Tiểu luận Phật giáo và ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam

Ước muốn về một cuộc sống hạnh phúc đó là ước muốn từ muôn đời nay không của chỉ riêng ai. Phật Giáo chứa một triết lí nhân sinh cao cả với ước muốn là cứu con người khỏi nỗi khổ muôn đời, với cứu cánh là giải thoát, không phải bằng sự ban bố nhân đức mà ở chỗ con người có hạnh phúc hay không là chính ở cuộc sống đức độ của con người, có như vậy con người mới có thể đạt đến cái “Chân- Thiện - Mỹ” và nhập vào thế giới niếp bàn. Ta thấy rằng đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam từ những kỉ nguyên tây lịch, rồi tồn tại phát triển và chan hòa với dân tộc cho đến tận hôm nay. Nếu thời gian là thước đo của chân lí thì với bề dày lịch sử đó đạo Phật đã khẳng định những giá trị của nó trên mảnh đất này. Vì vậy tìm hiểu triết học Phật Giáo giúp con người biết hiểu hơn về một trường phái triết học lớn, về truyền thống văn hóa mà tổ tiên đã để lại

pdf28 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 19987 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phật giáo và ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Phật giáo và ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam Mục lục Chương 1: TỔNG QUAN .............................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề ................................................................................. 1 1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................. 1 1.3 Phương pháp nghiên cứu........................................................... 1 Chương 2: SỰ RA ĐỜI CỦA PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHẬT GIÁO ................................................. 2 2.1 Sự ra đời của Phật Giáo ............................................................ 2 2.1.1 Hoàn cảnh ra đời của Phật Giáo ....................................... 2 2.1.2 Thân thế và sự nghiệp của Đức Phật Thích Ca ................. 3 2.1.3 Sự truyền bá Đạo Phật vào Việt Nam ............................... 3 2.2 Những tư tưởng triết học cơ bản của Phật Giáo ......................... 4 2.2.1 Quan Điểm của Phật Giáo về thế giới Quan ..................... 4 2.2.2 Tư tưởng Phật Giáo về nhân sinh quan ............................ 6 Chương 3: ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA VIỆT NAM. ................................................................ 16 3.1 Ảnh hưởng của Phật Giáo về mặt tư tưởng và đạo lý ............. 16 3.1.1 Ảnh hưởng của Phật Giáo về tư tưởng ........................... 16 3.1.2 Ảnh hưởng của Phật Giáo về đạo lý ............................... 17 3.2 Ảnh hưởng Phật Giáo qua quá trình hội nhập văn hóa Việt Nam 18 3.2.1 Ảnh hưởng Phật Giáo qua sự dung hòa với các tín ngưỡng truyền thống, các tôn giáo khác và các thế hệ chính trị xã hội ............... 19 3.2.2 Ảnh hưởng Phật Giáo qua phong tục, tập quán .............. 20 3.2.3 Ảnh hưởng của Phật Giáo qua các loại hình văn hóa nghệ thuật 21 Chương 4: KẾT LUẬN ................................................................ 23 Phật giáo và ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam Page 1 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Đặt vấn đề Ước muốn về một cuộc sống hạnh phúc đó là ước muốn từ muôn đời nay không của chỉ riêng ai. Phật Giáo chứa một triết lí nhân sinh cao cả với ước muốn là cứu con người khỏi nỗi khổ muôn đời, với cứu cánh là giải thoát, không phải bằng sự ban bố nhân đức mà ở chỗ con người có hạnh phúc hay không là chính ở cuộc sống đức độ của con người, có như vậy con người mới có thể đạt đến cái “Chân- Thiện - Mỹ” và nhập vào thế giới niếp bàn. Ta thấy rằng đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam từ những kỉ nguyên tây lịch, rồi tồn tại phát triển và chan hòa với dân tộc cho đến tận hôm nay. Nếu thời gian là thước đo của chân lí thì với bề dày lịch sử đó đạo Phật đã khẳng định những giá trị của nó trên mảnh đất này. Vì vậy tìm hiểu triết học Phật Giáo giúp con người biết hiểu hơn về một trường phái triết học lớn, về truyền thống văn hóa mà tổ tiên đã để lại 1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tư tưởng cơ bản của triết học Phật Giáo, ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống tinh thần ở người Việt Nam. Phạm vi ngiên cứu: chỉ nghiên cứu những tư tưởng cơ bản của Phật Giáo và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống tinh thần ở người Việt Nam. 1.3 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cúu tiểu luận là phương pháp tổng hợp các phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là logic phân tích, tổng hợp gắn với lí luận thực tiễn để thực hiện đề tài. Phật giáo và ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam Page 2 Chương 2: SỰ RA ĐỜI CỦA PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHẬT GIÁO 2.1 Sự ra đời của Phật Giáo 2.1.1 Hoàn cảnh ra đời của Phật Giáo Điều kiện thiên nhiên ở Ấn Độ rất phức tạp, địa hình đa dạng, khắc nghiệt của tự nhiên và khí hậu là những thế lực tự nhiên đè nặng lên đời sống và ghi dấu ấn đậm nét lên tâm trí người dân Ấn Độ cổ. Xã hội Ấn Độ cổ đại là một xã hội rất sớm, khoảng thế kỉ thứ XXV trước công nguyên đã xuất hiện nền văn minh đầu tiên là nền văn minh sông Ấn. Đến thế kỉ thứ XV trước công nguyên , có sự xâm nhập của người Arya vào khu vực của người bản địa (người Dravida) hình thành nên các quốc gia Ấn Độ tạo nên nền văn hóa mới gọi là nền văn hóa Véda. Đặc diểm nổi bật của nền kinh tế - xã hội Ấn Độ cổ là sự tồn tại rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế xã hội theo mô hình “công xã nông thôn”, đặc trưng của kết cấu này là ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước của các Đế Vương, mà gắn liền với nó là sự bần cùng hóa của người dân trong công xã. Xã hội thời kì này được phân chia thành 4 đẳng cấp lớn là: Tăng lữ, quý tộc, bình dân tự do và nô lệ cung đình. Sự phân chia đẳng cấp đó là cho xã hội xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp giữa các đẳng cấp trong xã hội. Trong cuộc đấu tranh ấy nhiều tôn giáo và trường phái triết học đã ra đời, trong đó có Phật Giáo. Phật Giáo ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bà-La- Môn và chế độ đẳng cấp. Phật Giáo lí giải căn nguyên nỗi khổ và tìm đường giải thóat cho con người khỏi nỗi khổ triền miên đè nặng trong xã hội nô lệ Ấn Độ. Vì chống lại sự ngự trị của đạo Bà-La-Môn, đặt biệt là chống lại quan điểm của kinh Véda, nên Phật Giáo được xem là dòng triết học không chính thống. Đức Phật xuất hiện như một mặt trời sưởi ấm: buổi ban mai làm tan đi Phật giáo và ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam Page 3 bóng đen dày đặc đã từ lâu che phủ cuộc đời. Ngài không chỉ là vị cứu tinh cho xứ Ấn Độ thời bấy giờ, mà còn là người vạch ra hướng đi mới cho nhân loại. 2.1.2 Thân thế và sự nghiệp của Đức Phật Thích Ca Người sáng lập ra Phật Giáo là Thích Ca Mâu Ni, tên thật là Tât Đạt Đa (Siddhattha), họ là Cù Đàm (Goutama), thuộc bộ tộc Sakya. Tất Đạt Đa sinh ngày 15 tháng 4 năm 563 trước CN, là Thái tử của vua Tịnh Phạn, một nước nhỏ nằm ở Bắc Ấn Độ (nay thuộc vùng đất Nepan). Mặc dù sống trong cảnh cao sang quyền quý, dòng dõi Đế Vương, vợ đẹp con ngoan. Nhưng trước bối cảnh xã hội phân chia đẳng cấp khắc nghiệt, với sự bất lực của con người trước khó khăn của cuộc đời. Năm 29 tuổi, ông quyết định từ bỏ con đường Vương giả xuất gia tu đạo. Sau 6 năm tu hành, năm 35 tuổi, Tất Đạt Đa đã giác ngộ tìm ra chân chân lí “Tứ diệu đế” và “Thập nhị nhân duyên”, tìm ra con đường giải thoát nỗi khổ cho chúng sinh. Từ đó Người đã đi khắp nơi để truyền bá tư tưởng của mình và ông đã trở thành người sáng lập ra tôn gáo mới là Đạo Phật. Về sau ông được suy tôn với nhiều danh hiệu khác nhau: Đức Phật, Thích Ca Mâu Ni, Thánh Thích Ca… Qua hơn 40 năm hoằng pháp và truyền đạt Giáo lí khắp nước Ấn Độ. Năm ông 80 tuổi thì qua đời, ông để lại cho nhân lọai những tư tưởng triết học Phật Giáo vô cùng quý báu. 2.1.3 Sự truyền bá Đạo Phật vào Việt Nam Việc xá định niên đại Phật Giáo du nhập vào Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có đủ tư liệu đề biết chính xác. Sử liệu chỉ nói đến tình hình Phật Giáo nước ta từ thế kỉ thứ II sau công nguyên, lúc bấy giờ trung tâm Phật Giáo ở Luy Lâu ( vùng Dâu-Thuận Thành- Hà Bắc) đã khá thịnh đạt. Điều đó khiến ta có thể suy đoán rằng Phật Giáo từ phía Nam Ấn Độ qua đường biển vào Việt Nam khỏang thế kí thứ I sau công nguyên. Các vị sư đầu tiên là Phật giáo và ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam Page 4 người Ấn Độ, nhưng về sau lại thấy xuất hiện tên hiệu vị sư Trung Á và Trung Hoa. Có thể nói rằng, ngay từ thời rất xưa Việt nam đã đựơc cao tăng Ấn Độ đến để truyền Giáo trực tiếp. Trải qua các triều đại từ Đinh, Lê, Lý, Trần… Đặc biệt là dưới 2 triều đại Lý và Trần, Phật Giáo đã để lại dấu ấn một thời vàng son. Từ thế kỉ thứ XIII tuy Phật Giáo không còn là quốc Giáo nhưng có sự kết hợp hài hòa với tinh thần “Tam Đạo Đồng Đường” đã tạo cho Phật Giáo một nét mới, vẫn để lại nhiều dấu ấn trong tâm hồn, tình cảm, phong tục tập quán và cảnh quan của dân tộc Việt Nam. 2.2 Những tư tưởng triết học cơ bản của Phật Giáo Tư tưởng triết học Phật Giáo ban đầu chỉ là truyền miệng, sau đó được viết thành văn thể trong một khối kinh điển rất lớn, gọi là “ Tam Tạng”, Gồm 3 Tạng kinh điển là: Tạng Kinh, Tạng Luật, và Tạng Luận. Trong đó thể hiện các quan điểm về thế giới và con người. 2.2.1 Quan Điểm của Phật Giáo về thế giới Quan Quan điểm về thế giới quan của Phật Giáo Được thể hiện tập trung ở nội dung của 3 cặp phạm trù: Vô ngã, Vô thường và Duyên. 2.2.1.1 Vô ngã Cho rằng thế giới xung quanh ta và cả con người không phải do một vị thần nào sáng tạo ra, mà được cấu thành bởi sự kết hợp giữa 2 yếu tố: “Sắc” và “Danh”. Sắc: Là yếu tố vật chất, là cái thể cảm giác được. Còn “Danh”. Là yếu tố tinh thần, không có hình chất mà chỉ có có tên gọi. Chính cái “Danh” và “Sắc” đó hợp lại với nhau tạo thành “Ngũ Uẩn”: Sắc (vật chất), thụ (cảm giác), Tưởng (ấn tượng), Hành (suy lý) và thức (ý thức). “Danh” và “Sắc” tác dộng qua lại tạo nên vạn vật và con người. Nhưng sự tồn tại của vật chất chỉ là tạm thời, không có sự vật riêng biệt nào tồn tại mãi mãi. Do đó cũng không có cái gọi là “Tôi”. Phật giáo và ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam Page 5 2.2.1.2 Vô thường Nghĩa là vạn vật biến đổi cùng theo chu trình bất tận: Sinh-Trụ-Dị- Diệt. Vậy thì “có có” – “không không” luân hồi bất tận, “thoáng có” - “thoáng không”, cái còn mà chẳng còn cái mất mà chẳng mất. Đức Phật dạy, “tất cả những gì trong thế gian đó là biến đổi, hư hoại, đều là vô thường”. Vì vậy vô thường nghĩa là không thường, không mãi ở yên trong một trạng thái nhất định, luôn luôn thay đổi hình dạng, đi từ trạng thái hình thành đến biến dị rồi tan rã. Vô thường của Đạo Phật là một phương pháp chỉ rõ mặt trái của đời, để bài trừ những sự mê lầm, ngăn chặn người chạy theo vật dục, nó chưa phải là thuyết tuyệt đối. Vô thường là một định luật chi phối tất cả sự vật từ thân tâm cho đến hoàn cảnh. Hiệu lý vô thường, con người dễ giữ được bình tĩnh, thản nhiên trước cảnh đổi thay bất ngờ. 2.2.1.3 Duyên Là điều kiện giúp cho nguyên nhân trở thành kết quả. Phật Giáo cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất đều chịu sự chi phối của luật nhân duyên. Trong đó duyên là điều kiện giúp cho nguyên nhân trở thành kết quả. Kết quả ấy lại nhờ có duyên mà trở thành nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà trở thành kết quả mới. Cứ như vậy mà tạo nên sự biến đổi không ngừng của các sự vật, tuân theo quy luật Nhân-Quả: nhân là cái mầm, Qủa là cái hạt, cái trái do mầm ấy phát sinh. Nhân và quả là hai trạng thái nối tiếp nhau, nương vào nhau mà có. Nếu không có nhân thì không thể có quả, nếu hkông có quả thì không thể có nhân, nhân thế nào thì quả thế ấy. Nói cách khác nhân với quả bao giờ cũng đồng một loại với nhau, hể nhân đổi thì quả đổi. Một nhân không sinh ra quả, sự vật trong vũ trụ này đều là sự tổ hợp của nhiều nhân duyên. Cho nên không có nhân nào tự tạo thành quả được nếu Phật giáo và ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam Page 6 không có sự giúp đỡ của nhiều nhân khác, trong nhân có quả, trong quả có nhân. Một sự vật mà ta gọi là quả là khi nó biến chuyển hình thành ra trạng thái mà ta mong đợi, ước muốn. Mỗi vật vì thế điều có thể gọi là nhân hay là quả đều được cả. Đối với quá khứ thì nó là quả, đối với tương lai thì nó là nhân. Sự biến chuyển từ nhân đến quả có khi nhanh khi chậm, chứ không phải bao giờ cũng diễn tiến trong một thời gian đồng nhất. Tóm lại: Triết học Phật Giáo bát bỏ quan niệm duy tâm cho rằng thần thánh sáng tạo ra con người và vũ trụ. Phật Giáo thừa nhận con người và sự vật được cấu thành từ các yếu tố vật chất và tinh thần, các sự vật của thế giới trong sự biến đổi không ngừng. Đó là quan điểm duy vật biện chứng về thế giới, mặc dù còn chất phác, mộc mạc nhưng rất đáng trân trọng. 2.2.2 Tư tưởng Phật Giáo về nhân sinh quan Quan điểm về nhân sinh quan của Phật Giáo bao gồm “Nghiệp”, thuyết “Tứ Diệu Đế” và “Ngũ giới”. 2.2.2.1 Nghiệp báo Là một định luật nhân quả trong vấn đề luân lý, hay như người phương tây thường nói là “ảnh hưởng của hành động”. Phật Giáo không nhìn nhận có một linh hồn trường cữu được tạo nên một cách ngẫu nhiên và độc đoán. Phật Giáo tin có định luật và công lý thiên nhiên, không phải do một đấng thượng đế toàn năng hay một Đức Phật đại từ đại bi tạo nên. Theo lý nghiệp báo, chúng ta không nhất định trói buộc trong một hoàn cảnh nào, vì nghiệp báo không phải là số mạng cũng không phải là tiền định do một oai lực huyền bí nào đó định đoạt cho ta một cách bất khả kháng. Chúng ta có đủ năng lực để chuyển phần nào cái nghiệp của ta theo ý muốn. Nghiệp không nhất thiết phải là hành động trong quá khứ mà thôi. Nghiệp bao chùm qúa khứ và hiện tại là nơi trong quá khứ chúng ta hành Phật giáo và ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam Page 7 động như thế nào và trong tương lai chúng ta sẽ là như thế nào cũng tùy nơi hành động chúng ta trong hiện tại. Tóm lại: tất cả nghiệp lực đều tùy thuộc nơi biến đổi của tâm lực và luôn luôn sẵn sàng phát hiện trong muôn ngàn hiện tượng mỗi khi có cơ hội. Nghiệp là năng lực cá biệt được chuyển từ kiếp này sang kiếp khác. Nghiệp thủ một vai trò quan trọng trong việc cấu tạo tâm tính con người, nghiệp giải thích những hiện tượng mà ta gọi là vĩ nhân, thiên tài, thần đồng. 2.2.2.2 Thuyết tứ Diệu đế Nội dung triết lý nhân sinh của Phật Giáo thể hiện trong “Tứ Diệu Đế” được Phật Giáo coi là 4 chân lý vĩ đại. Thông điệp tứ diệu đế được xem là một giải trình mà ở đó bao gồm cả hai mặt nhận thức và hành động, do đó con đường tu tập tứ đế không thể xét qua góc độ nhận thức mà vấn đề là mô thức biện chứng của nó. Đức Phật trong quá trình đi tìm con đương giải thóat, những kinh nghiệm khổ đau của bản thân đã trải qua là những kinh nghiệm sâu sắc. Do đó thuyết tứ diệu đế được xem như một quá trình biện chứng thực tại ngay đời sống của người và cái đỉnh cao tận cùng ấy được Đức Phật giảng giải qua dạng của tứ đế trên cơ sở tương quan nhân quả, đây chính là bằng chứng thực tại mà Đức Phật đã đi qua. Vì thế nó không phải là mẫu thức lý tưởng, cũng không phải là bản sao chép từ những ý nịêm. Tứ Diệu Đế được Đức Phật giải minh thông qua bốn tiền đề triết học cơ bản: Tri ân thực tại, sự chuyển hướng tư duy, sự chuyển hướng 2 chiều, giải trình tư duy. 2.2.2.2.1 Khổ đế Là thực trạng đau khổ của con người, triết lý về cuộc đời mỗi người là một bể khổ, ràng buộc, hệ lụy, không tự do. Có tám cái khổ: Sinh, lão, bệnh , Phật giáo và ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam Page 8 tử, thụ biệt khổ, sở cầu bất đắc, ngũ thụ uẩn, ta có thể chia thành ba phương diện.  Phương diện sinh lý: Khổ là một cảm giác khó chịu, bức xúc, đau đớn.  Phương diện tâm lý: Là sư đau khổ do không vừa ý, không vừa lòng… Tạo nên đau khổ. Những mất mát thua thiệt trong cuộc đời làm mình khổ.  Phương diện Phật học: Khổ là ngũ thụ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức). Khi ta bám víu vào năm yếu tố trên, coi đó là ta, là cùa ta, là tự ngã của ta, thì sự khổ đau có mặt. Ý niệm về “thân thể của tôi”, “tình cảm tôi”, “nhận thức của tôi”…hình thành một cái tôi ham muốn, vị kỷ, từ đó mọi đau khổ phát sinh đều gắn liền với ý niệm về cái tôi ấy. Tóm lại: Cái khổ về mặt hiện tượng là cảm giác khổ về thân, sự bức xúc của hòan cảnh, sự không toại nguyện của tâm lý về bản chất. Về phương triết học, khổ đau là một thực tại như thực đối với con người, khổ đế là một chân lý khách quan hiện thực, khổ hay hình thái bất an là kết quả hàng lọat nhân duyên được tạo tác từ tâm thức. Như vậy tri nhân thực tại là một cách trực tiếp đi vào soi sáng mọi hình thái khổ đau của con người. Để thấu hiểu triệt để cái căn nguyên của khổ đau, con người không thể dừng lại ở sự thật của đau khổ, hay quay mặt chạy trốn, mà phải đi vào soi sáng cái bản chất nội tại của nó. 2.2.2.2.2 Tập đế Chân lí về sự phát sinh của khổ: Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn, tìm sự thoả mãn dục vọng, thoả mãn được trở thành, thoả mãn được hoại diệt. Các loại ham muốn này là gốc của Luân hồi Có 12 nguyên nhân gây ra sự đau khổ (thập nhị nhân duyên). Phật giáo và ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam Page 9  Vô minh: Đây là danh từ mang hàm nghĩa chỉ sự không hiểu biết chánh pháp, không thông hiểu bản chất của cuộc sống, chứ không phải mang nghĩa thông thường là không hiểu. Vì do vô minh mà con người chỉ lo bám víu đời sống hôm nay, chỉ lo tìm kiếm lợi lạc cho riêng mình, mong muốn được thụ cảm những những hạnh phúc, vui sướng, thoải mái tạm bợ bên ngoài nhằm thỏa mãn giác quan. Đó là một sự ngu muội vô cùng, vì rằng hạnh phúc vĩnh cửu chỉ xuất hiện từ trong nội tâm phát ra mà thôi. Còn nương tựa bên ngoài thì không bao giờ là bền vững, nhất định nó sẽ tan biến và mất đi dù chúng ta có bám lấy sao đi nữa.  Hành: Chữ Hành ta có thể hiểu đó chính là những hành động, hành vi của thân, khẩu, ý gây tạo nên nghiệp quả. Yếu tố này do vô minh dẫn đến, Vì rằng không có hiểu biết mà con người hành động theo tham ái, hay dục vọng của mình mà không có điều hòa, chế ngự tâm nên tội lỗi, khổ đau, buồn phiền luôn xuất hiện theo sau.  Thức: Đây là yếu tố do Hành dẫn đến. Mang hàm nghĩa là thức nối tiếp, thức tái sinh hay thức nhận biết.Khi chúng ta hành động không có Chánh kiến sẽ dẫn đến những nhận biết sai lầm, để rồi chúng ta trở nên vô minh nhiều hơn nữa.  Danh sắc: Yếu tố do Thức dẫn đến. Danh Sắc hay còn được gọi là tâm và thân. Khi sự thấu hiểu sai lệch được hình thành làm cho Tâm (Danh) chúng ta có khuynh hướng lệ thuộc vào những quan kiến đó, khi đó bản ngã sẽ xuất hiện. Cụm từ Danh Sắc bao hàm nên một con người.  Lục Căn: Đây là yếu tố do Danh Sắc dẫn đến. Bao gồm có: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý và nó chỉ có khi con người tồn tại.  Xúc: Yếu tố do Lục Căn dẫn đến. Bên cạnh lục căn gồm có Lục Trần: Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp. Cả hai Lục Căn và Lục Trần cấu tạo Phật giáo và ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam Page 10 nên Xúc của con người. Tiếp xúc thế giới xung quanh sinh ra các cơ quan cảm giác.  Thọ: Yếu Tố do Xúc dẫn đến. Thọ ta có thể hiểu nó chính là cảm giác hạnh phúc, đau khổ hay không hạnh phúc, không đau khổ. Hiểu theo nghĩa thô đó chính là sự nhận, thụ hưởng. Có nghĩa là khi mà Xúc phát xuất thì Thọ cũng sẽ xảy ra cùng lúc.  Ái: Yếu Tố do Thọ dẫn đến. Chỉ những dục vọng mong muốn, yêu thích, thèm khát… Vì khi con người nhận được những xúc cảm bên ngoài tác động vào, họ phát sinh nên tham ái đối với những đối tượng giác quan đó.  Thủ: Yếu Tố do Ái dẫn đến. Chỉ sự bám chặt, bám víu, thủ chấp…. Mang nghĩa gần giống với Luyến. Đây là yếu tố dẫn con người đi trong vòng luân hồi mãi mãi. Do chúng ta bám chấp vào đời sống.  Hữu: Yếu tố do Thủ dẫn đến. Đây chỉ về Nghiệp gồm có quá trình tạo tác, quá trình nhận lãnh. Vì do bám víu, xem điều gì hay vật gì đó là của mình nên con người tạo những nghiệp quả nhằm đem lại lợi ích cho chính mình, tiến trình thông qua 3 hành động từ thân, khẩu và ý.  Sanh: Yếu tố do Hữu dẫn đến. Yếu Tố Sanh mang hàm nghĩa là sự hình thành của của năm uẩn trong bào thai của một người mẹ nào đó. Do chịu lý của Nghiệp Quả mà thức tái sanh sẽ tiếp tục trở lại bào thai người mẹ và hình thành nên một con người để thụ lãnh Nghiệp đã vay tạo.  Lão và tử: ếu tố cuối cùng do Sanh dẫn đến. Đây là thuộc về luật tự nhiên và như một giai đoạn mà không một người nào thoát khỏi nếu như còn mang nặng ngũ uẩn. Con người sẽ già theo năm tháng và cuối cùng là phải giã từ cõi đời. Như thế 12 nhân duyên là hiện hữu của con người, đồng thời cũng là tiến trình hiện hữu của con người từ
Luận văn liên quan