Luật hợp tác xã đầu tiên của nước ta được Quốc hội Khoá IX thông qua ngày 20 tháng 3 năm
1996, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi
cho hợp tác xã đổi mới và phát triển trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch
hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN.
Đến nay, qua gần 8 năm thực hiện, nhiều qui định của Luật hợp tác xã đã bộc lộ nhữn g hạn chế
và bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của khu
vực kinh tế hợp tác xã. Vì vậy, đòi hỏi Luật hợp tác xã phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
với những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bước
phát triển mới của khu vực kinh tế hợp tác xã, phù hợp với khung pháp lý nói chung và khung
pháp lý về kinh tế nói riêng đã không ngừn g được hoàn thiện, bảo đảm cho mọi thành phần kinh
tế cạnh tranh lành mạnh tron g khuôn khổ pháp luật, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế.
Xuất phát từ yêu cầu đó, ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua
Luật hợp tác xã năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 thay thế Luật hợp
tác xã năm 1996. Việc Quốc hội thông qua Luật hợp tác xã năm 2003 một lần nữa khẳng định,
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển hợp tác xã - bộ phận nòng cốt của kinh tế
tập thể.
44 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7598 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Pháp luật về hợp tác xã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
Pháp luật về Hợp tác xã
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH DOANH
PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ
GVGD : Luật sư – Tiến sỹ: Trần Anh Tuấn
HV : Lương Trung Hiếu MBAB11020
Phạm Nữ Ánh Huyên MBAB11024
Lê Thanh Tuấn MBAB11053
Đặng Anh Vũ MBAB11057
Nguyễn Thị Hải Yến MBAB11060
Lớp : MBA11B
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2011
ii
Pháp luật về Hợp tác xã
LỜI CAM ĐOAN - STATEMENT OF AUTHORSHIP
Chúng tôi xin cam đoan tiểu luận là công trình nghiên cứu của nhóm. Các số liệu và tham khảo
là trung thực, chính xác và được trích dẫn đầy đủ. Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam
đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2011
Lương Trung Hiếu
Phạm Nữ Ánh Huyên
Lê Thanh Tuấn
Đặng Anh Vũ
Nguyễn Thị Hải Yến
iii
Pháp luật về Hợp tác xã
MỤC LỤC - TABLE OF CONTENTS
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ ...................................................................... 2
1.1 Hợp tác xã là gì ......................................................................................................................2
1.1.1 Các loại hình hợp tác xã................................................................................................2
1.2 Vai trò kinh tế của hợp tác xã ..................................................................................................3
1.3 Phong trào hợp tác xã trên thế giới ..........................................................................................5
1.3.1 Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA) ................................................................................5
1.3.2 ICA có vai trò và sứ mệnh quan trọng .............................................................................5
1.3.3 Hệ thống tổ chức ICA.....................................................................................................5
1.3.4 Một số thông tin về hợp tác xã ........................................................................................6
1.3.5 Năm 2012- Năm quốc tế Hợp tác xã ...............................................................................7
1.4 Phong trào hợp tác xã tại Việt Nam..........................................................................................8
1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển của hợp tác xã tại Việt Nam.........................................8
1.4.1.1 Giai đoạn 1954-1960.............................................................................................8
1.4.1.2 Giai đoạn 1960-1988.............................................................................................8
1.4.1.3 Giai đoạn 1988 đến nay ........................................................................................9
1.4.2 Kết quả hoạt động của hợp tác xã ở Việt Nam............................................................... 10
CHƯƠNG 2. LUẬT HỢP TÁC XÃ ........................................................................................ 13
2.1 Giới thiệu về Luật hợp tác xã................................................................................................. 13
2.2 Khái niệm và đặc điểm của hợp tác xã ................................................................................... 13
2.3 Quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã......................................................................................... 14
2.3.1 Quyền của hợp tác xã .................................................................................................. 14
2.3.2 Nghĩa vụ của hợp tác xã .............................................................................................. 15
2.4 Thành lập và đăng ký kinh doanh hợp tác xã .......................................................................... 15
2.4.1 Thành lập hợp tác xã ................................................................................................... 15
2.4.2 Đăng ký kinh doanh ..................................................................................................... 16
2.4.2.1 Hồ sơ đăng ký kinh doanh................................................................................... 16
2.4.2.2 Nơi đăng ký kinh doanh ...................................................................................... 16
2.4.2.3 Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ............................................................ 16
2.5 Xã viên hợp tác xã ................................................................................................................ 16
2.5.1 Điều kiện trở thành xã viên ........................................................................................... 16
2.5.2 Quyền của xã viên ....................................................................................................... 18
2.5.3 Nghĩa vụ của xã viên.................................................................................................... 19
2.5.4 Chấm dứt tư cách xã viên ............................................................................................ 20
2.6 Cơ cấu tổ chức và quản lý hợp tác xã .................................................................................... 21
2.6.1 Đại hội xã viên............................................................................................................. 21
2.6.2 Quyền hạn của Đại hội xã viên ..................................................................................... 21
2.6.3 Sơ đồ tổ chức và quản lý hợp tác xã............................................................................. 22
2.6.4 Ban quản trị hợp tác xã ................................................................................................ 23
2.6.5 Ban kiểm soát hợp tác xã ............................................................................................. 24
2.6.6 Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát.......................................................................... 24
2.7 Tài sản và tài chính của hợp tác xã........................................................................................ 25
2.7.1 Vốn hoạt động của hợp tác xã ...................................................................................... 25
2.7.1.1 Vốn góp của xã viên ........................................................................................... 25
2.7.1.2 Huy động vốn ..................................................................................................... 25
2.7.2 Quỹ của hợp tác xã...................................................................................................... 26
2.7.3 Tài sản của hợp tác xã................................................................................................. 26
2.7.4 Xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã khi giải thể.............................................................. 26
2.7.5 Phân phối lãi ............................................................................................................... 26
2.7.6 Xử lý các khoản lỗ ....................................................................................................... 27
iv
Pháp luật về Hợp tác xã
2.8 Tổ chức lại, giải thể, phá sản hợp tác xã ................................................................................ 27
2.8.1 Tổ chức lại hợp tác xã.................................................................................................. 27
2.8.2 Giải thể hợp tác xã....................................................................................................... 28
2.8.2.1 Giải thể tự nguyện .............................................................................................. 28
2.8.2.2 Giải thể bắt buộc ................................................................................................ 28
2.8.3 Phá sản hợp tác xã...................................................................................................... 29
2.9 Liên hiệp hợp tác xã, l iên minh hợp tác xã.............................................................................. 29
2.9.1 Liên hiệp hợp tác xã .................................................................................................... 29
2.9.2 Liên minh hợp tác xã.................................................................................................... 29
CHƯƠNG 3. DỰ THẢO LUẬT HỢP TÁC XÃ SỬA ĐỔI .................................................. 31
3.1 Sự cần thiết của việc xậy dựng Luật hợp tác xã (sửa đổi) ....................................................... 31
3.1.1 Những tồn tại trong thực tiễn phát triển hợp tác xã......................................................... 31
3.1.2 Hạn chế của Luật hợp tác xã năm 2003 ........................................................................ 31
3.1.3 Yêu cầu cải thiện môi trường kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế.............................. 31
3.2 Những điểm mới của dự thảo luật so với Luật hợp tác xã năm 2003 ........................................ 31
TỔNG KẾT ............................................................................................................................. 35
v
Pháp luật về Hợp tác xã
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ - LIST OF FIGURES
Figure 1.1: ICA logo ...........................................................................................................................5
Figure 1.2: USA Economic Impact by Cooperative Type
6
.....................................................................7
Figure 1.3: 2012 International Year of Co-operatives Logo....................................................................8
Figure 2.4: Sơ đồ tổ chức và quản lý HTX ......................................................................................... 23
vi
Pháp luật về Hợp tác xã
DANH MỤC BẢNG - LIST OF TABLES
Table 1.1: Số liệu về HTX năm 2009 ................................................................................................. 12
Table 3.2: Những điểm mới của dự luật HTX (sửa đổi) so với Luật hợp tác xã năm 2003 ..................... 34
vii
Pháp luật về Hợp tác xã
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT - ABBREVIATIONS
CTCP : Công ty cổ phần
CTHD : Công ty hợp danh
DGRV : Deutscher Genossenschafts- und Raiffeisenverband e. V. (German
Cooperative and Raiffeisen Confederation – reg. assoc.) – Liên
đoàn HTX Cộng hoà liên bang Đức
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
EU : European Union
Liên minh châu Âu
HCMC : Ho Chi Minh City
Thành phố Hồ Chí Minh
HCMCOU : Ho Chi Minh City Open University
Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh
HTX : Hợp tác xã
ICA : International Co-operative Alliance – Liên minh Hợp tác xã Quốc tế
KTTT : Kinh tế tập thể
KVKTTT : Khu vực Kinh tế tập thể
LHHTX : Liên hiệp hợp tác xã
Luật doanh nghiệp : Luật doanh nghiệp năm 2005 số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của
Quốc hội quy định về doanh nghiệp
Luật hợp tác xã : Luật hợp tác xã năm 2003 số 18/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của
Quốc hội quy định về hợp tác xã
MOET : The Ministry of Education and Training
NĐ : Nghị định
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TT : Thông tư
UBND : Uỷ ban nhân dân
VCA : Vietnam Co-operative Alliance – Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
1
Pháp luật về Hợp tác xã
LỜI NÓI ĐẦU
Luật hợp tác xã đầu tiên của nước ta được Quốc hội Khoá IX thông qua ngày 20 tháng 3 năm
1996, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi
cho hợp tác xã đổi mới và phát triển trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch
hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN.
Đến nay, qua gần 8 năm thực hiện, nhiều qui định của Luật hợp tác xã đã bộc lộ những hạn chế
và bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của khu
vực kinh tế hợp tác xã. Vì vậy, đòi hỏi Luật hợp tác xã phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
với những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bước
phát triển mới của khu vực kinh tế hợp tác xã, phù hợp với khung pháp lý nói chung và khung
pháp lý về kinh tế nói riêng đã không ngừng được hoàn thiện, bảo đảm cho mọi thành phần kinh
tế cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế.
Xuất phát từ yêu cầu đó, ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua
Luật hợp tác xã năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 thay thế Luật hợp
tác xã năm 1996. Việc Quốc hội thông qua Luật hợp tác xã năm 2003 một lần nữa khẳng định,
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển hợp tác xã - bộ phận nòng cốt của kinh tế
tập thể.
Trên cơ sở kế thừa các qui định của Luật hợp tác xã năm 1996, Luật hợp tác xã năm 2003 đã góp
phần hoàn thiện khung pháp lý về hợp tác xã, phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt
là hệ thống pháp luật kinh tế, cũng như phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế về hợp tác xã.
2
Pháp luật về Hợp tác xã
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ
1.1 Hợp tác xã là gì
Hợp tác xã là tổ chức của những người tự nguyện liên kết lại với nhau để đáp ứng các nhu cầu về
kinh tế, xã hội và văn hoá của mình và cộng đồng, là tổ chức tự chủ, tự chiụ trách nhiệm, phối
hợp giúp đỡ thành viên, có trách nhiệm xã hội và phát triển cộng đồng; HTX hoạt động dựa trên
các giá trị tương trợ, dân chủ, bình đẳng, công bằng và đoàn kết.
Hợp tác xã dựa trên nền tảng là sự giúp đỡ lẫn nhau và quan tâm lẫn nhau. Mỗi hợp tác xã là một
loại hình hoặc một tổ chức kinh doanh. Nó là một nhóm người cùng làm việc với nhau để giải
quyết các vấn đề của chính họ và đáp ứng các nhu cầu của họ. HTX thì khác nhau theo các mô
hình tổ chức tuy nhiên họ trung thành với 3 quy luật chính như sau:
HTX đối xử công bằng và tôn trọng mọi người.
HTX khuyến khích mọi người cùng làm việc với nhau nhằm giải quyết các vấn đề chung của
họ.
HTX cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng như cầu của con người hơn là chỉ nhằm mục
đích kiếm kiền.
Theo Liên minh hợp tác xã quốc tế ICA
1
Hợp tác xã là hiệp hội tự chủ (autonomous association) của những người tự nguyện tập hợp
nhau lại nhằm thỏa mãn những nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, văn hóa và xã hội
thông qua việc thành lập một doanh nghiệp (enterprise) đồng sở hữu và quản lý dân chủ.
Định nghĩa được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thông qua 2
Hợp tác xã là cơ sở kinh doanh được sở hữu và quản lý dân chủ bởi những người mà những
người này sử dụng sản phẩm và dịch vụ của hợp tác xã; quyền lợi của họ có nguồn gốc và được
phân phối công bằng trên cơ sở sử dụng.
1.1.1 Các loại hình hợp tác xã
Mô tả các loại hình HTX khác nhau:
1. HTX nông nghiệp:
Mục đích gia tăng việc sản xuất và phân phối các sản phẩm của nông nghiệp và tạo ra các sản
phẩm thực phẩm chẳng hạn như sữa, ngũ cốc, thịt, cá, rau cải và đồ dùng thủ công rẻ hơn.
HTX nông nghiệp cũng tham gia trong việc giữ an toàn môi trường.
2. HTX tiêu thụ/ HTX thực phẩm
1
What is a co-operative? ICA official website
2 Co-ops 101: An introduction to Cooperatives - Cooperative Information Report 55 – USDA
3
Pháp luật về Hợp tác xã
Họ nhắm đến việc cung cấp cho xã viên các hàng hóa tiêu dùng (thực phẩm, nước uống, quần
áo, nhà cửa) với giá công bàng và chất lượng tốt hơn.
3. HTX nhà ở
Việc thiếu chỗ ở thích đáng là một vấn đề toàn cầu. Các HTX này nhằm cung cấp các xã viên
phương tiện sống rẻ hơn và thích hợp hơn với các nhu cầu của họ, đặc biệt là các nước đang
phát triển.
4. HTX ngân hàng và các liên đoàn tín dụng
Các tổ chức này giúp các xã viên tiết kiệm tiền và tạo ra một “ngân hàng heo đất” sẵn có
chung cho tất cả với tỷ suất tiền lãi hợp lý. Các HTX ngân hàng và các liên đoàn tín dụng
cũng giúp cho việc tư vấn các xã viên của họ trong việc đầu tư và giành được các khoản vay.
5. HTX đánh bắt cá
Các HTX đánh cá giúp đỡ các xã viên của họ đánh bắt và sau đó tiếp thị và phân phối các sản
phẩm từ việc đánh bắt của họ. HTX đánh cá thì đặc biệt quan trọng tại các nước với bờ biển
sát biển.
6. HTX y tế và chăm sóc xã hội
Các HTX này cung cấp sự chăm sóc sức khỏe và quan tâm xã hội. Có các HTX nhằm cung
cấp sự chăm sóc hàng ngày cho trẻ nhỏ, chăm sóc người già và chăm sóc những người tàn
tật. Họ tạo ra sự chăm sóc sức khỏe tốt dễ dàng hơn nhờ vào việc tuyển dụng các bác sỹ , y tá,
bệnh viện và thuốc men có chất lượng. Các HTX y tế chăm sóc xã hội cũng cung cấp những
thông tin về các tổ chức sức khỏe khác có quan hệ với mình.
7. HTX công nhân:
Là các nhà kinh doanh mà sở hữu điều hành bởi những người làm việc như họ. Mỗi nhân
viên của HTX cũng là một xã viên và có quyền biểu quyết trong việc ra quyết định của HTX.
Htx công nhân thì khác với các HTX khác bởi vì các xã viên và nhân viên là một. Các HTX
công nhân với tất cả các loại hình kinh doanh: xây dựng, sản xuất, phân công công nhân với
tất cả các loại hình kinh doanh: xây dựng, sản xuất, phân phối, dịch vụ và bán lẻ với các
thành phần kinh tế bậc nhất từ kỹ thuật tới in ấn, từ nghệ thuật đến máy vi tính, từ tái tạo thiết
kế thời trang…
1.2 Vai trò kinh tế của hợp tác xã
Kinh tế hợp tác và hợp tác xã là nhu cầu tất yếu khách quan trong quá trình phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức và phát triển kinh tế hợp tác và
HTX không chỉ giúp những người sản xuất nhỏ có đủ sức cạnh tranh, chống lại sự chèn ép của
các doanh nghiệp lớn, mà về lâu dài Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, trong đó kinh tế HTX là một bộ phận quan trọng cùng với kinh tế Nhà nước dần trở
thành nền tẳng của nền kinh tế HTX đó cũng là nền tảng chính trị-xã hội của đất nước để đạt
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã là phù hợp yêu cầu khách quan trong nền kinh tế hàng hóa.
Tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã là tất yếu để phát triển kinh tế đất nước nhất là trong việc
4
Pháp luật về Hợp tác xã
phát triển nông nghiệp. Nó là hình thức hoạt động kinh tế phổ biến đã có từ lâu ở các nước như ở
Anh hợp tác xã ra đời năm 1761 và ở hầu hết các nước đều có. Ở các nước châu Á như
Indonesia, Nhật Ban, Philippin… đều có loại hình HTX nông nghiệp như: HTX cung ứng vật tư,
HTX dịch vụ sản xuất, HTX chế biến và tiêu thụ nông sản… đang đóng vai trò quan trong trong
quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp đất nước.
Ở những nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi, HTX là công cụ hữu hiệu điều chỉnh khiếm
khuyết của thị trường tự do, hạn chế sự cản trở đến hầu hết những người hoạt động trong khu
vực tư nhân, đặc biệt đối với những người hoạt động trong các lĩnh vực truyền thống và ở vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.
Ở các quốc gia trải qua những chuyển đổi kinh tế và chính trị, những nỗ lực cải tổ vẫn chưa đủ
thời gian hoặc chưa đủ các nguồn lực để điều chỉnh thị trường. Bởi vậy, cùng với các loại hình
doanh nghiệp khác, HTX có thể khuyến khích sự cạnh tranh bằng cách tạo môi trường kinh
doanh cởi mở để tiếp cận thông tin thông qua mạng lưới thị trường tốt hơn, giảm rào cản đối với
việc tiếp cận thị trường bằng cách huy động các nguồn lực và nâng cao khả năng đàm phán của
cá nhân thông qua họat động tập thể.
Trên thế giới, mọi người đang nỗ lực tạo ra những cơ hội kinh tế và cố gắng kiểm soát số phận
thông qua việc trở thành thành viên của các loại hình HTX khác nhau. HTX cho phép cá nhân
đạt được mục tiêu kinh tế từ cấp địa phương đến toàn cầu mà không thể có được trong hoạt động
đơn lẻ. Đối với các nước đang phát triển, cơ hội này không chỉ là chìa khóa để xóa đói nghèo mà
còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và an ninh toàn cầu.
Đầu tư phát triển HTX là đầu tư vào việc tạo ra và củng cố hoạt động ki