Đà Nẵng là một thành phố có những bước phát triển về kinh tế xã hội vượt
bậctrong những năm gần đây. Định hướng chung của thành phố trong những năm
sắp tới là hướng tới phát triển thành phố một cách bềnvững cả về kinh tế và xã
hội. Ngành nông nghiệp của thành phố củng không nằm ngoài xuhướng đó, phát
triển bền vững nông nghiệp sẽlà hướng đi chính trong tương lai.Những năm gần
đây, sản suất nông nghiệp của thành phố đã có những bước tiến đáng kể, tuy
nhiên, so với nhu cầu và tiềm năng thì còn nhiều hạn chế, vì vậy việc xác định rõ
những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế là cần thiết để từ đó có những
định hướng và đề ra những giải pháp phát triển bền vữngnền nông nghiệp thành
phố nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống của nhân dân. Xuất phát từ yêu
cầu đó, em đã chọn đề tài “Phát triển bền vững nông nghiệp Đà Nẵng”
80 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4443 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phát triển bền vững nông nghiệp Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG
Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài.
Đà Nẵng là một thành phố có những bước phát triển về kinh tế xã hội vượt
bậc trong những năm gần đây. Định hướng chung của thành phố trong những năm
sắp tới là hướng tới phát triển thành phố một cách bền vững cả về kinh tế và xã
hội. Ngành nông nghiệp của thành phố củng không nằm ngoài xu hướng đó, phát
triển bền vững nông nghiệp sẽ là hướng đi chính trong tương lai. Những năm gần
đây, sản suất nông nghiệp của thành phố đã có những bước tiến đáng kể, tuy
nhiên, so với nhu cầu và tiềm năng thì còn nhiều hạn chế, vì vậy việc xác định rõ
những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế là cần thiết để từ đó có những
định hướng và đề ra những giải pháp phát triển bền vững nền nông nghiệp thành
phố nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống của nhân dân. Xuất phát từ yêu
cầu đó, em đã chọn đề tài “Phát triển bền vững nông nghiệp Đà Nẵng”
II. Mục đích nghiên cứu.
Đánh giá khái quát thực trạng phát triển nông nghiệp của thành phố Đà
Nẵng.
Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tác động đến quá trình
phát triển nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng.
Phân tích các yếu tố tác động đến phát triển nông nghiệp thành phố đà nẵng
một cách bền vững.
Định hướng và đưa ra các giải pháp góp phẩn phát triển nông nghiệp thành
phố bền vững trong tương lai.
III. Bố cục đề tài nghiên cứu.
Bố cục của đề tài bao gồm:
- Phần 1: Cơ sở lý luận chung về nông nghiệp và phát triển bền
vững nông nghiệp
- Phần 2: Thực trạng phát triển của nông nghiệp thành phố Đà
Nẵng.
- Phần 3: Những giải pháp và kiến nghị phát triển bền vững nông
nghiệp Đà Nẵng.
IV. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng kết hợp nhiều phương pháp như: so
sánh, thống kê, phân tích đánh giá... để làm rỏ vấn đề nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tập trung chủ yếu trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó có nêu thêm kinh nghiệm phát triển bền vững nông
nghiệp của một số địa phương .
Trong quá trình nghiên cứu dù đã tích cực tìn hiểu về lý luận củng như
thâm nhập thực tế để làm rỏ vấn đề nhưng với hiểu biết còn hạn chế của minh nên
không tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót, rất mong được sự quan tâm, góp ý
của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đở của giáo viên hướng dẩn thạc sỉ Lê
Bảo đã tận tình hướng dẩn em hoàn thành đề tài trong suốt thời gian thực hiện để
tài.
Em xin chân thành cảm ơn các cô (chú), anh (chị) tại phòng Xây dựng cơ
bản, Sở Kế hoạch – Đầu tư thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho em tham gia
thực tập và tìm kiếm tài liệu, số liệu để hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Đà Nẵng, ..... ngày....tháng.....năm 2009
Sinh viên thực hiện: Đào Quang Thắng
Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP.
I. Nông nghiệp.
1. Khái niệm.
Nông nghiệp là ngành có lịch sử phát triển lâu đời, các hoạt động nông
nghiệp đã có từ hàng ngàn năm nay kể từ khi con người từ bỏ nghề săn bắn và
hái lượm. Do lịch sử lâu đời này mà nông nghiệp thương được nói đến như là
nền kinh tế truyền thống. Ngày nay mặc dù với sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật con người đã sản xuất được những máy móc thiết bị hiện đại nhưng
người nông dân vẩn thường áp dụng những kỹ thuật đã phát triển từ hàng trăm
nghìn năm trước để trồng trọt.
2. Đặc điểm vai trò của nông nghiệp.
Nông nghiệp là ngành tạo ra sản phẩm thiết yếu nhất cho con người.
Lương thực thực phẩm chỉ có ngành nông nghiệp mới sản xuất ra. Trên thực tế
phần lớn các sản phẩm chế tạo có thể thay thế nhưng không có sản phẩm nào
có thể thay thế lương thực. Do đó nước nào củng phải sản xuất hoặc nhập khẩu
lương thực để phục vụ nhu cầu của mình.
Hoạt động sản xuât nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách
quan. Trước hết nông nghiệp khác cơ bản với các ngành khác ở chổ tư liệu sản
xuất chủ yếu là đất đai, điều kiện tự nhiên. Ngành nào tiến hành sản xuất kinh
doanh củng cần đất đai, nhưng không có ngành nào đất đai đóng vai trò chủ
đạo như nông nghiệp. Gắn liền với vai trò của đất đai là ảnh hưởng của thời
tiết. Củng không có ngành nào, ngoài nông nghiệp phụ thuộc vào sự biến động
thất thường của thời tiết như vậy. Cùng với sự biến động của thời thiết, điều
kiện thổ nhưỡng, độ màu mở của đất đai mổi nơi mổi khác nên việc lựa chọn
cơ cấu cây trồng, vật nuôi và kỹ thuật canh tác củng khác nhau. Trong nông
nghiệp sự khác nhau về chất lượng đất trồng, khí hậu, nguồn nước sẳn có dẩn
đến việc sản xuất chủng loại cây khác nhau và sử dụng các biện pháp canh tác
khác nhau.
Ngành nông nghiệp có đặc điểm là tỷ trọng lao động và sản phẩm trong
nền kinh tế có xu hướng giảm dần. Ở các nước đang phát triển nông nghiệp tập
trung nhiều lao động hơn hẳn với các ngành khác, trung bình thường chiếm từ
60% - 80% lực lượng lao động xã hội. Ngược lại ở các nước phát triển tỷ lệ
này không quá 10%. Về sản phẩm, giá trị sản lượng nông nghiệp ở các nước
đang phát triển thường chiếm từ 30 – 60%, trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ
này thường dưới 10%. Sự biến động này chịu sự tác động của quy luật tiêu
dùng sản phẩm và quy luật tăng năng suất lao động.
3. Tác động của nông nghiệp đến tăng trưởng và phát triển.
Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đặc biệt với
các nước đang phát triển
Khu vực nông nghiệp củng có thể là một nguồn cung cấp vốn cho phát
triển kinh tế. Ở các nước không giàu tài nguyên (như dầu hỏa) thì nông sản
đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu, và ngoại tệ thu được sẽ dùng để nhập
khẩu máy móc, trang thiết bị cơ bản và những sản phẩm trong nước chưa sản
xuất được. Trừ một số ít nước dựa vào nguồn tài nguyên phong phú (dầu mỏ,
khoáng sản...) để xuất khẩu, đổi lấy lương thực cho nhu cầu tiêu dùng của dân
số nông thôn củng như thành thị. Nông nghiệp còn cung cấp các yếu tố đầu vào
cho hoạt động kinh tế. Với hơn 70% dân số ở nông thôn thực sự là nguồn nhân
lực dự trử dồi dào cho khu vự thành thị. Để đáp ứng nhu cầu lâu dài về mặt
phát triển kinh tế, việc gia tăng dân số ở khu vực thành thị sẽ không đủ khả
năng đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hóa đất nước.
Là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Các sản
phẩm của ngành nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào quan
trọng của công nghiệp chế biến qua đó sẽ nâng cao giá trị của nông sản trên thị
trường đặc biệt là hướng vào sản phẩm xuất khẩu.
Tạo việc làm cho đa số lao động nông thôn. Nông nghiệp tạo ra thu
nhập chính cho bộ phận dân cư ở nông thôn.
4. Tác động môi trường của nông nghiệp.
Trong khi sử dụng (và thường sử dụng chưa hợp lý) các nguồn tài
nguyên thiên nhiên nông nghiệp có thể gây ra các tác động môi trường tích cực
hoặc tiêu cực. Đến nay, nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất và làm
cho nguồn nước ngày càng khan hiếm. nông nghiệp là yếu tố chính làm suy
kiệt nguồn nước ngầm, ô nhiểm hóa chất nông nghiệp, bạc màu đất và thay đổi
khí hậu toàn cầu khi chiếm tới 30% lượng phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên
nông nghiệp củng là nới cung cấp chính các dịch vụ môi trường thường không
được công nhận và không được trả tiền như cố định cacbon, quản lý lưu vực
sông và bảo tồn đa dạng sinh học. Với tình trạng khan hiếm nguồn tài nguyên
ngày càng gia tăng, thay đổi khí hậu dẩn đến những quan ngại về sự biến đổi
môi trường và cái giá phải trả trong tương lai, kiểu nông nghiệp hiện nay
không phải là một cách hay. Quản lý các mối quan hệ giữa nông nghiệp, bảo
tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường là một phần không thể tách rời khỏi
nông nghiệp vì sự phát triển.
II. Phát triển bền vững và phát triển bền vững nông nghiệp.
1. Khái niệm.
Để duy trì sự sống của bản thân và tiếp tục sự phát triển của nòi giống,
ngay từ thời kỳ nguyên thuỷ của lịch sử nhân loại, con người đã có những hoạt
động khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến thành những vật phẩm cần thiết
cho mình, hoặc để cải thiện những điều kiện thiên nhiên, tạo nên môi trường
sống thích hợp với mình. Trong lúc tiến hành những hoạt động đó, con người ít
nhiều đã biết rằng mọi can thiệp vào tài nguyên thiên nhiên và môi trường luôn
luôn có hai mặt lợi, hại khác nhau đối với cuộc sống trước mắt và lâu dài của
con người. Một số kiến thức và biện pháp thiết thực để ngăn ngừa những tác
động thái quá đối với môi trường đã được đúc kết và truyền đạt từ thế hệ này
qua thế hệ khác dưới dạng những tín ngưỡng và phong tục. Trong các xã hội
công nghiệp, với sự phát hiện những nguồn năng lượng mới, vật liệu mới và kỹ
thuật sản xuất tiến bộ hơn nhiều, con người đã tác động mạnh mẽ vào tài
nguyên thiên nhiên và môi trường, can thiệp một cách trực tiếp và nhiều khi
thô bạo vào các hệ thiên nhiên. Để “chế ngự” thiên nhiên, con người nhiều khi
đã tạo nên những mâu thuẫn sâu sắc giữa mục tiêu phát triển của xã hội loài
người với các quá trình diễn biến của tự nhiên. Để đạt tới những năng suất cao
trong sản xuất nông nghiệp, con người đã chuyển đổi các dòng năng lượng tự
nhiên, cắt nối các mắt xích thức ăn vốn có của thiên nhiên, đơn điệu hoá các hệ
sinh thái, sử dụng năng lượng bổ sung to lớn để duy trì những cân bằng nhân
tạo mong manh. Đặc biệt là trong nửa cuối thế kỷ 20, sau những năm hồi phục
hậu quả của thế chiến lần thứ hai, hàng loạt nước tư bản chủ nghĩa cũng như xã
hội chủ nghĩa tiếp tục đi sâu vào công nghiệp hoá, nhiều nước mới được giải
phóng khỏi chế độ thực dân cũng có điều kiện phát triển mạnh mẽ nền kinh tế
của mình. Một số nhân tố mới như cách mạng khoa học và kỹ thuật, sự bùng
nổ dân số, sự phân hoá các quốc gia về thu nhập đã tạo nên nhiều nhu cầu và
khả năng mới về khai thác tài nguyên thiên nhiên và can thiệp vào môi trường.
Trật tự bất hợp lý về kinh tế thế giới đã tạo nên hai loại ô nhiễm: “ô nhiễm do
thừa thãi” tại các nước tư bản chủ nghĩa phát triển và: “ô nhiễm do đói nghèo”
tại các nước chậm phát triển về kinh tế.
Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển.
Nhưng con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể ngừng tiến hoá
và ngừng sự phát triển của mình. Đó là qui luật của sự sống, của tạo hoá mà
vạn vật đều phải tuân theo một cách tự giác hay không tự giác. Con đường để
giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát
triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi
trường. Phát triển đương nhiên sẽ biến đổi môi trường, nhưng làm sao cho môi
trường vẫn làm đầy đủ các chức năng: đảm bảo không gian sống với chất
lượng tốt cho con người, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần thiết,
tái xử lý các phế thải của hoạt động của con người, giảm nhẹ tác động bất lợi
của thiên tai, duy trì các giá trị lịch sử văn hoá, khoa học của loài người. Hay
nói một cách khác đó là: phát triển bền vững (PTBV).
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện
tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế
hệ tương lai. Phát triển bền vững là một phương hướng phát triển được các
quốc gia trên thế giới ngày nay hướng tới, đó là niềm hy vọng lớn của toàn thể
loài người
PTBV có đặc điểm:
(1) - Sử dụng đúng cách nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không làm
tổn hại hệ sinh thái và môi trường
(2) - Tạo ra các nguồn vật liệu và năng lượng mới
(3) - Ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ phù hợp với hoàn cảnh địa
phương
(4) - Tăng sản lượng lương thực, thực phẩm
(5) - Cấu trúc và tổ chức lại các vùng sinh thái nhân văn để phong cách
và chất lượng cuộc sống của ngươì dân đều thay đổi theo hướng tích cực
Mục tiêu cuối cùng của PTBV là thỏa mãn yêu cầu căn bản của con
người, cải thiện cuộc sống, bảo tồn và quản lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm
tương lai ổn định. PTBV thực hiện và đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ, giữa
các quốc gia, giữa hiện tại với tương lai. PTBV có tính chất đa diện, thống
nhất, toàn bộ. Muốn PTBV phải lồng ghép được 3 thành tố quan trọng của sự
phát triển với nhau: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Đây là nguyên lý chung để hướng sự phát triển bền vững của các lĩnh vực
trong nền kinh tế.
Cùng với định nghĩa về PTBV, khái niệm phát triển nông nghiệp bền
vững cũng hình thành. Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20, những vấn
đề đặt ra chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp: bảo vệ môi trường đất,
nước và khởi xuớng một số hệ thống canh tác bền vững. Mục đích của nông
nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống bền vững về sinh thái, có tiềm lực về
kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người mà không huỷ
diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường. Thông tin về các mô hình canh tác
tổng hợp, canh tác bền vững trên đất dốc, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp…
Phát triển Nông nghiệp và bền vững là quá trình đa chiều bao gồm: (i)
tính bền vững của chuỗi lương thực (từ người sản xuất đến tiêu thụ, liên quan
trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trường); (ii) tính bền vững trong
sử dụng tài nguyên đất và nước về không gian và thời gian; (iii) khả năng
tương tác thương mại trong tiến trình phát triển nông nghiệp và nông thôn để
đảm bảo cuộc sống đủ, an ninh lương thực trong vùng và giữa các vùng.
Các khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững
a. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng vẫn
đảm bảo khả năng phát triển ấy trong tương lai.
b. Phát triển nông nghiệp bền vững là gia tăng sản xuất nhằm đáp ứng nhu
cầu lương thực, thực phẩm càng cao và đảm bảo cho giá giảm dần.
c. Phát triển nông nghiệp bền vững là nên duy trì trình độ sản xuất cần
thiết đáp ứng nhu cầu tăng dân số mà không làm suy thoái môi trường.
d. Phát triển nông nghiệp bền vững là duy trì sự cân bằng giữa sự tăng
trưởng và cân bằng sinh thái.
e. Phát triển nông nghiệp bền vững được hiểu là tối đa hoá lợi ích kinh tế
trên cơ sở ràng buộc bởi duy trì chất lượng của nguồn lực tự nhiên theo
thời gian và tuân thủ các quy luật sau:
- Đối với tài nguyên tái sinh thì sử dụng ở mức thấp hơn hoặc bằng
- Đối với tài nguyên không tái sinh thì tối ưu hoá hiệu quả sử dụng
chúng bằng giải pháp hợp lý từ các yếu tố đầu vào ( phân bón, kỹ thật
canh tác…)
f. Phát triển nông nghiệp bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu tăng
trưởng chung của nền kinh tế nhưng không làm suy thoái môi trường tự
nhiên – con người và đảm bảo trên mức nghèo đói của người dân nông
thôn.
g. Phát triển nông nghiệp bền vững là đảm bảo an ninh lương thực, tăng
cải tổ kinh tế khắc phục nghèo đói và tạo điều kiện tăng tốc công nghiệp
hoá.
h. Phát triển bền vững được hiểu là giữ vững tốc độ tăng trưởng về sản
xuất lẫn y tế và giáo dục qua nhiều năm hay thập kỷ.
i. Phát triển nông nghiệp bền vững là cực đại hoá phúc lợi hiện tại không
làm giảm thiểu các phúc lợi ấy trong tương lai.
j. Phát triển nông nghiệp bền vững là hướng phát triển mà trong đó giá trị
của vốn thiên nhiên không bị suy giảm qua thời gian.
2. Những nguyên lý của canh tác bền vững
2.1 Quản lý đất bền vững
Tài nguyên đất là điều kiện thiết yếu để trồng trọt. Nhu cầu ngày càng
tăng của con người về đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác đang làm
nảy sinh những cạnh tranh và mâu thuẫn. Nếu muốn làm thoả mãn nhu cầu đòi
hỏi của con người một cách lâu bền, chúng ta phải giải quyết những mâu thuẫn
đó, và tìm cách sử dụng đất và các tài nguyên thiên nhiên khác một cách có
hiệu quả và hiệu suất hơn.
Mục tiêu là để làm cho đất được sử dụng theo những cách đảm bảo thu
được những lợi ích lâu bền lớn nhất. Cách để làm giảm thiểu các mâu thuẫn và
đạt được kết quả tốt nhất và sự lựa chọn thích hợp nhất là phải liên kết để phát
triển kinh tế và xã hội với vấn đề củng cố và bảo vệ môi trường. Hơn nữa trong
hoàn cảnh phải thoả mãn nhu cầu nuôi sống số dân đang tăng nhanh mà quỹ
đất trồng trọt, nguồn nước ngày càng cạn kiệt và chúng ta không được quyền
mở rộng trên những diện tích không phù hợp.
Quản lý đất bền vững tuỳ thuộc vào từng loại đất cụ thể. Ở những nơi
đất ổn định, phì nhiêu thì việc trồng cấy và quản lý canh tác sẽ theo phương
thức bền vững, bù đủ lượng dinh dưỡng trong các sản phẩm thu hoạch và cây
trồng mang theo. Còn những vùng đất xấu cần xác định những phương thức
quản lý và sản xuất thích hợp. . Biện pháp quản lý đất bền vững nhằm tránh sự
thoái hoá đất, duy trì độ phì chính dựa vào Quy trình quản lý tốt nhất (Best
Management Practice - BMP). Quy trình này bao gồm :
- Bảo vệ cấu trúc đất và hàm lượng hữu cơ của đất
- Quản lý dinh dưỡng
- Bảo vệ đất bằng cây che phủ
- Trồng rừng
- Duy trì độ phì đất
Sử dụng những phương pháp canh tác tiến bộ (làm đất và sử dụng máy
móc, đặc biệt ở những vùng dễ bị tổn thương) và các quy trình gieo trồng thích
hợp.
2.2 Quản lý sâu bệnh bền vững
Quản lý sâu bệnh bền vững và nông nghiệp bền vững cùng chung mục
tiêu là phát triển hệ thống nông nghiệp hoàn thiện về sinh thái và kinh tế. Quy
trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) có thể coi như cấu thành chủ đạo
trong hệ thống phát triển nông nghiệp bền vững.
Quản lý sâu bệnh là vấn đề sinh thái. Quy trình phòng trừ dịch hại tổng
hợp (IPM) là phương pháp dựa trên cơ sở sinh thái về mối quan hệ cây
trồng/dịch hại để kiểm soát côn trùng, cỏ dại; xây dựng ngưỡng chấp nhận kinh
tế về quần thể gây hại và hệ thống quan trắc ổn định để phát hiện dự báo dịch
hại. Chương trình này gồm nhiều kỹ thuật như: sử dụng các giống kháng/chống
chịu; luân canh; các kỹ thuật trồng trọt; tối ưu việc sử dụng phòng trừ sinh học;
sử dụng hạt giống công nhận; xử lý hạt giống; sử dụng hạt giống/vật liệu nhân
giống sạch bệnh; điều chỉnh thời vụ gieo trồng; hợp lý về thời gian sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật; làm vệ sinh đồng ruộng khi bị nhiễm sâu bệnh...
Những biểu hiện thay đổi về quy mô dịch bệnh, mức độ gây hại là sự
phản ánh chính xác phương thức thực hiện và quản lý sâu bệnh. Bước đầu tiên
trong việc phòng trừ dịch hại bền vững cần phải xem xét hệ sinh thái nông
nghiệp, những điều kiện để áp dụng phương thức quản lý phù hợp để phòng trừ
sâu bệnh hiệu quả nhất, bảo vệ thiên địch, những động vật ký sinh…Thực tế,
côn trùng cỏ dại và sinh vật hoang dã là những thành phần của tự nhiên của các
hệ sinh thái với những vai trò được quy định của chúng. Những loại hại này có
vai trò cần được đánh giá đúng và chỉ nên gọi là gây hỗn loạn khi chúng tranh
chấp thức ăn hoặc gây hại đến mức con người không chấp nhận được. Nguyên
nhân gây hại theo nhiều tài liệu chính là quá trình phá vỡ hệ thống sinh thái tự
nhiên. Một ví dụ thể hiện rõ nhất sự khác nhau giữa phương thức canh tác hiện
tại và nông nghiệp bền vững là hiện tượng mất cân bằng trong hệ thống côn
trùng sâu hại mà hiện nay thế giới đang phải chịu hậu quả nặng nề: như dịch
châu chấu, dịch sâu róm, chuột hại…
Trong hệ thống sản xuất lương thực, việc thường sử dụng các hoá chất
tổng hợp chứng tỏ là dùng lượng đầu vào với năng lượng rất lớn cho hệ nông
nghiệp, và kèm theo cả những chi phí nhìn thấy và chi phí không thấy được
của nông dân và xã hội. Khái niệm phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) truyền
thống là quản lý sâu bệnh dựa vào những tương tác giữa chúng với các cá thể
khác và môi trường.
Nếu tất cả đều sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu tổng hợp để bảo vệ cây
trồng thì sẽ gây hậu quả không tốt với môi trường, khả năng hồi phục của công
trùng, tính kháng thuốc, tác động có tính gây chết và nửa chết đối với sinh vật,
kể cả tác động đến con người. Những tác động này đang là mối quan tâm của
công chúng, mặt khác với nhu cầu ngày càng tăng của môi sinh sạch (không
khí sạch, nước sạch, các tập tính sống của động vật hoang dã) và thiên nhiên
đẹp. Rõ ràng xu hướng giảm sự phụ thuộc vào hoá chất trong sản xuất nông
nghiệp đang được xem là chiến lược đối với nông dân.
Chiến lược phòng trừ thông qua hệ thống trồng trọt.
Tạo điều kiệ