Nền triết học cổ điển Đức là nền triết học được tạo nên từcuối thếkỷXVIII - đầu thếkỷ
XIX là thành tựu rực rỡcủa nền văn minh Tây Âu và thếgiới. Đây là đỉnh cao của thời kỳ
triết học Tây Âu, đồng thời có ảnh hưởng to lớn đến triết học hiện đại triết học cổ điển
Đức. Vì vậy, nó trởthành một trong ba nguồn gốc hình thành chủnghĩa Marx - nguồn gốc
triết học (cùng với kinh tếchính trịhọc Anh và chủnghĩa xã hội không tưởng Pháp).
Nền triết học cổ điển Đức là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng, bản hợp xướng
của triết học Tây Âu. Một giai đoạn lịch sửkhởi nguyên tiềm tàng của triết học nhân loại,
làm tiền đềcho toàn bộhệthống triết học sau này. Nền triết học thời cận đại là khoảng
lặng của những phách nhạc thời gian trải qua hàng ngàn năm và mới được thăng hoa lên
những nốt thăng cung bậc là thời kỳhiện đại. Đây là giai đoạn quan trọng bừng dậy sau
dấu lặng mà khoảng trắng quá dài. Từnhững âm ba của những nốt nhạc thăng trầm đó mà
ta có cảnền triết học hiện đại nhưngày nay. Trong bản giao hưởng đầy tính bác học của
triết học Tây Âu mà khúc dạo đầu lại rực rỡâm sắc trang hoàng đó là tưtưởng biện chứng
triết học cổ điển Đức, nó bức ra khỏi những nốt nhạc trời đầy màu sắc thần linh đểkhảy
lên bằng chính đôi tay người phàm tục. Những đôi tay vàng ấy được phản ánh qua những
triết gia dệt nên những trang bất hữu bởi thời gian. Đặc biệt là tưtưởng biện chứng của
triết học cổ điển Đức thểhiện thông qua một số đại biểu tiêu biểu như: Canter, Hegel,
Feurbach.
Tuy đứng trên lập trường duy tâm nhưng các nhà triết học cổ điển Đức đã xây dựng nên
các hệthống triết học độc đáo, đềxuất được tưduy biện chứng, logic biện chứng, học
thuyết vềcác quá trình phát triển mà tìm tòi lớn nhất trong tất cảcác tìm tòi của họ đó là
phép biện chứng. Với cách nhìn tổng quát vềphương pháp biện chứng, các nhà triết học cổ
điển Đức có ý đồhệthống hóa toàn bộtri thức và thành tựu mà nhân loại đã đạt được.
Trong sốcác nhà triết học vĩ đại nhất đó không thểkhông kểtới Georg Wilhelm Friedrich
Hegel. Ông là nhà biện chứng lỗi lạc, phép biện chứng của ông là một tiền đềlý luận quan
trọng của triết học Mácxit. Triết học của Hegel có ảnh hưởng rất mạnh đến tưtưởng của
nước Đức và cảChâu Âu đương thời, triết học của ông được gọi là "tinh thần Phổ". Phép
biện chứng của Hegel là phép biện chứng duy tâm, tức là phép biện chứng vềsựvận động
và phát triển của các khái niệm được ông đồng nhất với biện chứng sựvật.
21 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3384 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phép biện chứng duy tâm của Hegel: Những giá trị và hạn chế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giaûng vieân:TS.Buøi Xuaân Thanh Sinh vieân: Traàn Thò Thanh Hoøa
Pheùp bieän chöùng duy taâm cuûa Hegel - Nhöõng giaù trò vaø haïn cheá Trang 1/21
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................ 1
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 2
I. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC CỔ
ĐIỂN ĐỨC:.................................................................................................................... 3
1. Điều kiện lịch sử:....................................................................................................... 3
2. Những đặc điểm cơ bản:............................................................................................ 3
II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM CỦA HEGEL - NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN
CHẾ: ............................................................................................................................... 6
1. Phép biện chứng duy tâm khách quan về ý niệm tuyệt đối: ...................................... 6
2. Phép biện chứng duy tâm về triết học: ...................................................................... 7
3. Phép biện chứng duy tâm trong khoa học logic: ....................................................... 8
4. Phép biện chứng duy tâm về nhà nước:................................................................... 11
5. Phép biện chứng duy tâm của Hegel: ...................................................................... 13
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 20
Giaûng vieân:TS.Buøi Xuaân Thanh Sinh vieân: Traàn Thò Thanh Hoøa
Pheùp bieän chöùng duy taâm cuûa Hegel - Nhöõng giaù trò vaø haïn cheá Trang 2/21
LỜI MỞ ĐẦU
Nền triết học cổ điển Đức là nền triết học được tạo nên từ cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ
XIX là thành tựu rực rỡ của nền văn minh Tây Âu và thế giới. Đây là đỉnh cao của thời kỳ
triết học Tây Âu, đồng thời có ảnh hưởng to lớn đến triết học hiện đại triết học cổ điển
Đức. Vì vậy, nó trở thành một trong ba nguồn gốc hình thành chủ nghĩa Marx - nguồn gốc
triết học (cùng với kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp).
Nền triết học cổ điển Đức là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng, bản hợp xướng
của triết học Tây Âu. Một giai đoạn lịch sử khởi nguyên tiềm tàng của triết học nhân loại,
làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học sau này. Nền triết học thời cận đại là khoảng
lặng của những phách nhạc thời gian trải qua hàng ngàn năm và mới được thăng hoa lên
những nốt thăng cung bậc là thời kỳ hiện đại. Đây là giai đoạn quan trọng bừng dậy sau
dấu lặng mà khoảng trắng quá dài. Từ những âm ba của những nốt nhạc thăng trầm đó mà
ta có cả nền triết học hiện đại như ngày nay. Trong bản giao hưởng đầy tính bác học của
triết học Tây Âu mà khúc dạo đầu lại rực rỡ âm sắc trang hoàng đó là tư tưởng biện chứng
triết học cổ điển Đức, nó bức ra khỏi những nốt nhạc trời đầy màu sắc thần linh để khảy
lên bằng chính đôi tay người phàm tục. Những đôi tay vàng ấy được phản ánh qua những
triết gia dệt nên những trang bất hữu bởi thời gian. Đặc biệt là tư tưởng biện chứng của
triết học cổ điển Đức thể hiện thông qua một số đại biểu tiêu biểu như: Canter, Hegel,
Feurbach.
Tuy đứng trên lập trường duy tâm nhưng các nhà triết học cổ điển Đức đã xây dựng nên
các hệ thống triết học độc đáo, đề xuất được tư duy biện chứng, logic biện chứng, học
thuyết về các quá trình phát triển mà tìm tòi lớn nhất trong tất cả các tìm tòi của họ đó là
phép biện chứng. Với cách nhìn tổng quát về phương pháp biện chứng, các nhà triết học cổ
điển Đức có ý đồ hệ thống hóa toàn bộ tri thức và thành tựu mà nhân loại đã đạt được.
Trong số các nhà triết học vĩ đại nhất đó không thể không kể tới Georg Wilhelm Friedrich
Hegel. Ông là nhà biện chứng lỗi lạc, phép biện chứng của ông là một tiền đề lý luận quan
trọng của triết học Mácxit. Triết học của Hegel có ảnh hưởng rất mạnh đến tư tưởng của
nước Đức và cả Châu Âu đương thời, triết học của ông được gọi là "tinh thần Phổ". Phép
biện chứng của Hegel là phép biện chứng duy tâm, tức là phép biện chứng về sự vận động
và phát triển của các khái niệm được ông đồng nhất với biện chứng sự vật.
Không chỉ là đại biểu tiêu biểu của nền triết học cổ điển Đức mà Hegel đã đem lại cho triết
học địa vị vốn có và sứ mệnh cao cả của nó trong đời sống tinh thần nhân loại. Với những
luận cứ sâu sắc và có cơ sở khoa học, Hegel đã làm sáng tỏ đối tượng, chức năng và
phương pháp của triết học, mối quan hệ của triết học với các khoa học khác và qua đó,
trình bày một cách khúc chiết, đúng đắn bản chất của triết học.
Giaûng vieân:TS.Buøi Xuaân Thanh Sinh vieân: Traàn Thò Thanh Hoøa
Pheùp bieän chöùng duy taâm cuûa Hegel - Nhöõng giaù trò vaø haïn cheá Trang 3/21
I. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC CỔ
ĐIỂN ĐỨC:
1. Điều kiện lịch sử:
Triết học cổ điển Đức ra đời trong điều kiện lịch sử hết sức đặc biệt. Nước Đức vào
cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX vẫn còn là một quốc gia phong kiến điển
hình với 360 tiểu vương quốc tự lập trong một liên bang Đức chỉ còn là hình thức,
lạc hậu về kinh tế và chính trị. Thủ công nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp bị đình
đốn. Lúc này vương triều Phổ Phriđrich Vin Hem vẫn tăng cường quyền lực duy trì
chế độ quân chủ, cản trở đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Cả
đất nước bao trùm bầu không khí bất bình của đông đảo quần chúng.
Trong khi đó ở nước Pháp đã tiến hành cuộc cách mạng tư sản. Ở nước Anh thực
hiện cuộc cách mạng công nghiệp làm rung chuyển châu Âu, đưa châu Âu bước
vào nền văn minh công nghiệp. Tấm gương của các nước Tây Âu đã thức tỉnh tinh
thần cách mạng của giai cấp tư sản Đức và những bộ phận tiến bộ khác của xã hội
Đức. Nhưng vì giai cấp tư sản Đức lúc này tỏ ra hèn kém, những lực lượng tiến bộ
khác nằm rải rác ở những vương quốc nhỏ tách rời nhau, nhỏ bé về số lượng, yếu
kém về kinh tế và chính trị nên không thể tiến hành cách mạng tư sản trong thực
tiễn mà chỉ tiến hành cách mạng về phương diện tư tưởng. Người ta nói rằng tương
lai của tư sản nước Đức vẫn còn rất xa vời. Họ muốn thỏa hiệp với tầng lớp phong
kiến quý tộc Phổ, giữ lập trường cải lương trong việc giải quyết những vấn đề phát
triển đất nước. Nhưng với tinh thần cách mạng của mình, giai cấp tư sản Đức phải
tìm cách nào đó để thể hiện tinh thần đó và đã gửi gắm vào trong triết học cổ điển
Đức. Đồng thời, trước đòi hỏi của quá trình phát triển phương thức sản xuất tư bản
ở các nước Tây Âu, khoa học tự nhiên đã đạt nhiều thành tựu lớn: phát hiện ra điện,
phát hiện ra ôxy và bản chất sự cháy của Lavoadie; việc phát hiện ra tế bào của
Lơvenhuc; học thuyết về dưỡng khí của Pritski và Sielo... Những thành tựu đó
chứng tỏ sự hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình trong việc lý giải bản chất
của các hiện tượng tự nhiên và thực tiễn xã hội đang diễn ra. Nó đòi hỏi cần
có cách nhìn mới, phương pháp mới, quan niệm mới về vai trò và khả năng của con
người. Triết học cổ điển Đức ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
2. Những đặc điểm cơ bản:
- Triết học cổ điển Đức là tiếng nói của giai cấp tư sản Đức nhằm phê phán trật
tự xã hội đương thời. Tuy nhiên, tinh thần phê phán đó là tinh thần mang tính
ôn hòa. Người ta nói rằng: triết học cổ điển Đức là sự thể hiện cách mạng tư sản
Pháp trên nước Đức. Triết học cổ điển Đức nhằm phê phán trật tự xã hội đương
thời, vẫn còn dưới sự thống trị của vương triều Phổ. Tuy nhiên, nếu so sánh tinh
thần phê phán của triết học cổ điển Đức vào nửa đầu thế kỷ XIX với tinh thần
phê phán của triết học Tây Âu thế kỷ XVII thì tinh thần phê phán đó mang tính
Giaûng vieân:TS.Buøi Xuaân Thanh Sinh vieân: Traàn Thò Thanh Hoøa
Pheùp bieän chöùng duy taâm cuûa Hegel - Nhöõng giaù trò vaø haïn cheá Trang 4/21
ôn hòa hơn, nó không quyết liệt bằng tinh thần phê phán của triết học Tây Âu
thế kỷ XVII - XVIII vì nó được bao bọc bởi những vỏ sinh tâm thần bí trong
triết học của Hegel hay Canter, Phicter… Điều này được cắt nghĩa bởi hai lý
do:
Sự hèn kém của giai cấp tư sản Đức.
Tinh thần phê phán của triết học cổ điển Đức được gửi gắm vào các triết gia
người Đức. Phần lớn các triết gia này là giáo sư ăn lương nhà nước, đảm
nhận công việc khai mở trí tuệ cho thanh niên, vì vậy tinh thần phê phán đó
không quyết liệt được. Đó là điều hiển nhiên. Ngay cả Hegel cũng là giáo
sư dạy trong trường đại học hay là Feurbach… Feurbach trình bày quan
điểm duy vật của mình đã bị nhà nước Phổ tước bằng giáo sư.
Chính vì vậy triết học cổ điển Đức mang tính ôn hòa.
- Triết học cổ điển Đức tiếp tục truyền thống đề cao lý trí trong triết học phương
Tây nhưng đề cao lý trí trong điều kiện kinh tế, xã hội chưa thực sự phát triển
đã dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa duy tâm.
Truyền thống này bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại, được khẳng định qua các thời
đại lịch sử. Người ta đặc biệt đề cao lý trí vào thế kỷ XVII - XVIII trong triết
học của Bacon hay Descartes… Đến đầu thế kỷ XIX, trong triết học cổ điển
Đức, Hegel đã dệt nên cả một huyền thoại về lý trí, thậm chí Hegel biến lý trí
thành bản thể sáng tạo ra giới tự nhiên và toàn thể nhân loại. Đề cao trí tuệ là
chưa từng có trong lịch sử. Nhưng cái gì cũng mang tính hai mặt. Đề cao lý trí
thể hiện sự đề cao con người, nhưng đề cao lý trí trong điều kiện kinh tế chưa
phát triển thì sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa duy tâm là điều tất nhiên. Lúc
này nước Đức bao trùm bởi chủ nghĩa duy tâm. Duy tâm điển hình là khách
quan của Hegel nhưng chủ quan của Canter. Nước Đức lúc này nền kinh tế
dường như phát triển nhất các nước Châu Âu. Đề cao trí tuệ nhưng đi quá giới
hạn rơi vào chủ nghĩa duy tâm. Đây cũng là một trong những nguồn gốc của
chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm có hai nguồn gốc:
Đề cao trí tuệ nhưng quá giới hạn rơi vào chủ nghĩa duy tâm.
Đề cao lao động trí óc đi quá giới hạn rơi vào chủ nghĩa duy tâm.
Ở nước Đức là trường hợp thứ nhất. Đề cao trí tuệ là điều không thể phủ nhận,
đây cũng là một trong những cống hiến của triết học cổ điển Đức. Đề cao trí tuệ
như nước Đức là chưa từng có.
- Triết học cổ điển Đức có những đóng góp to lớn với sự phát triển văn hóa và
khoa học của nhân loại, đóng góp lớn nhất là đóng góp về phép biện chứng gắn
liền với tên tuổi của Hegel, đóng góp thứ hai là đóng góp về thế giới quan duy
vật (chủ nghĩa duy vật) gắn liền với tên tuổi của L.L.Feurbach (1804 - 1872).
Giaûng vieân:TS.Buøi Xuaân Thanh Sinh vieân: Traàn Thò Thanh Hoøa
Pheùp bieän chöùng duy taâm cuûa Hegel - Nhöõng giaù trò vaø haïn cheá Trang 5/21
Đặc điểm này là đặc điểm quan trọng nhất, nổi bật nhất và đáng lưu ý nhất của
triết học cổ điển Đức. Thật ra sự ra đời của triết học cổ điển Đức nói đến tính
độc lập tương đối của nước xã hội. Sự phát triển và hưng thịnh của văn hóa, của
khoa học không phải lúc nào cũng gắn liền với sự phát triển và suy tàn của kinh
tế. Nước Pháp vào nửa đầu thế kỷ XVIII có nền kinh tế lạc hậu rất nhiều so với
nước Anh, nhưng về lý luận chính trị ở đỉnh cao của nó. Còn nước Đức vào nửa
đầu thế kỷ XIX có nền kinh tế rất lạc hậu hơn nhiều so với Anh và Pháp nhưng
lý luận phát triển ở đỉnh cao.
Phép biện chứng của Hegel là tuyệt vời. Những quy luật phủ định của phủ định,
lượng chất hay quy luật mâu thuẫn, người khái quát nên đầu tiên chính là
Hegel. Không có phép biện chứng của Hegel thì không có phép biện chứng của
Marx và Engels vào giữa thế kỷ XIX.
Đây là cống hiến rất to lớn của triết học cổ điển Đức, văn hóa, khoa học của
nhân loại và đồng thời cho sự ra đời của triết học Marx vào giữa thế kỷ XIX.
- Triết học cổ điển Đức với tư cách là sự kết thúc một cách hiểu cũ, cho rằng triết
học là khoa học của mọi khoa học mà Hegel là toan tính cuối cùng. Tuy nhiên,
cách hiểu này lại gợi mở cho Marx và Engels một cách hiểu mới về vai trò của
triết học với các khoa học cụ thể mà sau này Marx và Engels thực hiện trong hệ
thống triết học của mình.
Một lần nữa, quan điểm triết học là khoa học của mọi khoa học được bắt đầu từ
Hy Lạp cổ đại, được khẳng định qua các thời đại lịch sử. Cho đến tận thế kỷ
XVII - XVIII, Bacon hiểu triết học theo nghĩa rộng, Descartes hiểu là cái cây
triết học và đến Hegel là toan tính cuối cùng. Các nhà triết học cổ điển Đức,
điển hình là Hegel muốn xây dựng một triết học mang tính vạn năng, là nền
tảng cho tất cả các ngành khoa học, quan điểm triết học là khoa học của mọi
khoa học. Quan điểm này tất nhiên không còn đúng vì đến nửa đầu thế kỷ XIX,
khoa học phát triển mạnh như vậy mà vẫn quan niệm như thế là hoàn toàn sai
lầm. Vật lý, hóa học, toán học đã tách rời khỏi triết học. Như vậy triết học của
Hegel là toan tính cuối cùng. Nhưng cho dù quan điểm đó là sai lầm nhưng
cách hiểu đó của Hegel lại gợi mở cho Marx và Engels một cách hiểu mới là:
Vai trò của triết học là khoa học cụ thể như thế nào.
Sự tinh binh của triết học với khoa học tự nhiên mà sau này Marx và Engels
thể hiện trong hệ thống triết học của hai ông.
Đây là cống hiến to lớn của Marx và Engels nhưng lại bắt đầu từ nền tảng sai
lầm của Hegel. Một lần nữa khẳng định rằng, chính triết học cổ điển Đức là
nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Marx.
Giaûng vieân:TS.Buøi Xuaân Thanh Sinh vieân: Traàn Thò Thanh Hoøa
Pheùp bieän chöùng duy taâm cuûa Hegel - Nhöõng giaù trò vaø haïn cheá Trang 6/21
II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM CỦA HEGEL - NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN
CHẾ:
G.Ph.Hegel (1770 - 1831) xuất thân trong gia đình công chức, đã từng tốt nghiệp đại
học tổng hợp. Bản thân ông từng là giáo sư dạy trung học, sau đó là giáo sư giảng dạy
trong trường đại học. Theo đánh giá các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx: Hegel
không chỉ là một thiên tài sáng tạo mà còn là nhà triết học có tri thức bách khoa nên tất
cả mọi lĩnh vực, Hegel đều là người của mọi thời đại. Triết học của Hegel là tinh hoa
của triết học cổ điển Đức và là nguồn gốc lý luận trực tiếp của cổ điển Marx. Hegel đã
để lại cho đời sau rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Hệ thống của Hegel rất khó đọc. Thời
kỳ nước Đức lên cơn sốt Hegel chứng tỏ trình độ tư duy của người Đức rất cao. Lúc
bấy giờ nước Đức hình thành hai phái: một Hegel già và Hegel trẻ, đều ảnh hưởng trực
tiếp của Hegel. Hegel từng tuyên bố: triết học của Hegel là cuối cùng trong lịch sử, về
sau này sẽ không tìm được bộ óc nào vĩ đại hơn Hegel. Sự tuyên bố đó tất nhiên là
không đúng nhưng có cơ sở của nó. Tư tưởng của Hegel bao bọc bởi duy tâm huyền bí.
1. Phép biện chứng duy tâm khách quan về ý niệm tuyệt đối:
Đây là điểm khởi đầu và là nền tảng của triết học Hegel. Nó là thực thể tinh thần
sáng tạo ra giới tự nhiên và toàn thể nhân loại. Theo Hegel, mọi sự vật, hiện tượng
trong thế giới, kể cả những sản phẩm hoạt động của con người chỉ là hiện thân của
ý niệm tuyệt đối.
Ý niệm tuyệt đối là thực thể tinh thần, giống thượng đế sáng tạo ra giới tự nhiên và
toàn thể nhân loại. Theo Hegel, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều được sinh
ra bởi một thực thể tinh thần, ý thức, tinh thần có trước vật chất nhưng đó không
phải là ý thức, tinh thần của từng cá nhân, con người cụ thể mà là một thực thể tinh
thần bên ngoài con người và ông đặt tên là ý niệm tuyệt đối. Điều đó chứng tỏ triết
học của Hegel là duy tâm khách quan. Ông coi ý niệm tuyệt đối là cái có trước.
Trong quá trình vận động, phát triển, ý niệm tuyệt đối tha hóa thành giới tự nhiên
và xã hội, cuối cùng lại trở về với chính mình trong tinh thần tuyệt đối. Sai lầm của
phép biện chứng duy tâm khách quan của Hegel là ở chỗ ông cho rằng biện chứng
của ý niệm sản sinh ra biện chứng của sự vật. Đó là phép biện chứng duy tâm
khách quan, thiếu triệt để, thiếu khoa học.
Cho dù là nhà triết học duy tâm nhưng Hegel đặc biệt đề cao con người, không hạ
thấp con người xuống, đó là điểm sáng của triết học Hegel. Hegel cho rằng: ý niệm
tuyệt đối sinh ra vạn vật, con người là giai đoạn phát triển cao nhất của ý niệm
tuyệt đối, giống như bảo rằng: “Thượng đế sinh ra vạn vật, con người là giai đoạn
phát triển cao nhất của thượng đế”, vậy ông đề cao con người. Chính Hegel khẳng
định hoạt động của con người và nhận thức của con người là chìa khóa để ý niệm
tuyệt đối nhận thức bản thân mình trở về với chính bản thân mình. Điều này cho
thấy rằng với những nhà triết học duy tâm trước đây thường hạ thấp con người
Giaûng vieân:TS.Buøi Xuaân Thanh Sinh vieân: Traàn Thò Thanh Hoøa
Pheùp bieän chöùng duy taâm cuûa Hegel - Nhöõng giaù trò vaø haïn cheá Trang 7/21
xuống, đề cao thực thể tinh thần nhưng duy tâm Hegel đặc biệt đề cao con người.
Đó là điểm đặc sắc trong triết học của Hegel, từ đó đề cao trí tuệ con người. Hegel
cho rằng: ban đầu trong vũ trụ bao la không có cái gì cả, chỉ có một thực thể duy
nhất, ông gọi là ý niệm tuyệt đối, là một thực thể tinh thần với bản tính ham hiểu
biết. Muốn thỏa mãn bản tính ham hiểu biết này cần phải tha hóa thành khác mình
nhưng cũng chính là mình. Ví dụ: giả sử chỉ có một mình mình thôi mà mình ham
hiểu biết thì muốn thỏa mãn bản tính này tha hóa thành khác mình nhưng cũng
chính là mình. Vậy sự tồn tại của thế giới vật chất xung quanh ta là nhằm thỏa mãn
bản tính ham hiểu biết của con người mà thôi. Hegel đặc biệt đề cao trí tuệ con
người. Ông khẳng định: giới tự nhiên này nằm trong quá trình phát triển vô cơ, hữu
cơ cho đến con người, và khi con người phản ánh đầy đủ về giới tự nhiên, tức là
con người quay trở lại điểm khởi đầu là ý niệm tuyệt đối. Vì vậy, trong triết học
của Hegel, điểm khởi đầu là ý niệm tuyệt đối, điểm kết thúc cũng là ý niệm tuyệt
đối mà tồn tại ý thức của mỗi cá nhân, con người chúng ta.
Thông qua tư tưởng này, Hegel đặc biệt đề cao con người, trí tuệ con người, chứng
tỏ Hegel là nhà triết học duy tâm khách quan. Thật ra khái niệm tha hóa không phải
lần đầu tiên Marx đưa ra mà là Hegel. Tha hóa là mình trở thành khác mình, đối lập
với mình.
2. Phép biện chứng duy tâm về triết học:
- Theo Hegel, đối tượng nghiên cứu của triết học là ý niệm tuyệt đối, lịch sử nhân
loại là giai đoạn phát triển cao nhất. Đây là quan điểm duy tâm. Triết học
nghiên cứu lịch sử nhân loại, mà lịch sử nhân loại là giai đoạn cao nhất của ý
niệm tuyệt đối. Thật ra, triết học là ngành khoa học nghiên cứu ý niệm tuyệt
đối.
- Hegel là người có công khôi phục lại quan điểm triết học là khoa học của mọi
khoa học. Hegel muốn xây dựng triết học mang tính vạn năng, đóng vai trò nền
tảng cho tất cả các ngành khoa học, nghĩa là toàn bộ khoa học cụ thể phải nằm
trong triết học. Quan điểm này là quan điểm sai lầm và sau này đã gợi mởi cho
Marx và Engels một cách hiểu mới về vai trò của triết học với khoa học cụ thể.
Trong tư tưởng của Hegel có một điểm đáng lưu ý là triết học là khoa học của
tất cả mọi khoa học. Quan niệm này ra đời trong thời buổi trình độ nhận thức
con người chưa cao nên triết học là một lý luận mang tính phổ quát, bao trùm
và thậm chí là duy nhất. Nó có tham vọng giải thích tất cả lĩnh vực khoa học cụ
thể mà trong thời kỳ đó còn mang tính chất tảng mạn và sơ khai. Thời kỳ đó,
khoa học chưa phân ngành, người ta không thể tìm thấy tri thức về khoa học tự
nhiên trong khoa học cụ thể như ngày hôm nay mà chỉ có thể tìm thấy những tư
tưởng khoa học tự nhiên trong hệ thống triết học tự nhiên của các nhà triết học.
Từ đó nảy sinh quan điểm cho rằng triết học là khoa học của tất cả mọi khoa
Giaûng vieân:TS.Buøi Xuaân Thanh Sinh vieân: Traàn Thò Thanh Hoøa
Pheùp bieän chöùng duy taâm cuûa Hegel - Nhöõng giaù trò vaø haïn cheá Trang 8/21
học, còn các nhà triết học là các nhà thông thái, không chỉ am hiểu một lĩnh vực
mà am hiểu mọi lĩnh vực khác nhau của nhận thức.
Quan điểm này bắt đầu từ Hy Lạp cổ đại, được kh