Tiểu luận Phân tích vai trò của BHXH đối với đời sống kinh tế - xã hội. Biện pháp phát huy vai trò của BHXH đối với người lao động

Ngày nay, bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách xã hội đặc biệt quan trọng được các nước chú trọng phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mình và pháp luật hoá trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Ở nước ta, BHXH là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, được quy định trong Hiến pháp, trong các văn kiện của Đảng và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, chết, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, BHXH ngày càng trở nên quan trọng trong việc góp phần đảm bảo công bằng xã hội và phát triển xã hội một cách bền vững. Thực tế lại cho thấy, vai trò của BHXH có vai trò rất to lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội, nhưng nhiều người lại chưa nhận thức được tầm quan trọng của BHXH, chính vì vậy, sau quá trình học tập và tìm hiểu, em đã chọn đề tài cho bài tiểu luận của mình là “Phân tích vai trò của BHXH đối với đời sống kinh tế - xã hội. Biện pháp phát huy vai trò của BHXH đối với người lao động” với mong muốn góp chút công sức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao vai trò của BHXH và phục vụ cho học tập tốt hơn.

doc25 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 11678 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích vai trò của BHXH đối với đời sống kinh tế - xã hội. Biện pháp phát huy vai trò của BHXH đối với người lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách xã hội đặc biệt quan trọng được các nước chú trọng phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mình và pháp luật hoá trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Ở nước ta, BHXH là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, được quy định trong Hiến pháp, trong các văn kiện của Đảng và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, chết, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, BHXH ngày càng trở nên quan trọng trong việc góp phần đảm bảo công bằng xã hội và phát triển xã hội một cách bền vững. Thực tế lại cho thấy, vai trò của BHXH có vai trò rất to lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội, nhưng nhiều người lại chưa nhận thức được tầm quan trọng của BHXH, chính vì vậy, sau quá trình học tập và tìm hiểu, em đã chọn đề tài cho bài tiểu luận của mình là “Phân tích vai trò của BHXH đối với đời sống kinh tế - xã hội. Biện pháp phát huy vai trò của BHXH đối với người lao động” với mong muốn góp chút công sức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao vai trò của BHXH và phục vụ cho học tập tốt hơn. Do kinh nghiệm còn chưa nhiều và nguồn tài liệu tham khảo còn hạn chế nên bài bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô trong bộ môn để em có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Qua đây, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Đức Trọng, người đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn, giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. Bài viết được chia làm 3 chương: Chương I: Chương I: Cơ sở lý luận về BHXH Chương II: Thực trạng ngành BHXH Việt Nam hiện nay Chương III: Giải pháp để phát huy vai trò của BHXH đối với nền kinh tế - xã hội nói chung và đối với người lao động nói riêng. Nguồn dữ liệu sử dụng cho bài viết đều là nguồn dữ liệu thứ cấp. PHẦN NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận về BHXH: Tính tất yếu của BHXH. Khái niệm BHXH: Bảo hiểm xã hội đã được thực hiện từ khá lâu nhưng cho đến nay hầu như chưa có một định nghĩa thống về khái niệm này. Trong phạm vi nghiên cứu của mình thì em xin trình bày khái niệm về BHXH như sau: Trong Từ điển bách khoa tập I có nêu: "Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm góp phần bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội". Tính tất yếu của BHXH. Con người muốn tồn tại và phát triển luôn cần phải thoả mãn các nhu cầu tối thiểu về vật chất và tinh thần và để thoả mãn các nhu cầu đó con người phải lao động, sáng tạo sản xuất ra các sản phẩm. Tuy nhiên, con người không phải bao giờ cũng gặp thuận lợi, có đủ thu nhập và điều kiện sinh sống mà rủi ro luôn đi kèm với con người. Trong nhiều trường hợp rủi ro bất ngờ xảy ra làm cho người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập như đau ốm, tai nan lao động, già yếu… Khi rơi vào các trường hợp đó các nhu cầu cần thiết của cuộc sống con người không vì thế mà giảm đi hoặc mất đi thậm chí còn tăng lên hoặc phát sinh những nhu cầu mới như chi phí khám chữa bệnh khi ốm đau xảy ra. Bởi vậy, muốn duy trì đảm bảo cuộc sống người lao động đòi hỏi phải có nguồn thu nhập thay thề hoặc bù đắp. Khi nền sản xuất hàng hoá phát triển, sản xuất mang tính chuyên môn hoá cao thì quan hệ thuê mướn lao động ra đời và ngày càng phát triển. Nhưng người làm công phải hoàn toàn dựa vào tiền lương làm nguồn sống chủ yếu khi ốm đau, tai nạn, sinh đẻ… thì phải nghỉ việc và không có lương, cuộc sống bị đe doạ. Người lao động đã ý thức được sự cần thiết phải có thu nhập đề phòng khi họ gặp rủi ro tai nạn bất ngờ nên họ đấu tranh đòi giới chủ phải cam kết đảm bảo một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi ốm đau thai sản… Lúc đầu giới chủ cảm kết đảm bảo cho người lao động những khoản thu nhập nhất định đó. Song nhiều khi rủi ro xảy ra liên tục buộc người chủ phải chi ra những khoản tiền lớn mà họ không muốn. Do vậy, giới chủ đã chi nhiều hơn nên xuất hiện mâu thuẫn và tranh chấp giữa chủ và thợ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt. Đứng trước tình cảnh đó Nhà nước là người thứ ba đứng ra giải quyết mâu thuẫn đó và điều hòa lợi ích giữa chủ và thợ, cụ thể: Yêu cầu cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp những khoản tiền nhất định để hình thành quỹ đồng thời nhà nước hỗ trợ một phần để giúp các bên giải quyết khó khăn. Từ đó, cả giới chủ và thợ đều được đảm bảo và họ thấy có lợi các nguồn đóng góp của giới chủ, thợ và sự hỗ chợ của Nhà nước hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung - quỹ BHXH. Như vậy BHXH ra đời là một đời hỏi khách quan của thực tế ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia, mọi thành viên trong xã hội đều thấy cần thiết phải tham gia BHXH, nó trở thành quyền lợi và nhu cầu của người lao động. 1.2. Hình thức và đối tượng áp dụng BHXH và chế độ BHXH. 1.2.1. Hình thức và đối tượng áp dụng BHXH. Theo quy định tại điều lệ BHXH ban hành theo quy định số 12/CP ngày 26/01/1995 của chính phủ quy định BHXH ở nước ta bao gồm 2 loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Đối tượng áp dụng cụ thể cho từng loại hình BHXH như sau: BHXH bắt buộc   - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp của Nhà nước.   - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần linh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên.   - Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các khu chế xuất, khu công nghiêp, trong các cơ quan tổ chức nước ngoài hoắc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.   - Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể.   - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang .   - Người giữ chức vụ dân cử trong các cơ quan: Đảng chính quyền, các cấp từ cấp huyện trở lên.   BHXH tự nguyện:   - Những người làm nghề tự do: bác sĩ, luật sư, những người buôn bán nhỏ, thợ thủ công... - Những người lao động làm ở những nơi sử dụng dưới 10 lao động. những công việc có thời hạn dưới 3 tháng,,, công việc theo mùa vụ hoặc công việc có tính chất tạm thời khác.   BHXH thất nghiệp.   Đối tượng tham gia: là người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động. 1.2.2. Chế độ BHXH. Các chế độ BHXH có thể coi như việc cụ thể hóa việc thực hiện mục đích của BHXH mà bộ luật lao động đã nêu rõ: nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong các trường hợp người lao động gặp các rủi ro bất ngờ. Do đó, số lượng các chế dộ bảo hiểm xã hội thể hiện mức độ đảm bảo của xã hội với đời sống người lao động.   Hiện nay, ở nước ta có 5 chế độ BHXH áp dụng cho các đối tượng bắt buộc sau:   - Trợ cấp ốm đau   - Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp    - Chế độ hưu trí   - Tiền mai táng và chế độ tuất.   - Trợ cấp thai sản   BHXH tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây: - Chế độ hưu trí  - Trợ cấp tử tuất.   BHXH thất nghiếp bao gồm các chế độ sau đây: - Hỗ trợ học nghề - Hỗ trợ tìm việc làm  - Trợ cấp thất nghiệp   1.3. Vai trò của BHXH trong đời sống kinh tế xã hội: Là một hình thức bảo hiểm với mục đích xã hội, phi lợi nhuận, BHXH vừa thực hiện vai trò chung của bảo hiểm, vừa thực hiện vai trò đặc biệt của mình trong đời sống kinh tế, xã hội. Đó là các vai trò cơ bản sau: 1.3.1. Vai trò của bảo hiểm: Các hình thức bảo hiểm nói chung, bao gồm cả BHXH, trong qua trình tồn tại đã thực hiện các vai trò to lớn sau: - Nhanh chóng góp phần ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất và làm cho sản xuất kinh doanh của những người tham gia bảo hiểm tiếp tục phát triển bình thường nếu như đối tượng bảo hiểm của họ gặp rủi ro, sự cố gây tổn thất. - Nếu tham gia bảo hiểm, các cá nhân, tổ chức kinh tế - xã hội sẽ được nhà bảo hiểm phối hợp quản lý rủi ro, thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất. - Do đặc điểm của bảo hiểm là cần phải có các quỹ dự trữ, dự phòng, quỹ bồi thường hoặc chi trả…Khi các loại quỹ này chưa sử dụng đến, chúng sẽ là nguồn vốn đầu tư đáng kể góp phần phát triển và tăng trưởng kinh tế. Các hoạt động bảo hiểm đề được thực hiện theo “nguyên tắc ứng trước”, vì vậy, các tổ chức BHXH và các công ty bảo hiểm thương mại thường nắm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn. Nguồn quỹ nhàn rỗi còn biến họ thành những nhà đầu tư lớn, là trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, bảo hiểm còn góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước và tăng cường tích lũy xã hội. - Các tổ chức và các doanh nghiệp bảo hiểm còn thu hút một lực lượng lao động đáng kể và tạo thêm công ăn việc làm cho họ. Điều này làm giảm bớt tình trạng lao động bị thất nghiệp trong xã hội. - Thông qua hoạt động tái bảo hiểm, bảo hiểm còn có vai trò to lớn thúc đẩy kinh tế đối ngoại giữa các nước trong điều kiện hội nhập để phát triển ngày nay. Tuy nhiên, theo thời gian, các điều kiện kinh tế - xã hội của các quốc gia đã thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là từ giữa thế kỷ XIX. Trong bối cảnh đó, các hoạt động bảo hiểm cũng phát triển đa dạng hơn và đã có sự chuyên biệt hơn. Vì vậy, ngoài các vai trò chung, BHXH còn thực hiện vai trò chuyên biệt của mình.    1.3.2. Vai trò của BHXH trong đời sống kinh tế xã hội. 1.3.2.1. Đối với người lao động Mục đích chủ yếu của BHXH là đảm bảo thu nhập cho người lao động và gia đình họ khi gặp những khó khăn trong cuộc sống làm giảm hoặc mất thu nhập. Vì vậy, BHXH có vai trò to lớn đối với người lao động. Trước hết, đó là điều kiện cho người lao động được cộng đồng tương trợ khi ốm đau, tai nạn…Đồng thời, BHXH cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác. Tham gia BHXH còn giúp người lao động nâng cao hiệu quả trong chi dung cá nhân, giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ, đều đặn để có nguồn dự phòng cần thiết chi dùng khi già cả, mất sức lao động…góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân và cho gia đình. Nhờ có BHXH, cuộc sống của những thành viên trong gia đình người lao động, nhất là trẻ em, những người tàn tật, góa bụa… cũng được đảm bảo an toàn. 1.3.2.2. Đối với tổ chức sử dụng lao động. BHXH giúp cho các tổ chức sử dụng lao động, nói chung, hay các doanh nghiệp, nói riêng, ổn định hoạt động, ổn định sản xuất kinh doanh thông qua việc phân phối các chi phí cho người lao động một cách hợp lý. Qua việc phân phối chi phí cho người lao động hợp lý, BHXH góp phần làm cho lực lượng lao động trong mỗi đơn vị ổn định, sản xuất kinh doanh được liên tục, hiệu quả, các bên của quan hệ lao động cũng gắn bó với nhau hơn. BHXH tạo điều kiện để người sử dụng lao động có trách nhiệm với người lao động, không chỉ khi trực tiếp sử dụng lao động mà trong suốt cuộc đời người lao động, cho đến khi già yếu. Như vậy, BHXH làm cho quan hệ lao động có tính nhân văn sâu sắc. BHXH còn giúp cho đơn vị sử dụng lao động ổn định nguồn chi, ngay cả khi có rủi ro lớn xảy ra thì cũng không lâm vào tình trạng nợ nần hay phá sản. Tuy nhiên, BHXH hầu như không mang lại lợi ích trực tiếp nên không phải bao giờ người sử dụng lao động cũng nhận thức đúng được vai trò của nó. 1.3.2.3. Đối với xã hội. Đúng như tên gọi đã phản ánh, BHXH luôn mang lại những vai trò to lớn. Tác dụng đầu tiên của hình thức bảo hiểm này đối với xã hội là việc tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao tính cộng đồng xã hội, củng cố truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội. Hiện nay, khi đã trở thành một cấu phần cơ bản nhất trong hệ thống an sinh xã hội, BHXH là cơ sở để phát triển các bộ phận an sinh xã hội khác. Trên cơ sở đó, BHXH là căn cứ để đánh giá trình độ quản lý rủi ro của từng quốc gia và mức độ an sinh xã hội đạt được trong mỗi nước. BHXH còn là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. Thông qua hệ thống BHXH, trình độ tổ chức, quản lý rủi ro xã hội của các nhà nước cũng ngày càng được nâng cao thể hiện bằn việc mở rộng đối tượng tham gia, đa dạng về hình thức bảo hiểm, quản lý được nhiều trường hợp rủi ro trên cơ sở phát triển các chế độ BHXH… Hoạt động BHXH cũng góp phần vào việc huy động vốn đầu tư, làm cho thị trường tài chính phong phú và kinh tế xã hội phát triển. Ở Việt Nam, thông qua chính sách bảo hiểm bắt buộc đối với khu vực chính thức, BHXH còn góp phần làm cho quá trình từ sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn nhanh chóng hơn. Với chức năng của mình, BHXH là một khâu không thể thiếu trong việc thực hiện mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”, góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế đất nước. Chương II: Thực trạng ngành BHXH Việt Nam hiện nay: 2.1. Số lượng đối tượng tham gia, số thu cho quỹ có sự tăng trưởng hằng năm, song số lượng tham gia vẫn thấp, mức hưởng thấp và hiệu quả thấp. 2.1.1. Số lượng đối tượng tham gia, số thu cho quỹ có sự tăng trưởng hằng năm. Qua 15 năm xây dựng và phát triển, BHXH Việt Nam đã tạo được dấu ấn đậm nét, xây dựng được nền tảng vững chắc, thực sự đổi mới cả về hệ thống chính sách, tổ chức bộ máy quản lý. Đội ngũ quản lý BHXH đã trưởng thành nhanh chóng, quỹ bảo hiểm đã phát triển lớn mạnh. “Thành tựu của ngành BHXH chính là một thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước”. Từ trước năm 1961, do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, trong kháng chiến và kinh tế khó khăn nên Nhà nước chưa nghiên cứu chi tiết và thực hiện được đầy đủ các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, các chế độ bảo hiểm xã hội chưa được quy định một cách toàn diện, quỹ bảo hiểm xã hội chưa được hình thành mà mới chỉ là các chế độ trợ cấp, phụ cấp mang tính bảo hiểm. Tháng 1 năm 1995, Chính phủ đã ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 và Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995. Điều lệ về chính sách BHXH mới đã mở rộng đối tượng áp dụng (Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không chỉ bao gồm lao động trong khu vực Nhà nước mà người lao động trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên cũng có quyền tham gia bảo hiểm xã hội.) và có nhiều chính sách ưu đãi cho người tham gia. Ngoài chế độ BHXH băt buộc, chính phủ còn ban hành chế độ BHXH tự nguyện. Về các chế độ bảo hiểm xã hội, quy định 5 chế độ là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất, không còn chế độ trợ cấp mất sức lao động mà những người mất khả năng lao động được quy định chung trong chế độ hưu trí với mức hưởng lương hưu thấp. Từ đó tới nay, số lượng người lao động tham gia BHXH đã phát triển rất lớn. Tình hình tham gia BHXH trong các năm gần đây được tổng hợp tại bảng sau: TÌNH HÌNH THAM GIA BHXH GIAI ĐOẠN 2008- 2010 ĐƠN VỊ TÍNH: ĐƠN VỊ, NGƯỜI, % TT  LOẠI HÌNH QUẢN LÍ  Năm 2008  ước năm 2009  Năm 2010 (dự kiến)     Số đơn vị  Số người  TỶ TRỌNG  Số đơn vị  Số người  TỶ TRỌNG  Số đơn vị  Số người  TỶ TRỌNG   1  2  3  4  5  6   7   8   9  10  11   A  BẢO HIỂM XỂ HỘI BẮT BUỘC  166,826  8,539,467     179,020  9,101,040     199,379  9,655,400      1  HCSN, Đảng, ĐT, LLVT  61,801  3,128,209  36.6%  62,419  3,177,986  34.9%  63,040  3,210,000  37.6%   2  Ngoài công lập  4,987  119,033  1.4%  5,427  129,877  1.4%  5,905  135,000  1.6%   3  Xã, Phường, thị trấn  11,279  212,800  2.5%  11,335  221,015  2.4%  11,392  223,000  2.6%   4  Doanh nghiệp Nhà nước  8,180  1,315,102  15.4%  8,180  1,330,374  14.6%  8,180  1,335,000  15.6%   5  Doanh nghiệp có vốn nước ngoài  8,761  1,753,800  20.5%  9,637  1,963,550  21.6%  10,408  2,270,000  26.6%   6  Doanh nghiệp ngoài quốc doanh  63,102  1,951,153  22.8%  75,722  2,198,624  24.2%  89,352  2,395,000  28.0%   7  Hợp tác xã  8,618  56,935  0.7%  6,198  74,113  0.8%  10,997  81,600  1.0%   8  Lao động có thời hạn ở nước ngoài  98  2,435  0.03%  102  5,500  0.1%  105  5,800  0.07%   B  BẢO HIỂM XỂ HỘI TỰ NGUYỆN     6,110        34,669        118,000      C  BẢO HIỂM THẤT NGIỆP              5,411,886        5,835,190      1  Hành chính sự nghiệp, Đảng, ĐT                       64,200      2  Ngoài công lập                       114,750      3  Xã, phường, thị trấn                       4,460      4  Doanh nghiệp Nhà nước                       1,268,250      5  Doanh nghiệp có vốn nước ngoài                       2,043,000      6  Doanh nghiệp ngoài quốc doanh                       2,275,250      7  Hợp tác xã                       65,280       - Lương tối thiểu 650,000 đồng            NGUỒN: BÁO CÁO CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM   2.1.2. Số lượng tham gia vẫn thấp, mức hưởng thấp và hiệu quả thấp. Việt Nam là nước đông dân, trong giai đoạn hiện nay, theo kết quả điều tra toàn bộ của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 được Tổng cục Thống kê công bố sáng 21.7.2010. Theo số liệu điều tra, từ năm 1999 - 2009, dân số Việt Nam tăng thêm 9,523 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 952.000 người. Tính đến ngày 1.4.2009, tổng số dân của Việt Nam là 85.846.997 người. Tỉ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33,1% năm 1999 xuống còn 24,5% vào năm 2009. Ngược lại, tỉ trọng dân số trong nhóm tuổi 15-64 là nhóm tuổi chủ lực của lực lượng lao động tăng từ 61,1% lên 69,1%. Chính vì cơ cấu dân số thay đổi như vậy, nên cả nước đã có 43,9 triệu người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 51,2% dân số; trong đó thành thị có 12,0 triệu lao động, nông thôn có 31,9 triệu lao động, tỉ trọng như vậy thì Việt Nam đang ở trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, vì đang có ưu thế rất lớn về lực lượng lao động, là lợi thế rất lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo dự tính của Tổng cục Thống kê thì cơ cấu này sẽ còn kéo dài từ 30 đến 50 năm nữa. Tuy nhiên, phần lớn công việc dành cho người lao động chất lượng còn thấp. Theo số liệu điều tra của ILO, năm 2007 có 23,8 triệu người có việc làm trong ngành này, chiếm khoảng 52% tổng số người có việc làm. So với những năm trước, lao động nông nghiệp đã có xu hướng giảm, tuy nhiên tính chất nông thôn và sự phụ thuộc nặng nề vào nông nghiệp phản ánh thị trường lao động Việt Nam vẫn đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững. Báo cáo của ILO còn phản ánh một thực trạng dẫn đến việc thiếu việc làm hiệu quả do nhóm lao động giản đơn hiện vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất. Năm 2007, nhóm lao động giản đơn là 28,1 triệu người, chiếm 62% tổng số người có việc làm. Ngoài ra trong xã hội còn có nhóm lao động “không được trả lương”, gồm những người làm việc cho nông trại hoặc công việc sản xuất kinh doanh của gia đình nhưng không nhận tiền công. Những người này thường là vợ, chồng hoặc con cái của người chủ/người điều hành công việc kinh doanh, nhưng cũng có thể là thành viên của một gia đình lớn như ông, bà, cháu, cô, dì, chú, bác. Năm 2007, nhóm này chiếm 42% tổng số người có việc làm. Nhìn nhận một cách khách quan thì hầu hết các những đối tượng lao động này không tham gia vào BHXH, nhất là
Luận văn liên quan