Tiểu luận Phương án lựa chọn thị trường mục tiêu của các TNCs trong ngành thời trang, may mặc

“Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu hoặc mong muốn mà công ty có khả năng đáp ứng, đồng thời có thể tạo ra ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu mà marketing đã khẳng định”. Những lý do phải lựa chọn thị trường mục tiêu xuất phát từ ba lý do: Thị trường tổng thể luôn bao gồm một số lượng rất lớn khách hàng với những nhu cầu, đặc tính mua và sức mua khác nhau. Sẽ không có một doanh nghiệp cá biệt nào có khả năng đáp ứng được nhu cầu và ước muốn của mọi khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp cung ứng không chỉ có một mình trên thị trường. Họ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh cùng những cách thu hút, lôi kéo khách hàng khác nhau. Mỗi một doanh nghiệp thường chỉ có một hoặc vài thế mạng xét trên một phương diện nào đó trong việc thoả mãn nhu cầu và ước muốn của thị trường. Vì vậy, để kinh doanh có hiệu quả duy trì và phát triển được thị phần, từng doanh nghiệp phải tìm cho mình những đoạn thị trường mà ở đó họ có khả năng đáp ứng nhu cầu và ước muốn của khách hàng hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Những đoạn thị trường như vậy được gọi là thị trường mục tiêu.

docChia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9799 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phương án lựa chọn thị trường mục tiêu của các TNCs trong ngành thời trang, may mặc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay xu hướng toàn cầu hóa đang thể hiện vai trò quan trọng của mình trong thương mại quốc tế với việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường với quy mô lớn của rất nhiều các công ty xuyên quốc gia(TNCs), trong đó phải kể đến nỗ lực của các TNCs về thời trang, may mặc, đó là những ông lớn như: tập đoàn LVMH của Pháp với hơn 60 nhãn hiệu có tiếng với lịch sử rất lâu đời, tập đoàn Coach, Burberry của Mỹ, Adidas, Nike, H&M, Klaus Steilmann của châu Âu,....Marketing ra đời cùng với những học thuyết căn bản là phương tiện chính để các TNCs vận dụng quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, tìm kiếm lợi nhuận, ...trong đó việc phân khúc thị trường, lựa chọn và đánh giá để lựa chọn thị trường mục tiêu chiến lược là một bước cực kì quan trọng của mỗi TNCs trước khi họ muốn thâm nhập vào bất kì thị trường nào.Với đề tài nghiên cứu “ Phương án lựa chọn thị trường mục tiêu của các TNCs trong ngành thời trang, may mặc”, nhóm 4 marketing muốn truyền đạt cho cô giáo và các bạn cái nhìn cụ thể về các khái niệm phân khúc thị trường và các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu, các dẫn chứng TNCs cụ thể đã vận dụng chúng như thế nào trong việc mở rộng thị trường và kinh doanh sản phẩm, và những thành tựu họ đã đạt được.Sau đây là nội dung cụ thể của bài tiểu luận. I.Tổng quan về lựa chọn thị trường mục tiêu 1. Khái niệm TTMT “Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu hoặc mong muốn mà công ty có khả năng đáp ứng, đồng thời có thể tạo ra ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu mà marketing đã khẳng định”. Những lý do phải lựa chọn thị trường mục tiêu xuất phát từ ba lý do: Thị trường tổng thể luôn bao gồm một số lượng rất lớn khách hàng với những nhu cầu, đặc tính mua và sức mua khác nhau. Sẽ không có một doanh nghiệp cá biệt nào có khả năng đáp ứng được nhu cầu và ước muốn của mọi khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp cung ứng không chỉ có một mình trên thị trường. Họ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh cùng những cách thu hút, lôi kéo khách hàng khác nhau. Mỗi một doanh nghiệp thường chỉ có một hoặc vài thế mạng xét trên một phương diện nào đó trong việc thoả mãn nhu cầu và ước muốn của thị trường. Vì vậy, để kinh doanh có hiệu quả duy trì và phát triển được thị phần, từng doanh nghiệp phải tìm cho mình những đoạn thị trường mà ở đó họ có khả năng đáp ứng nhu cầu và ước muốn của khách hàng hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Những đoạn thị trường như vậy được gọi là thị trường mục tiêu. 2 .Tầm quan trọng của việc lựa chọn TTMT Bằng cách xác định thị trường mục tiêu, công ty có thể phát triển công việc kinh doanh hiệu quả. 2. 1 Kinh doanh dễ dàng hơn Khi doanh nghiệp (DN) đã xác định được nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu này, DN có thể tiến hành các chiến lược marketing hướng về họ, giúp họ nhận thấy họ chính là đối tượng phục vụ của công ty bạn. Khách hàng sẽ mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của công DN đó nếu họ cảm thấy DN đó biết những gì họ muốn, những thứ họ cần. Xác định thị trường mục tiêu sẽ giúp DN kinh doanh dễ dàng hơn. Nếu bạn cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ cho nhiều khách hàng, hiệu quả sẽ không cao so với việc DN tập trung vào một nhóm nhất định. Điều này đặc biệt đúng với các ngành kinh doanh dịch vụ. Việc kinh doanh sẽ tiến triển hơn nếu DN dành tâm sức để quảng bá và cung cấp những gì tốt nhất tới đối tượng khách hàng mục tiêu. 2.2. Lên kế hoạch cho các chiến lược marketing thuận lợi hơn DN sẽ không gặp quá nhiều khó khăn khi hoạch định chiến lược marketing nếu họ nắm rõ đối tượng họ muốn cung cấp sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ, đối tượng khách hàng mục tiêu của DN là những chuyên gia sức khỏe, DN có thể quyết định ở đâu và bằng cách nào liên hệ với họ. 2. 3. Thuyết phục đối tượng khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn Khi DN biết chính xác họ đang giao tiếp với ai, họ cần gì, những vấn đề khó khăn của họ, DN sẽ định hình rõ ràng hơn và tập trung hơn những sản phẩm/dịch vụ cần phát triển. Thông qua hình ảnh và ngôn từ, DN sẽ nói với họ rằng DN hiểu họ đang thiếu gì, cần gì và muốn gì. DN chính là người sẽ mang lại giải pháp cho những vấn đề của họ. Đây sẽ là cách lâu dài để DN thuyết phục khách hàng mục tiêu của DN lựa chọn sản phẩm/dịch vụ họ cung cấp hơn những công DN khác.   3.Cách thức lựa chọn TTMT  3.1.Phân khúc thị trường Các thị trường gồm những người mua đều khác nhau về một hay nhiều mặt. Họ có thể khác nhau về mong muốn, sức mua, địa điểm, thái độ mua sắm và cách thức mua sắm. Trong số những biến này, biến nào cũng có thể dùng để phân khúc thị trường. Quan điểm chung về phân khúc thị trường Giả sử một thị trường gồm sáu người mua. Mỗi người mua đều có thể là một thị trường riêng, bởi vì họ có những nhu cầu và mong muốn độc đáo. Người bán có thể thiết kế sản phẩm và/hay chương trình Marketing riêng cho từng người mua. Ví dụ, Giorgio Armani Privé bán trang phục cho một số hữu hạn khách hàng và đảm bảo sản phẩm của mình theo ý của từng khách hàng. Tuy nhiên mỗi sản phẩm này có giá từ $25000 trở lên vì vậy khúc thị trường này trong ngành thời trang có tên gọi là “Haute Couture”- thời trang cực kỳ sang trọng. Đó là mức độ phân khúc thị trường tột đỉnh và được gọi là Marketing theo ý khách hàng. Hầu hết những người bán đều không thấy rằng việc chiều theo ý khách khi bán sản phẩm của mình cho từng người mua là có lợi. Thay vì như vậy, họ phát hiện những nhóm người mua có những yêu cầu về sản phẩm và/hay phản ứng Marketing khác biệt. Mặt khác, người bán có thể phát hiện thấy giữa những người mua trẻ và già có những nhu cầu rất khác nhau. Cách phân khúc thị trường theo nhóm tuổi cho ta hai khúc thị trường, mỗi khúc có ba người mua. Thị trường, khúc thị trường và nhóm nhỏ thị trường Thực tế cho thấy rằng mọi thị trường đều có thể được phân ra thành các khúc thị trường, các nhóm nhỏ thị trường và cuối cùng là từng cá nhân. Các khúc thị trường thường thu hút một số đối thủ cạnh tranh, trong khi đó nhóm nhỏ thị trường chỉ thu hút một hay một vài đối thủ cạnh tranh. Những người làm Marketing trên nhóm nhỏ, thị trường chắc chắn hiểu được những nhu cầu của nhóm nhỏ thị trườn đó đến mức độ là các khách hàng của họ sẵn sàng trả giá cao hơn. Một nhóm nhỏ thị trường hấp dẫn có thể có những đặc điểm sau: Các khách hàng trong một nhóm nhỏ thị trường có một số nhu cầu riêng biệt và có phần phức tạp: họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho Công ty nào thoả mãn tốt nhất những nhu cầu của họ: người làm Marketing tại nhóm nhỏ thị trường cần chuyên môn hoá hoạt động của mình thì mới có thể thành công các đối thủ cạnh tranh không dễ gì tấn công được người dẫn đầu nhóm nhỏ thị trường. Các kiểu phân khúc thị trường Trước đây ta đã phân khúc thị trường theo thu nhập và tuổi tác, và kết quả thu được những khúc thị trường địa lý nhân khẩu khác nhau. Giả sử, vì vậy ta đề nghị người mua cho biết họ mong muốn hai tính chất của sản phẩm đến mức độ nào (trong trường hợp kem thì giả dụ là độ kem và độ ngọt). Mục đích là phát hiện những khúc thị trường có sở thích khác nhau. Có thể xảy ra ba dạng khác nhau. + Sở thích đồng nhất: Thể hiện một thị trường trong đó tất cả người tiêu dùng đều có sở thích đại loại như nhau. Thị trường này không thể hiện rõ các khúc tự nhiên. Ta có thể dự đoán rằng những nhan hiệu hiện có đều tương tự như nhau và cụm lại ở giữa. + Sở thích phân tán: ở thái cực khác, sở thích của người tiêu dùng có thể phân tán rải rác khắp mọi nơi, chứng tỏ rằng người tiêu dùng có những sở thích khác nhau rất nhiều. Nhãn hiệu đầu tiên tham dự thị trường có thể chiếm vị trí ở trung tâm để thu hút được nhiều ngươì nhất. Nhãn hiệu ở trung tâm sẽ giảm đến mức tối thiểu mức độ không thoả mãn chung của người tiêu dùng. Đối thủ cạnh tranh thứ hai có thể chiếm vị trí kề với nhãn hiệu thứ nhất và đấu tranh để giành thị phần. Hay nó có thể chiếm vị trí ở góc để thu hút một nhóm người tiêudùng không hài lòng với nhãn hiệu ở trung tâm để thu hút được nhiều người nhất. Nhãn hiệu ở trung tâm sẽ giảm đến mức tối thiểu mức độ không thoả mãn chung của người tiêu dùng. Đối thủ cạnh tranh thứ hai có thể chiếm vị trí kề với nhãn hiệu thứ nhất và đấu tranh đề giành thị phần. Hay nó có thể chiếm vị trí ở góc để thu hút một nhóm người tiêu dùng không hài lòng với nhãn hiêụ ở trung tâm. Nếu trên thị trường có một số nhãn thì chúng có thể nằm rải rác khắp nơi và thể hiện những sự khác biệt thực sự khác nhau về sở thích của người tiêu dùng. + Sở thích cụm lại: Thị trường có thể có những cụm sở thích khác nhau, gọi là những khúc thị trường tự nhiên. công ty đầu tiên trên thị trường này có ba cách chọn. Nó có thể chiếm vị trí trung tâm để thu hút tất cả các nhóm (Marketing không phân biệt). Nó có thể chiếm vị trí ở khúc thị trường lớn nhất (Marketing tập trung). Nó có thể chiếm một số nhãn hiệu, mỗi nhãn hiệu chiếm vị trí ở một khúng thị trường khác nhau (Marketing phân biệt). Rõ ràng là nếu Công ty đầu tiên chỉ phát triển một nhãn hiệu, thì các đối thủ cạnh tranh sẽ nhảy vào và tung ra những nhãn hiệu khác trên thị trường khúc thị trường còn lại. Cơ sở để phân khúc thị trường người tiêu dùng Để phân khúc thị trường người tiêu dùng người ta sử dụng những biến khác nhau. Những biến này thuộc hai nhóm lớn. Một số người nghiên cứu cố gắng hình thành các khúc thị trường, bằng cách xem xét những đặc điểm của người tiêu dùng. Họ sử dụng phổ biến những đặc điểm nhân khẩu học, địa lý và tâm lý. sau đó họ nghiên cứu xem những nhóm khách hàng đó có những nhu cầu hay phản ứng với sản phẩm khác nhau không. Có những người nghiên cứu lại cố gắng hình thành các khúc thị trường bằng cách xem xét phản ứng của người tiêu dùng đối với những ích lợi đã tìm kiếm, những dịp sử dụng hay nhãn hiệu. Sau khi đã hình thành các khúc thị trường, người nghiên cứu đó xem xét xem những đặc điểm khác nhau của người tiêu dùng có gắn liền với từng khúc thị trường theo phản ứng của người tiêu dùng. ví dụ, người nghiên cứu có thể nghiên cứu xem những người muốn chất lượng và những người muốn giá thấp, khi mua ô tô có khác nhau về các đặc điểm địa lý, nhân khẩu và tâm lý không. Phân khúc thị trường theo yếu tố địa lý Phân tích thị trường theo yếu tố địa lý đòi hỏi phải chia thị trường thành những đơn vị địa lý khác nhau như quốc gia, bang, vùng, tỉnh, thành phố, hay xá. Công ty có thể quyết định hoạt động trong một hay một vài vùng địa lý hay hoạt động trong tất cả các vùng, nhưng chú ý đến những sự khác biệt về các nhu cầu và sở thích của từng vùng địa lý. Một số công ty còn chia những thành phố lớn thành những địa bàn nhỏ hơn: Phân khúc thị trường yếu tố nhân khẩu học Phân khúc thị trường theo yếu tố nhân khẩu học là phân chia thị trường thành những nhóm trên cơ sở những biến nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, quy mô gia đình, chu kỳ sống của gia đình, thu nhập, nghề nghiệp, học vấn, tôn giáo, chủng tộc và dân tộc. Các biến nhân khẩu học là cơ sở phổ biến nhất để phân biệt các nhóm khách hàng. Lý do thứ nhất là những mong muốn, sở thích và mức độ sử dụng của người tiêu dùng thường gắn bó chặt chẽ với các biến nhân khẩu học. Thứ hai là các biến nhân khẩu học dễ đo lường hơn hầu hết các biến khác. Ngay cả khi thị trường mục tiêu được xem xét không phải theo yếu tố nhân khẩu học (chẳng hạn như theo kiểu nhân cách) thì vẫn cần thiết phải suy trở lại các đặc điểm nhân khẩu học để biết quy mô của thị trường mục tiêu, phương tiện truyền thông tiếp cận nó có hiệu quả. .Giới tính Việc phân khúc thị trường theo giới tính đã được áp dụng từ lâu đối với quần áo, đồ dùng chăm sóc tóc, mỹ phẩm và tạp chí. Đôi khi những người làm Marketing khác cũng phát hiện thấy có cơ hội để phân khúc thị trường theo giới tính.. Thu nhập. Phân khúc thị trường theo thu nhập cũng là một thông lệ đã có từ lâu đối với những loại sản phẩm và dịch vụ như ô tô, ca nô, quần áo, mỹ phẩm và du lịch. Phân khúc thị trường theo yếu tố tâm lý Trong cách phân khúc thị trường theo yếu tố tâm lý, người mua được chia thành những nhóm khác nhau căn cứ vào tầng lớp xã hội, lối sống hay nhân cách. Những người trong cùng một nhóm nhân khẩu học có thể có những đặc điểm tâm lý rất khác nhau Tầng lớp xã hội. Tầng lớp xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sở thích của một người về ô tô, quần áo, đồ đạc trong nhà, hoạt động nghỉ ngơi, thói quen đọc sách báo, cách lựa chọn người bán lẻ v.v.. Nhiều công ty thiết kế sản phẩm và hay dịch vụ cho những tầng lớp xã hội nhất định. Lối sống. Ta cũng đã thấy rằng sự quan tâm đến sản phẩm của mọi người chịu ảnh hưởng của lối sống của họ. Trên thực tế hàng hoá họ tiêu dùng thể hiện rõ lối sống của họ. Các hãng sản xuất quần áo phụ nữ đã làm theo ý kiến của Du Pont và thiết kế các kiểu quần áo khác nhau cho "phụ nữ bình thường", "phụ nữ yêu thích thời trang" và "phụ nữ tướng đàn ông". Nhân cách: Những người làm Marketing đã sử dụng biến nhân cách để phân khúc thị trường. Họ tạo cho sản phẩm của mình những nhân cách theo nhãn hiệu tương ứng với những nhân cách của người tiêu dùng. Hiện nay hãng Nike đang sử dụng nhân cách của những vận động viên điền kinh nhất định, nhưngôi sao bóng rổ Michael Jordan làm đặc điểm cho nhãn hiệu để thu hút những người hâm mộ Michael Jordan mua giày Nike Phân khúc thị trường theo hành vi Trong cách phân khúc thị trường theo hành vi, người mua được chia thành nhiều nhóm căn cứ vào trình độ hiểu biết, thái độ, cách sử dụng và phản ứng đối với sản phẩm. Nhiều người làm Marketing tin chắc rằng các biến hành vi và điểm xuất phát tốt nhất để tạo dựng các khúc thị trường. Ngoài ra còn có các cách phân khúc thị trường theo:lý do mua hàng, ích lợi, iức độ sử dụng, mức độ trung thành, thái độ…      3.2.Các phương án lựa chọn TTMT Việc phân khúc thị trường đã làm bộc lộ những cơ hội của khúc thị trường đang xuất hiện trước mặt Công ty. Bây giờ Công ty phải đánh giá các khúc thị trường khác nhau và quyết định lấy bao nhiêu khúc thị thị trường và những khúc thị trường nào làm mục tiêu. Đánh giá các khúc thị trường Khi đánh giá các khúc thị trường khác nhau, Công ty phải xem xét ba yếu tố cụ thể là quy mô và mức tăng trưởng của khúc thị trường, mức độ hấp dẫn về cơ cấu của khúc thị trường, những mục tiêu và nguồn tài nguyên của Công ty. Lựa chọn khúc thị trường Sau khi đã đánh giá khúc thị trường khác nhau, bây giờ công ty phải quyết định nên phục vụ bao nhiêu và những khúc thị trường nào. Tức là vấn đề lựa chọn thị trường mục tiêu. Công ty có thể xem xét năm cách lựa chọn thị trường mục tiêu, gồm: tập trung vào một khác thị trường, chuyên môn hóa chọn lọc, chuyên môn hóa thị truờng, chuyên môn hóa sản phẩm va phục vụ toàn bộ thị trường. II – Các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu: 1. Tập trung vào một khúc thị trường  M1  M2  M3   P1      P2      P3      1.1 Sơ lược về phương án 1.1.1. Định nghĩa : Sau quá trình phân khúc thị trường với các tiêu chí hợp lý, công ty có thể lựa chọn cho mình một đoạn thị trường nhỏ và chỉ hoạt động chuyên sâu trong đoạn thị trường ấy. Hình 1 : Mô hình lựa chọn tập trung vào một khúc thị trường 1.1.2. Ưu điểm và nhược điểm của phương án 1.1.2.1. Ưu điểm Đoạn thị trường được chọn có thể tận dụng những lợi thế sẵn có của công ty, sản phẩm của công ty phù hợp với thị hiếu của đoạn thị trường đó. Cũng có thể đoạn thị trường đó phù hợp với khả năng của công ty về vốn đầu tư, công nghệ, nguồn nhân lực hoặc có thể đoạn thị trường đó chưa có đối thủ cạnh tranh. Về phía người tiêu dùng, họ cũng có tâm lý tin tưởng hơn vào những nhãn hàng của các công ty chỉ chuyên môn hóa sản xuất loại mặt hàng đó. Mặt khác, thông qua Marketing tập trung, công ty có thể tập trung toàn bộ nguồn lực vào việc xây dựng một vị trí vững chắc trong đoạn thị trường nhờ hiểu tường tận những đặc điểm, thói quen, nhu cầu cũng như xu thế của đoạn thị trường đó và danh tiếng đặc biệt mà công ty có được. 1.1.2.2. Nhược điểm Phương án chứa rủi ro lớn trong trường hợp sản phẩm, dịch vụ không được thị trường chấp nhận, vì công ty không có sản phẩm cứu cánh. Do những ưu, nhược điểm như trên nên các TNCs thường chọn phương án này cho chiến lược thâm nhập thị trường mới của mình, khi mà nhiệm vụ thu hút khách hàng và khác biệt hóa sản phẩm là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, sau khi đã có chỗ đứng trên thị trường, tiêu chí an toàn và lợi nhuận lại được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, đây không phải là phương án tối ưu cho các giai đoạn sau. Một ví dụ khá điển hình cho mô hình trên là chiến lược lựa chọn thị trường mục tiêu của công ty thời trang nổi tiếng Louis Vuitton trong giai đoạn thâm nhập thị trường châu Á, cụ thể là thị trường Nhật Bản với mặt hàng túi xách da cao cấp. 1.2 Ví dụ 1.2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Louis Vuitton là một công ty và nhãn hiệu thời trang xa xỉ của Pháp, có trụ sở tại Paris, Pháp. Đây là một nhánh của công ty cổ phần Pháp LVMH Louis Vuitton Moët Hennessy S.A. Công ty chuyên sản xuất các mặt hàng da thuộc, thời trang, đồ bộ, trang sức. Sau hơn 150 năm gia nhập thị trường, các sản phẩm in logo hai chữ cái viết tắt tên hãng L và V lồng vào nhau đã đến được với người tiêu dùng tại hơn 52 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Hiện nay, với 14 xưởng sản xuất tại Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ; 1 trung tâm giao nhận quốc tế; hơn 314 cửa hàng độc quyền với khoảng 10.000 nhân viên các cấp, trong đó có 3600 nhân viên thiết kế túi xách, Louis Vuitton của Pháp đang trở thành một thương hiệu sang trọng lâu đời bậc nhất thế giới. 1.2.2. Lý do lựa chọn phương án LV đặt chân vào thị trường Nhật Bản vào những năm 1970. Đây cũng là điểm đến đầu tiên của LV trên thị trường châu Á. Sau khi phân khúc thị trường dựa trên các đặc điểm địa lý, nhân khẩu, tâm lý và hành vi, LV quyết định lựa chọn phương án tập trung vào phân đoạn thị trường túi xách da cao cấp Nhật Bản do những nguyên nhân sau : 1.2.2.1. Tiềm lực công ty Louis Vuitton sau hơn 100 năm tồn tại và phát triển tại thị trường châu Âu đã chứng tỏ mình là một thương hiệu cực kỳ mạnh và uy tín. Tiềm lực tài chính, kinh nghiệm về sản phẩm, chính sách khách hàng cũng như cách tổ chức quản lý và tính chuyên nghiệp trong sản xuất phân phối là những thế mạnh vượt trội của LV so với các đối thủ cạnh tranh châu Á còn non nớt của mình. Hơn nữa, LV còn có một cơ chế kiểm soát mọi khâu sản xuất của mình hết sức chặt chẽ, từ sáng tạo cho đến thiết kế và sản xuất đều là hãng tự làm. Đặc điểm này không những giúp LV có lợi nhuận siêu ngạch, mà còn đảm bảo chất lượng tuyệt đối cho các mặt hàng của hãng. Các sản phẩm của Louis Vuitton thường nổi tiếng về tính sáng tạo, độ bền cao, kiểu dáng đẹp, sang trọng nhờ vào sự tỉ mỉ, chính xác đến từng khâu và hoàn hảo đến từng chi tiết trong quá trình tạo ra sản phẩm. Hơn nữa, giá thành lại rẻ hơn so với các hãng khác như Gucci, Prada,…nên chắc chắn rất phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Nhật với đặc trưng văn hóa truyền thống như tính cẩn thận, cầu toàn, đặt chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu, và coi trọng giá trị của đồng tiền. 1.2.2.2. Tiềm năng thị trường Sản phẩm mà hãng cung cấp là mặt hàng túi da cao cấp, sang trọng và quý phái nên đối tượng khách hàng mục tiêu phải là tầng lớp thượng lưu có thu nhập cao và ổn định. Thời kỳ này, Nhật Bản là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Á, do đó cũng là địa bàn lý tưởng nhất để tiêu thụ sản phẩm. Thêm nữa, Nhật cũng là quốc gia châu Á có chính sách thương mại quốc tế cởi mở nhất lúc bấy giờ trong khi các quốc gia khác vẫn còn mở cửa một cách dè chừng, nhất là với các nước phương Tây. Do đó, chinh phục Nhật Bản trước, làm bàn đạp để tấn công những thị trường còn lại là một quyết định sáng suốt, vì giao dịch thông thoáng, thuận lợi và tiết kiệm hơn. Về văn hóa, đa phần các nước châu Á, bao gồm Nhật Bản, đều có thói quen sử dụng các sản phẩm thời trang cao cấp làm quà tặng, biếu vào các dịp lễ tết hay sự kiện quan trọng. Vào các dịp này, họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để đổi lấy một sản phẩm có chất lượng đảm bảo và mẫu mã ưa nhìn với quan niệm : món quà thể hiện sự tôn trọng đối với người nhận và t
Luận văn liên quan