Tiểu luận Phương pháp bảo tổn sinh học trên thế giới - Sinh vật ngoại lai rùa tai đỏ ở Việt Nam

Môi trường hiện đang là một vấn đề nóng bỏng, thu hút được nhiều sự quan tâm của đa số các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi xu hướng toàn cầu hóa, công nghiệp hóa đang trên đà phát triển. Trong khoảng thời gian ngắn gần đây, cùng với sự tăng dân số và nhu cầu ngày càng tăng cao của con người, các nguồn tài nguyên trong thiên nhiên đang dần dần bị suy kiệt một cách nghiêm trọng, môi trường ngày một ô nhiểm nặng nề. Số loài sinh vật đã bị liệt vào trong sách đỏ tăng nhanh theo thời gian, diện tích che phủ của trái đất suy giảm một cách nghiêm trọng do sự khai thác quá mức của con người. Con người đã sống hàng nghìn năm trong sự đa dạng sinh học, phụ thuộc và sự đa dạng sinh học. Khi tính đa dạng sinh học dần mất đi, dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái, mà chủ yếu là hệ quả từ những hành động của mình, con người đã có những hành động nhất định để cứu lấy hành tinh xanh cũng như cuộc sống của chính loài người trước khi quá muộn. Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã WWF và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN đang nỗ lực đưa ra những giải pháp tốt nhất để bảo vệ các loài sinh vật đang rơi vào tình trạng bị đe dọa. Đa dạng sinh học với tư cách là một vấn đề được nhiều quốc gia quy định, nhất là sau khi xuất hiện Công ước quốc tế về đa dạng sinh học năm 1992 và được 150 quốc gia ký tham gia. Từ đó nó đã trở thành một vấn đề pháp lý quốc gia, quốc tế và được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm.

pdf24 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3014 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phương pháp bảo tổn sinh học trên thế giới - Sinh vật ngoại lai rùa tai đỏ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 1 | P a g e Tiểu luận Phương pháp bảo tổn sinh học trên thế giới. Sinh vật ngoại lai rùa tai đỏ ở Việt Nam Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 2 | P a g e MỞ ĐẦU Môi trường hiện đang là một vấn đề nóng bỏng, thu hút được nhiều sự quan tâm của đa số các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi xu hướng toàn cầu hóa, công nghiệp hóa đang trên đà phát triển. Trong khoảng thời gian ngắn gần đây, cùng với sự tăng dân số và nhu cầu ngày càng tăng cao của con người, các nguồn tài nguyên trong thiên nhiên đang dần dần bị suy kiệt một cách nghiêm trọng, môi trường ngày một ô nhiểm nặng nề. Số loài sinh vật đã bị liệt vào trong sách đỏ tăng nhanh theo thời gian, diện tích che phủ của trái đất suy giảm một cách nghiêm trọng do sự khai thác quá mức của con người. Con người đã sống hàng nghìn năm trong sự đa dạng sinh học, phụ thuộc và sự đa dạng sinh học. Khi tính đa dạng sinh học dần mất đi, dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái, mà chủ yếu là hệ quả từ những hành động của mình, con người đã có những hành động nhất định để cứu lấy hành tinh xanh cũng như cuộc sống của chính loài người trước khi quá muộn. Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã WWF và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN đang nỗ lực đưa ra những giải pháp tốt nhất để bảo vệ các loài sinh vật đang rơi vào tình trạng bị đe dọa. Đa dạng sinh học với tư cách là một vấn đề được nhiều quốc gia quy định, nhất là sau khi xuất hiện Công ước quốc tế về đa dạng sinh học năm 1992 và được 150 quốc gia ký tham gia. Từ đó nó đã trở thành một vấn đề pháp lý quốc gia, quốc tế và được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm. Trong bài tiểu luận này, tôi xin đề cập tới một số phương pháp bảo tồn sinh học hiện đang được áp dụng trên thế giới. Bên cạnh đó, một ví dụ về loài ngoại lai xâm nhập vào Việt Nam là Rùa tai đỏ sẽ được phân tích để làm rõ hơn về những yếu tố tác động lên tính đa dạng sinh học. Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 3 | P a g e A. Phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học 1. Khái niệm bảo tồn sinh học Sinh học bảo tồn là một khoa học đa ngành được xây dựng nhằm hạn chế các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học. Hai mục tiêu chính của sinh học bảo tồn là: tìm hiểu những tác động tiêu cực do các hoạt động của con người gây ra đối với các loài, các quần xã cũng như các hệ sinh thái, xây dựng các phương pháp tiếp cận để hạn chế sự tuyệt diệt của các loài và nếu có thể, cứu các loài đang bị đe dọa bằng cách đưa chúng hội nhập trở lại các hệ sinh thái đang còn phù hợp với chúng. Các khoa học ứng dụng truyền thống liên quan đến các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý động vật hoang dã, sinh học thủy sản chủ yếu quan tâm đến vấn đề xây dựng các phương pháp quản lý một ít các loài có giá trị kinh tế và làm cảnh mà không đề cập đến việc bảo vệ tất cả các loài có thể có trong quần xã sinh vật, hoặc chỉ đề cập đến như là vấn đề không quan trọng. Trong khi đó, sinh học bảo tồn bổ sung các nguyên tắc ứng dụng bằng cách cung cấp phương pháp tiếp cần có tính chất lý thuyết tổng thể cho việc bảo tồn đa dạng sinh học. Sinh học bảo tồn khác với những khoa học truyền thống ở chỗ bảo tồn một cách lâu dài toàn bộ các quần xã sinh vật là chính và yếu tố kinh tế chỉ là yếu tố thứ yếu. Nội dụng cơ bản của sinh học bảo tồn bao gồm các khoa học kinh diển như sinh học quần thể, phân loại học, sinh thái học, và di truyền học… Có thể nói sinh học bảo tồn là một khoa học thiết yếu. Sinh học bảo tồn cố gắng đề xuất những giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đê nảy sinh trong điều kiện thực tế ngày nay, trong đó một số nguyên lý cơ bản có thể trở thành một yếu tố quan trọng đối với việc hoặc định chính sách bảo tồn đa dạng sinh học. Hiệu quả của sinh học bảo tồn chỉ có được khi có sự kết hợp ngay từ đầu các vấn đề chính về Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 4 | P a g e sinh học, kinh tế, xã hội quản lý tạo điều kiện cho loài sinh vật thoát khỏi mối đe dọa bị tuyệt chủng. Khoa học sinh học bảo tồn hiện đại dựa trên hàng loạt giả thiết sau: - Sự đa dạng của sinh vật sống là có lợi: Sự yêu thích đa dạng sinh học được hình thành vì lợi ích con người muốn thu được nhiều dạng thực phẩm và các nguồn tài nguyên khác. - Tác hại của sự tuyệt chủng của một loài: ngày nay loài người đang đẩy nhanh tốc độ tuyệt chủng lên hàng ngàn lần so với sự tuyệt chủng tự nhiên. Một loại biến mất dẫn tới sự mất mát vai trò của nó trong tự nhiên cũng như trong đời sống con người, đôi khi sự mất mát này là không thể thay thế được. - Lợi ích của tính phức tạp về sinh thái học: rất nhiều tính chất kỳ thú của đa dạng sinh học chỉ được thể hiện trong môi trường tự nhiên. Các loài có thể được bảo tồn để tránh thảm học tuyệt chủng nhưng sự phong phú về khía cạnh sinh thái học tồn tại trong quần xã, quần thể tự nhiên không dễ gì khôi phục được nếu đã bị mất đi. - Tính lợi ích của quá trình tiến hóa: tiến hóa hình thành dạng sống mới, làm tăng thêm tính đa dạng sinh học. - Giá trị riêng của sự đa dạng sinh học: thể hiện lịch sử tiến hóa, vai trò và khả năng tồn tại của mỗi loài trong hệ sinh thái. 2. Các phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học Có rất nhiều phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học. Có thể phân chia thành bảo tồn đa dạng sinh học ở cấp quần thể và loài, bảo tồn sinh học ở cấp quần xã. Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 5 | P a g e 2.1. Bảo tồn đa dạng sinh học ở cấp quần thể và loài Các nỗ lực bảo tồn thường hướng về việc bảo vệ các loài đang bị suy giảm về số lượng và đang có nguy cơ bị tuyệt diệt. Nhưng để bảo tồn thành công loài, các nhà sinh học cần phải xác định được tính ổn định của quần thể dưới những điều kiện nhất định. Liệu quần thể của một loài đang có nguy cơ tuyệt diệt có thể tiếp tục tồn tại hoặc phát triển trong một khu bảo tồn thiên nhiên được không? Rất nhiều vườn quốc gia và các khu sinh sản của động vật hoang dã đã được hình thành nhằm bảo vệ các loài thú được coi như biểu tượng của quốc gia hay sự hấp dẫn cho du lịch. Tuy nhiên, việc khoanh nuôi các quần xã trên thành các khu bảo vệ chưa hẳn đã có thể ngăn chăn được sự suy giảm và tuyệt diệt. Nguyên nhân của việc bị tuyệt diệt của những quần thể nói trên mặc dù đã được đưa vào bảo tồn có thể do bất cập của các quần thể nhỏ. Theo nguyên tắc chung, một kế hoạch bảo tồn thích hợp cho một loài đòi hỏi càng nhiều cá thể được bảo tồn càng tốt trong một diện tích lớn nhất có thể được của nơi cư trú đang được bảo vệ. Tuy nhiên, các hướng dẫn cụ thể lại không được đưa ra để giúp cho các nhà quy hoạch, các nhà quản lý đất đai, các chính trị gia và những nhà sinh học bảo tồn trong công tác bảo vệ các loài khỏi sự tuyệt diệt. Ví dụ như, để bảo tồn loài gõ kiến mào đỏ thì cần phải bảo tồn nơi cư trú của loài này, đó là những khu rừng thông lá kim dài ở miền Đông Nam nước Mỹ đủ cho 50, 500, 5.000, hay 50.000 cá thể hay còn phải nhiều hơn nữa? Ngoài ra, các nhà quy hoạch còn phải giải quyết những yêu cầu mâu thuẫn về các nguồn tài nguyên có hạn. Một ví dụ cho thấy rõ vẫn đề này đó là cuộc tranh cãi nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là công ăn việc làm cho con người và một bên là việc bảo vệ loài chim ó, một loài đang bị đe dọa hiện còn sinh sống tại các cánh rừng gia quý giá ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 6 | P a g e Bảo tồn đa dạng sinh học cần tới sự kết hợp của nhiều phương pháp chứ không chỉ một phương pháp riêng lẻ. 2.1.1. Nghiên cứu lịch sử tự nhiên và sinh thái học cá thể: Điểm then chốt để bảo tồn và quản lý một loài hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng là phải có hiểu biết đầy đủ về mối quan hệ sinh học của loài đó với môi trường xung quanh và tình trạng quần thể của loài đó. Những thông tin như thế thường được gọi là lịch sử tự nhiên. Khi đã có các thông tin về lịch sử tự nhiên của loài quý hiếm thì các nhà quản lý sẽ có khả năng tạo ra nhiều nỗ lực hiệu quả hơn nhằm duy trì loài đó cũng như xác định được yếu tố gây nên nguy cơ tuyệt chủng. Các thông tin về lịch sử tự nhiên của loài bao gồm: Môi trường: Loài cần bảo vệ được tìm thấy trong những dạng nơi cư trú nào, diện tích mỗi nơi cư trú là bao nhiêu? Môi trường biến đổi như thế nào qua thời gian và không gian? Tần suất môi trường bị tác động bởi thiên tai như thế nào? Sự phân bố: Loài được tìm thấy tại nơi đâu trong nơi cư trú? Loài này có di chuyển và di cư giữa các nơi cư trú, các vùng địa lý trong khoảng thời gian một ngày hay một năm không? Khả năng tạo thêm nơi cư trú của loài như thế nào? Những mối tương tác sinh học: Loài cần loại thức ăn gì, các nhu cầu khác cần có là gì? Những loài cạnh tranh thức ăn với loài cần được bảo vệ? Những vật ăn thịt, sâu hại và ký sinh trùng nào có tác động đến kích thước quần thể của loài? Hình thái học: Với kích thước, hình dáng, màu sắc, bề mặt cơ thể như thế nào thì cho phép loài tồn tại trong môi trường sống của nó? Sinh lý học: Các cá thể của một loài cần bao nhiêu lượng thức ăn, nước, muôi khoáng và các chất cần thiết khác để tồn tại, sinh trưởng, phát triển và sinh sản? Mỗi cá thể sử dụng các nguồn nói trên với hiệu suất như thế nào? Loài có dễ bị tổn thương trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt không? Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 7 | P a g e Biến động số lượng quần thể: Kích thước quần thể hiện tại là bao nhiêu, trước đây là bao nhiêu? Số lượng cá thể có ồn định hay không? Tập tính: Từng cá thể cần có hành động như thế nào để loài có thể tồ tnại được trong môi trường sống của mình? Các cá thể của loài giao phối và sinh sản như thế nào? Các cá thể trong loài có quan hệ tương hỗ với nhau như thế nào? Di truyền học: Những biến đôi về hình thái và sinh lý giữa các cá thể có phải là do di truyền điều khiển không? 2.1.2. Thu thập thông tin về lịch sử tự nhiên Những thông tin cơ bản cần thiết cho việc bảo tồn một loài, việc xác định hiện trạng của loài đó có thể thu thập được từ ba nguồn chính: Tài liệu đã xuất bản: Sử dụng máy tính để tra cứu các thư mục thư viện như Biological Abstracts, Zoological Record. Từ đó tham khảo các loại sách, bài báo và các bào cáo. Các cơ sở dữ liệu, bản tin điện tử và các chuyên đề thảo luận nhóm có thể được truy cập dễ dàng qua internet. Đôi khi các bộ phận của một thư viện xếp cạnh nhau, các tài liệu có liên quan với nhau, do đó việc tìm một cuốn sách này sẽ dẫn tới việc tìm ra những cuốn sách khác. Đồng thời khi đã tìm ra một cuốn tài liệu tham khảo chính thì có thể dựa vào phần tài liệu tham khảo trong cuốn đó để phát hiện ra những tài liệu tham khảo cần thiết khác. Các tài liệu không công bố: Các báo cáo không được công bố được cá nhân, cơ quan chính phủ và tổ chức bảo tồn lưu giữ chứa đựng một lượng thông tin khổng lồ về bảo tồn đa dạng sinh học. Loại tài liệu tham khảo này đôi khi được trích dẫn trong các tài liệu công bố hoặc được đề cập trong các buổi tọa đàm hay các bài thuyết trình. Đi thực địa: Lịch sử tự nhiên của một loài thường phải được nghiên cứu cẩn thận thông qua các cuộc thực địa nghiên cứu ngoài trời. Những nghiên cứu thực Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 8 | P a g e địa này là rất cần thiết bởi số loài trong sinh giới được nghiên cứu, được ghi chép lại trong các bài báo cáo là rất nhỏ, và do các đặc tính sinh thái của nhiều loài không như nhau giữa nơi này với nơi khác. Thông qua nghiên cứu thực địa mới xác định được tình trạng bảo tồn của loài và môi quan hệ của nó với môi trường sinh học và tự nhiên. 2.1.3. Quan trắc các quần thể Một cách khác để tìm hiểu về tình trạng của một loài quý hiếm nào đó là điều tra số lượng cá thể của loài tại thực địa và phân tích số liệu quan trắc quần thể của nó qua thời gian. Bằng cách điều tra số lượng cá thể lặp đi lặp lại theo một khoảng thời gian nhất định có thể xác định được nhưng biến động của quần thể theo thời gian. Các số liệu điều tra dài hạn sẽ giúp phân biệt được những xu hướng của quần thể như tăng hay giảm số lượng cá thể do hoạt động con người gây ra với những dao động ngắn hạn, do thời tiết hay những hiện tượng tự nhiên không đoán trước được. Quan trắc là các thức có hiệu quả nhằm thể hiện phản ứng của một quần thể với biến đổi của môi trường. Quan trắc thường được tập trung đối với các loài đặc biệt nhạy cảm, ví dụ như bướm được người ta sử dụng làm vật chỉ thị sinh học cho tính ổn định lâu dài của các hệ sinh thái quần xã sinh vật. Nghiên cứu quan trắc các quần thể bao gồm: Kiểm kê: Đây là dạng dự án quan trắc phổ biến nhất (chiếm 40%). Kiểm kê là hoạt động đếm số lượng cá thể hiện có trong quần thể. Kiểm kê lặp lại theo những khoảng thời gian nhất định sẽ xác định được quần thể đó là ổn định, tăng lên hay giảm đi về số lượng. Kiểm kê là phương pháp ít tốn kém, dễ làm. Những cuộc kiểm kê tiến hành trên một vùng rộng lớn có thể giúp xác định được phạm vi cũng như các khu vực phân bố đông đúc của loài. Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 9 | P a g e Điều tra quần thể: Sử dụng phương pháp lấy mẫu lặp lại để ước tính mật độ của loài trong một quần xã. Một vùng được chia làm nhiều khu vực lấy mẫu và đếm số lượng cá thể trong mỗi khu vực này. Kết quả thu được sẽ được quy về giá trị trung bình và dùng để ước tính kích thước thực của quần thể. Các phương pháp điều tra được áp dụng khi quần thể có kích thước khá lớn hay khi phạm vi hoạt động của quần thể là rất rộng. Các nghiên cứu về biến động số lượng quần thể: Dùng để theo dõi những cá thể đã biết trong quần thể để xác định tốc độ tăng trưởng, sinh sản, tỷ lệ sống của chúng. Có thể theo dõi nghiên cứu toàn bộ quần thể hoặc một nhóm mẫu trong quần thể. Ví dụ về nghiên cứu quan trắc: Hải cẩu Hawaii: Các kết quả kiểm kê về loài hải cẩu này đã cho thấy sự suy giảm từ khoảng 100 con trưởng thành trong những năm 1950 xuống chỉ còn khoảng 14 con vào cuối những năm 1960. Tương tự, số lượng hải cẩu con cũng giảm vào khoảng thời gian này. Dựa vào những xu hướng trên, loài hải cẩu này đã được xếp vào danh sách những loài đang có nguy cơ tuyệt diệt của nước Mỹ vào năm 1976 và sau đó đã có rất nhiều nỗ lực bảo tổn được tiến hành nhằm đảo ngược những xu thế đó. 2.1.4. Phân tích khả năng tồn tại của quần thể: Phân tích khả năng tồn tại của quần thể là một phần của việc phân tích số lượng quần thể nhằm xác định xem liệu một loài có khả năng thích ứng, tồn tại trong môi trường được không. Phân tích khả năng tồn tại của quần thể là một phương pháp xem xét các yêu cầu khác nhau của một loài cũng như những nguồn lực sẵn có trong môi trường để từ đó xác định những giai đoạn nhạy cảm trong lịch sử tự nhiên của loài đó. Ví dụ: Một nghiên cứu phân tích khả năng tồn tại của quần thể loài voi Châu Phi tại vùng bán khô hạn ở Vườn Quốc gia Tsavo, Kenya đã cho thấy cần phải có một khu vực bảo tồn với diện tích tối thiểu là 2.500 km2 thì mới đảm bảo Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 10 | P a g e được xác suất 99% tổn tại của quần thể này trong vòng 1.000 năm. Với mật độ khoảng 12 con trên 10km2 thì quần thể cần thiết ban đầu phải là 3.000 con. Với diện tích bảo tồn như trên, quần thể có khả năng chống chịu được với một mức độ khai thác nhất định mà không làm gia tăng nguy cơ tuyệt diệt. 2.1.5. Chiến lược bảo tồn nguyên vị và chuyển vị: Chiến lược tốt nhất nhằm bảo tồn lâu dài đa dạng sinh học là bảo tồn các quần xã và quần thể ngay trong điều kiện tự nhiên, một phương thức được nói đến là bảo tồn nguyên vị hay bảo tồn tại chỗ. Chỉ trong tự nhiên, các loài mới có khả năng tiếp tục quá trình thích nghi tiến hóa đối với môi trường đang thay đôi trong các quần xã tự nhiên của chúng. Tuy nhiên, đối với những loài hiếm thì bảo tồn nguyên vị chưa phải là giải pháp khả thi trong điều kiện những áp lực con người ngày càng gia tăng. Nếu quần thể còn lại là quá nhỏ đê tiếp tục tồn tại, hoặc nếu nhưu tất cả những cá thể còn lại được tìm thấy ngoài khu bảo vệ thì bảo tnồ nguyên vị sẽ không có hiệu quả. Trong những trường hợp này, giải pháp duy nhất để ngăn cho loài khỏi bị tuyệt chủng là bảo tồn các cá thể trong những điuề kiện nhân tạo dưới sự giám sát của con ngưiờ. Chiến lược này được gọi là bảo tồn chuyển vị. Thực tế có m ốtố loài đã bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên song vẫn đang tồn tại trong các bầy đàn được nhận nuôi ví dụ như l oàihươi sao ởViệt Nam. Các điều kiện bảo tồn chuyển vị động vật bao gồm vườn thú, trang trại nuôi động vật, thủy cung và các chương trình nhân giống động vật. Thực vật được bảo tồn trong các vườn thực vật, vườn cây gỗ và các ngân hang hạt giống. Một chiến lược trung gian cần thiết cho cả bảo tồn nguyên vị và chuyển vị là sự quan trắc địa lý chắc chẽ quần thể các loài quý hiếm đang có nguye cơ tuyệt chủng trong các khu bảo vệ nhỏ. Những quần thể nhỏ, những quần thể này còn mang chất hoang dã song con ngưiờ thỉnh thoảng có thể can thiệp được để tránh suy thoái số lượng quần thể. Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 11 | P a g e 2.2. Bảo tồn ở cấp quần xã: Bảo tồn các quần sã sinh vật nguyên vẹn là các bảo tồn có hiệu quả nhất toàn bộ tính đa dạng sinh học. Có ba cách bảo tồn quần xã sinh vật: xây dựng các khu bảo tồn, thực hiện các biện pháp bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn, phục hồi các quần xã sinh vật tại các nơi cư trú bị suy thoái. 2.2.1. Các khu bảo tồn: Một trong những bước đi cơ bản quan trọng nhất trong việc bảo tồn các quần xã sinh vật là chính thức thành lập hệ thống các khu bảo tồn. Có thể thành lập các khu bảo tồn theo nhiều cách. Trong đó có hai phương thức phổ biến nhất: thông qua nhà nước, và thông qua các tổ chức bảo tồn hay cá nhân mua lại những vùng đất đó. Một hình thức đang ngày càng phổ biến là sự hợp tác giữa chính phủ của một nước đang phát triển với các tổ chức bảo tồn quốc tế, các ngân hàng đa phương và chính phủ của các quốc gia phát triển. Các khu bảo tồn còn được hình thành bởi các cộng đồng truyền thống vì họ muốn giữ gìn lỗi sống của họ. Một khi vùng đất đã được bảo vệ thì cần phải có những quyết định chắt chẽ. Trong khu vực bảo tồn người ta thường phân ra các mực độ sau: 1. Khu vực bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt hay các khu hoang dã: chỉ cho phép các hoạt động khoa học, nghiên cứu, đào tạo và quan trắc. 2. Vườn quốc gia: dùng cho các mục đích giáo dục, nghiên cứu khoa học, nghỉ ngơi, tham quan du lịch và tài nguyên không được phép khai thác cho mục đích thương mại. 3. Các công trình quốc gia: là khu dự trưc để bảo tồn những đặc trưng sinh học, địa lý, địa chất hay văn hóa của một nơi nào đó. Bộ môn: Sinh học bảo tồn Tiểu luận cuối kì Nguyễn Thùy Dương K11 CNTN Sinh học 12 | P a g e 4. Các khu quản lý nơi cư trú động vật hoang dã: tương tự như khu bảo tồn nghiêm ngặt tuy hiên cho phép một số hoạt động của con người, cho phép khai thác có kiểm soát. 5. Các khu bảo tồn cảnh quan trên đất liền và trên biển: cho phép sử dụng môi trường theo cách cổ truyền, không có tính phá hủy. 6. Các khu dự trữ tài nguyên: nơi các tài nguyên thiên nhiên được bảo vệ cho tương lai và việc sử dụng tài nguyên được kiểm soát phù hợp với các chính sách quốc gia. 7. Các khu sinh học tự nhiên và khu dự trữ nhân loại học: cho phép cộng đồng truyền thống được duy trì cuộc sống của họ mà không có sự can thiệp bên ngoài. 8. Các khu quản lý đa năng cho phép sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Có hai ý k