Tiểu luận Phương pháp đàm phán với Đài Loan

Đài Loan gồm những đảo trên biển, nằm ở rìa Đông Nam của thềm lục địa. Lãnh thổ gồm có hai quần đảo lớn, một là hòn đảo Đài Loan cùng những đảo xung quanh, thứ hai là quần đảo Bành Hồ. Cả tỉnh cả thảy có trên 80 hòn đảo. Đài Loan có tổng diện tích đất liền khoảng 36 nghìn ki-lô mét. Đài Loan đối diện với biển Đông về phía bắc, giáp với quần đảo Lưu Cầu về phía đông bắc; đối diện với Thái Bình Dương về phía đông; giáp với eo biển Ba Sĩ về phía nam, là láng giềng của Phi-líp-pin; về phía tây, tỉnh Đài Loan và tỉnh Phúc Kiến chỉ cách một eo biển Đài Loan, khoảng vuông cách hẹp nhất chỉ có 130 cây số. Cả tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của đường thủy Tây Thái Bình Dương, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng

pdf20 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2750 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phương pháp đàm phán với Đài Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Phạm Lê Đông Hậu Phương pháp đàm phán với người Đài Loan 1 Tiểu luận PHƯƠNG PHÁP ĐÀM PHÁN VỚI ĐÀI LOAN GVHD: Phạm Lê Đông Hậu Phương pháp đàm phán với người Đài Loan 2 Chương 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LÃNH THỔ ĐÀI LOAN I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Đài Loan gồm những đảo trên biển, nằm ở rìa Đông Nam của thềm lục địa. Lãnh thổ gồm có hai quần đảo lớn, một là hòn đảo Đài Loan cùng những đảo xung quanh, thứ hai là quần đảo Bành Hồ. Cả tỉnh cả thảy có trên 80 hòn đảo. Đài Loan có tổng diện tích đất liền khoảng 36 nghìn ki-lô mét. Đài Loan đối diện với biển Đông về phía bắc, giáp với quần đảo Lưu Cầu về phía đông bắc; đối diện với Thái Bình Dương về phía đông; giáp với eo biển Ba Sĩ về phía nam, là láng giềng của Phi-líp-pin; về phía tây, tỉnh Đài Loan và tỉnh Phúc Kiến chỉ cách một eo biển Đài Loan, khoảng vuông cách hẹp nhất chỉ có 130 cây số. Cả tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của đường thủy Tây Thái Bình Dương, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Bối cảnh lịch sử: Đảo Đài Loan nằm cách bờ biển của Trung Hoa lục địa 220 km (tính từ tỉnh Phúc Kiến). Những di dân Trung Hoa đầu tiên đến sinh sống ở Đài Loan từ thế kỷ 6. Năm 1624, các thương nhân Hà Lan đến và dùng Đài Loan như một điểm trung chuyển buôn bán. Năm 1664, khi nhà Thanh chiếm quyền ở Trung nguyên thì nhiều trung thần của nhà Minh vừa bị lật đổ đã di cư sang Đài Loan. Năm 1863, nhà Thanh lấy lại quyền kiểm soát đảo. Ba năm sau, Đài Loan chính thức trở thành một tỉnh của Trung Hoa. Sau sự kiện này, các đợt di dân Trung Hoa ra đảo tăng vọt, và các cư dân cổ trên đảo, trở thành thiểu số so với người mới đến. Năm 1895, sau cuộc chiến Trung - Nhật lần thứ nhất, Đài Loan bị sáp nhập vào Nhật Bản. Năm mươi năm sau, khi chiến tranh thế giới lần hai kết thúc với sự đại bại của Nhật Bản, Đài Loan mới “hồi quy tổ quốc“. Năm 1949, khi Đảng Cộng GVHD: Phạm Lê Đông Hậu Phương pháp đàm phán với người Đài Loan 3 Sản Trung Quốc giải phóng Trung Hoa, thì Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch thua chạy ra đây lập chính quyền Quốc dân đảng. III. HỆ NGÔN NGỮ Dân số Đài Loan là 23 triệu người ngôn ngữ chính thức được dùng tại Đài Loan là tiếng Phổ thông Trung Quốc (người Đài Loan gọi là Quốc Ngữ), tiếp theo đó là tiếng Mẫn Nam (tức tiếng Phúc Kiến), tiếng Hẹ (từ dùng chỉ người Khách gia Trung Quốc, còn gọi là Hakka, Hakas), và một bộ phận nhỏ nói tiếng Cao Sơn (tiếng bản địa, thứ tiếng của dân tộc thiểu số) do đại bộ phận người Đài Loan được di cư từ tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông sang. Chương 2: VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA CỦA ĐÀI LOAN Định vị văn hoá : Nhìn trên tổng thể, văn hóa Đài Loan là văn hóa “cửa hàng tạp hóa”, nhưng đa phần văn hóa Đài Loan là một bộ phận của văn hóa Trung Hoa, do trước đây, vào thời kì cổ đại, Đài Loan và Trung Quốc chưa bị chia cắt bởi eo biển Đài Loan như bây giờ mà là một khối đất liền. Hơn thế, nhiều lần bị Trung Quốc đánh chiếm và đô hộ nên Đài Loan cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền văn hóa của mẫu quốc. Tuy nhiên, ở khía cạnh nào đó, nền văn hóa Đài Loan cũng có những nét riêng biệt, đặc trưng được lưu truyền và gìn giữ cẩn thận qua nhiều thế hệ. Ở Đài Loan, chúng ta sẽ gặp một nền văn hóa vừa có khuynh hướng bảo thủ trong việc tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, nhưng đồng thời lại rất nhạy tiếp nhận các thông tin đó nếu nó có lợi. Họ không thích chẻ sâu một tổng thể thành chi tiết. Họ tin vào trực cảm. Họ thích tự giải quyết vấn đề với nhau hơn là viện đến luật lệ. (Về cách ra quyết định, điều tạo sự yên tâm và quan niệm về bình đẳng… nhìn chung không khác so với các nước Á Đông khác có ảnh hưởng Khổng giáo, đặc biệt là Hồng Kông và Trung Quốc). I. PHONG TỤC, TẬP QUÁN 1. PHONG TỤC Phong tục ở Đài Loan rất gần gũi với phong tục của Việt Nam, thời gian tính theo cả âm lịch và dương lịch, phong tục cúng lễ, đốt hương vàng GVHD: Phạm Lê Đông Hậu Phương pháp đàm phán với người Đài Loan 4 mã, ngày rằm, mồng 1, ngày giỗ thờ cúng tổ tiên. Trong một gia đình thường sống chung các thế hệ ông bà, cha mẹ và con cháu. Phong tục tập quán của Đài Loan ngoài sự duy trì bản chất văn hoá Trung Hoa vốn có, còn ẩn chứa những tập tục dân gian thân thiện. Lễ hội: Đứng từ góc độ những ngày lễ tết dân gian Đài Loan để bao quát phong tục tập quán Đài Loan là thích hợp nhất. Hàng năm đều có các lễ hội lớn như: Tết Âm lịch, Tết Nguyên tiêu, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Thất tịch, Tết Trung nguyên, Tết Trung thu, Tết Đông chí…  Tết Âm lịch là tết truyền thống đón năm mới, thường kéo dài 5 ngày, từ 30 tháng chạp đến ngày 4 tháng giêng âm lịch.  Tết Nguyên tiêu (còn gọi là Tết Đăng tiết hay tết nhỏ) diễn ra vào ngày 15 tháng giêng âm lịch với đèn lồng và bánh trôi nước. Ăn canh viên là 1 tập tục quan trọng trong ngày này , những viên bột trong canh tròn tròn mềm mềm tượng trưng cho sự viên mãn, hy vọng nhà nhà đều được sung túc đầy đủ. Ngoài ra, hãy còn tục rước đèn, hội hoa đăng, đèn kéo quân, thiên đăng và nhiều hoạt động đón mừng khác.  Tết Đoan Ngọ: vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, người Đài Loan tổ chức tết Đoan ngọ khắp mọi nơi, ngày này được xem là 1 trong 3 ngày lễ lớn trong phong tục cổ truyền của Đài Loan. Nhà nhà đều treo những vật kỵ tà trước cửa, các địa phương đều tổ chức đua thuyền rồng, bánh tét bánh ú được xem là loại thức ăn mang tính đại biểu không thể thiếu được trong ngày này.  Tết Thất tịch: ngày 7 tháng 7 hàng năm được coi là ngày Tết tình nhân của người Trung Quốc.  Tết trung nguyên ngày rằm tháng bảy cũng là một ngày lễ tết quan trọng không kém. Đây được xem là ngày “xá tội vong nhân”, mọi nhà bày mâm cúng để tạ ơn các thần linh, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên và cầu cho các linh hồn vất vưởng được siêu thoát.  Tết Trung thu: diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch là ngày sinh của thần mặt Trăng, trăng tròn và sáng nhất năm. Dân tộc Đài Loan có tập tục tặng biếu quà cáp trong dịp tết Trung thu, mang tính tiêu biểu nhất là biếu nhau bánh trung thu và bưởi. Ngày lễ này mang đậm ý nghĩa gia đình đoàn viên, từ xưa đến nay đều được mọi dân chúng yêu thích và tôn trọng.  Tết Đông chí: được tổ chức vào ngày 22 và 23 tháng 12 dương lịch hàng năm, đây là ngày đông chí, đêm dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm. Người dân Đài Loan ăn tết tượng trưng cho sự xum họp gia đình. GVHD: Phạm Lê Đông Hậu Phương pháp đàm phán với người Đài Loan 5  Ngày giao thừa – Ngày 31 tháng chạp âm lịch: Là ngày cuối cùng trong một năm, cũng là 1 ngày quan trọng nhất trong cổ tục Đài Loan, nhà nhà đều chuẩn bị các lễ vật phong phú để cúng bái thần thánh và tổ tiên. Trước cửa nhà, các cửa sổ và thạp gạo đều có dán các câu liễn mừng. Người có việc đi xa cũng cố gắng tìm cách nhanh chóng về nhà cùng gia đình đoàn tụ, nếu như vạn nhất không về được, thì trong bữa cơm đoàn viên, gia đình cũng bày trên bàn ăn một bộ bát đũa đại diện để tượng trưng cho sự đoàn viên. Sau bữa cơm tối ấy, trẻ em người người đều náo nức mong chờ những bao lì xì mừng tuổi của người lớn. Đại đa số mọi người trong ngay này đều đi ngủ rất trễ, vì theo tục truyền thì nếu ai thức càng khuya thì càng có ý nghĩa chúc cho cha mẹ của mình được trường thọ. 1.1 Tập quán sinh hoạt và làm việc:  Sinh hoạt của người Đài Loan không cầu kỳ, có nhiều nét sinh hoạt tương đồng với người Việt Nam.  Người Đài Loan rất chú trọng đến thời trang, nên khi giao tiếp với họ, ăn mặc lịch sự, đúng cách sẽ tạo được thiện cảm nhiều hơn. Màu đỏ, trắng, đen là các màu nên tránh trong trang phục thường ngày, vì theo người Đài Loan, trắng đen là màu tang tóc, không may mắn, còn màu đỏ là màu của “hỉ sự”, thường ngày cũng không nên mặc. Đặc biệt đối với phụ nữ, ăn mặc quá sơ sài thường bị coi là biểu biện của tính cách nghèo nàn. Bên cạnh đó, Đài Loan cũng là một nước châu Á và có nét tương đồng với văn hóa Trung Hoa, nên trong giao tiếp, chúng ta cũng cần chú ý những nét cơ bản của giao tiếp Á Đông: lễ độ với người lớn tuổi hơn mình, lịch sự, nhã nhặn và có khoảng cách với người khác giới…  Người Đài Loan có thói quen uống trà trong các tách nhỏ và ăn trầu.  Trong công việc, người Đài rất cần cù, chăm chỉ và có nhiều đức tính tốt như:  Luôn tuân theo sự chỉ bảo của chủ hoặc của người điều hành;  Không phàn nàn nhiều, dù công việc khó, sẵn sàng giúp chủ hoàn thành công việc khi được chủ yêu cầu, làm ngoài giờ.  Không chây lười, trốn việc, không bao giờ nói dối, lừa gạt chủ hay người điều hành mà luôn có sự hợp tác để hoàn thành công việc.  Ông chủ hoặc người điều hành cũng làm việc như người khác. Nhờ có những đức tính này mà người Đài Loan rất thành đạt trong công việc và cuộc sống. 1.2 Phong cách giao tiếp khi làm việc: GVHD: Phạm Lê Đông Hậu Phương pháp đàm phán với người Đài Loan 6 Người Đài Loan rất hiếu khách, nhiệt tình, niềm nở trong giao tiếp. Khi gặp nhau họ thường cúi đầu chào bắt tay. Luôn nói lời “cám ơn” khi được người khác chỉ dẫn hoặc giúp đỡ và nói lời “xin lỗi” khi có sơ suất hay phiền hà người khác. Trong giao tiếp, người Đài thường hay nói to, ít để bụng hoặc chấp nhặt lẫn nhau. Người Đài Loan rất hiếu khách, họ tiếp đón khách từ nơi xa đến rất nhiệt tình. Một trong những sự hiếu khách mà bạn có thể găp là đươc dự bữa tiệc với nhiều ban bè mới với nhiều thức ăn ngon và rượu. Người Đài Loan thích sử dụng nghi lễ quốc tế kể cả nghi lễ bắt tay, nói chung bạn không cần phải lo lắng nhiều về các nghi lễ xã giao của người Đài Loan, ví dụ nói "làm ơn" và "cảm ơn" là cần thiết nhưng không cần phải cúi gập người khi chào như Hàn Quốc và Nhật Bản. Về cơ bản có 2 nguyên tắc cần quan sát, thứ nhất là nụ cười-là cách duy nhất để thoát ra khỏi mọi tình huống bất tiện sau đó, thậm trí nếu bạn có lỡ làm đổ rượi ra áo của chủ nhà, nụ cười sẽ làm cho chủ nhà chắc chắn rằng bạn chỉ sơ ý mà thôi. Thứ 2 là hãy làm như chủ nhà làm. Nếu chủ nhà chúc rượu bằng tiếng Đài Loan thì ban không ngại gì chúc rượu bằng tiếng mẹ đẻ của mình, tuy nhiên nếu chủ nhà chúc rượu bạn và uống hết cốc, bạn không uống được hết thì cứ thoải mái mà nhấm nháp. Tương tự những món ăn mà bạn không thích thì không bắt buôc phải ăn. Nếu bạn đến thăm gia đình một người Đài Loan, bạn nên lịch sự mang theo một món quà nhỏ. Có thể đó là mấy bông hoa, một ít hoa quả hay thậm chí đồ lưu niệm hay nữ trang mà bạn mang theo...Đừng bực mình nếu chủ nhà không mở gói quà khi bạn ở đó; việc mở gói quà thường được thực hiện khi chủ nhà chỉ có một mình, tránh cho bạn khỏi lúng túng khi tặng họ món quà đắt tiền hay thứ gì đó không hợp ở Đài Loan. 2. ẨM THỰC Do có nhiều quan hệ gắn liền với Trung Quốc nên cũng như văn hóa, nền ẩm thực Đài Loan cũng có nhiều nét tương đồng với ẩm thực Trung Hoa: ưa thích các món ăn được chế biến cầu kì, tinh xảo, mỗi món ăn là sự pha trộn độc đáo của nhiều nguyên liệu, gia vị khác nhau. Tuy nhiên, trong sự phát triển của mình, Đài Loan vẫn để lại dấu ấn riêng biệt trong nền ẩm thực và thật sự đã tạo được thương hiệu “món ăn Đài Loan” nổi tiếng trên khắp thế giới. Thực đơn của người Đài Loan được chia thành 2 loại, món ăn chính và món ăn kèm. Tất cả các món ăn kèm từ bánh các loại, đến các món phụ GVHD: Phạm Lê Đông Hậu Phương pháp đàm phán với người Đài Loan 7 dùng kèm với món chính đều dùng đường khi chế biến. Trong khi đó, các món chính đều dùng muối là chủ yếu. Các món ăn không quá khác biệt so với món ăn Việt Nam. Người Đài Loan thường ăn bánh bao, trứng rán, bánh mì, sữa đậu nành. Bữa trưa họ ăn trong các quán ăn hoặc cơm hộp. Bữa tối ăn ở nhà hoặc tại các quán ngoài phố. Người Đài không uống bia, rượu vào bữa trưa và sáng mà chỉ uống nước hoa quả hoặc cà phê. Hai món ăn được nhiều người Đài Loan ưa thích là thịt patê và ruốc bông. Pa tê thịt bò và ruốc bông thịt lợn đều có nhiều đường, ít muối. Người Đài Loan dùng hai món đó để ăn với cơm hoặc ăn với bánh mì, còn đối với người nước ngoài thì ăn vã như ăn kẹo cũng được, nó có vị nửa ngọt nửa mặn, lờ lợ ngang ngang. Những món ăn khác hễ có đường thì người Đài Loan ăn thấy ngon miệng, ăn được nhiều. Hai món rau mà người Đài Loan ưa thích, nhưng có nhiều tiền thì mới được ăn thường xuyên là ngọn bí đỏ và măng mây. Rau bí đỏ là loại rau xanh cao cấp, ngon, nhiều chất bổ, dễ chế biến như luộc, xào, lẩu, nộm. Măng mây là món ăn vừa bổ, vừa có tác dụng tăng tuổi thọ. Đặc biệt, một món ăn ngoài các bữa cơm, đó là ăn trầu. Trầu cau không chỉ được ưa chuộng bởi người già mà ngay cả lớp thanh niên trẻ cũng “ghiền”, nam giới ăn nhiều hơn nữ giới. Có đến hàng triệu người Đài Loan kinh doanh trầu cau từ trồng đến buôn bán, và cũng tương ứng số lượng người ấy dùng trầu cau. Phong cách phục vụ trầu cau hiện đại cũng khác lạ, tại các quán hay ở các góc đường đều có các cô gái trẻ đẹp, ăn mặc hở hang đứng bán. Người Đài Loan cho rằng dùng trầu cau giúp tinh thần họ sảng khoái, thư giãn mà lại ít tốn tiền và ít gây hại hơn thuốc lá. Giống như đa số các dân tộc Á Đông, người Đài Loan cũng thường uống trà sau mỗi bữa ăn. Một ấm trà ngon, theo tục lệ phải được pha từ một loại trà đặc biệt, hội tụ đủ ba yếu tố: hương, vị, sắc. Rót chén nước chè ra, người ngồi cách một mét đã ngửi thấy mùi thơm hấp dẫn. Nhấp một ngụm vào miệng, tỉ lệ giữa chát, đắng, ngọt tạo cho người thưởng thức cảm giác rất hài hòa và hưng phấn. Về màu sắc, chén trà phải có màu hơi hồng vàng chứ không được đỏ sẫm (bởi như thế là loại trà đã được sao qua lửa). Ẩm thực Đài Loan là cả một nghệ thuật, và còn thú vị nào hơn nữa khi được thưởng thức nghệ thuật đó ngay trên đất nước sản sinh ra nó. Các nhà hàng Đài Loan không chỉ phục vụ các món ăn truyền thống địa phương mà còn có cả các món ăn độc đáo từ khắp các nước khác. Hương vị đặc biệt của ẩm thực Đài Loan có thể nói là bao hàm trong tất cả, kết GVHD: Phạm Lê Đông Hậu Phương pháp đàm phán với người Đài Loan 8 hợp giữa nét văn hoá ẩm thực của người bản địa và các địa phương khác của Trung Quốc Đại lục, các món ăn nổi tiếng bao gồm: thịt viên ở Trang Hoá, cơm gà ở Gia Nghĩa, thịt viên ở Tân Trúc, mì gánh ở Đài Nam, bánh ở Thổ Lâm, vịt thưởng Nghi Lan, rượu Thiệu Hưng,... và khi đến Đài Loan, không thể không thưởng thức trà trân châu - thức uống đặc biệt này ngay trên quê hương của nó. Đối với người Đài Loan, ăn uống là một nghệ thuật và là một cách thể hiện văn hóa. Không chỉ tại đây có các món Trung Quốc mà còn là nơi hội tụ của những đặc sản khác trên thế giới. Nếu du khách muốn nếm thử một món nào khác khẩu vị quen thuộc của mình thì Đài Loan có tất cả. Du khách chỉ cần xem mình thích món Mỹ, Châu Âu, Ý, Đông Á, hay vùng Mediterranenan là sẽ được phục vụ chu đáo. Và chẳng lạ gì khi nhiều du khách đã gọi Đài Loan là “Cộng Hoà Ẩm Thực Quốc Tế.” Khám phá Đài Loan mà không thưởng thức các món ẩm thực là điều vô cùng thiếu sót. Các khu chợ đêm Đài Loan mà nổi tiếng nhất là chợ đêm Đài Bắc náo nhiệt với vô số món ăn, đủ màu sắc, mùi vị. Nổi tiếng và phổ biến nhất là món đậu hủ thúi (loại đậu hủ được lên men như chao) sau đó đem chiên giòn, tuy vẫn còn mùi thum thủm đặc trưng, nhưng rất ngon, ăn kèm với kim chi cay nồng. Và nhiều món ngon khác như: Cơm gà, sủi cảo, mì tương thịt băm, bánh bao, bánh pía với đủ loại nhân mè, nhân đậu đỏ, nhân hạt sen... khiến du khách không thể không dừng chân. 3. KIẾN TRÚC Công trình kiến trúc truyền thống của Đài Loan là kho báu của nghệ thuật. Nó bao gồm: vẽ màu, thư pháp, điêu khắc gỗ, điêu khắc trên đá, làm đồ gốm, đồ sứ và tượng sứ màu. Cũng gần giống như các nước Đông Á, Hồng Kông, văn hóa, kiến trúc của Đài Loan cũng phảng phất nét văn hóa Trung Hoa, tuy nhiên, về tổng thể, kiến trúc Đài Loan vẫn thể hiện được lối riêng, độc đáo của mình. Cái có giá trị lớn nhất trong các công trình kiến trúc miếu mạo cổ của Đài Loan là Lâm gia hoa viên của Bản Kiều, thơ Long Sơn của Lộc Cảng, cung Thiên Triều và cung Thiên Hậu của Bắc Cảng. Một trong những biểu tượng cho kiến trúc Đài Loan đó Mái nhà của Tháp Đài Bắc 101 hoàn tất ngày 1/7/2003. Trong buổi lễ khánh thành do thị trưởng Ma Ying-jeon chủ trì, tháp nhọn được gắn vào ngày 17 tháng 10 năm 2003, làm cho tòa tháp vượt qua Tháp đôi Petronas 57m. GVHD: Phạm Lê Đông Hậu Phương pháp đàm phán với người Đài Loan 9 Xét theo nhiều phương diện, tòa tháp mới là tòa nhà chọc trời có kỹ thuật tiên tiến nhất được xây dựng đến ngày hôm nau. Tòa tháp có đặc điểm liên kết Internet vệ tinh và cáp quang cho phép tốc độ đường truyền 1GB một giây. Toshiba đã cung cấp hai thang máy 2 tầng nhanh nhất thế giới với vận tốc tối đa là 16,83 m mỗi giây (63 km/h) và có thể đưa khách từ tầng chính lên tầng 89 trong vòng 39 giây. Khách viếng có thể đi bộ lên thang bộ đến đài quan sát trên tầng 91. Toàn bộ kiến trúc bên trong của Tháp Đài Bắc 101 do thầy phong thủy thiết kế. Bên ngoài tòa tháp đầy biểu tượng của sự thành công tài chính. Những phần riêng biệt tiêu biểu tạo ấn tượng một cây tre trong tâm trí của nhiều người thực sự là đại diện của những thỏi kim loại vàng được sử dụng ở Trung Quốc cổ như tiền tệ của hoàng gia. Có 8 thỏi, mỗi thỏi có 8 tầng, vì số 8 có nghĩa là “có may mắn tiền tài” trong văn hóa Trung Hoa và ngôn ngữ. Cũng có 4 vòng trên mỗi cạnh của tòa nhà gần tầng trệt tượng trưng cho những đồng tiền. II. TÔN GIÁO Đài Loan (Taiwan) hay còn gọi là đảo Đài Loan trước đây là một phần của nước Trung Hoa nên hệ tôn giáo của Đài Loan chủ yếu chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Hoa . Các công trình kiến trúc chùa chiền là những công trình mang đậm màu sắc Phật giáo. Chương 3; NHỮNG LƯU Ý KHI ĐÀM PHÁN KINH DOANH VỚI ĐÀI LOAN I. GIAO TIẾP 1. Ngoài giờ: Thông thường, giờ làm việc ở Đài Loan là từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều, làm việc ngoài giờ là rất phổ biến, đặc biệt trong các ngành công nghiệp công nghệ thông tin, các nhân viên thường làm việc rất trễ. Là một nhà tham quan, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc sắp xếp các cuộc gặp gỡ. Các doanh nhân Đài Loan làm việc rất tích cực và rất “cạnh tranh”. Họ luôn tạo mọi thuận lợi về thời gian. 2. Các thủ tục trong thảo luận, đàm phán và hợp đồng: Khi sắp xếp một cuộc thảo luận với doanh nghiệp Đài Loan, thông thường phải cung cấp cho họ nhiều thông tin chi tiết về giao dịch. Việc đàm phán thường diễn ra ở phòng họp của doanh nghiệp. Trưởng đoàn GVHD: Phạm Lê Đông Hậu Phương pháp đàm phán với người Đài Loan 10 đàm phán phải vào phòng họp trước. Phải chú ý việc này, vì nếu không, doanh nhân Đài Loan sẽ lầm lẫn khi nhận ra người trưởng đoàn. Người Đài Loan rất thân thiện với người ngoại quốc, tuy nhiên, trong các cuộc đàm phán kinh doanh, họ thích đi thẳng vào vấn đề chính. Sau một vài câu xã giao để khởi đầu câu chuyện thì nội dung chính sẽ được nêu ra ngay sau khi đối tác cảm thấy đủ thoải mái để bắt đầu bàn bạc các vấn đề. 3. Chào hỏi: Theo truyền thống, việc gọi tên người Đài Loan bằng họ và có thể kèm theo chức danh, chẳng hạn như “ Giám đốc Hoàng”, “Chủ tịch Trần”. Không nên gọi tên riêng của họ trừ khi bạn rất thân thuộc với họ. Thông thường, trong lần gặp gỡ đầu tiên, bạn nên hỏi trực tiếp với họ là nên xung hô với nhau như thế nào. Việc chào hỏi thông thường khi gặp nhau là gật đầu chào hoặc cúi chào nhẹ. Tuy nhiên, trong các cuộc tiếp xúc với người nước ngoài bàn bạc kinh doanh, thông thường họ sẽ bắt tay. Họ thường bắt tay nhẹ nhàng và giữ trong vài giây. Việc bắt tay thường theo sau việc trao đổi danh thiếp. Việc trao hoặc nhận danh thiếp phải bằng 2 tay, và phải cầm giữ danh thiếp ở các góc. Sẽ rất mất lịch sự nếu đặt ngày danh thiếp của họ vào túi mà không xem qua trước. Cũng xem là mất lịch sự nếu ghi chép lên danh thiếp của họ. Hãy dành chút thời gian chăm chú xem danh thiếp của họ trước khi nhận. 4. Trả lời “vâng” hoặc “không” ? Người Đài Loan thông thường tránh trả lời “không” đối với các
Luận văn liên quan