Phong cách lãnh đạo có ý nghĩa quy ết định đến sự tồn vong của một tổ chức,
nhưng ảnh hưởng cụ thể của nó như thế nào? , mức độ và diễn biến ra sao?, là những
câu hỏi có nhiều đáp án và cần ví dụ thực tiễn để trả lời.
Sự ảnh hưởng của nhà quản trị đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một đơn
vị phản ánh khả năng, trình độ của nhà quản trị mà trong thực tiễn người ta thường
đánh giá như nhà quản trị giỏi hoặc nhà quản trị tồi. Tuy nhiên, một số y ếu tố quyết
định kết quả lại nằm ngoài sự kiểm soát của nhà quản trị. Cụ thể y ếu tố nào và tác
động của nó ra sao đối mỗi đơn vị có khác nhau, câu trả lời cũng khác nhau.
Nghiên cứu được trình bày sau đây là một ví dụ nhằm trả lời những câu hỏi đó.
Mặt khác, qua thực tiễn tại một đơn vị cụ thể, nghiên cứu còn đưa ra những bài học
kinh nghiệm nhằm giúp người đọc kiểm nghiệm những hành động tương tự của mình,
của tổ chức mình hiện nay , lượng hóa kết quả trong tương lai để tránh những sai lầm
tương tự.
Chọn Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn như một ví dụ điển hình vì trong quá
trình phát triển của nó, thực tế đã trải qua nhiều thăng trầm mà mỗi nốt bậc thể hiện
dấu ấn, phong cách quản trị. Từ một Công ty Cấp nước mang trong mình sự trì trệ
phát triển thành Tổng Công ty , rồi tiến hành cổ phần hóa như hiện nay, phong cách
lãnh đạo, các quy ết định quản trị mà nó chịu chi phối luôn được thay đổi và kiểm
chứng.
Nghiên cứu này chỉ nhằm minh chứng cho vai trò của hoạt động quản trị, đặc
biệt là phong cách lãnh đạo, hoàn toàn không ám chỉ, không chê bai hay đề cao, ca
ngợi một cá nhân cụ thể nào. Trong quá trình trình bày nếu mắc phải lỗi này hay làm
cho người đọc liên liên tưởng đến lỗi này, xin được tha thứ.
30 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 13388 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phong cách lãnh đạo độc đoán, phong cách phù hợp để giải quyết bất ổn, minh họa tại công ty cấp nước Sài Gòn giai đoạn 2003-2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
TIỂU LUẬN
MÔN TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
Đề tài:
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN -
PHONG CÁCH PHÙ HỢP ĐỂ GIẢI QUYẾT BẤT ỔN –
MINH HỌA TẠI TỔNG CÔNG TY CẤP NƯỚC SÀI GÒN
GIAI ĐOẠN 2003 - 2006
Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Huỳnh Thanh Tú
Thực hiện: Nhóm 9 , Lớp: QTKD, Đêm 1 – Khóa 17
Danh sách:
1. Lê Văn Chiến
2. Nguyễn Thị Kim Cúc
3. Bùi Thanh Giang
4. Hoàng Thanh Hùng
5. Nguyễn Quang Hưng
6. Bùi Thị Phương Linh
7. Lê Hữu Quang (nhóm trưởng)
8. Lâm Quốc Thanh
- 2 -
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
- 3 -
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN ….... 5
1.1. Phong cách lãnh đạo: ............................................................................................... 5
1.2. Phong cách lãnh đạo độc đoán: .............................................................................. 6
1.3. Vận dụng phong cách lãnh đạo độc đoán vào quản trị doanh nghiệp:................... 8
CHƯƠNG 2 : TỔNG CÔNG TY CẤP NƯỚC SÀI GÒN
GIAI ĐOẠN 2003 -2006
(giai đoạn bất ổn và phục hồi sau đó) ......................................... 9
2.1. Tổng quan về Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn...................................................... 9
2.1.1. Mô hình – Tổ chức: .................................................................................... 9
2.1.2. Lịch sử phát triển :........................................................................................ 13
2.1.3. Các đặc điểm nổi bật chi phối quyết định quản trị:.................................... 13
2.2. Các giai đoạn phát triển: ......................................................................................... 15
2.2.1. Giai đoạn còn là Công ty Cấp nước : .......................................................... 15
2.2.2. Giai đoạn hình thành Tổng Công ty (2003 - 2005):.................................... 21
2.2.3. Giai đoạn thành lập Tổng Công ty và tiến hành cổ phần hóa các đơn
vị trực thuộc (từ năm 2006 đến nay):........................................................ 24
2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra sau giai đoạn bất ổn: ...................................... 26
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP ĐỂ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN
THÀNH CÔNG TRONG MỘT TỔ CHỨC ĐANG BẤT ỔN …...... 28
3.1. Mục tiêu: ................................................................................................................... 28
3.2. Giải pháp: .................................................................................................................. 28
3.2.1. Nhóm giải pháp phát huy ưu điểm: ............................................................ 28
3.2.2. Giải pháp hạn chế khuyết điểm:................................................................. 29
3.2.3. Các kiến nghị song song với việc thực hiện các giải pháp :...................... 30
3.3. Các vấn đề ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo trong giai đoạn mới cần
tiếp tục nghiên cứu: .................................................................................................. 30
LỜI KẾT.............................................................................................................................. 32
- 4 -
LỜI MỞ ĐẦU
Phong cách lãnh đạo có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong của một tổ chức,
nhưng ảnh hưởng cụ thể của nó như thế nào? , mức độ và diễn biến ra sao?, là những
câu hỏi có nhiều đáp án và cần ví dụ thực tiễn để trả lời.
Sự ảnh hưởng của nhà quản trị đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một đơn
vị phản ánh khả năng, trình độ của nhà quản trị mà trong thực tiễn người ta thường
đánh giá như nhà quản trị giỏi hoặc nhà quản trị tồi. Tuy nhiên, một số yếu tố quyết
định kết quả lại nằm ngoài sự kiểm soát của nhà quản trị. Cụ thể yếu tố nào và tác
động của nó ra sao đối mỗi đơn vị có khác nhau, câu trả lời cũng khác nhau.
Nghiên cứu được trình bày sau đây là một ví dụ nhằm trả lời những câu hỏi đó.
Mặt khác, qua thực tiễn tại một đơn vị cụ thể, nghiên cứu còn đưa ra những bài học
kinh nghiệm nhằm giúp người đọc kiểm nghiệm những hành động tương tự của mình,
của tổ chức mình hiện nay, lượng hóa kết quả trong tương lai để tránh những sai lầm
tương tự.
Chọn Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn như một ví dụ điển hình vì trong quá
trình phát triển của nó, thực tế đã trải qua nhiều thăng trầm mà mỗi nốt bậc thể hiện
dấu ấn, phong cách quản trị. Từ một Công ty Cấp nước mang trong mình sự trì trệ
phát triển thành Tổng Công ty, rồi tiến hành cổ phần hóa như hiện nay, phong cách
lãnh đạo, các quyết định quản trị mà nó chịu chi phối luôn được thay đổi và kiểm
chứng.
Nghiên cứu này chỉ nhằm minh chứng cho vai trò của hoạt động quản trị, đặc
biệt là phong cách lãnh đạo, hoàn toàn không ám chỉ, không chê bai hay đề cao, ca
ngợi một cá nhân cụ thể nào. Trong quá trình trình bày nếu mắc phải lỗi này hay làm
cho người đọc liên liên tưởng đến lỗi này, xin được tha thứ.
Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian ngắn, bởi những người không phải
là lãnh đạo hoặc có tầm ảnh hưởng đến quyết định quản trị của tổ chức nên không
khỏi có yếu tố chủ quan, rất mong được thông cảm, chia sẻ và phản hồi.
Nhóm thực hiện tiểu luận
- 5 -
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN
1.1. Phong cách lãnh đạo:
Phong cách lãnh đạo là cách thức theo đó người lãnh đạo cư sử đối với những
người dưới quyền và phạm vi các vấn đề mà họ được phép ra các quyết định.
Khái niệm phong cách lãnh đạo thường được hiểu theo các góc độ sau:
- Được coi là một nhân tố quan trọng của người quản lý, lãnh đạo, nó gắn liền
với kiểu người lãnh đạo và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý con người.
- Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh đạo,
quản lý mà còn thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tác động
người khác của người lãnh đạo.
- Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo.
- Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng hoạt động quản lý của
nhà lãnh đạo, được quy định bởi đặc điểm nhân cách của họ.
- Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, được
biểu hiện bằng công thức: Phong cácc lãnh đạo = Cá tính x Môi trường.
Nhìn chung, những khái niệm trên đã đề cập và phản ánh khá rõ nhiều mặt,
nhiều đặc trưng khác nhau của phong cách lãnh đạo. Tuy nhiên, phần lớn chỉ đề cập
đến mặt chủ quan, mặt cá tính của chủ thể lãnh đạo chứ chưa đề cập, xem xét phong
cách lãnh đạo như một kiểu hoạt động mà kiểu hoạt động này phụ thuộc vào yếu tố
mội trường xã hội, môi trường tổ chức, trong đó có sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng, của
nền văn hóa, …. Với quan điểm như trên; đúc kết các khái niệm vừa đề cập, chúng ta
có thể đưa ra định nghĩa như sau: Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù
của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua
lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi
trường xã hội trong hệ thống quản lý.
Như vậy, khi xem xét, đánh giá một nhà lãnh đạo chúng ta đồng thời phải xem
xét, phân tích các yếu tố đặc thù của nhà nhà lãnh đạo đó, lẫm môi trường tổ chức mà
nhà lãnh đạo đó tác động và chịu tác động, theo mô hình:
- 6 -
Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ này, chúng ta sẽ điểm qua các kiểu phong
cách lãnh đạo. Qua các công trình nghiên cứu và thực tiễn, chúng ta có thể phân làm 3
phong cách lãnh đạo phổ biến:
- Phong cách độc đoán (hoặc độc tài): Là phong cách trong đó nhà quản trị sẽ
trực tiếp ra các quyết định mà không cần tham khảo ý kiến của người dưới
quyền.
- Phong cách dân chủ: Là phong cách trong đó nhà quản trị ra quyết định sau
khi bàn bạc, trao đổi và tham khảo ý kiến cấp dưới.
- Phong cách tự do: Là phong cách trong đó nhà quản trị cho phép người dưới
quyền ra quyết định riêng của mình và họ ít tham gia vào việc ra các quyết
định của tổ chức.
Mỗi phong cách lãnh đạo trên đều có những ưu nhược điểm của nó. Điều đó
đòi hỏi các nhà quản trị cần dựa vào các yếu tố cụ thể khác nhau như : đặc điểm phát
triển của tập thể; đặc điểm tâm lý cá nhân của nhà quản trị, tình hình cụ thể… để lựa
chọn phong cách lãnh đạo cho phù hợp. Mặt khác, nhà quản trị phải biết thay đổi
phong cách lãnh đạo khi nó không còn phù hợp với sự phát triển của tổ chức.
1.2. Phong cách lãnh đạo độc đoán:
Phong cách lãnh đạo độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền
lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo – quản lý bằng ý chí của mình,
trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể. Chất lượng của quyết định
quản lý phụ thuộc vào thông tin mà người lãnh đạo thu nhận được, phụ thuộc năng
lực phân tích thông tin của anh ta. Quyết định thường ngắn gọn, rõ ràng. Việc ra quyết
định quản lý phụ thuộc uy tín và năng lực thuyết phục của người lãnh đạo. Dựa vào
các chức năng của nhà quản trị, ta có thể phân tích cụ thể hơn với phong cách lãnh
đạo độc đoán như sau:
- 7 -
- Cách thức giao tiếp với nhân viên: Nhà lãnh đạo nói, nhân viên lắng nghe và
sau đó phát biểu ý kiến của mình. Thông thường, những nhà lãnh đạo có phong
cách này thường đưa ra những chỉ dẫn chi tiết, vì vậy nhân viên biết chính xác
họ phải làm gì. Cách giao tiếp của nhà lãnh đạo là rõ ràng, ngắn gọn và xúc
tích, những gì màu mè và kiểu cách không hợp với họ. Khi muốn nhận thông
tin phản hồi từ nhân viên, họ thường chỉ đặt một câu hỏi: “Anh đã hiểu cần
phải làm gì chưa?”.
- Việc thiết lập các mục tiêu: Nhà lãnh đạo sẽ thường thiết lập các mục tiêu ngắn
hạn, liên tục, tuần tự cho tổ chức và cho nhân viên. Khi mục tiêu đã được xác
định rõ ràng và thời gian cũng được ấn định, thì nhân viên biết rõ lãnh đạo
mong chờ gì ở anh ta. Các mục tiêu và thời hạn thường là động lực thúc đẩy
con người.
- Cách thức ra quyết định: Người lãnh đạo thường quyết định phần lớn nếu
không muốn nói là tất cả mọi việc từ lớn đến nhỏ. Khi nảy sinh vấn đề cần giải
quyết, người lãnh đạo tự đánh giá các sự lựa chọn, ra quyết định và trực tiếp
hướng dẫn nhân viên những hành động họ cần phải thực hiện.
- Kiểm soát sự thực hiện và cung cấp thông tin phản hồi: Những nhà lãnh đạo
thường thiết lập các khâu kiểm soát nhất định để điều khiển quá trình thực hiện
công việc. Cách đưa mệnh lệnh của họ thường là: “Hãy quay trở lại gặp tôi vào
lúc 11 giờ trưa và báo cáo tóm tắt những công việc mà anh đã làm xong”. Các
nhà lãnh đạo thường xuyên cung cấp thông tin bổ sung dưới dạng các hướng
dẫn cụ thể về cách làm thế nào để cải tiến công việc tốt hơn.
- Sự khen thưởng và ghi nhận công việc: Nhà lãnh đạo cảm thấy hài lòng, hạnh
phúc khi nhân viên dưới quyền làm đúng theo sự hướng dẫn của họ. “Công
việc rất tuyệt vời, anh đã làm chính xác những gì mà tôi đã nói với anh”. Đó là
câu nói thể hiện thái độ hài lòng của họ đối với nhân viên.
1.1. Vận dụng phong cách lãnh đạo độc đoán vào quản trị doanh nghiệp:
Như ở trên đã đề cập, mỗi phong cách lãnh đạo đều có nhưng ưu, nhược điểm
tùy thuộc vào con người lãnh đạo cụ thể, tình huống cụ thể, tổ chức cụ thể mà áp dụng
phong cách lãnh đạo phù hợp để phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm của
mỗi phong cách. Dẫu biết vậy nhưng thường phong cách lãnh đạo độc đoán ít được áp
dụng, nếu phải áp dụng thì nên được áp dụng trong thời gian ngắn bởi những ưu,
khuyết điểm của nó.
Ưu điểm:
- Giải quyết công việc đã định trước nhanh chóng, đồng bộ.
- 8 -
Khuyết điểm:
- Tạo áp lực liên tục lên tổ chức. Lên bản thân người lãnh đạo.
- Triệt tiêu tính sáng tạo của nhân viên.
- Aùp dụng lâu sẽ phát sinh cách làm việc đối phó trong tổ chức.
Với các ưu, khuyết này, phong cách lãnh đạo độc đoán rất thích hợp trong giai
đoạn bất ổn ở một tổ chức, khi nhà lãnh đạo mới cần nhanh chóng ổn định lại tổ chức,
đặt cơ sở về nguồn lực, thời gian cho phong cách lãnh đạo phù hợp hơn khi tổ chức đã
dần ổn định. Phong cách lãnh đạo độc đoán cũng rất thích hợp khi có một nhiệm vụ
cấp thiết, rõ ràng từ cấp trên mà cách thức thực hiện hoặc đã được mô tả rõ ràng hoặc
đã được đúc kết kinh nghiệm từ trước. Khi đó, người lãnh đạo là người chỉ huy thực
hiện nhiệm vụ, làm đúng những gì được yêu cầu. Phong cách lãnh đạo này cũng thích
hợp trong trường hợp các nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm hoặc thiếu các kỹ
năng cần thiết để hoàn thành công việc. Người lãnh đạo theo phong cách này đưa ra
các bước đi cụ thể và hành động kiểm soát những khâu quan trọng để các nhân viên
có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ.
- 9 -
CHƯƠNG 2 : TỔNG CÔNG TY CẤP NƯỚC SÀI GÒN
GIAI ĐOẠN 2003 -2006
(giai đoạn bất ổn và phục hồi sau đó)
2.1. Tổng quan về Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn
2.1.1. Mô hình – Tổ chức:
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn được thành lập theo :
- Quyết định số 24/2005/QĐ-TTg ngày 26.01.2005 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn hoạt động theo mô hình Công
ty mẹ - Công ty con.
- Quyết định số 85/2005/QĐ-UB ngày 24.05.2005 của Chủ tịch UBND
TP.HCM về thành lập Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn hoạt động theo mô hình
Công ty mẹ-Công ty con.
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn là doanh nghiệp Nhà nước được kinh doanh
đa ngành, trong đó ngành chính là sản xuất, cung ứng nước sạch và các sản phẩm,
dịch vụ khác về ngành nước để làm nòng cốt trong việc thực hiện quy hoạch phát
triển ngành cấp nước trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận.
Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Công ty mẹ) tên giao dịch tiếng Anh:
SAIGON WATER CORPORATION, tên viết tắt: SAWACO là doanh nghiệp Nhà
nước, được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Công ty Cấp nước TP.HCM.
Trụ sở chính : số 01, Công trường Quốc tế, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại : 8291777 - 8291974 - 8231090 Fax : 8241644
Tổng Công ty được kinh doanh các ngành nghề sau:
+ Quản lý, phát triển hệ thống cấp nước và khai thác, sản xuất, cung ứng,
kinh doanh nước sạch cho nhu cầu tiêu dùng , sản xuất - kinh doanh các sản
phẩm, dịch vụ khác về ngành nước;
+ Sản xuất - kinh doanh vật tư, phụ tùng ngành cấp nước, thoát nước và các
loại vật liệu xây dựng khác;
+ Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cấu kiện bê tông, ống nước bê tông dự
ứng lực, ống nhựa lõi thủy tinh sợi phục vụ cho các công trình cấp thoát
nước và các công trình chuyên ngành giao thông công chính;
+ Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ ngành cấp nước, thoát nước;
+ Tổ chức đào tạo các lĩnh vực liên quan đến ngành nước;
+ Thực hiện chức năng tư vấn xây dựng các công trình cấp nước, thoát nước;
công trình dân dụng - công nghiệp và các công trình xây dựng chuyên
ngành giao thông công chính;
+ Khảo sát, thiết kế, lập dự án, thẩm định thiết kế và giám sát thi công các
công trình cấp nước, thoát nước, dân dụng - công nghiệp;
- 10 -
+ Tổng thầu xây dựng các công trình cấp nước, thoát nước, các công trình
duy tu, sửa chữa và xây dựng cầu, đường bộ, bến bãi, cảng sông, cảng biển,
bờ kè, san lấp mặt bằng, nạo vét sông- kênh rạch, các công trình chiếu sáng
công cộng; tái lập mặt đường đối với các công trình chuyên ngành cấp nước
và công trình khác;
+ Đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác.
Mô hình tổ chức:
Nhân sự hiện nay: 3509 người.
Trong đó:
PHÒNG
HỢP TÁC
PHÁT TRIỂN
KINH DOANH
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TGĐ
HỢP TÁC KINH DOANH
PHÓ TGĐ
KỸ THUẬT
XÍ NGHỆP
TRUYỀN DẪN
NƯỚC SẠCH
BAN QUẢN
LÝ
DỰ ÁN
VAY ADB
1273/VIE-SF
PMU
BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN
NƯỚC SÔNG
SÀIGÒN- GĐ
1
PHÒNG
KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ
PHÒNG
TỔ CHỨC
NHÂN SỰ
PHÒNG
KẾ HOẠCH
ĐẦU TƯ
CÔNG TY
CỔ PHẦN
CẤP NƯỚC
BẾN THÀNH
CÔNG TY
CỔ PHẦN
CẤP NƯỚC
CHỢ LỚN
CÔNG TY
CỔ PHẦN
CẤP NƯỚC
GIA ĐỊNH
CÔNG TY
CỔ PHẦN
CẤP NƯỚC
PHÚ HÒA
TÂN
CÔNG TY
CỔ PHẦN
CẤP NƯỚC
NHÀ BÈ
CÔNG TY
CỔ PHẦN
CẤP NƯỚC
THỦ ĐỨC
CHI
NHÁNH
CẤP NƯỚC
TÂN HÒA
NHÀ MÁY
NƯỚC
THỦ ĐỨC
NHÀ MÁY
NƯỚC
TÂN HIỆP
CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH
VIÊN
NƯỚC NGẦM
SÀIGÒN.
XÍ NGHỆP
CẤP
NƯỚC
TRUNG
AN
CÔNG TY
CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG
CÔNG CHÁNH
CÔNG TY
CP CƠ KHÍ
CÔNG TRÌNH
CẤP NƯỚC
CÔNG TY
CP TƯ VẤN
XÂY DỰNG
CẤP NƯỚC
CÔNG TY
TƯ VẤN
XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG
CÔNG CHÁNH
PHÓ TGĐ
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
PHÓ TGĐ
XÂY DỰNG CƠ BẢN
PHÒNG
KẾ TOÁN
TÀI CHÍNH
VĂN PHÒNG
TỔNG
CÔNG TY
BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN
GIẢM THẤT
THOÁT NƯỚC
TỔNG KHO
VẬT TƯ
BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN
CẤP NƯỚC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN CHUẨN BỊ
DỰ ÁN
HỖ TRỢ
KỸ THUẬT
VỐN ODA
- 11 -
Tổng Công ty có các đơn vị thành viên sau:
1. Các đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc Tổng công ty bao gồm:
- Nhà máy nước Thủ Đức: đặt tại huyện Thủ Đức, xử lý nước từ nguồn nước thô
lấy ở sông Đồng Nai, công suất 750.000m3 nước sạch/ngày đêm.
- Nhà máy nước Tân Hiệp: đặt tại huyện Hóc Môn, xử lý nước từ nguồn nước thô
lấy ở sông Sài Gòn, công suất 300.000m3 nước sạch/ngày đêm.
- Xí nghiệp Cấp nước Trung An: quản lý các Trạm xử lý và các giếng lẻ rải rác
trong Thành phố, lượng nước sản xuất tùy theo khả năng khai thác nước ngầm và
tình hình sử dụng nước của khách hàng.
- Chi nhánh Cấp nước Tân Hoà: Phân phối nước sạch đã qua xử lý tại các nhà máy
nước, trên địa bàn quận 12, Gò Vấp và huyện Hóc Môn.
2. Các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang Công ty TNHH một thành viên do Tổng
Công ty Cấp nước Sài Gòn (Công ty mẹ) đầu tư 100% vốn điều lệ :
- Công ty TNHH Một thành viên Nước ngầm Sài Gòn: Nhà máy chính đặt tại
quận Tân Phú, xử lý nước sạch từ nguồn nước ngầm được khai thác từ các giếng
vệ tinh chung quanh, lượng nước sản xuất dao động từ 50.000m3 đến 80.000m3
nước sạch/ngày đêm
- Công ty Công trình Giao thông Công chính: thực hiện công tác tổng thầu xây
dựng các công trình cấp nước, thoát nước, các công trình duy tu, sửa chữa và xây
dựng cầu, đường bộ, bến bãi, cảng sông, cảng biển, bờ kè, san lấp mặt bằng, nạo
vét sông- kênh rạch, các công trình chiếu sáng công cộng; tái lập mặt đường đối
với các công trình chuyên ngành cấp nước và công trình khác.
3. Các đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc Công ty Cấp nước TP chuyển sang Công ty
Cổ phần, trong đó Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Công ty mẹ) giữ cổ phần chi
phối trên 50% vốn điều lệ, gồm:
- Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức: Phân phối nước sạch đã qua xử lý tại các
nhà máy nước, trên địa bàn quận 2, 9 và Thủ Đức.
- Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè: Phân phối nước sạch đã qua xử lý tại các
nhà máy nước, trên địa bàn quận 4, 7, huyện Nhà Bè.
- 12 -
- Công