Chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ tập trung bao cấp sang kinh tế thị
trường của Đảng và nhà nước ta đã thực sự tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các
doanh nghiệp nói chung và cho mỗi doanh nghiệp sản xuất nói riêng.
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển đều vì
mục tiêu lợi nhuận. Do đó, bất kì hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng phải giải
quyết một cách tốt nhất đầu vào và đầu ra của hoạt động đó. Mặt khác, trong xu
hướng hội nhập kinh tế thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ cũng như sự cạnh tranh
khốc liệt về sản phẩm diễn ra giữa các doanh nghiệp sản xuất thì công tác hạch toán
kế toán lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Để giải quyết được các vấn đề đó, Đảng và nhà nước đã chủ trương cổ phần
hoá các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả nhằm đa dạng hoá hình thức
sở hữu, huy động vốn của toàn xã hội, thay đổi phương thức quản lí .Người lao động
trong công ty cổ phần sẽ trở thành người chủ thực sự của tư liệu sản xuất, tạo động
lực cho họ sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu
cầu ngày càng phong phú của con người trong cuộc sống văn minh hiện đại.
Không nằm ngoài qui luật, công ty chè Kim Anh đã được tổng công ty chè
Việt Nam chọn làm đơn vị cổ phần hoá đầu tiên của ngành chè và được chính phủ
phê chuẩn tại QĐ số 140/CP ngày 01/08/1998. Trải qua một loạt những khó khăn về
cơ sở vật chất, cũng như giảI quyết hàng loạt các vấn đề liên quan đến sự sống còn
của công ty, đến nay Công ty cổ phần chè Kim Anh không những giữ vững được thị
trường tiêu thụ trong nước mà còn mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ ở nước
ngoài. Sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, phong phú về mẫu mã chủng loại
với chất lượng đảm bảo và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Chính vì thế mà uy
tín của công ty được giữ vững, tạo điều kiện cho công ty phát triển thuận lợi và vững
chắc.
Báo cáo gồm hai phần chính:
Phần I: Thực trạng công tác hạch toán kế toán tại Công ty CP chè Kim Anh.
Phần II: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần
chè Kim Anh.
93 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2669 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán kế toán ở Công ty cổ phần chè Kim Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
z
TIỂU LUẬN:
Phương hướng hoàn thiện công tác
hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần
chè Kim Anh
Lời mở đầu
Chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ tập trung bao cấp sang kinh tế thị
trường của Đảng và nhà nước ta đã thực sự tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các
doanh nghiệp nói chung và cho mỗi doanh nghiệp sản xuất nói riêng.
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển đều vì
mục tiêu lợi nhuận. Do đó, bất kì hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng phải giải
quyết một cách tốt nhất đầu vào và đầu ra của hoạt động đó. Mặt khác, trong xu
hướng hội nhập kinh tế thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ cũng như sự cạnh tranh
khốc liệt về sản phẩm diễn ra giữa các doanh nghiệp sản xuất thì công tác hạch toán
kế toán lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Để giải quyết được các vấn đề đó, Đảng và nhà nước đã chủ trương cổ phần
hoá các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả nhằm đa dạng hoá hình thức
sở hữu, huy động vốn của toàn xã hội, thay đổi phương thức quản lí .Người lao động
trong công ty cổ phần sẽ trở thành người chủ thực sự của tư liệu sản xuất, tạo động
lực cho họ sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu
cầu ngày càng phong phú của con người trong cuộc sống văn minh hiện đại.
Không nằm ngoài qui luật, công ty chè Kim Anh đã được tổng công ty chè
Việt Nam chọn làm đơn vị cổ phần hoá đầu tiên của ngành chè và được chính phủ
phê chuẩn tại QĐ số 140/CP ngày 01/08/1998. Trải qua một loạt những khó khăn về
cơ sở vật chất, cũng như giảI quyết hàng loạt các vấn đề liên quan đến sự sống còn
của công ty, đến nay Công ty cổ phần chè Kim Anh không những giữ vững được thị
trường tiêu thụ trong nước mà còn mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ ở nước
ngoài. Sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, phong phú về mẫu mã chủng loại
với chất lượng đảm bảo và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Chính vì thế mà uy
tín của công ty được giữ vững, tạo điều kiện cho công ty phát triển thuận lợi và vững
chắc.
Báo cáo gồm hai phần chính:
Phần I: Thực trạng công tác hạch toán kế toán tại Công ty CP chè Kim Anh.
Phần II: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần
chè Kim Anh.
Phần I : Thực trạng công ty cổ phần chè Kim Anh
I. Khái quát chung về công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần chè Kim Anh.
Công ty cổ phần chè Kim Anh có trụ sở tại xã Mai Đình – huyện Sóc Sơn
thành phố Hà Nội. Tên giao dịch :
Kim Anh Tea Stock-holding company.
Tel: 04.8843222-8843263, Fax: 04.8840724.
Website:
E.mail: Kimanhtea@netnam.vn
Công ty cổ phần chè Kim Anh chuyên sản xuất các loại chè xanh, đen xuất
khẩu và chè hương tiêu dùng nội địa.
Công ty cổ phần chè Kim Anh được thành lập trên cơ sở hai nhà máy nhập
lại là nhà máy chè Vĩnh long và nhà máy chè Kim Anh.
Nhà máy chè Kim Anh được thành lập năm 1960 ở Việt Trì, Vĩnh Tuy (Nay
là tỉnh Phú Thọ ) chuyên sản xuất chè xanh xuất khẩu và chè tiêu dùng nội địa. Sau
năm 75, do yêu cầu sản xuất tập trung của ngành, nhà máy chè Kim Anh chuyển về
xã Mai Đình, Sóc Sơn, Hà Nội.
Nhà máy chè Vĩnh Long được thành lập năm 1959 ở Hà Nội chuyên sản
xuất chè hương tiêu dùng nội địa. Ngày 15/5/1980, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp
thực phẩm quyết định sáp nhập hai nhà máy chè Kim Anh và nhà máy chè Vĩnh
Long thành nhà máy chè xuất khẩu Kim Anh, trụ sở tại xã Mai Đình – huyện Sóc
Sơn – Hà Nội.
Tháng 2/1990 nhà máy chè xuất khẩu Kim Anh được đổi tên thành nhà máy
chè Kim Anh. Ngày 18/12/1995, nhà máy chè Kim Anh được đổi tên thành Công ty
chè Kim Anh thuộc Tổng công ty chè Việt Nam. Từ năm 1995 đến năm 1999, công
ty đã có những bước tiến đáng kể những sản phẩm mang mác Kim Anh Tea
Company đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam và còn xuất hiện ở
nhiều nước: Hồng Kông, Canada, Đông Âu,...Chính bởi sự đa dạng về chủng loại,
phong phú về mẫu mã và chất lượng của nó.
Tuy vậy, đến năm 1999 Nhà nước có chủ trương tổ chức sắp xếp lại DNNN
lớn thuộc các ngành, lĩnh vực chủ chốt với mục đích tăng hiệu quả kinh tế nhà nước
đồng thời nâng cao tăng trưởng kinh tế, do đó công ty chè Kim Anh là DNNN đầu
tiên thuộc ngành chè được chọn để tiến hành cổ phần hoá. Sau 6 tháng chuẩn bị các
bước tiến hành ngày 3/7/1999 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định số
99/QĐBNN _ TCCB chính thức chuyển công ty chè Kim Anh thành công ty cổ
phần chè Kim Anh. Chuyển sang cổ phần với số vốn điều lệ là 9,2 tỷ đồng được
chia thành 92.000 cổ phần trong đó cổ phần nhà nước chiếm 30%, tỷ lệ cổ phần bán
cho người lao động trong công ty là 48%, bán cho đối tượng bên ngoài là 22%.
Tổng số cổ phần theo giá ưu đãi cho người nghèo trong công ty trả dần là 8.840 cổ
phần. Đây là một bước chuyển lớn lao trong lịch sử phát triển của công ty chè. Việc
cổ phần hoá đã thay đổi hình thức sở hữu của công ty, nếu như trước đây công ty
thuộc sở hữu nhà nước thì hiện nay cả người lao động trong công ty cũng trở thành
chủ sở hữu của công ty. Tất cả cùng chung một mục đích làm cho công ty ngày càng
lớn mạnh và đời sống của người lao động ngày càng được nâng cao.
2. Tình hình sản xuất của công ty một số năm gần đây
Nhờ những bước cải tiến quan trọng đó, nên sau 3 tháng chuyển sang công ty
cổ phần, công ty đã sản xuất được 500 tấn sản phẩm trong đó chè đen xuất khẩu
được 230 tấn, chè hương tiêu thụ trong nước các loại 270 tấn bằng 45% sản lượng
của cả năm 1999 và tăng 12% so với cùng kì năm 1998. Doanh thu tiêu thụ đạt 13,5
tỷ đồng, số tiền lãi chia cho cổ phần là 528 triệu đồng.
Hơn nữa, công ty còn đưa ra thị trường trong nước và quốc tế 32 sản phẩm các
loại. Sản phẩm được tặng nhiều huy chương vàng,bông lúa vàng tại Hội chợ triển
lãm Giảng Võ – HN, Cần thơ và được chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Do đó
thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng với trên 40 đại lý trong nước, duy trì
tiêu thụ tại các thị trường quốc tế truyền thống và còn tiếp tục mở rộng thị trường
sang các nước: Pháp, Hồng Kông, Angiêri...
Công ty cổ phần chè Kim Anh ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của ngành
chè trên thị trường và tiếp tục trên đà phát triển. Bảng số liệu sau đây cho thấy sự
phấn đấu nỗ lực đó của công ty trong những năm gần đây:
(Đơn vị: 1000VNĐ)
Chỉ Tiêu 1999 2000 2001
Tổng doanh thu 35.908.000 33.502.000 30.528.000
Tổng lợi nhuận 577.460 1.600.000 1.178.000
Nộp NSNN 2.226.000 1.556.000 1.240.000
Thu nhập bình
quân CNV/1T
550 650 690
3.Đặc điểm tổ chức quản lý
Khi chuyển sang công ty cổ phần, công ty cổ phần chè Kim Anh đã tổ chức sắp
xếp lại bộ máy quản lý trên cơ sở tiết kiệm và hiệu quả.Nhiều phòng ban được sát
nhập vào nhau và có phòng ban kiêm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Tất cả đều hoạt
động một cách nhịp nhàng, ăn khớp nhằm thực hiện thống nhất kế hoạch, mục tiêu
của công ty.
Hiện nay, số lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm có 410 người trong
đó:
-lao động trực tiếp: 310 người
-lao động gián tiếp:100 người
Khi chuyển sang công ty cổ phần, Công ty chè Kim Anh đã tổ chức sắp xếp
lại bộ máy quản lý trên cơ sở tiết kiệm và hiệu quả. Nhiều phòng ban được sát nhập
vào nhau và có phòng ban kiêm nhiễu nhiệm vụ khác nhau.
Công ty cổ phần chè Kim Anh được thành lập thông qua đại hội đồng cổ
đông (ĐHĐCĐ). Và ĐHĐCĐ bầu ra hội đồng quản trị (HĐQT), ban kiểm soát
(BKS). Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng hạch toán độc lập cơ
cấu bộ máy được tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu. Cụ thể ta sẽ xem sơ đồ bộ
máy quản lý của công ty.
Sơ đồ bộ máy quản lí Công ty cổ phần chè Kim Anh
Hội đồng
quản trị
Ban
kiểm
soát
Đại hội
đồng cổ
đông
Giám đốc
điều hành
Phó giám
đốc
nguyên
Phó giám
đốc
kinh
phòn
g
kinh
tế
Phòng
tài
chính
kế
Phòn
g
hành
chín
Phòng
KCS
Phòn
g cơ
điện
PX
thành
phẩm
PX
chế
biến
Nhà
máy
chè
Đại
Từ
Nhà
máy
chè
Định
Xưởn
g
chè
Ngọc
Than
+ Đại hội đồng cổ đông: trong công ty, cơ quan có quyền quyết định cao nhất là
Đại hôị đồng cổ đông, Đại hội đồng cổ đông của công ty gồm 220 cổ đông có quyền
biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát thay
mặt các cổ đông điều hành, quản lý trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần để thông qua báo cáo tài
chính năm của công ty và thông qua định hướng phát triển của công ty. Đại hội đồng
cổ đông cũng có quyền quyết định việc chào bán cổ phần và mức cổ tức hàng năm
của từng loại cổ phần.
+ Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.
Hội đồng quản trị có 5 thành viên trong đó có 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 3 thành
viên khác. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quản lý chung hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp bằng cách đưa ra các nghị quyết, phương hướng hoạt động
của công ty, các quy chế kiểm soát nội bộ.
+ Ban kiểm soát: Ban kiểm soát của công ty gồm có 3 người trong đó có 1
trưởng ban và 2 kiểm soát viên có trình độ chuyên môn cao về nghiệp vụ kế toán.
Ban kiểm soát phải thẩm định BCTC năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan
đến quản lý điều hành các hoạt động của công ty nhằm phát hiện ra các sai sót gian
lận của các bộ phận và đưa ra Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát cũng có thể kiến
nghị các biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý của
công ty.
+ Giám đốc điều hành: là thành viên của hội đồng quyết toán, có nhiệm vụ
điều hành trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo các nghị
quyết của Hội đồng quản trị và phương án kinh doanh của công ty, được uỷ quyền là
đại diện hợp pháp của công ty.
+ Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách về việc tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp
quản lý phòng kinh tế thị trường.
+ Phó giám đốc nguyên vật liệu: phụ trách việc thu mua các yếu tố đầu vào
cho quá trình sản xuất ở hai xí nghiệp thành viên và phân xưởng Ngọc Thanh.
+ Phòng Kinh Tế thị trường: có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, giới thiệu
sản phẩm, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ, xây dựng các
định mức kinh tế kỹ thuật.
+ Phòng Tài Chính Kế Toán: có nhiệm vụ tổ chức các vấn đề liên quan đến
công tác kế toán của công ty theo đúng chế độ kế toán, cung cấp các thông tin kế
toán cho các bộ phận có liên quan, cố vấn cho giám đốc trong quản trị doanh
nghiệp.
+ Phòng hành chính tổng hợp: Giải quyết các vấn đề liên quan đến người
lao động như: tuyển lao động, đào tạo lao động, khen thưởng, kỷ luật công nhân
viên và giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền lương.
+ Phòng KCS: theo dõi quy trình công nghệ, đảm bảo về mặt kỹ thuật cho
quá trình sản xuất, xây dựng định mức nguyên vật liệu.
+ Phòng cơ điện: có nhiệm vụ đảm bảo kỹ thuật cho máy móc trong quá
trình vận hành.
+ Phân xưởng thành phẩm: Có nhiệm vụ đóng gói chè và vận chuyển về
các kho thành phẩm.
+ Phân xưởng chế biến: Thực hiện toàn bộ quá trình tinh chế từ chè búp
khô thành chè thành phẩm.
+ Hai xí nghiệp thành viên: là nhà máy chè Đại Từ, và Định Hoá, xưởng
chế biến chè Ngọc Thanh có nhiệm vụ thu mua chè sơ chế thành chè búp khô làm
nguyên liệu cho sản xuất.
4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất chè.
4.1. Đặc điểm về tổ chức sản xuất.
Với nhiệm vụ sản xuất các loại chè xanh, chè đen xuất khẩu và chè hương để
tiêu dùng nội địa. Công ty cổ phần chè Kim Anh tổ chức sản xuất chè ở hai xí
nghiệp thành viên là xí nghiệp chè Đại Từ và xí nghiệp chè Định Hoá, đồng thời ở
tại trụ sở của Công ty có hai phân xưởng sản xuất là phân xưởng chế biến và phân
xưởng thành phẩm. Trong mỗi phân xưởng lại chia thành các tổ để công việc sản
xuất đạt hiệu quả cao. Để thấy rõ cơ cấu sản xuất của công ty cổ phần chè Kim Anh
ta sẽ xem xét sơ đồ cơ cấu sản xuất tại Công ty cổ phần chè Kim Anh:
Cơ Cấu Sản Xuất Công Ty Cổ Phần Chè Kim Anh.
Công ty
XN thành viên
PX chế biến
PX thành phẩm
X
N
ch
è
Đạ
i
Từ
XN
chè
Địn
h
Hoá
Xưởn
g CB
Ngọc
Than
h
Tổ
sàn
g
Tổ
đấu
trộ
n
Tổ
sao
hương
Tổ
ủ
ch
è
Tổ
phụ
c
vụ
SX
Tổ
đón
g
gói
Tổ
vận
chuyể
n
Chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ phận trong cơ cấu sản xuất như sau:
- Xí nghiệp chè thành viên: có nhiệm vụ thu mua chè và sơ chế thành chè
búp khô làm nguyên liệu cho sản xuất.
- Phân xưởng chế biến: Từ chè búp khô do các xí nghiệp thành viên chuyển
về, phân xưởng phải tái chế lại cùng với các hương liệu để tạo nên các loại chè rồi
chuyển sang phân xưởng thành phẩm đóng gói. Nhiệm vụ cụ thể của từng tổ trong
phân xưởng như sau:
+ Tổ sàng: Sấy lại chè ở nhiệt độ thích hợp, đưa chè đã đã sấy qua máy
sàng, những cánh chè to đưa qua máy cắt. Chè đã qua các công đoạn này dược đưa
vào máy quạt, tách râu sơ, để thành chè bán thành phẩm.
+ Tổ đấu trộn: Trộn từng loại chè bán thành phẩm ở tất cả các vùng theo
một tỷ lệ nhất định.
+ Tổ sao hương: Từ các loại chè đã được đấu trộn cùng với các hương liệu
để sao chè với hương.
+ Tổ ủ chè: Đưa chè đã sao hương đi ủ và bảo quản rồi chuyển chè sang
phân xưởng thành phẩm.
- Phân xưởng thành phẩm: có nhiệm vụ đóng gói và nhập kho chè thành
phẩm. Nhiệm vụ từng tổ trong phân xưởng như sau:
+ Tổ phục vụ sản xuất: Vận chuyển các vật liệu phụ cần thiết đến tổ đóng
gói để phục vụ cho việc đóng gói chè.
+ Tổ đóng gói: Đóng gói chè đã được chế biến vào các hộp, túi theo đúng
quy cách.
+ Tổ vận chuyển: Vận chuyển các loại chè đã đóng gói, nhập kho thành
phẩm.
4.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè
SX chè hương nội tiêu sản xuất chè xanh, đen XK
Chè sơ chế
Sàng
Cắt cán
Tách râu tơ
Sấy
Sàng
Cắt cán
Tách râu tơ
Đóng gói
Đấu trộn
Quạt
Sấy
Quạt
ủ chè
Sao hương
Đấu trộn
Xuất khẩu
Nhập kho thành phẩm
Nhập kho thành thành
phẩm
Đóng gói
Sàng tách
Tiêu thụ trong nước
-
II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán
1.Tổ chức bộ máy kế toán
1.1 Chức năng, nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán.
Phòng tài chính kế toán là một phòng ban nghiệp vụ có chức năng chính là
phân tích và giám đốc các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời
phòng tài chính kế toán còn có chức năng tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc
việc chuẩn bị và quản ký các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đề xuất và thực
hiên các biện pháp bảo toàn và phát triển vốn, hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ
hạch toán thông kê, kế toán và phân tích hoạt động kinh tế trong nội bộ công ty.
Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch tài chính của
công ty, thực hiện nghĩa vụ thông kê tổng hợp, kế toán tài chính và hạch toán quyết
toán, thực hiện chế độ báo cáo thống kê và báo cáo tài chính với các cơ quan tài
chính cấp trên: tham mưu, giúp đỡ giám đốc tổ chức thực hiện mạng lưới thống kê
kế toán, hướng dẫn thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, hạch toán nội bộ các phân
xưởng trong công ty.
1.2. Tổ chức bộ máy kế toán .
Công ty cổ phần chè Kim Anh là công ty có quy mô không lớn, mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh chủ yếu tập trung tại công ty. Nên để thuận tiện cho việc
cung cấp thông tin kế toán, công ty tổ chức kế toán theo mô hình tập trung vào một
phòng kế toán trung tâm. Còn ở các bộ phận trực thuộc có các nhân viên kinh tế.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán gồm có 4 người, mỗi người có thể kiêm nhiệm nhiều công việc
kế toán khác nhau đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin cho việc quản lý toàn công
ty.
- Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy KT có nhiệm vụ phụ trách chung, chịu
trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các công việc do kế toán viên thực hiện. Chịu trách
nhiệm trước ban giám đốc, cơ quan chủ quản về số liệu kế toán cung cấp. Là người
tập hợp số liệu từ các phần hành kế toán để ghi vào sổ cái, tính số thuế phải nộp và
các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước.
Hơn nữa do là công ty có mô hình nhỏ nên kế toán trưởng cũng còn chịu
trách nhiệm theo dõi ghi chép, tính toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan
đến nguyên liệu chính, thành phẩm, tiêu thụ hành phẩm, phản ánh các nghiệp vụ này
Kế Toán Trưởng
kiêm kế toán thành phẩm, tiêu
thụ, VLC, kế toán tổng hợp
Kế toán
tiền mặt kiêm
thủ quỹ
Kế toán tập
hợp chi phí
và tính giá
Kế toán tài
sản cố
định,VLP,
Nhân viên thống kê các
PX
vào sổ chi tiết, bảng phân bố cùng với số liệu do kế toán ở các phần hành khác
chuyển qua cuối tháng lập NKCT, cuối quý lập BCTC. BCKT.
- Kế toán TSCĐ, vật liệu phụ, công nợ: theo dõi hai xí nghiệp thành viên:
Chịu trách nhiệm theo dõi ghi chép tính toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên
quan đến TSCĐ, VL phụ, công nợ và hai xí nghiệp thành viên. Phản ánh các nghiệp
vụ này vào các sổ chi tiết, bảng phân bố. Cuối kì chuyển các số liệu này cho kế toán
tổng hợp.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Chịu trách nhiệm
theo dõi ghi chép, tính toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất,
mở các sổ chi tiết, lập các bảng phân bổ, bảng kê theo yêu cầu quản lý. Cuối tháng
lập bảng tính giá thành rồi chuyển toàn bộ cho kế toán tổng hợp.
- Kế toán tiền mặt: Chịu trách nhiệm thu, chi ,quản lý tiền mặt, theo dỗi
ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phất sinh liên quan đến tiền mặt và cả tiền gửi ngân
hàng,…Cuối tháng, kiểm quỹ, đối chiếu số trên sổ với số tiền thực có tại quỹ và số
tiền trên sổ của ngân hàng, rồi chuyển toàn bộ số liệu cho kế toán tổng hợp.
- Nhân viên thống kê các PX: Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình sử dụng
nguyên vật liệu, số lượng, quy cách sản phẩm sản xuất hàng tháng.
2. Tổ chức chứng từ tại công ty CP chè Kim Anh.
2.1 Tổ chức chứng từ tiền mặt:
Các nghiệp vụ tiền mặt xảy ra tại công ty gồm có:
Nghiệp vụ thu tiền mặt: nguồn thu từ bán hàng, rút TGNH về quĩ tiền mặt, tiền
vay, các nghiệp vụ thanh toán.
Nghiệp vụ chi tiền mặt: mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ, nộp vào ngân
hàng, khi thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động,… Do đó các
chứng từ mà công ty sử dụng là: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, bảng
kiểm kê quĩ.
2.2. Tổ chức chứng từ hàng tồn kho tại công ty.
* Các nghiệp vụ về hàng tồn kho:
Các nghiệp vụ về nhập hàng: mua ngoài vật tư, sản xuất hoàn thành nhập kho,
thu hồi từ sản xuất,…
Các nghiệp vụ xuất hàng: xuất cho sản xuất, xuất bán,…
* Chứng từ sử dụng:
Chứng từ nguồn sử dụng khi nhập hàng: hoá đơn mua hàng (khi mua ngoài),
bảng kê nhập xuất, phiếu giao nhận sản phẩm( khi nhập từ sản xuất), khi xuất hàng
thì đó là lệnh xuất do phòng KTTT lập.
Chứng từ thực hiện: Biên bản kiểm nhận vật tư sản phẩm hàng hoá do phòng
KCS lập, phiếu nhập kho, PXK do phòng KTTT lập.
Qui trình luân chuyển của từng loại chứng từ sẽ được trình bày cụ thể theo từng
phần hành ở phần III.
2.3. Tổ chức chứng từ bán hàng:
Nghiệp vụ bán hàng tại công ty CP chè Kim Anh được thực hiện theo các
hình thức: bán trực tiếp, hoặc gửi bán trực tiếp. Do đó chứng từ sử dụng chỉ gồm:
hoá đơn GTGT.
3. Tổ chức hệ thống tài khoản:
3.1 Đặc điểm chung:
TK kế toán được sử dụng để theo dõi và phản ánh tình hình, sự biến động của
từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn, từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả. Bởi vậy,
để cung cấp đầy đủ thông tin cho quản lí, công ty chè Kim Anh đã dùng rất nhiều
các tài khoản khác nhau để đảm bảo phản ánh được toàn bộ các chỉ tiêu cần thiết.
Do qui mô nhỏ, hoạt động chủ yếu là sản xuất và tiêu thụ chè, tính chất không
phức tạp nên công ty chè Kim Anh đã lược bớt một số TK không sử dụng như: TK
phản ánh tiền ngoại tệ, TK các khoản dự phòng, TK về kí cược kí quĩ….TK ngoài
bảng doanh nghiệp chỉ sử dụng TK 009.
3.2.Bảng tổng hợp các TK kế toán doanh nghiệp áp dụng:
Theo quyết định 114-TC/CĐKT ngày 1/11/1995 củ