Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Do đó, đòi hỏi phải có những phương tiện thanh toán mới đảm bảo tính an toàn, nhanh chóng, hiệu quả. Thêm vào đó, thế kỷ XX là thế kỷ mà khoa học công nghệ có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt là công nghệ thông tin. Kết hợp những điều này, các ngân hàng thương mại đã đưa ra một loại hình dịch vụ thanh toán mới, đó là thẻ ngân hàng.
Thẻ ngân hàng xuất hiện là sự kết hợp của khoa học kỹ thuật với công nghệ quản lý ngân hàng. Sự ra đời của thẻ là một bước tiến vượt bậc trong hoạt động thanh toán thông qua ngân hàng. Thẻ ngân hàng có những đặc điểm của một phương tiện thanh toán hoàn hảo:
- Đối với khách hàng, thẻ đáp ứng được về tính an toàn cao, khả năng thanh toán nhanh, chính xác.
- Đối với ngân hàng, thẻ góp phần giảm áp lực tiền mặt, tăng khả năng huy động vốn phục vụ cho yêu cầu mở rộng hoạt động tín dụng, tăng lợi nhuận nhờ khoản phí sử dụng thẻ.
Chính nhờ những ưu điểm trên mà thẻ ngân hàng đã nhanh chóng trở thành một phương tiện thanh toán thông dụng ở các nước phát triển cũng như trên thế giới.
Ở Việt Nam, nền kinh tế ngày một phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao, thêm vào đó là xu thế hội nhập phát triển với nền kinh tế thế giới, việc xuất hiện của một phương tiện thanh toán mới là rất cần thiết. Nắm bắt được nhu cầu trên, Ngân hàng Đông Á đã không ngừng giới thiệu, cải tiến và phát triển hệ thống thanh toán thẻ của mình. Hoạt động trong lĩnh vực này, ngân hàng Đông Á đã thu được những thành tựu nhất định. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít những khó khăn hạn chế để có thể phát triển dịch vụ thẻ trở nên phổ biến ở Việt Nam.
26 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3914 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................2
Chương I: Giới thiệu chung về thẻ ngân hàng………………………………….3
I. Khái niệm về thẻ ngân hàng……………………………………………………..3
II. Vai trò của thẻ ngân hàng……………………………………………………….4
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ ngân hàng…………………....7
Chương II: Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng Đông Á……………………………………………………………………………………9
I. Giới thiệu về ngân hàng Đông Á………………………………………………...9
II: Thực trạng phát hành thẻ thanh toán tại ngân hàng Đông Á……………….....11
III. Các sản phẩm thẻ hiện có của DongA Bank………………………………….12
1. Thẻ đa năng Đông Á...……………………………………………………12
2. Thẻ nhà giáo………………………………………………...……………13
3. Thẻ liên kết sinh viên…………………………………………………….14
4. Thẻ Đa năng Richland Hill……………………………………...………..14
5. Thẻ đa năng CK…………………………………………..………………15
6. Thẻ Tín dụng Visa DongA Bank………………………………..………..16
7. Thẻ bác sỹ…………………………………………...……………………17
8. Thẻ mua sắm…………………………………………...…………………18
Chương III: Một số giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện thanh toán thẻ tại ngân hàng Đông Á.................................................................................................19
I. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán thẻ của DongA Bank....................19
II. Những thuận lợi và khó khăn.............................................................................20
III: Một số giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện hệ thống thanh toán thẻ tại ngân hàng Đông Á ..........................................................................................................21
KẾT LUẬN...........................................................................................................25
Tài liệu tham khảo................................................................................................26
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Do đó, đòi hỏi phải có những phương tiện thanh toán mới đảm bảo tính an toàn, nhanh chóng, hiệu quả. Thêm vào đó, thế kỷ XX là thế kỷ mà khoa học công nghệ có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt là công nghệ thông tin. Kết hợp những điều này, các ngân hàng thương mại đã đưa ra một loại hình dịch vụ thanh toán mới, đó là thẻ ngân hàng.
Thẻ ngân hàng xuất hiện là sự kết hợp của khoa học kỹ thuật với công nghệ quản lý ngân hàng. Sự ra đời của thẻ là một bước tiến vượt bậc trong hoạt động thanh toán thông qua ngân hàng. Thẻ ngân hàng có những đặc điểm của một phương tiện thanh toán hoàn hảo:
- Đối với khách hàng, thẻ đáp ứng được về tính an toàn cao, khả năng thanh toán nhanh, chính xác.
- Đối với ngân hàng, thẻ góp phần giảm áp lực tiền mặt, tăng khả năng huy động vốn phục vụ cho yêu cầu mở rộng hoạt động tín dụng, tăng lợi nhuận nhờ khoản phí sử dụng thẻ.
Chính nhờ những ưu điểm trên mà thẻ ngân hàng đã nhanh chóng trở thành một phương tiện thanh toán thông dụng ở các nước phát triển cũng như trên thế giới.
Ở Việt Nam, nền kinh tế ngày một phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao, thêm vào đó là xu thế hội nhập phát triển với nền kinh tế thế giới, việc xuất hiện của một phương tiện thanh toán mới là rất cần thiết. Nắm bắt được nhu cầu trên, Ngân hàng Đông Á đã không ngừng giới thiệu, cải tiến và phát triển hệ thống thanh toán thẻ của mình. Hoạt động trong lĩnh vực này, ngân hàng Đông Á đã thu được những thành tựu nhất định. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít những khó khăn hạn chế để có thể phát triển dịch vụ thẻ trở nên phổ biến ở Việt Nam. Nhận thức được vấn đề này, sau quá trình tìm hiểu về hoạt động thẻ tại Ngân hàng Đông Á, nhóm em đã chọn đề tài "Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Đông Á " làm đề tài cho tiểu luận môn Thanh toán quốc tế của mình
Chương I: Giới thiệu chung về thẻ ngân hàng
I. Khái niệm về thẻ ngân hàng:
1. Định nghĩa:
Thẻ ngân hàng là một công cụ tín dụng do tổ chức tài chính phát hành và cấp cho khách hàng ( chủ thẻ ), trong đó dành quyền cho khách hàng có thể sử dụng nó nhiều lần để rút tiền mặt cho chính mình hoặc ra lệnh rút một số hoặc tất cả số tiền hiện có trên tài khoản mở ở các tổ chức phát hành thẻ để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ cho nơi cung ứng (đơn vị chấp nhận thẻ ).
Như vậy, sẽ có 3 hoặc 4 thành viên tham gia vào một giao dịch thẻ: Chủ thẻ (Khách hàng), cơ sở chấp nhận thẻ (nơi cung ứng hàng hoá dịch vụ), ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán.
2. Đặc điểm và cấu tạo thẻ:
Đặc điểm của thẻ:
- Tính tiện ích: Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ cung cấp cho khách hàng sự tiện lợi mà không một phương tiện thanh toán nào có thể mang lại được đặc biệt đối với lĩnh vực thanh toán quốc tế.
- Tính an toàn và nhanh chóng: Chủ thẻ có thể tiếp cận trực tiếp với tài khoản ngân hàng của mình từ Hệ thống chuyển tiền điện tử ( như máy ATM ). Người sử dụng thẻ thanh toán rất yên tâm về số tiền của mình trước nguy cơ bị mất cắp vì cả trong trường hợp thẻ bị lấy cắp, ngân hàng cũng bảo vệ tiền cho chủ thẻ bằng số PIN, ảnh và chữ ký trên thẻ… nhằm tránh khả năng rút tiền của kẻ ăn trộm.
- Tính linh hoạt : Thẻ thanh toán có nhiều loại, đa dạng, phong phú về hạn mức tín dụng của thẻ nên thích hợp với hầu hết mọi đối tượng khách hàng, từ những khách hàng có thu nhập thấp cho tới những khách hàng có thu nhập cao. khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt (thẻ rút tiền mặt), cho tới nhu cầu du lịch giải trí.
Cấu tạo của thẻ:
Các loại thẻ thường có đặc điểm chung là: được làm bằng Plastic, có kích thước theo tiêu chuẩn quốc tế là 5,5 cm ( 8,5 cm.
Mặt trước của thẻ:
Tên tổ chức, ngân hàng phát hành thẻ
Thương hiệu của tổ chức thẻ quốc tế ( nếu là thẻ quốc tế ) đồng thời thể hiện loại thẻ
Biểu tượng của thẻ
Số thẻ
Thời gian có hiệu lực của thẻ
Họ và tên chủ thẻ
Ký tự an ninh trên thẻ, số mật mã của đợt phát hành
Mặt sau của thẻ:
Dải băng từ: có khả năng lưu trữ các thông tin như: số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ, ngân hàng phát hành...
Dải băng chữ ký: trên dải băng này phải có chữ ký của chủ thẻ để cơ sở chấp nhận thẻ có thể đối chiếu chữ ký khi thực hiện thanh toán thẻ.
3. Phân loại:
Đứng trên nhiều giác độ khác nhau để phân loại thì có thể chia thẻ thành nhiều loại khác nhau.
Phân loại theo công nghệ sản xuất: Có 3 loại là Thẻ khắc chữ nổi, Thẻ băng từ, Thẻ thông minh
Theo chủ thể phát hành: có Thẻ do ngân hàng phát hành và Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành
Theo tính chất thanh toán của thẻ: có Thẻ tín dụng, Thẻ ghi nợ, Thẻ rút tiền mặt, Thẻ thanh toán
Theo phạm vi lãnh thổ: gồm có Thẻ nội địa và Thẻ quốc tế
Theo mục đích sử dụng: có Thẻ công ty, Thẻ du lịch và giải trí, …Theo đối tượng sử dụng : được chia làm Thẻ chuẩn và Thẻ vàng.
II. Vai trò của thẻ ngân hàng
1. Đối với người sử dụng thẻ:
Sự linh hoạt và tiện lợi trong thanh toán ở trong và ngoài nước:
Nhiều thẻ thanh toán được chấp nhận trên toàn thế giới nên khi dự định ra nước ngoài, thay vì phải chuẩn bị trước một lượng ngoại tệ hay séc du lịch, chủ thẻ có thể mang theo thẻ thanh toán để thanh toán cho mọi nhu cầu chi tiêu của mình.
Tiết kiệm thời gian mua, giá trị thanh toán cao hơn:
Sử dụng thẻ, chủ thẻ được phép chi tiêu trước, trả tiền sau. Tài khoản của thẻ chỉ bị ghi nợ khi nào chủ thẻ thực sự chi tiêu và thanh toán bằng thẻ. Thêm nữa, tỷ giá khi bạn thanh toán bằng thẻ cũng thường có lợi hơn so với sử dụng tiền mặt hay séc du lịch.
Khoản tín dụng tự động, tức thời:
Khả năng mua hàng không bị gò bó là một tiện ích của thẻ thanh toán. Thẻ thanh toán cũng là một nguồn tín dụng tự động giúp cho các chủ thẻ khỏi phải đến ngân hàng xin vay. Hơn thế nữa, chủ thẻ chỉ phải thanh toán một phần nhỏ khi đến hạn thanh toán, số còn lại chủ thẻ có thể trả sau.
Rút tiền mặt và kiểm soát được chi tiêu
Chủ thẻ có thể rút tiền mặt một cách nhanh chóng ở bất cứ nơi nào, vào bất cứ lúc nào tại ngân hàng hoặc qua các máy rút tiền tự động (ATM) và sử dụng một số dịch vụ khác do máy ATM cung cấp như: trả nợ vay, chuyển khoản, xem số dư tài khoản…Với sao kê hàng tháng do ngân hàng gửi đến chủ thẻ hoàn toàn có thể kiểm soát được chi tiêu của mình trong tháng, đồng thời tính toán được phí và lãi nếu trả cho mỗi khoản giao dịch.
Đối với cơ sở chấp nhận thẻ: (CSCNT)
Đảm bảo chi trả:
Đối với người bán lẻ, thẻ thanh toán thuận lợi hơn so với séc. Với thẻ thanh toán, CSCNT có thể yên tâm là đã được ghi có vào tài khoản ngay khi thông tin được truyền qua hệ thống máy móc điện tử đến ngân hàng thanh toán.
Tăng doanh số bán hàng hoá, dịch vụ và thu hút thêm khách hàng
Chấp nhận thanh toán thẻ là cung cấp cho khách hàng một phương tiện thanh toán nhanh chóng, tiện lợi do vậy khả năng thu hút khách hàng sẽ tăng lên, doanh số cung ứng hàng hoá dịch vụ của CSCNT cũng tăng lên.
Nhanh chóng thu hồi vốn và an toàn bảo đảm
Khi dữ liệu về giao dịch thẻ được truyền đến ngân hàng hoặc CSCNT nộp hoá đơn thanh toán thẻ cho ngân hàng thì tài khoản của CSCNT được ghi có ngay. Số tiền này họ có thể sử dụng ngay vào mục đích quay vòng vốn hoặc các mục đích khác.
Nhanh chóng giao dịch với khách hàng và giảm chi phí bán hàng
Khi giao dịch tiền mặt, việc đếm tiền, ghi chép sổ sách là rất phức tạp. Còn giao dịch thẻ, với các thiết bị chuyển ngân điện tử tại điểm bán hàng EFTPOS (Electronic funds transfer at point of sale) người ta chỉ việc đưa băng từ của thẻ qua thiết bị này, mọi thông tin trên thẻ được nhận dạng, giao dịch được thực hiện.
3. Đối với ngân hàng
3.1 Lợi nhuận ngân hàng:
Lợi ích lớn nhất mà thẻ đem lại cho ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ là lợi nhuận. Thu nhập từ thẻ mà ngân hàng có được là: phí CSCNT, phí sử dụng thẻ (phí thường niên) và lãi suất cho khoản tín dụng mà chủ thẻ chậm thanh toán. Đó là chưa kể các khoản thu từ các dịch vụ ngân hàng và đầu tư kèm theo.
Dịch vụ toàn cầu và hiệu quả cao trong thanh toán
Là thành viên của một tổ chức thẻ quốc tế, một ngân hàng dù là nhỏ nhất trên thế giới cũng có thể cho khách hàng một phương tiện thanh toán quốc tế có chất lượng như bất cứ đối thủ cạnh tranh lớn nào. Sau lợi nhuận, khả năng cung cấp dịch vụ toàn cầu là lợi ích lớn nhất cho ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Bằng việc khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ, ngân hàng sẽ thực hiện số giao dịch séc, tiền mặt ít hơn. Điều này làm cho ngân hàng thực hiện số giao dịch ít hơn, những thông tin thường nhật được cung cấp bởi các tổ chức thẻ quốc tế dưới hình thức điện tử làm cho việc ghi nợ tương ứng vào các tài khoản của khách hàng được nhanh hơn, đơn giản hơn…
Đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng:
Thẻ thanh toán ra đời, làm phong phú thêm các dịch vụ ngân hàng, mang đến cho ngân hàng một phương tiện thanh toán đa tiện ích, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Đưa thêm một loại hình thanh toán mới phục vụ khách hàng buộc ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện: nâng cao trình độ, trang bị thêm trang thiết bị kỹ thuật công nghệ để cung cấp cho khách hàng những điều kiện tốt nhất trong thanh toán, đảm bảo uy tín, sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng.
Tăng nguồn vốn cho ngân hàng:
Nhờ thẻ thanh toán số lượng tiền gửi của khách hàng để thanh toán thẻ và số lượng tài khoản của các CSCNT cũng tăng lên. Với lượng giao dịch thẻ tương đối lớn, các tài khoản này sẽ tạo cho ngân hàng một lượng vốn bằng tiền đáng kể, cũng có thể coi là một nguồn sinh lợi cho ngân hàng.
Đối với nền kinh tế - xã hội:
Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông
Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, vai trò đầu tiên của thẻ là làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông.
Tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế
Hầu hết mọi giao dich thẻ trong phạm vi quốc gia hay toàn cầu đều được thực hiện và thanh toán trực tuyến (ONLINE) vì vậy tốc độ chu chuyển, thanh toán nhanh hơn nhiều so với những giao dịch qua các phương tiện thanh toán khác.
Thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước
Trong thanh toán thẻ, các giao dịch đều nằm dưới sự kiểm soát của ngân hàng. Nhờ đó các ngân hàng có thể dễ dàng kiểm soát được mọi giao dịch, tạo nền tảng cho công tác quản lý thuế của nhà nước, thực hiện chính sách ngoại hối quốc gia..
Sự tiện lợi mà thẻ mang lại khiến cho ngày càng có nhiều người ưa chuộng sử dụng thẻ. Điều này làm cho thẻ trở thành một công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện biện pháp “kích cầu” của nhà nước.
Cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách du lịch và đầu tư nước ngoài
Thanh toán bằng thẻ là giảm bớt các giao dịch thủ công, tiếp cận với một phương tiện văn minh của thế giới do đó sẽ tạo ra một môi trường thương mại văn minh, hiện đại hơn. Đây cũng là một yếu tố thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư nước ngoài.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ ngân hàng:
Thói quen tiêu dùng của người dân
Thói quen tiêu dùng của người dân có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thẻ. Một thị trường mà người dân vẫn chỉ có thói quen tiêu bằng tiền mặt sẽ không thể là một môi trường tốt để phát triển thị trường thẻ. Chỉ khi việc thanh toán được thực hiện chủ yếu qua hệ thống ngân hàng thì thẻ thanh toán mới thực sự phát huy hiệu quả sử dụng của nó.
Trình độ dân trí
Trình độ dân trí thể hiện thông qua nhận thức của người dân về thẻ, một phương tiện thanh toán đa tiện ích từ đó có tiếp cận và có thói quen sử dụng thẻ.
3. Thu nhập của người dùng thẻ
Thu nhập cao thì nhu cầu của con người không chỉ đơn thuần là mua được hàng hoá mà phải mua bán với độ thoả dụng tối đa. Khi mức sống được nâng cao, nhu cầu du lịch, giải trí của con người cũng cao hơn. Thẻ thanh toán là phương tiện hữu hiệu nhất đáp ứng nhu cầu này của họ. Mặt khác, chỉ có một mức thu nhập khá cao và ổn định mới có thể đáp ứng được những điều kiện của ngân hàng khi phát hành thẻ.
4. Trình độ kỹ thuật công nghệ của ngân hàng
Thanh toán thẻ gắn liền với các máy móc thiết bị hiện đại. Vì vậy, đã đưa ra dịch vụ thẻ, ngân hàng phải đảm bảo một công nghệ thanh toán hiện đại theo kịp yêu cầu của thế giới. Hơn nữa, chỉ khi có trình độ kỹ thuật cao thì việc vận hành, bảo dưỡng, duy trì hệ thống máy móc phục vụ phát hành, thanh toán thẻ mới có hiệu quả.
5. Môi trường pháp lý:
Môi trường được xem là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ. Một môi trường pháp lý hoàn thiện, chặt chẽ, đầy đủ hiệu lực mới có thể đảm bảo cho quyền lợi của tất cả các bên tham gia phát hành, thanh toán, sử dụng thẻ.
Chương II: Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng Đông Á
I. Giới thiệu về ngân hàng Đông Á
Ngân hàng Đông Á (DongA Bank – EAB) được thành lập vào ngày 01/07/1992, với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, hoạt động theo phương châm “Bình dân hoá dịch vụ ngân hàng - Đại chúng hoá công nghệ ngân hàng”, hướng đến một ngân hàng đa năng – một tập đoàn dịch vụ tài chính vững mạnh.
Hoạt động hiện nay:
Bên cạnh mạng lưới bao phủ rộng khắp gồm Hội sở, 1 Sở giao dịch, hơn 200 chi nhánh và PGD, DongA Bank còn mở rộng các kênh giao dịch ngân hàng tự động với hệ thống hơn 1.300 máy ATM, 800 máy POS, cùng nhiều tiện ích của ngân hàng Điện tử với các dịch vụ Internet banking, Mobile banking, phone banking, SMS banking đem đến sự thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả cho Khách hàng. Với phương thức giao dịch đa dạng, DongA Bank đem dịch vụ ngân hàng tới gần Khách hàng hơn, sẵn sàng phục vụ nhu cầu giao dịch mọi lúc, mọi nơi.
Hiện nay, ngân hàng có 4 công ty thành viên :
Công ty Kiều hối Đông Á (DonggA Money Tranfer)
Công ty Chứng khoán Đông Á (DongA Securities)
Công ty Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á (DongA Capital)
Công ty Thẻ thông minh Vi Na (V.N.B.C.)
Cho đến nay, DongA bank đã giành được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước như:
Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia & Doanh nhân xuất sắc Đất Việt 2010
Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010
Doanh nghiệp Sài Gòn tiêu biểu 2010
Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2003, 2005, 2007, 2008, 2010…
Chứng nhận xuất sắc về Chất lượng vượt trội của hoạt động Thanh toán quốc tế do Standard Chartered Bank, Citibank, American Express Bank, Wachovia Bank và Bank of New York trao tặng…
Hiện nay, sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mô cùng với hàng loạt chính sách mới từ Ngân hàng Nhà nước đã gây rất nhiều khó khăn cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên tính đến thời điểm cuối năm 2010, DongA Bank vẫn đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Tổng tài sản: Đạt 55.873 tỷ đồng, tăng 31,4% so với đầu năm .
Vốn điều lệ: đạt 4.500 tỷ đồng, tăng 32,35% so với đầu năm
Tổng nguồn vốn huy động: 47.756 tỷ đồng, tăng 30% so với đầu năm.
Hoạt động tín dụng: tổng dư nợ cho vay đạt 38.436 tỷ đồng, tăng 10,8% so với đầu năm
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: tổng doanh số mua bán các loại ngoại tệ quy USD đạt 16.712 triệu USD, tăng 27% so với năm 2009
Kết quả kinh doanh: lợi nhuận trước thuế toàn ngân hàng đạt 858 tỷ đồng, tăng 8,86% so với năm 2009 và đạt 78% kế hoạch
Chặng đường hình thành và phát triển thẻ ngân hàng DongA bank:
1992:DongA Bank được thành lập với 56 cán bộ, nhân viên làm việc tại trụ sở đầu tiên tại Quận Phú Nhuận, TP.HCM. Với vốn điều lệ 20 tỷ đồng, DongA Bank là ngân hàng đầu tiên thực hiện tín dụng trả góp chợ dành cho đối tượng là tiểu thương và các hộ mua bán tại các chợ.
2002: Sau 10 năm hoạt động, vốn điều lệ của DongA Bank tăng lên gấp 10 lần - với tổng vốn là 200 tỷ đồng. Năm này, DongA Bank thành lập Trung tâm thẻ Ngân hàng Đông Á, phát hành thẻ Đông Á.
2004: Vốn điều lệ DongA Bank là 350 tỷ đồng. DongA Bank chính thức triển khai hệ thống ATM và dịch vụ thanh toán tiền điện tự động qua ATM.
2005: DongA Bank thành lập hệ thống Vietnam Bankcard (VNBC) kết nối hệ thống thẻ giữa các ngân hàng, hợp tác thành công với Tập đoàn China Union Pay
2006:.DongA Bank trở thành ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu về tốc độ phát triển dịch vụ thẻ ATM tại Việt Nam với 1 triệu khách hàng sử dụng thẻ đa năng chỉ sau 3 năm phát hành thẻ. Ngân hàng triển khai thêm hai kênh giao dịch - Ngân hàng Đông Á Tự Động và Ngân hàng Đông Á Điện Tử và chuyển đổi thành công sang core - banking, giao dịch online toàn hệ thống. Năm này, DongA Bank cũng chính thức trở thành thành viên của tổ chức thẻ VISA.
2007: Thẻ ATM thế kỷ 21 của DongA Bank được chứng nhận “Kỷ lục Việt Nam” với chức năng nhận - gửi tiền trực tiếp và thu đổi ngoại tệ. Doanh số thanh toán quốc tế của DongA Bank vượt 2 tỷ đô la Mỹ. DongA Bank lọt vào danh sách top 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) bình chọn.
2008: DongA Bank có mặt tại 50 tỉnh, thành trên cả nước với 148 điểm giao dịch và hơn 800 máy ATM. Ngày 8/8/2008, DongA Bank chính thức phát hành thẻ tín dụng, đánh dấu việc kết nối hệ thống thẻ Đông Á với hệ thống thẻ thế giới thông qua Visa. Số lượng khách hàng đạt 2,5 triệu. DongA Bank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam sở hữu máy ATM nhận tiền mặt trực tiếp hiện đại nhất với tính năng nhận 100 tờ với nhiều mệnh giá khác nhau trong một lần gửi.
2010: Đây là năm chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thẻ của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Ngân hàng Đông Á đã không ngừng nỗ lực phấn đấu và đến hết năm 2010 đã phát triển thêm gần 700.000 thẻ , nâng tổng số thẻ lên hơn 4,55 triệu và chiếm gần 11,67% thị phần toàn ngành..
II: Thực trạng phát hành thẻ thanh toán tại ngân hàng Đông Á
DongA Bank là một trong các ngân hàng Việt Nam đi đầu trong việc giới thiệu các sản phẩm tích hợp nhiều tiện ích tại Việt Nam. DongA Bank chiếm thị phần cao về các loại thẻ nội địa. Trong đó Thẻ Đa năng Đông Á đã trở thành loại thẻ số 1 tại thị trường Việt Nam cung cấp nhiều tiện ích nhất cho người sử dụng, từ các tiện ích cơ bản trong giao dịch đến các tiện ích phục vụ cuộc sống hiện đại qua các kênh giao dịch tự động và ngân hàng điện tử. Ngoài ra, DongA Bank còn tích hợp các tính năng ưu việt của Thẻ Đa năng để phát triển thêm nhiều