Tiểu luận Phương án xử lý Phóng viên Lê Minh H vi phạm kỷ luật tại Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Cà Mau

Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau là cơ quan ngôn luận của Đảng là diễn đàn của nhân dân. Trong những năm qua Đài luôn có những chương trình mới phục vụ bạn nghe và xem Đài, được nhiều tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh đánh giá cao, từng bước nâng cao chất lượng chương trình Phát thanh – Truyền hình của Đài Cà Mau ngang tầm với các Đài khu vực phía Nam và trong cả nước. Muốn làm được điều đó Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau phải không ngừng cải tiến hệ thống trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu phát sóng, kể cả việc phát sóng qua hệ thống vệ tinh Vinasat1. Tuy nhiên, đó là yếu tố cần nhưng chưa đủ đối với việc phát triển của sự nghiệp Phát thanh – Truyền hình. Yếu tố cần thiết và quan trọng nhất là nguồn nhân lực có đủ khả năng và trình độ khai thác, sử dụng các trang thiết bị hiện đại và có đạo đức của người làm Báo trong thời buổi kinh tế thị trường. Sự biến động và cạnh tranh khốc liệt trong thời buổi hiện tại này đã làm sa ngã về đạo đức không biết bao nhiêu con người, mà nhất là đối với lực lượng làm báo hiện nay. Những nhà báo thực thụ phải luôn giữ cho mình cái tâm trong sáng, phản ánh đúng sự thật những vấn đề trong cuộc sống, có như vậy xã hội mới gởi trọn niềm tin vào những nhà báo có Tâm và có Tầm.

doc12 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4873 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phương án xử lý Phóng viên Lê Minh H vi phạm kỷ luật tại Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Cà Mau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂNTỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN Tên đề tài : Phương án xử lý Phóng viên Lê Minh H vi phạm kỷ luật tại Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Cà Mau( sửa lại như trong lời mở đầu) Họ và tên: Trần Minh Trung Đơn vị công tác: Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau Lớp: Bồi dưỡng quản lý nhà nước chương trình chuyên viên Khóa: I (2011) Cà Mau, ngày 10 tháng 11 năm 2011 Phần I LỜI MỞ ĐẦU Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau là cơ quan ngôn luận của Đảng là diễn đàn của nhân dân. Trong những năm qua Đài luôn có những chương trình mới phục vụ bạn nghe và xem Đài, được nhiều tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh đánh giá cao, từng bước nâng cao chất lượng chương trình Phát thanh – Truyền hình của Đài Cà Mau ngang tầm với các Đài khu vực phía Nam và trong cả nước. Muốn làm được điều đó Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau phải không ngừng cải tiến hệ thống trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu phát sóng, kể cả việc phát sóng qua hệ thống vệ tinh Vinasat1. Tuy nhiên, đó là yếu tố cần nhưng chưa đủ đối với việc phát triển của sự nghiệp Phát thanh – Truyền hình. Yếu tố cần thiết và quan trọng nhất là nguồn nhân lực có đủ khả năng và trình độ khai thác, sử dụng các trang thiết bị hiện đại và có đạo đức của người làm Báo trong thời buổi kinh tế thị trường. Sự biến động và cạnh tranh khốc liệt trong thời buổi hiện tại này đã làm sa ngã về đạo đức không biết bao nhiêu con người, mà nhất là đối với lực lượng làm báo hiện nay. Những nhà báo thực thụ phải luôn giữ cho mình cái tâm trong sáng, phản ánh đúng sự thật những vấn đề trong cuộc sống, có như vậy xã hội mới gởi trọn niềm tin vào những nhà báo có Tâm và có Tầm. Để thực hiện được những nhiệm trên Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, viên chức giỏi về chuyên môn, có đạo đức trong sáng của người làm báo cách mạng thì mới đáp ứng được nhu cầu của ngành trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ, viên chức các lớp về lý luận chính trị, các lớp bồi dưỡng chuyên ngành và phải thường xuyên giáo dục các bộ, viên chức thực hiện nghiêm túc những quy định của cơ quan. Thực tế trong những năm qua việc cán bộ, viên chức vi phạm quy định, quy chế và đạo đức nghề nghiệp báo chí vẫn xãy ra ở Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau nói riêng và lực lượng làm báo trong tỉnh Cà Mau nói chung. Xuất phát từ những bức xúc trên, sau khi được tiếp thu các chuyên đề Nhà nước và pháp luật ở lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước – Chương trình chuyên viên, tôi chọn đề tài: “Phương án xử lý Phóng viên Lê Minh H vi phạm kỷ luật: tự ý đưa bài của cá nhân vào chương chình phát sóng và đi nước ngoài chưa được sự đồng ý của lãnh đạo Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau” làm tiểu luận cuối khóa. Đề tài của tôi gồm 9 phần cơ bản sau: Phần I: LỜI MỞ ĐẦU Phần II: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Phần III: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Phần IV: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ Phần V: CƠ SỞ VÀ CĂN CỨ ĐỂ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Phần VI: XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU Phần VII: LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ CHỌN Phần VIII: KIẾN NGHỊ Phần IV: KẾT LUẬN Phần II MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Lê Minh H cư trú tại Phường 9, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Tốt nghiệp đại học năm 1980 tại Khoa Nông nghiệp thuộc Trường Đại học Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang. Đến năm 1999 Lê Minh H xin và được chấp nhận làm việc tại Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau theo Quyết định số 16/1999/QĐ/ĐPT-TH ngày 20/4/1999 của Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau. Trong quá trình mới nhận việc tại Phòng Chuyên đề Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau Phóng viên Lê Minh H hoàn thành công việc ở mức độ trung bình, chưa được tuyển dụng vào biên chế, hiện đang ở dạng hợp đồng dài hạn; Đến cuối năm 1999, Lê Minh H được quyết định cử đi học lớp Đại học Báo chí tại chức do Học viện Báo chí tuyên truyền Hà Nội tổ chức tại Cà Mau, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của ngành Phát thanh – Truyền hình. Sau khi tốt nghiệp lớp Đại Học Báo chí Phóng viên Lê Minh H tích cực tham gia các hoạt động nghiệp vụ, thực hiện một số đề tài có chất lượng, đạt một số giải Báo chí trong tỉnh, từ đó được đồng nghiệp đánh giá cao trong công tác chuyên môn. Năm 2008, 2009 Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau cử đồng chí Lê Minh H kết hợp giữa đi du lịch và công tác nghiên cứu, tuyên truyền những mô hình phát triển của nền Nông nghiệp Astrailia. Tuy nhiên, qua thực tế công tác mỗi năm 3 tháng tại Astrailia Phóng viên Lê Minh H không thực hiện được đề tài nào để tuyên truyền trên sóng Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau. Từ đó mới thấy rằng việc đi nước ngoài mỗi năm 03 tháng của Phóng viên Lê Minh H là hoàn toàn do sự ưu ái của lãnh đạo, để che mắt tập thể chứ không phải vì sự phát triển hay làm phong phú thêm chương trình trên sóng Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau. Năm 2010 Phóng viên Lê Minh H tiếp tục xin đi Astrailia 03 tháng không hưởng lương từ ngày 15/10/2010 đến ngày 15/01/2011 lý do là để điều trị bệnh và đoàn tụ gia đình. Ban Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau thống nhất giải quyết nghỉ để điều trị bệnh, nhưng việc đi nước ngoài cơ quan không giải quyết vì đó thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý cấp trên. Mặt dù vậy Phóng viên Lê Minh H bằng mọi cách hoàn thành thủ tục sang Astrailia trị bệnh, trong khi đó cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi đi nước ngoài phải có ý kiến của cơ quan chủ quản đó là UBND tỉnh Cà Mau (thủ tục này khi về nước Phóng viên Lê Minh H không trình báo được với lãnh đạo Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau). Điều đáng nói hơn là trước khi Phóng viên Lê Minh H đi nước ngoài không báo cho Ban Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau, lãnh đạo Phòng Chuyên đề và cũng không bàn giao công việc chuyên môn, chỉ trước khi lên máy bay Phóng viên Lê Minh H mới điện thoại cho đồng chí Trưởng Phòng Chuyên đề báo là đi nước ngoài và nhờ phân công chuyên đề mà Phóng viên Lê Minh H phụ trách cho người khác. Hơn nữa Phóng viên Lê Minh H trong quá trình phụ trách chuyên mục Nông thôn ngày nay đã đưa đề tài “ Sớm đưa máy sấy lúa về với nông dân” cho đồng chí Trưởng phòng duyệt phát sóng nhưng đồng chí không duyệt đề tài này. Nhưng khi đồng chí Trưởng phòng đi công tác Phóng viên Lê Minh H tự ý đưa đề tài này vào phát sóng (trước đó Phóng viên Lê Minh H này cũng đã một lần đưa đề tài chưa được duyệt vào phát sóng, nhưng do mới lần đầu nên cơ quan chỉ phê bình, nhắc nhở). Như vậy, Phóng viên Lê Minh H đã hai lần vi phạm quy định của Ban Biên tập về Nội quy bảo vệ làn sóng Phát thanh – Truyền hình. Ngày 5/02/2011 Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau chỉ đạo cho Phòng Chuyên đề, đề nghị Phóng viên Lê Minh H viết tự kiểm về những sai phạm của mình trong thời gian qua. Ngày 11/02/2011, Phòng Chuyên đề Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau tiến hành họp kiểm điểm Phóng viên Lê Minh H với thành phần gồm: Phóng viên Lê Minh H cùng tập thể cán bộ, viên chức Phòng Chuyên đề. Tự ý đi nước ngoài là 30 ngày từ ngày 15/10/2010 đến ngày 15/01/2011 khi chưa có sự đồng ý của lãnh đạo Đài và cơ quan quản lý cấp trên; không báo cáo với lãnh đạo Phòng Chuyên đề, không bàn giao công việc chuyên môn trước khi đi; hai lần tự ý đưa đề tài mà đồng chí Trưởng phòng đã từ chối trước đó vào chương trình phát sóng của Đài khi đồng chí Trưởng phòng đi công tác. Phóng viên Lê Minh H giải trình việc đi nước ngoài không được sự đồng ý của lãnh đạo Đài là do nguyên nhân những năm trước khi được giải quyết cho đi nước ngoài, Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau trực tiếp chỉ đạo cho Văn phòng làm thủ tục nên cứ nghĩ năm nay cũng thế. Việc không báo với lãnh đạo phòng và bàn giao công việc trước khi đi là do hoàn cảnh gia đình đơn chiếc, các con và vợ đều ở nước ngoài nên mọi thủ tục, tiền bạc, đến gởi nhà cửa trước khi đi bản thân tự lo nên khi đi đến thành phố Hồ Chí Minh mới chợt nhớ và điện báo cho đồng chí Trưởng Phòng Chuyên đề. Việc tự ý đưa đề tài phát sóng khi đồng chí Trưởng phòng đã từ chối trước đó lý do là khi đồng chí Trưởng phòng đi công tác có ủy quyền lại cho đồng chí Nguyễn Văn B trực Biên tập, nên tôi đưa đề tài cho đồng chí Nguyễn Văn B và đồng chí duyệt phát sóng nên tôi không sai phạm. Tại cuộc họp Phòng Chuyên đề hầu hết tập thể phòng không thống nhất với những ý kiến giải trình của Phóng viên Lê Minh H, và tiến hành phân tích hậu quả của những việc làm sai trái của Phòng viên Lê Minh H trong khoảng thời gian rất dài và đề nghị Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau, thành lập Hội đồng kỷ luật, xem xét mức độ sai phạm của Phóng viên Lê Minh H, đề nghị hình thức kỷ luật thích đáng đối với Phóng viên Lê Minh H. Phần III XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Tình huống trên giải quyết hướng đến những mục tiêu sau: Một là, giải quyết vụ việc này nhằm mục đích giáo dục cán bộ, viên chức Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau ngăn ngừa, đấu tranh và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật của nhà nước, của ngành Phát thanh – Truyền hình. Từ đó cũng cố lòng tin của tập thể đối với lãnh đạo Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau và tính nghiêm minh của tổ chức. Hai là, nhằm ổn định tư tưởng trong toàn thể cán bộ, viên chức về việc đối xử không công bằng trong tập thể cơ quan, ưu ái cho một số đối tượng trong ngành, xử lý theo tình cảm cá nhân, bất chấp pháp luật, bất chấp đạo đức nghề nghiệp. Ba là, giải quyết vụ việc nhằm lập lại việc thực hiện qui chế dân chủ ở quan, tránh tình trạng chuyên quyền, độc đoán làm mất lòng tin trong cán bộ, viên chức. Xử lý vụ việc đảm bảo đúng pháp luật, đúng qui định của nhà nước, của ngành Phát thanh – Truyền hình và đảm bảo có tình, có lý. Kết hợp tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước đến cán bộ, viên chức để họ tự giác thực hiện. Bốn là, giải quyết vụ việc dứt điểm trong thời gian sớm nhất, không để kéo dài gây dư luận không tốt và làm mất lòng tin của cán bộ, viên chức Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau đối với lãnh đạo đơn vị. Năm là, trên cơ sở xử lý nghiêm minh Phóng viên Lê Minh H, để từ đó cho cán bộ, viên chức Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan và chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Sáu là, từ việc xử lý nghiêm đối với Phóng viên Lê Minh H, để cho những người làm công tác quản lý thấy và định hướng xử lý công việc của cơ quan phải trên cơ sở pháp luật của nhà nước, theo nguyên tắc tập trung dân chủ không chỉ đạo theo cảm tính và mang tính cá nhân, cục bộ sẽ mang đến những hậu quả khôn lường. Từ đó để cán bộ, viên chức Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau yên tâm công tác, phấn đấu và ra sức học tập, thực hiện tốt nội quy, quy chế của cơ quan, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và đặc biệt là sự sáng suốt, công tâm của lãnh đạo Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau. Phần IV PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG Nguyên nhân. Tách ra thành 2 tiết nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan Tình huống tự ý đi nước ngoài không báo cáo lãnh đạo, không bàn giao công việc chuyên môn; tự ý đưa đề tài khi chưa được lãnh đạo duyệt vào chương trình phát sóng của Phóng viên Lê Minh H có những nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, do ý thức cá nhân vô tổ chức, vô kỷ luật; xem thường nội qui, quy chế của cơ quan, có sự bao che dung túng của lãnh đạo. Thứ hai, do nhận thức về đạo đức người làm báo còn hạn chế nên xem thường Nội quy bảo vệ làn sóng Phát thanh – Truyền hình. Thứ ba, lãnh đạo và các tổ chức đoàn thể Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau không giải quyết kịp thời để tình trạng này kéo dài nhiều năm liền, dẫn đến tư tưởng ỷ lại, xem thường và sai phạm ngày một tăng theo cấp số nhân. Thứ tư, thân nhân và bản thân Phóng viên Lê Minh H về lập trường tư tưởng, thái độ chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn rất nhiều hạn chế từ khi bước chân vào ngành Phát thanh – Truyền hình Cà Mau năm 1999, nhưng không được quan tâm giáo dục mà thậm chí còn được dung túng nên ngày càng sa sút trầm trọng. Thứ năm, bản thân Phóng viên Lê Minh H gia đình giàu có, kinh doanh nhà đất là chính nên công tác ở cơ quan Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau chỉ là điểm dựa để nâng tầm trong công tác ngoại giao với đối tác. Chính vì vậy kinh tế đã làm chi phối nhiều mặt trong quan hệ của Phóng viên Lê Minh H, kể cả chi phối đối với lãnh đạo Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau. Hậu quả. Từ vụ việc này dẫn đến những hậu quả sau: Thứ nhất, làm mất lòng tin của cán bộ, viên chức Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau với tập thể lãnh đạo Đài. Thứ hai, lãng phí về thời gian, kinh phí đào tạo, gánh nặng cho quỹ lương của Đài trong thời gian hơn 10 năm. Thứ ba, làm ảnh hưởng tới hình ảnh của một nhà báo thực thụ trong mắt bạn nghe và xem Đài, và ảnh hưởng rất lớn đến việc rèn luyện, giáo dục thế hệ nhà báo kế thừa trong ngành Phát thanh – Truyền hình Cà Mau nói riêng và các ngành báo chí trong tỉnh nói chung. Thứ tư, tạo sự đối xử không công bằng của lãnh đạo đối với cán bộ, viên chức. Từ đó che bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành kéo dài trong nhiều năm. Thứ năm, thực hiện không nghiêm túc các quy định của nhà nước, nội quy, quy chế của ngành, dẫn đến việc xem thường pháp luật, xem thường tổ chức của một số cán bộ trong một thời gian dài. Phần V CƠ SỞ VÀ CĂN CỨ ĐỂ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Cơ sở xử lý. Vi phạm của Phóng viên Lê Minh H là quá rõ ràng, xem thường tổ chức và vi phạm nhiều lần trong một thời gian ngắn. Thái độ của Phóng viên Lê Minh H là không nhận những sai phạm của mình khi tập thể phân tích một cách thấu đáo. Hơn nữa sao khi sai phạm Phóng viên Lê Minh H có hành vi thách thức với lãh đạo, xem vi phạm của mình là đơn giản không đáng để nhận hình thức kỷ luật. Căn cứ vào quá trình vi phạm kéo dài của Phóng viên Lê Minh H đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nội quy, quy định của Nhà nước, của cơ quan và đặc biệt ảnh hưởng đến ý thức tổ chức của cán bộ, viên chức Đài và quy định bảo vệ làng sóng của Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau. Căn cứ sử lý. - Căn cứ luật cán bộ, công chức và Nghị định số 34/2011/NĐ-CP và Nghị định số 35/2011-NĐ-CP ngày 17/3/2005 quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức; Căn cứ quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về phân cấp quản lý viên chức 2010( em vào mạng lấy ra) - Căn cứ vào hành vi vi phạm của Phóng viên Lê Minh H, áp dụng điều 8 của Nghị định 34/2011/NĐ-CP làm cơ sở xử lý. Không áp dụng nghị định 34 được vì vụ việc xảy ra khi chưa có nghị định này Phần VI XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU Căn cứ vào mức độ sai phạm của Phóng viên Lê Minh H, tôi đưa ra các phương án giải quyết như sau: Phương án thứ nhất Đề nghị Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau ra quyết định kỷ luật đối với Phóng viên Lê Minh H với hình thức kỷ luật là: hạ bậc lương, tiếp tục công tác tại Phòng Chuyên đề Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau. + Ưu điểm của phương án này: Giữ lại Phóng viên Lê Minh H cho Phòng Chuyên đề, trong lúc Phòng Chuyên đề chưa có người phụ trách mảng Nông thôn ngày nay. + Hạn chế: Phương án này không đúng với pháp luật và không đúng với những điều khoản trong ký kết hợp đồng lao động với những vi phạm trên. Mức xử lý này chưa nghiêm, chưa thuyết phục với 03 vi phạm nghiêm trọng của Phóng viên Lê Minh H. Từ đó khó xử lý đối với cán bộ, viên chức có những sai phạm tương tự. Phương án hai Đề nghị Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau ra quyết định kỷ luật Phóng viên Lê Minh H với hình thức cảnh cáo, tiếp tục công tác tại Phòng Chuyên đề Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau. + Ưu điểm của phương án: Giữ lại Phóng viên Lê Minh H tiếp tục công tác tại Phòng Chuyên đề Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau, tiếp tục phụ trách chuyên đề Nông thôn ngày nay. + Hạn chế: Phương án này chưa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, chưa có tính thuyết phục, còn mang nặng tính nội bộ (xử lý theo cảm tính, hay tính cá nhân). Xử lý theo phương án này là chấp nhận theo ý kiến chủ quan của người vi phạm (Phóng viên Lê Minh H, trong bản tự kiểm điểm nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo). Phương án ba Đề nghị Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau ra quyết định kỷ luật với Phóng viên Lê Minh H với hình thức kỷ luật: Buộc thôi việc và đề nghị Hội nhà Báo Việt nam ra quyết định rút thẻ nhà báo. + Ưu điểm của phương án này: Đây là một quyết định đúng đắn, đảm bảo đúng pháp luật, công bằng hợp lý. Bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần giáo dục, đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện và hành vi vi phạm của cán bộ, viên chức Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau về sau. Đúng với những quy định trong Hợp đồng lao động số 39/HĐ-ĐPT-TH ngày 01/01/2011 giữa Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau và Phóng viên Lê Minh H. Đây là bài học quý cho những nhà báo chân chính học tập, rút kinh nghiệm trong quá trình công tác và tác nghiệp của mình trên tất cả các lĩnh vực. Rút thẻ nhà báo kịp thời là phòng ngừa những sự việc không tốt xảy ra sau khi có quyết định buộc thôi việc. Vì Phóng viên Lê Minh H đã có nhiều biểu hiện suy thoái về đạo đức nghề nghiệp. + Hạn chế: Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau phải mất một thời gian đào tạo một Phóng viên phụ trách mãng Nông thôn ngày nay. Đài mất đi một nguồn kinh phí đáng kể từ việc đào tạo Phóng viên Lê Minh H (lớp Đại học Báo chí và các lớp tập huấn khác …). Chọn phương án xử lý Qua đề xuất và nghiên cứu các phương án xử lý ta thấy: + Phương án thứ nhất: Đây là phương án chưa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, của ngành, xử lý chưa đúng với mức độ sai phạm của Phóng viên Lê Minh H. Từ dó dễ gây bất bình trong cán bộ, viên chức Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau. + Phương án hai: Phương án này còn mang tính xử lý nội bộ, chưa công tâm, không tương xứng với những gì mà Phóng viên Lê Minh H vi phạm, dễ dẫn đến sự phẩn nộ, mất lòng tin đối với Ban lãnh đạo Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau và phương án này mức độ xử lý gần giống phương án một nhưng hình thức kỷ luật nhẹ hơn. + Phương án ba: Đây là phương án tối ưu nhất, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, của ngành, xử lý công bằng, thấu tình, đạt lý, có tính giáo dục và răng đe cao. Phương án này thể hiện tính dân chủ cao trong xử lý kỷ luật cán bộ, viên chức không bao che, không mang tính cá nhân, cảm tính mà đây là sự nhìn nhận đánh giá sát thực của một tập thể đối với sai phạm của Phóng viên Lê Minh H. Từ những phân tích trên tôi cho rằng phương án xử lý thứ ba là phương án tốt nhất. Phần VII LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ CHỌN Từ phương án đã chọn, phương án ba, để tổ chức thực hiện phương án đúng luật, đúng quy định, có kết quả tốt, đúng thời gian ta cần xây dựng kế hoạch thực hiện phương án như sau: TT Ngày tháng Nội dung công việc Địa điểm Người thực hiện Thời gian 01 5/02/2011 Mời Phóng viên Lê Minh H làm việc giới thiệu những sai phạm trong thời gian qua và đề nghị viết bản tự kiểm điểm, tự phong hình thức kỷ luật. Phòng họp Phòng Chuyên đề Lãnh đạo Phòng Chuyên đề 01 buổi 02 11/02/2011 Họp toàn thể cán bộ, viên chức Phòng Chuyên đề kiểm điểm Phóng viên Lê Minh H. Phòng họp Phòng Chuyên đề Toàn thể cán bộ, viên chức Phòng Chuyên đề. 01 ngày 03 21/02/2011 Trích lục, tham khảo các văn bản có liên quan đến việc vi phạm của Phóng viên viên Lê Minh H để có cơ sở xử lý theo đúng qui định của pháp luật. Phòng Hành chính – Tổ chức Trưởng Phòng Hành chính – Tổ chức chỉ đạo. 04 ngày 04 28/02/2011 Ra quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật xử lý Phóng viên Lê Minh H, căn cứ vào đề nghị của Trưởng Phòng TC – HC, Hội đồng gồm: ông Đỗ Thanh B, Giám đốc – Chủ tịch Hội đồng; ông Lê Thanh C, Bí thư Đảng ủy – chủ tịch Hội đồng; ông Trần Minh D, Chủ tịch CĐCS – Thành viên; ông Lê Minh G, Trưởng Phòng Chuyên đề - Thành viên; ông Thạch Tùng K, Tổ trưởng Tổ Công đoàn Phòng Chuyên đề - Thành viên. Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau. 01 ngày 05 7/3/2011 Phát giấp triệu tập Phóng viên Lê Mi
Luận văn liên quan