thu ngân sách nhỏ mà nhu cầu chi tiêu lớn, do
đó tình trạng phổ biến thường là bội chi ngân sách .
Bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo,
kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh
tế phát triển nhất (nhóm OECD). Đối với các nước đang phát triển, bội chi ngân
sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như:
Giao thông, điện, nước... Nhiều nước phát triển và đang phát triển trong khu vực
Đông Á và Đông Nam Á cũng vẫn bội chi ngân sách.
Ví dụ: Theo thống kê bộ tài chính tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt
520.100 tỷ đồng, tăng 12,7% so với dự toán (chủ yếu do tăng thu nội địa và tăng
thu từ xuất nhập khẩu). Tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước năm 2010 ước đạt
10
khoảng 637.200 tỷ đồng, tăng 9,4% so với dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát
triển khoảng 145.000 tỷ đồng (không bao gồm phần thực hiện từ chuyển nguồn
năm trước sang và ứng trước ngân sách Nhà nước các năm sau), tăng 15,5% so
với kế hoạch năm. Bội chi ngân sách Nhà nước: dự kiến sử dụng một phần tăng
thu ngân sách Trung ương để giảm bội chi ngân sách Nhà nước năm 2010, mức
bội chi ước đạt khoảng 5,95% GDP, giảm 0,25% GDP so với kế hoạch đã đề ra.
Dư nợ Chính phủ đến ngày 31/12/2010 bằng 44,5% GDP, dư nợ công bằng
56,7% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng 42,2% GDP, nằm trong giới
hạn an toàn cho phép.
2, Hiệu quả sử dụng vốn thấp
-Chất lượng nhiều công trình từ nguồn ngân sách Nhà nước không đảm
bảo chất lượng, nhanh chóng xuống cấp.
Ví dụ: 31/3/2010: Dự án Sửa chữa mặt cầu Thăng Long (Hà Nội) do Ban
Quản lý dự án 2, Cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí gần
100 tỷ đồng. Nhưng chỉ sau một tháng đưa vào sử dụng, mặt cầu đã xuất hiện
nhiều vết nứt, lún.
Dự án Sửa chữa mặt cầu Thăng Long do Ban Quản lý dự án 2, thuộc Cục
Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư. Đơn vị th iết kế, và giám sát thi công là
Viện Khoa học công nghệ (Bộ Giao thông Vận tải). Công ty Cổ phần đầu tư và
xây dựng Bảo Quân là đơn vị th i công. Công trình này đã sử dụng loại bê tông
nhựa SMA, là loại vật liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế và được nhiều nước trên thế
giới sử dụng cho các công trình mặt cầu thép có tuổi thọ công trình nhiều năm.
Nhưng với dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long, mới chỉ sau hơn một tháng đưa
vào sử dụng đã phát hiện các vết nứt có chiều rộng từ 3- 5cm, chiều dài từ 2- 4
mét.
Không chỉ riêng dự án này, trong thời gian gần đây không ít các công
trình cầu, đường mới hoàn thành đã xuống cấp nghiêm trọng. Xin lấy ví dụ: Cầu
Khe Dầu ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình được bàn giao đưa vào sử dụng
vào cuối năm 2008. Thế nhưng, hiện nay mố cầu bị sạt lở. Nghiêm trọng hơn,
11
lớp bê tông phía trong mặt cầu không được sử dụng vật liệu xi măng cốt thép mà
được bên thi công thay thế bằng cốt tre và cót ép. Như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sự an toàn đi lại của nhân dân. Cũng bằng hình thức thi công gian dối
này, trước đó là vụ Ban Quản lý dự án PMU 18 mà chủ đầu tư là Bộ Giao thông
Vận tải lại sử dụng bê tông cốt tre để làm cọc tiêu trên quốc lộ 18.v.v…
-Các công trình, dự án có nguồn vốn NS thường lãng phí và thất thoát lớn
vì tình trạng “cha chung không ai khóc”. Điều này thể hiện trên nhiều bình
diện: lãng phí vì đầu tư sai mục đích, không đạt mục tiêu, bố trí vốn dàn trải,
phân tán, thiếu tập trung,… Có thể nói, những hạn chế trong việc lập, thẩm định
và phê duyệt dự án chính là thủ phạm gây thất thoát của công.
Ví dụ : Có những dự án phải thay đổi tổng mức đầu tư, tổng dự toán
nhiều lần và có dự án quyết đ ịnh đầu tư nhưng không có tiền để triển khai, quá
thời gian quy định lại phải lập lại dự án; rồ i lựa chọn địa đ iểm xây dựng không
phù hợp, phải dừng cả dự án.
Chẳng hạn, Dự án xử lý nước thải KCN Vĩnh Niệm - Hải Phòng vốn đã
cấp phát 3 tỷ đồng và Dự án xử lý nước thải khu du lịch Vịnh Tùng Dinh - Cát
Bà - Hải Phòng 23,52 tỷ đồng, hoàn thành rồi không hoạt động. Hay hạng mục
vườn ươm Thanh Táo, Công trình tuyến tránh Hà Nội - Cầu Giẽ đầu tư 1,2 tỷ
đồng đến nay bỏ hoang...
Ngoài ra, tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún chậm được khắc phục, dẫn
đến nhu cầu vốn cho các dự án vượt quá khả năng ngân sách. Điều này dẫn đến
tình trạng có dự án phải kéo dài gần 20 năm. Điển hình là Dự án đầu tư xây
dựng trường Đại học Hàng Hải triển khai từ năm 1981 đến nay chưa xong do
không bố trí đủ vốn.
- Nợ đọng XDCB ở nhiều dự án đầu tư thuộc nguồn NSNN còn lớn.
- Tình trạng tài t rợ vốn không đúng chỗ
Kế hoạch xây dựng đài tưởng niệm Mẹ Việt Nam anh hùng gây bức xúc
công luận khi kinh phí loan báo hôm nay tăng cao gấp 5 lần so với mức dự tính
12
ban đầu, theo tin hãng thông tấn Đức DPA ngày 22/9. Dự án gồm việc xây dựng
một công viên làm nơi tọa lạc cho tượng đài vinh danh các bà mẹ Việt Nam đã
hy sinh chồng, con trong các cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tượng được
xây tại khu vực núi Cấm, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam, trên khuôn viên có
tổng diện tích hơn 15 hecta. Việt Nam cho biết đây sẽ là tượng đài lớn nhất nước
và lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Khi dự án khởi công hồi năm 2007, kinh phí
được nói là 3,9 triệu đô la. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam hôm nay cho hay số
tiền này dự trù lên tới 19,7 triệu Mỹ kim vì giá nguyên vật liệu tăng cao. Những
người chỉ trích dự án cho rằng đáng xấu hổ khi xây dựng một công trình vinh
danh tốn kém hàng chục triệu đô la trong lúc nhiều bà mẹ anh hùng đang chịu
cảnh neo đơn, nghèo túng, dù đã có nhiều cống hiến hy sinh cho đất nước. Thay
vào đó, họ đề nghị nên dùng khoản tiền đó để chăm sóc, hỗ trợ cho chính các bà
mẹ anh hùng đang còn sống. Hiện có khoảng 44.000 người được tôn vinh là mẹ
Việt Nam anh hùng, đa số đều già yếu và nghèo khó.
3,Tình trạng giải ngân các dự án có nguồn vốn NS còn chậm
Hàng năm, nhà nước dành một nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển. Tổng
nguồn vốn này của nhà nước chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư phát triển toàn
xã hội, trong đó vốn từ NSNN và trái phiếu Chính phủ khoảng 23%. Tuy nhiên,
công tác giải ngân rất đáng phải bàn.
Có một nghịch lý hiện nay trong lĩnh vực đầu tư DAPT thuộc nguồn vốn
nhà nước: Một mặt, nhiều dự án không có vốn thanh toán, vẫn triển khai thực
hiện, dẫn đến nợ lớn; mặt khác, có nhiều dự án đã được bố trí vốn, nhưng lại g iải
ngân chậm, thậm chí rất chậm, dẫn đến ứ đọng vốn. Giải ngân chậm gây lãng
phí lớn về nhiều mặt, không chỉ cho NSNN, mà còn cho cả nền kinh tế-xã hội và
trực tiếp là ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các nhà thầu.
Nguyên nhân của tình trạng giải ngân chậm đã được đề cập nhiều và nằm
ở tất cả các khâu của quy trình đầu tư, song theo chúng tôi, có mấy nguyên nhân
cơ bản sau đây:
13
Một là do công tác chuẩn bị đầu tư chậm. Tình trạng chung hiện nay là
vốn chờ thủ tục. Các cơ quan không chủ động chuẩn bị sẵn sàng thủ tục đầu tư
cho dự án để khi có vốn là triển kha i được ngay, ngược lại, chỉ chờ đợi đến khi
đã chắc chắn được bố trí vốn mới vội vã đi làm thủ tục. Trong khi đó, thủ tục
đầu tư XDCB là rất phức tạp, tốn rất nhiều thời gian. Do làm gấp nên các thủ tục
thường gặp nhiều sai sót, dẫn đến phải làm lại hoặc điều chỉnh lại, vừa tốn thời
gian, vừa làm tăng dự toán lên cao, thậm chí rất cao (có dự án do khảo sát không
kỹ, khi thi công mới phát h iện sai sót, phải khảo sát lại, lập phương án xử lý sự
cố và điều chỉnh tăng dự toán).
Hai là do giải phóng mặt bằng chậm
Tình trạng dự án không triển kh