Trong chủ nghĩa Mac – Lênin, khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối
quan hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật,
hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Biện
chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất, còn biện chứng chủ quan là sự
phản ánh biện chứng khách quan vào trong đời sống ý thức của con người.
Theo Ph.Ăngghen: “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ
giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản
ánh sự chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên ”
Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới
thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên
tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Với nghĩa như vậy, phép biện chứng
thuộc về biện chứng chủ quan, đồng thời nó cũng đối lập với phép siêu hình – phương
pháp tư duy về sự vật, hiện tượng của thế giới trong trạng thái cô lập và bất biến
113 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 15370 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phép biện chứng duy vật, cơ sở phương pháp luận chung nhất cho hoạt động nhận thức và thực tiễn, vận dụng phép biện chứng duy vật trong hoạt động kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới được tạo thành từ những sự vật, những hiện tượng, những quá trình…
khác nhau. Vậy giữa chúng có mối liên hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau hay
chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Chúng luôn vận động, đổi mới, phát triển hay
đứng yên?
Trong thực tiễn và nhận thức, hoạt động của con người tồn tại trên rất nhiều lĩnh
vực khác nhau, với nhiều mối liên hệ khác nhau và với những mục tiêu khác nhau.
Vậy, làm thế nào để con người có thể đạt được những mục tiêu đó và tránh những sai
lầm trong nhận thức tư duy?
Để trả lời cho những câu hỏi trên, chúng ta cùng nghiên cứu đề tài:
“PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT, CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN CHUNG
NHẤT CHO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN. VẬN DỤNG PHÉP
BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ.”
Phép biện chứng duy vật là lý luận khoa học phản ánh khái quát sự vận động và
phát triển của hiện thực. Do đó, nó không chỉ là lý luận về phương pháp mà còn là sự
diễn tả quan niệm về thế giới, là lý luận về thế giới quan. Hệ thống các quan điểm của
phép biện chứng duy vật, do tính đúng đắn và triệt để của nó đem lại đã trở thành nhân
tố định hướng cho quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, giúp con
người đạt dược nhiều thành quả tích cực, đặc biệt trong các hoạt động kinh tế.
Do trình độ kiến thức còn có nhiều hạn chế, chắc chắn bài viết của nhóm em sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong thầy và các bạn góp ý để kiến
thức của chúng em về vấn đề này được hoàn chỉnh hơn. Bài tiểu luận này được hoàn
thành với sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của TS. Trần Nguyên Ký – Trưởng Bộ môn
Những NLCB CN Mác - Lênin:
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!
2
PHỤ LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN 1. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT ................... 7
1.1. Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng .................... 7
1.2. Phép biện chứng duy vật .................................................................................. 10
PHẦN 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT ............... 12
2.1. Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật ..................................... 12
2.1.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến ............................................................. 12
2.1.1.1. Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến.................................... 12
2.1.1.2. Tính chất của các mối liên hệ .............................................................. 13
2.1.1.3. Nội dung nguyên lý .............................................................................. 15
2.1.1.4. Ý nghĩa phương pháp luận ................................................................... 15
2.1.2. Nguyên lý về sự phát triển ......................................................................... 16
2.1.2.1. Khái niệm sự vận động và sự phát triển .............................................. 16
2.1.2.2. Tính chất của sự phát triển .................................................................. 17
2.1.2.3. Nội dung nguyên lý .............................................................................. 18
2.1.2.4. Ý nghĩa phương pháp luận ................................................................. 199
2.2. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật ........................................ 20
2.2.1. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập ............................ 21
2.2.1.1. Mặt đối lập; thống nhất, đấu tranh, chuyển hoá của các mặt đối lập 22
2.2.1.2. Nội dung quy luật ................................................................................. 27
2.2.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận ................................................................... 27
2.2.2. Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi
về chất, và ngược lại ............................................................................................. 28
2.2.2.1. Chất, lượng, độ, điểm nút, bước nhảy ................................................. 28
2.2.2.2. Nội dung quy luật ................................................................................. 38
2.2.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận ................................................................... 39
2.2.3. Quy luật phủ định của phủ định ............................................................... 40
2.2.3.1. Phủ định biện chứng, phủ định của phủ định ...................................... 41
3
2.2.3.2. Nội dung quy luật ................................................................................. 44
2.2.3.3. Ý nghĩa phương pháp luận ................................................................... 48
2.3. Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật ........................................... 50
2.3.1. Một số vấn đề chung về phạm trù .............................................................. 50
2.3.1.1. Định nghĩa phạm trù và phạm trù triết học ......................................... 50
2.3.1.2. Bản chất của phạm trù ......................................................................... 51
2.3.2. Cái riêng và cái chung ............................................................................... 53
2.3.2.1. Khái niệm cái riêng và cái chung ...................................................... 533
2.3.2.2. Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung ................................ 54
2.3.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận ................................................................... 56
2.3.3. Nguyên nhân và kết quả ............................................................................ 57
2.3.3.1. Khái niệm ............................................................................................. 57
2.3.3.2. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả ............................. 59
2.3.3.3. Ý nghĩa phương pháp luận ................................................................... 61
2.3.4. Tất nhiên và ngẫu nhiên ............................................................................ 62
2.3.4.1. Khái niệm ............................................................................................. 62
2.3.4.2. Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên .............................. 64
2.3.4.3.Ý nghĩa phương pháp luận .................................................................... 66
2.3.5. Nội dung và hình thức ............................................................................... 67
2.3.5.1. Khái niệm ............................................................................................. 67
2.3.5.2. Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức ................................ 68
2.3.5.2. Ý nghĩa phương pháp luận ................................................................... 70
2.3.6. Bản chất và hiện tượng .............................................................................. 71
2.3.6.1. Khái niệm ............................................................................................. 71
2.3.6.2. Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng .............................. 72
2.3.6.3. Ý nghĩa phương pháp luận ................................................................... 75
2.3.7. Khả năng và hiện thực ............................................................................... 76
2.3.7.1. Khái niệm ............................................................................................. 76
2.3.7.2. Quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực ................................ 78
4
2.3.7.3. Ý nghĩa phương pháp luận ................................................................... 80
PHẦN 3: KHÁI QUÁT VỀ PHƢƠNG PHÁP, PHƢƠNG PHÁP LUẬN; MỘT SỐ
NGUYÊN TẮC PHƢƠNG PHÁP LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
........................................................................................................................................ 81
3.1. Khái quát về phƣơng pháp và phƣơng pháp luận ......................................... 81
3.1.1. Khái quát về phương pháp ......................................................................... 81
3.1.1.1. Định nghĩa: .......................................................................................... 81
3.1.1.2. Phân loại phương pháp: ...................................................................... 82
3.1.2. Khái quát về phương pháp luận ................................................................ 83
3.1.2.1. Khái niệm: ............................................................................................ 83
3.1.2.2. Phân loại: ............................................................................................ 83
3.2. Một số nguyên tắc phƣơng pháp luận cơ bản của phép duy vật biện chứng
................................................................................................................................... 84
3.2.1. Nguyên tắc toàn diện .................................................................................. 84
3.2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 84
3.2.1.2. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc toàn diện ................................ 84
3.2.2. Nguyên tắc phát triển ................................................................................ 86
a. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 86
b. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc phát triển ........................................ 86
3.2.2.1 Nguyên tắc mâu thuẫn ............................................................................. 87
3.2.2.1.1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc (phân tích) mâu thuẫn (còn được gọi là
nguyên tắc phân đôi cái thống nhất). ............................................................... 87
3.2.2.1.2. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc mâu thuẫn ........................... 87
3.2.2.2 Nguyên tắc phân tích lượng – chất ......................................................... 89
3.2.2.2.1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc phân tích lượng – chất ...................... 89
3.2.2.2.2. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc phân tích lượng – chất ........ 89
3.2.2.3. Nguyên tắc phủ định biện chứng ........................................................... 90
3.2.2.3.1 Cơ sở lý luận của nguyên tắc phủ định biện chứng ........................... 90
3.2.2.3.2 Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc phủ định biện chứng ............ 90
3.3. Một số yêu cầu phƣơng pháp luận của các cặp phạm trù ............................ 91
5
3.3.1. Một số yêu cầu phương pháp luận được rút ra từ nội dụng của cặp phạm
trù cái chung và cái riêng .................................................................................... 91
3.3.2. Một số yêu cầu phương pháp luận được rút ra từ nội dung của cặp phạm
trù nguyên nhân và kết quả. ................................................................................ 91
3.3.3. Một số yêu cầu phương pháp luận được rút ra từ nội dung của cặp phạm
trù tất nhiên và ngẫu nhiên ................................................................................. 93
3.3.4. Một số yêu cầu phương pháp luận được rút ra từ nội dung của cặp phạm
trù nội dung và hình thức .................................................................................... 93
3.3.5. Một số yêu cầu phương pháp luận được rút ra từ nội dung của cặp phạm
trù bản chất và hiện tượng ................................................................................... 94
3.3.6. Một số yêu cầu phương pháp luận được rút ra từ nội dung của cặp phạm
trù hiện thực và khả năng .................................................................................... 95
3.4. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể .............................................................................. 95
3.4.1. Cơ sở lý luậ của nguyên tắc lịch sử - cụ thể ............................................. 95
3.4.2. Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc lịch sử - cụ thể .......................... 96
PHẦN 4: VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ ..................................................................................................................... 100
4.1. Vận dụng giải thích các quy luật kinh tế ..................................................... 101
4.1.1. Quy luật cung - cầu................................................................................... 101
4.1.2. Quy luật hiệu suất biên giảm dần ............................................................ 103
4.1.3. Sự hình thành giá cả thị trường .............................................................. 103
4.2. Vận dụng nguyên lý về sự phát triển ............................................................ 104
4.3. Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn hoạt động của doanh
nghiệp ...................................................................................................................... 106
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
6
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cấu trúc của than đá và kim cương ............................................................... 30
Hình 2.2. Sự phát triển theo đường “xoáy ốc” của quy luật phủ định của phủ định .... 46
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Điểm nút trong sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất của nước
....................................................................................................................................... 33
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ thể hiện sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
của quá trình học của một người ................................................................................... 35
Sơ đồ 2.3. Các giai đoạn phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội ........................ 37
7
PHẦN 1. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1.1. Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng
a. Khái niệm biện chứng và phép biện chứng
Trong chủ nghĩa Mac – Lênin, khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối
quan hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật,
hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Biện
chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất, còn biện chứng chủ quan là sự
phản ánh biện chứng khách quan vào trong đời sống ý thức của con người.
Theo Ph.Ăngghen: “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ
giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản
ánh sự chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên…”
Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới
thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên
tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Với nghĩa như vậy, phép biện chứng
thuộc về biện chứng chủ quan, đồng thời nó cũng đối lập với phép siêu hình – phương
pháp tư duy về sự vật, hiện tượng của thế giới trong trạng thái cô lập và bất biến.
b. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
Phép biện chứng đã phát triển qua ba hình thức cơ bản: phép biện chứng chất
phát thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép biện chứng duy vật của
chủ nghĩ Mác – Lênin.
Phép biện chứng chất phát thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện
chứng trong lịch sử triết học. Nó là một nội dung cơ bản trong nhiều hệ thống triết học
của Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Tiêu biểu cho những tư tưởng biện chứng
8
của triết học Trung Quốc là “biến dịch luận” (học thuyết về những nguyên lý, quy luật
biến đổi phổ biến trong vũ trụ) và “ngũ hành luận” (học thuyết về những nguyên tắc
tương tác, biến đổi của các tố chất bản thể trong vũ trụ) của Âm dương gia. Trong triết
học Ấn Độ, biểu hiện rõ nét của tư tưởng biện chứng là triết học của đạo Phật, với các
phạm trù “vô ngã”, “vô thường”, “nhân duyên”… Đặc biệt, triết học Hy Lạp cổ đại đã
thể hiện một cách sâu sắc tinh thần của phép biện chứng tự phát. Ph.Ăngghen viết:
“Những nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều là những nhà biện chứng tự phát, bẩm sinh, và
Arixtốt, bộ óc bách khoa nhất trong các nhà triết học ấy, cũng đã nghiên cứu những
hình thức căn bản nhất của tư duy biện chứng… Cái thế giới quan ban đầu, ngây thơ,
nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại
và lần đầu tiên đã được Hêraclít trình bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và
đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi,
mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong”. Tuy nhiên, những tư tưởng biện
chứng đó về cơ bản vẫn còn mang tính chất ngây thơ, chất phát. Ph.Ăngghen nhận xét:
“Trong triết học này, tư duy biện chứng xuất hiện với tính chất thuần phác tự nhiên
chưa bị khuấy đục bởi những trở ngại đáng yêu… Chính vì người Hy Lạp chưa đạt tới
trình độ mổ xẻ, phân tích giới tự nhiên, cho nên họ hãy còn quan niệm giới tự nhiên là
một chỉnh thể và đứng về mặt toàn bộ mà xét chỉnh thể ấy. Mối liên hệ phổ biến giữa
các hiện tượng tự nhiên chưa được chứng minh về chi tiết; đối với họ, mối liên hệ đó là
kết quả của sự quan sát trực tiếp”. Phép biện chứng chất phác cổ đại nhận thức đúng về
tính biện chứng của thế giới nhưng bằng trực kiến thiên tài, bằng trực quan chất phác,
ngây thơ, thiếu sự chứng minh bởi những thành tựu phát triển của khoa học tự nhiên.
Từ nửa cuối thế kỷ XV, khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển mạnh, đi sâu vào
phân tích, nghiên cứu từng yếu tố riêng biệt của thế giới tự nhiên, dẫn tới sự ra đời của
phương pháp siêu hình. Đến thế kỷ XVIII, phương pháp siêu hình trở thành phương
pháp thống trị trong tư duy triết học và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, khi khoa học
tự nhiên chuyển từ việc nghiên cứu đối tượng riêng biệt sang nghiên cứu quá trình
9
thống nhất của các đối tượng đó trong mối liên hệ, thì phương pháp tư duy siêu hình
không còn phù hợp mà phải chuyển sang một hình thức tư duy mới cao hơn là tư duy
biện chứng.
Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ Cantơ và hoàn thiện ở
Hêghen. Theo Ph.Ăngghen: “Hình thức thứ hai của phép biện chứng, hình thức quen
thuộc nhất với các nhà khoa học tự nhiên Đức, là triết học cổ điển Đức, từ Cantơ đến
Hêghen.”
Các nhà triết học cổ điển Đức đã trình bày những tư tưởng cơ bản nhất của phép
biện chứng duy tâm một cách có hệ thống. Tính chất duy tâm trong triết học Hêghen
biểu hiện ở chỗ ông coi biện chứng là quá trình phát triển khởi đầu của “ý niệm tuyệt
đối”, coi biện chứng chủ quan là cơ sở của biện chứng khách quan. Theo Hêghen, “ý
niệm tuyệt đối” là điểm khởi đầu của tồn tại, tự “tha hóa” thành giới tự nhiên và trở về
với bản thân nó trong tồn tại tinh thần. “Tinh thần, tư tưởng, ý niệm là cái có trước, còn
thế giới hiện thực chỉ là một bản sao chép của ý niệm”. Các nhà triết học duy tâm Đức,
mà đỉnh cao nhất là Hêghen, đã xây dựng phép biện chứng duy tâm với hệ thống phạm
trù, quy luật chung, có lôgích chặt chẽ của ý thức, tinh thần. V.I. Lênin cho rằng:
“Hêghen đã đoán được một cách tài tình biện chứng của sự vật (của những hiện tượng,
của thế giới, của giới tự nhiên) trong biện chứng của khái niệm. Ph.Ăngghen cũng nhấn
mạnh tư tưởng của C.Mác: “Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong
tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một
cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng. Ở
Hêghen, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát
triển được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó”.
Tính chất duy tâm trong phép biện chứng cổ điển Đức, cũng như trong triết học
Hêghen là hạn chế cần phải vượt qua. C.Mác và Ph.Ăngghen đã khắc phục hạn chế đó
để sáng tạo nên phép biện chứng duy vật. Đó là giai đoạn phát triển cao n