Tiểu luận Phân tích vai trò nhà nước đối với điều tiết kinh tế trong các học thuyết kinh tế và ý nghĩa rút ra đối với Việt Nam

Tất cả các nhà nước đều có chức năng quản lý kinh tế. Hoạt động của nhà nước luôn có những ảnh hưởng lớn tới toàn bộ nền kinh tế như một tổng thể cũng như tới hoạt động của các tác nhân kinh tế khác trong nền kinh tế. Tuy nhiên mức độ can thiệp, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế ở mỗi xã hội, mỗi chế độ kinh tế, mỗi thời điểm, cũng như mỗi quốc gia không giống nhau. Mức độ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất, lợi ích đòi hỏi của giai cấp thống trị, Chính vì vậy việc xác định vai trò và mức độ can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế luôn chiếm một vị trí quan trọng trong các học thuyết kinh tế. Việc nghiên cứu, phân tích lý luận về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, do đó có ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt học thuật mà cả về mặt thực tiễn. Nước ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, với một điểm xuất phát rất thấp về kinh tế. Vai trò điều tiết hướng dẫn của nhà nước để nền kinh tế phát triển theo đúng quỹ đạo mong muốn là rất quan trọngvà cần thiêt. Nghiên cứu lý luận về vai trò nhà nước trong các học thuyết kinh tế cũng như sự vận dựng các lý luận này trong thực tiễn, sẽ giúp ta xác lập cơ sở cho vai trò và sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam. Nó cũng cung cấp cho ta một hệ thống các biện pháp, cơ chế chính sách, công cụ mà nhà nước sử dụng để can thiệp điều tiết hướng dẫn nền kinh tế và khả năng vận dụng ở Việt Nam. Với những suy nghĩ trên tôi đã quyết đinh chọn đề tài tiểu luận môn Lịch sử các học thuyết kinh tế của mình là: “Phân tích vai trò nhà nước đối với điều tiết kinh tế trong các học thuyết kinh tế và ý nghĩa rút ra đối với Việt Nam”. Nội dung của Tiểu luận gồm hai phần chính : I. Vai trò của nhà nước đối với điều tiết kinh tế trong các học thuyết kinh tế tư sản. II. Lý luận về vai trò của nhà nước trong học thuyết Mác-Lênin và vai trò của nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

doc42 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7259 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích vai trò nhà nước đối với điều tiết kinh tế trong các học thuyết kinh tế và ý nghĩa rút ra đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 I. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐIỀU TIẾT NỀN KINH TẾ TRONG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN. 3 1. Lý luận về vai trò nhà nước trong nền kinh tế của chủ nghĩa trọng thương. 3 2. Vai trò của nhà nước trong học thuyết kinh tế trọng nông (1756 - 1777). 5 3. Vai trò của nhà nước trong học thuyết KTCTTSCĐ Anh. 9 4. Vai trò nhà nước trong các học thuyết KTCTTS tầm thường. 11 5. Vai trò của nhà nước trong học thuyết của trường phái Tân Cổ Điển. 12 6. Nhà nước - bàn tay hữu hình trong lý thuyết kinh tế của Keynes. 14 7. Vai trò nhà nước trong học thuyết kinh tế của trường phái Tự do mới. 19 8. Vai trò nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp - Lý thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại. 24 Kết luận 29 II. LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG HỌC THUYẾT MÁC - LÊ NIN VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NUỚC TRONG THỜI KỲ QÚA ĐỘ ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM. 31 1. Vai trò kinh tế của nhà nước trong học thuyết Mác - Lênin 31 2. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. 33 LỜI NÓI ĐẦU Tất cả các nhà nước đều có chức năng quản lý kinh tế. Hoạt động của nhà nước luôn có những ảnh hưởng lớn tới toàn bộ nền kinh tế như một tổng thể cũng như tới hoạt động của các tác nhân kinh tế khác trong nền kinh tế. Tuy nhiên mức độ can thiệp, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế ở mỗi xã hội, mỗi chế độ kinh tế, mỗi thời điểm, cũng như mỗi quốc gia không giống nhau. Mức độ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất, lợi ích đòi hỏi của giai cấp thống trị,… Chính vì vậy việc xác định vai trò và mức độ can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế luôn chiếm một vị trí quan trọng trong các học thuyết kinh tế. Việc nghiên cứu, phân tích lý luận về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, do đó có ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt học thuật mà cả về mặt thực tiễn. Nước ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, với một điểm xuất phát rất thấp về kinh tế. Vai trò điều tiết hướng dẫn của nhà nước để nền kinh tế phát triển theo đúng quỹ đạo mong muốn là rất quan trọngvà cần thiêt. Nghiên cứu lý luận về vai trò nhà nước trong các học thuyết kinh tế cũng như sự vận dựng các lý luận này trong thực tiễn, sẽ giúp ta xác lập cơ sở cho vai trò và sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam. Nó cũng cung cấp cho ta một hệ thống các biện pháp, cơ chế chính sách, công cụ mà nhà nước sử dụng để can thiệp điều tiết hướng dẫn nền kinh tế và khả năng vận dụng ở Việt Nam. Với những suy nghĩ trên tôi đã quyết đinh chọn đề tài tiểu luận môn Lịch sử các học thuyết kinh tế của mình là: “Phân tích vai trò nhà nước đối với điều tiết kinh tế trong các học thuyết kinh tế và ý nghĩa rút ra đối với Việt Nam”. Nội dung của Tiểu luận gồm hai phần chính : Vai trò của nhà nước đối với điều tiết kinh tế trong các học thuyết kinh tế tư sản. Lý luận về vai trò của nhà nước trong học thuyết Mác-Lênin và vai trò của nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, tầm vóc của đề tài lớn, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song bài viết không tránh khỏi có những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo, và những người có quan tâm tới vấn đề này để tôi có thể hiểu vấn đề một cách thấu đào, toàn diện và sâu sắc hơn. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐIỀU TIẾT NỀN KINH TẾ TRONG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN. Nhà nước luôn là một tác nhân quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên vai trò, mức độ can thiệp cũng như các biên pháp can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế trong mỗi thời kỳ có sự khác nhau. Sự khác nhau này không phải do ý chí chủ quan của con người mà do sự vận động phát triển của lực lượng sản xuất quyết định. Chúng ta có thể thấy rất rõ điều này thông qua nghiên cứu lý luận về vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế trong các học thuyết kinh tế. Thông qua nghiên cứu vấn đề này chúng ta cũng có thể rút ra rất nhiều bài học bổ ích cho hoạt động quản lý điều hành nền kinh tế của nhà nước Việt Nam trong thực tế. LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG. Chủ nghĩa trong thương tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, ra đời và tồn tại vào khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII. Chủ nghĩa trọng thương ra đời trong bối cảnh phương thức sản xuất phong kiến tan rã, phương thức sản xuất tư bản mới ra đời, đang chuyển từ kinh tế giản đơn sang kinh tế thị trường. Đây chính là thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản, việc tích luỹ tiền tệ có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Trong khi đó sản xuất chưa phát triển do đó để có tiền mặt tích luỹ phải thông qua thương mại, mua bán trao đổi. Hơn nữa, giai cấp tư sản lúc này mới ra đời còn non yếu, chưa nắm được chính quyền và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương nghiệp. Chính vì thế vai trò bà đỡ cho chủ nghĩa tư bản ra đời của nhà nước phong kiến là rất quan trọng và cần thiết. Ra đời trong hoàn cảnh đó, chủ nghĩa trọng thương đại diện và bảo vệ trực tiếp cho lợi ích của tư bản bản thương nghiệp lớn. Các nhà trọng thương đề cao vai trò của tiền (tiền vàng), coi tiền là thước đo của sự giàu có, và để tích luỹ tiền tệ thì phải thông qua thương mại mà trước hết là ngoại thương. Đặc biệt họ rất đề cao vai trò can thiệp của nhà nuớc vào các hoạt động kinh tế để thúc đẩy quá trình tích luỹ tiền vàng cho quốc gia mà cụ thể hơn là cho tư bản thương nghiệp. Thực vậy, theo các nhà trọng thương muốn có nhiều tiền phải dựa vào ngoại thương và trong ngoại thương phải đảm bảo nguyên tắc xuất siêu: xuất nhiều hơn nhập, tiền mua hàng nước ngoài phải ít hơn tiền bán cho ngoại quốc. Và để có xuất siêu thì nhà nước phải sử dụng các công cụ can thiệp vào nền kinh tế để khuyến khích xuất khẩu và hạn chế thậm chí cấm nhập khẩu. Các biệp pháp can thiệp của nhà nước như: Thực hành chế độ thuế quan bảo hộ nhằm kiểm soát xuất nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu và bảo vệ hàng sản xuất trong nước, bảo hộ sự phát triển của các xí nghiệp công trường thủ công. Sử dụng công cụ luật pháp để ngăn cấm dòng tiền vàng chảy ra nước ngoài, quy định khi tầu buôn đi bán hàng ở nước ngoài thì chỉ mang tiền về không được mang hàng về; tầu của nước ngoài tới bán hàng thì không được mang tiền về mà phải mua hàng để mang về… Đưa ra những chính sách hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho tư bản thương nghiệp hoạt động. Quan điểm trên của các nhà trọng thương đã được các quốc gia phong kiến Tây Âu vận dụng theo điều kiện lịch sử riêng của nước mình. Ví dụ ở Tây ban nha, nhà nước tích trữ nhiều vàng bạc trong kho, cấm xuất khẩu vàng bạc, cắt xén vàng bạc trong tiền đúc để hạn chế xuất tiền vàng ra nước ngoài, cấm nhập hàng của nước ngoài; phong toả toàn bộ kim loại quý mang từ châu Mỹ về. Tại Pháp, nhà nước can thiệp vào nền kinh tế bằng việc đưa ra hệ thống các chính sách: thuế nhập khẩu cao; cấm xuất khẩu nguyên liệu; xây dựng nhiều ngành công nghiệp mới; thành lập các công ty ngoại thương; quy định mức tiền công tối đa và lãi suất cho vay tối thiểu. Tại Anh, chính sách thuế quan bảo hộ được đưa lên hàng đầu đồng thời nhà nước khuyến khích tái đầu tư lợi nhuân vào sản xuất trong nước để phát triển kinh tế dân tộc. Chính sách này có tác dụng tolớn trong thế kỷ XVI - XVII vì lúc này công trường thủ công của người hà Lan phát triển hơn đe doạ công trường thủ công nước Anh. Tóm lại: Chủ nghĩa trọng thương ra đời trong thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ, sản xuất chưa phát triển, chủ nghĩa tư bản còn đang trong quá trình phôi thai, rất cần tới vai trò bà đỡ của nhà nước phong kiến. Chính vì thế, các nhà trọng thương đã đặc biệt đề cao và khuyến khích sự can thiệp vào nền kinh tế của nhà nước phong kiến. Và sự can thiệp của nhà nước trong giai đoạn này đã giúp rút ngắn quá trình tích luỹ nguyên thuỷ, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển. Tuy nhiên khi lực lượng sản xuất phát triển tới một trình độ cao hơn, những quan điểm nông cạn của chủ nghĩa trọng thương và sự can thiệp thô bạo trựctiếp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế không còn phù hợp nữa. Liên hệ với thực tế ở Việt Nam hiện nay ta thấy: chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, chuyển từ nền kinh tế tự cung tự cấp lên kinh tế hàng hoá, từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, việc tích luỹ vốn và thu hút vốn từ nước ngoài cũng như phát triển các hoạt động thương mại, buôn bán có một vai trò rất quan trọng. Lý luận của chủ nghĩa trọng thương về vai trò cũng như các biện pháp can thiệp của nhà nước để hỗ trợ cho các hoạt động này vẫn có ý nghĩa thực tế rất lớn, nhưng việc vận dụng phải có những cải biến cho phù hợp với điều kiện và những xu hướng mới của thời đại. Ví dụ khi áp dụng những biện pháp hỗ trợ sản xuất trong nước như trợ giá hoặc thuế quan bảo hộ phải có sự linh hoạt để phù hợp với xu hướng toàn cầu hoá và tự do mậu dịch hiện nay. Bên cạnh đó, chúng ta cần nhận thức rằng quan điểm coi trọng và đề cao thương mại của chủ nghĩa trọng thương chỉ có ý nghĩa trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nhà nước cần có những biện pháp để hỗ trợ cho sản xuất phát triển, tạo nên cơ sở vững chắc cho sự phát triển của nền kinh tế. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HỌC THUYẾT KINH TẾ TRỌNG NÔNG (1756 - 1777). Chủ nghĩa trọng nông ra đời ở Pháp vào thế kỷ thứ 18 trong điều kiện: chủ nghĩa tư bản tuy chưa giành được chính quyền nhưng sức mạnh kinh tế của nó đã rất to lớn, đặc biệt là nó muốn cách tân trong kinh doanh nghiệp…, đòi hỏi có lý luận và cương lĩnh kinh tế mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Về chính trị sự thống trị của giai cấp phong kiến ngày càng tỏ ra lỗi thời và mâu thuẫn sâu sắc với xu thế phát triển của chủ nghĩa tư bản. bên cạnh đó, lý luận của chủ nghĩa trọng thương cho rằng nguồn gốc của cải là tiền, sự giàu có của các dân tộc dựa vào đi buôn đã còn phù hợp, đòi hỏi phải được đánh giá lại. Các nhà trọng nông đã phê phán một cách sâu sắc và toàn diện chủ nghĩa trọng thương, chuyển đối tượng nghiên cứu của kinh tế trị học từ lưu thông vào sản xuất mà cụ thể là sản xuất nông nghiệp, tạo cơ sở lý luận mở đường cho phát triển của nông nghiệp theo lối kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Với đặc trưng này, quan điểm về vai trò của nhà nước trong học thuyết của chủ nghĩa trọng nông có hai nội dung chính: Thứ nhất, các nhà trọng nông là một trong những người đầu tiên đưa ra tư tưởng về tự do kinh doanh. Họ phê phán chủ nghĩa bảo hộ với sự can thiệp thô bạo của nhà nước vào nền kinh tế của trọng thương là không hiệu quả, không phù hợp với quyluật. Trong thuyết Trật tự tự nhiên, F.Quesney khẳng định con người phải sử dụng những của cải trong tự nhiên để sinh sống, đó là quy luật về tiêu thụ. Muốn có của cải, con người phải làm việc, đó là định luật về lao động. Sự lao động này chỉ có thể được thực hiện nếu con người được tự do hành động, tức là hành động về quyền tư hữu bản thân. Con người nhận được phần thưởng từ ết quả lao động của mình, đó là luật về quyền tư hữu động sản và chiếm đoạt các sản nghiệp, tức là quyền tư hữu bất động sản. Quyền tư hữu sẽ được bảo vệ nhờ chức năng giữ gìn an ninh của nhà nước. “Tư hữu - An ninh - Tự do” là nền tảng của một trật tự xã hội đầy đủ. Chủ nghĩa trọng nông chủ trương tự do thương mại, tự do lưu thông. Họ đòi hỏi tự do hành động, chống lại “nhà nước toàn năng”, tính tự do của tư nhân không bị luật pháp và nghiệp đoàn làm cho suy yếu. Họ chủ trương bảo vệ tự do về giá cả nông nghiệp, tự do buôn bán lúa mỳ và ngũ cốc. Thứ hai, mặc dù chủ trương tự do kinh doanh, chống lai sự can thiệp thô bạo của nhà nước vào nền kinh tế, những các nhà trọng nông vẫn khẳng định vai trò của nhà nước trong việc tạo điều kiện và môi trường hỗ trợ cho sản xuất phát triển, đặc biệt là sản suất nông nghiệp. Quan điểm này thể hiện rất rõ trong cương lĩnh kinh tế họ: Họ cho rằng nhà nước phải có vai trò tối cao đứng trên tất cả mọi thành viên xã hội. nhà nước có chức năng bảo vệ quyền sở hữu là cơ sở chủ yếu của chế độ kinh tế - xã hội, nếu không bản thân ruộng đất cũng không ai canh tác, nhà nước không nên thu thuế quá nặng nên có một tỷ lệ tương xứng với thu nhập quốc dân. Quan niệm chỉ có sản xuất nông nghiệp mới là sản xuất ra hàng hoá của cải, chi phí nông nghiệp là chi phí sản xuất, chi phí sinh lời, do đó chính phủ cần đầu tư tăng chi phí cho nông nghiệp. Trong nông nghiệp các chủ trại là tầng lớp kinh doanh mới, tiên tiến trong nông nghiệp theo lối kinh doanh tư bản. dovậy, phải có chính sách ủng hộ họ, bảo vệ tài sản cho họ, khuyến khích họ phát triển. Chính sách cho phép chủ trại được tự do lựa chọn ngành kinh doanh, lựa chọn súc vật chăn nuôi và có chính sách hỗ trợ về phân bón. Chính sách đầu tư cho đường sá, cầu cống. Lợi dụng vận tải đường thuỷ rẻ để chuyên trở sản phẩm. Cần chống lại chính sách giá cả nông sản thấp để thu lợi trên lưng nông dân. Quan điểm về tài chính, đặc biệt là vấn đề thuế khoá, phân phối thu nhập … Nên ưu đãi cho nông nghiệp, nông dân, chủ trại chứ không phải ưu đãi cho quí tộc tăng lữ nhà buôn. Phải xây dựng chiến lược và định hướng phát triển dài hạn cho nông nghiệp. Tóm lại, cương lĩnh kinh tế đã làm rõ vai trò “bà đỡ” của nhà nước đối với nông nghiệp, mở đường cho nông nghiệp phát triển theo đinh hướng mới, kinh doanh theo kiểu kinh tế nông trại, chủ trại lớn chứ không kinh doanh theo kiểu khép kín, phát canh thu tô như địa chủ trước đây. Lý luận về vai trò của nhà nước và của “trật tự tự nhiên” của chủ nghĩa trọng nông là mầm mống cho tư tưởng về tự do kinh doanh của các học thuyết KTCTTS sau này. Những chính sách và biện pháp của nhà nước nhằm hỗ trợ cho sản xuất phát triển mặc dù còn hạn chế là chỉ bó hẹp trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng đã có những tác dụng tích mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, xác lập lối kinh doanh theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Trong giai đoạn hiện nay nó vẫn còn ý nghĩa thực tiễn nhất định, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam: Nền sản xuất của chúng ta đang trong tình trạng lạc hậu, kém phát triển, để xây dựng CNXH, cần phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng trước hết cần bắt đầu từ nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá hiện đại. Các chính sách biệp pháp hỗ trợ để phát triển nông nghiệp của trọng nông hoàn toàn có thể được áp dụng (có chọn lọc và điều chỉnh) vào Việt Nam. Ví dụ, hiện nay chính phủ đang thực hiện chính sách miễn giảm thuế cho nông nghiệp, hỗ trợ tài chính trong cung cấp các đầu vào (giống, phân bón..) cho nông nghiệp, góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng bên cạnh đó, sự phát triển của nông nghiệp tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều vấn đề cần lưu tâm: thứ nhất, xu hướng tỷ giá cánh kéo giữa hàng nông sản phẩm và hàng công nghệ phẩm ngày càng doãng ra làm giảm sút thu nhập và mức sống của nông dân cả về tương đối và tuyệt đối đang là một lực kéo rất lớn cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế. thứ hai, cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp còn rất yếu kém, hệ thống thuỷ lợi, hệ thốngđường sá cầu cống phục vụ cho giao thương vừa thiếu vừa yếu; thứ ba, còn mang nặng đặc trưng của nền nông nghiệp truyền thống, dựa vào sức người là chính, manh mún. Việc xây dựng một chiến lược phát triển dài hạncho nông nghiệp cũng chưa thực sự được chú trọng. … rõ ràng đây chính là những vấn đề mà các nhà trọng nông đã yêu cầu nhà nước cần có chính sách, biện pháp khắc phục, tạo điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển của nông nghiệp (sản xuất). VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HỌC THUYẾT KTCTTSCĐ ANH. Bước sang thế kỷ 18, CNTB về cơ bản đã chấm dứt thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ. Sự phát triển của lựclượng sản xuất và quan hệ sản xuất TBCN bước vào thời kỳ đòi hỏi chấm dứt sự thống trị của tư bản thương nghiệp để mở đường cho sự phát triển của tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp. Chủ nghĩa trọng thương không còn phù hợp với thực tế và trở thành đối tượng để phê phán. sự phê phán chủ nghĩa trọng thương đã mở đường cho sự ra đời và phát triển của một học thuyêt KTCT mời là KTCTTSCĐ Anh với các đại biểu kiệt xuất như W.Petty, A.Smith, và D.Ricardo. Đặc điểm của KTCTCĐ là họ có phương pháp nghiên cứu mới: các nhà KTCT trước đây nặngvề mô tả so sánh các hiện tượng kinh tế, nghiên cứu một cách thực dụng, không đi vào bản chất của vấn đề; các nhà cổ điển vận dụng phương pháp duy vật, trừu tượng hoá, đi từ hiện tượng tới bản hcất, tìm ra các quy luật của sự vận động kinh tế, nguồn gốc của sự giàu có, đưa ra những phạm trù kinh tế mới. Nội dung học thuyết của họ rất đa dạng phong phú và một trong những đỉnh cao của KTCT học. Lý luận về nhà nước và sự can thiệp kinh tế của chủ nghĩa cổ điển thể hiện tập trung trong lý luận về cơ chế thị trường và lợi ích cá nhân hay lý luận về bàn tay vô hình của A.Smith. cụ thể, A.Smith đề cao vai trò tự điều tiết của thị trường và hạ thấp vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước, muốn hạn chế sự can thiệp vào các hoạt động kinh tế của nhà nước… Theo ông, con người ai cũng vị kỷ, người nào cũng quan tâm nhất tới lợi ích của mình và ra sức chậy theo nó. Xã hội là do các cá nhân hợp thành vì thế lợi ích của xã hội là tổng hoà các lợi ích các nhân. Các cá nhân càng chạy theo lợi ích các nhân thì lợi ích xã hội càng lớn. Vì vậy ông cho rằng nên để cho mỗi cá nhân trong xã hội đều có tự do kinh tế đầy đủ, tức là có thể dùng vốn và lao động của mình tự do do kinh doanh, tự do cạnh tranh, không có bất cứ sự can thiệp hay hạn chế nào. Ông đưa ra lý thuyết “tự do kinh tế” với nội dung cơ bản là coi nền kinh tế TBCN là một hệ thống tự điều tiết nhờ hoạt động của các quy luật thị trường (bàn tay vô hình) trong đó các chủ thể thị trường tự do hoạt động kinh doanh, tự do tham gia thị trường dựa trên chế độ tư hữu. Nhà nước đóng vai trò của “người lính gác đêm” cho chế độ tư hữu và tự do kinh doanh. Ông phê phán chủ nghĩa trọng thương dựa vào nhà nước để cưỡng bức kinh tế. Ông cho rằng chức năng của nhà nước là đấu tranh chống bọn tối phạm hình sự, đấu tranh chống kẻ thù bên ngoài; nhà nước có thể thực hiện chức năng kinh tế khi chức năng ấy vượt quá sức của các chủ xí nghiệp riêng lẻ như xây dựng đường xá cầu cống, sông ngòi và các công trình lớn khác. Theo ông sự phát triển kinh tế bình thường không cần có sự can thiệp của nhà nước. Tự do kinh tế sẽ làm cho những lợi ích riêng và những nguyện vọng của người tư tự nhiên, sẽ bắt buộc họ phải chia và phân phối tư bản của bất cứ một xã hội nào cho các công việc khác nhau trong xã hội đó, làm thế nào để có thể phù hợp nhất với lợi ích của toàn thể xã hội. Lợi ích các nhân là lợi ích xuất phát, lợi ích xã hội là lợi ích phụ thuộc và giữa hai cái đó không mâu thuẫn với nhau. Lợi ích xã hội sẽ được phát triển trong quá trình lợi ích cá nhân được thoả mãn. Từ sau khi ra đời, lý thuyết về “tự do kinh tế” hay “bàn tay vô hình” của A.Smith đã được giai cấp tư sản đón chào nồng nhiệt và trở thành tư tưởng thống trị trong các lý thuyết tư sản trước những nằm 30 của thế kỷ XX. Sở dĩ như thế vì lý thuyết này phù hợp và tạo điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất trong giai đoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản. Lúc này, trình độ phát triển của sản xuất vẫn ở trình độ đảm bảo nền kinh tế có thể được tự điều chỉnh bởi các quy luật của thị trường. Mâu thuẫn giữa trình độ và tính chất xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội chưa phát triển đến mức gay gắt và vẫn có thể điều hoà được, căn bệnh khủng hoảng của nền kinh tế tư bản chưa bộc lộ. Tuy nhiên khi lực lượng sản xuất phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền, mâu thuẫn trên trở nên gay gắt, chủ nghĩa tư bản cảm thấy không thể tự điều hoà được các hoạt động của nền kinh tế, biểu hiện rõ nét nhất trong các cuộc khủng hoảng sản xuất thừa. Lý thuyết bàn tay vô hình tỏ ra bất lực và có lúc tưởng như bị lãng quên. Tuy nhiên sau đó nó đã được phục hồi và điều chỉnh, với vai trò lớn hơn của nhà nước. Bàn tay vô hình mặc dù không có được sức mạnh toàn năng và vẻ đẹp tuyệt đối như A.Smith và các nhà kinh tế cổ điển quan niệm, nhưng vẫn có một sức mạnh rất lớn
Luận văn liên quan