Trong công tác quản lý kinh tế của các doanh nghiệp thì công tác kế toán là công tác
quan trọng luôn được các doanh nghiệp quan tâm vì chúng gắn liền với hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đứng
trước sự cạnh tranh gay gắt với nhau, không chỉ các doanh nghiệp tăng cường đổi mới
công nghệ, nâng cao năng suất lao động mà còn phải quan tâm tới công tác quản lý tài sản
và nguồn vốn của mình. Quản lý kinh tế của doanh nghiệp đảm bảo thúc đẩy quá trình sản
xuất kinh doanh ngày càng phát triển và điều quan trọng là phải tự bù đắp được toàn bộ chi
phí của hoạt động sản xuất, kinh doanh và kết quả cuối cùng là phải có lãi. Muốn vậy,
doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để quản lý tốt tài sản và nguồn vốn của mình để từ
đó tính toán các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho hiệu quả .
Để làm được điều đó, các nhà quản lý doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt một
lượng thông tin kinh tế cần thiết. Các thông tin về thị trường và các thông tin trong nội bộ
doanh nghiệp. Vì vậy, một trong những công cụ cung cấp thông tin quan trọng nhất của
doanh nghiệp là các báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính sẽ cung cấp những thông tin
kịp thời chính xác đầy đủ số liệu cho các nhà quản lý. Từ đó các nhà quản lý sẽ đưa ra các
quyết định phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị trong doanh
nghiệp.
Và đặc biệt đối với các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc
Tổng công ty nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con thì việc
lập BCTC tổng hợp, để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài
sản, nguồn vốn, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập BCTC, tình hình và kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo của toàn đơn vị là một việc làm cấp
thiết và bắt buộc nhằm cung cấp những thông tin chính xác, đầy đủ số cho các nhà quản lý
trong công ty và những cá nhân, tổ chức. ngoài công ty
Nhận thức được tầm quan trọng của các báo cáo tài chính tổng hợp, nhóm em đã đi sâu
tìm hiểu về lĩnh vực này với đề tài được giao là: "Phương pháp lập và trình bày báo cáo
tài chính tổng hợp".
48 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3371 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính tổng hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
----***----
ĐỀ TÀI
Phương pháp lập và trình bày báo cáo
tài chính tổng hợp
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Hà Xuân Thạch
Nhóm thực hiện : Nhóm 3
Lớp : Cao học đêm 1-Khóa 21
Tp. HCM, ngày 16 tháng 08 năm 2012
LỜI MỞ ĐẦU
Trong công tác quản lý kinh tế của các doanh nghiệp thì công tác kế toán là công tác
quan trọng luôn được các doanh nghiệp quan tâm vì chúng gắn liền với hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đứng
trước sự cạnh tranh gay gắt với nhau, không chỉ các doanh nghiệp tăng cường đổi mới
công nghệ, nâng cao năng suất lao động mà còn phải quan tâm tới công tác quản lý tài sản
và nguồn vốn của mình. Quản lý kinh tế của doanh nghiệp đảm bảo thúc đẩy quá trình sản
xuất kinh doanh ngày càng phát triển và điều quan trọng là phải tự bù đắp được toàn bộ chi
phí của hoạt động sản xuất, kinh doanh và kết quả cuối cùng là phải có lãi. Muốn vậy,
doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để quản lý tốt tài sản và nguồn vốn của mình để từ
đó tính toán các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho hiệu quả .
Để làm được điều đó, các nhà quản lý doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt một
lượng thông tin kinh tế cần thiết. Các thông tin về thị trường và các thông tin trong nội bộ
doanh nghiệp. Vì vậy, một trong những công cụ cung cấp thông tin quan trọng nhất của
doanh nghiệp là các báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính sẽ cung cấp những thông tin
kịp thời chính xác đầy đủ số liệu cho các nhà quản lý. Từ đó các nhà quản lý sẽ đưa ra các
quyết định phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị t rong doanh
nghiệp.
Và đặc biệt đối với các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc
Tổng công ty nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con thì việc
lập BCTC tổng hợp, để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện t ình hình tài
sản, nguồn vốn, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập BCTC, tình hình và kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo của toàn đơn vị là một việc làm cấp
thiết và bắt buộc nhằm cung cấp những thông tin chính xác, đầy đủ số cho các nhà quản lý
trong công ty và những cá nhân, tổ chức.. ngoài công ty
Nhận thức được tầm quan t rọng của các báo cáo tài chính tổng hợp, nhóm em đã đi sâu
tìm hiểu về lĩnh vực này với đề tài được giao là: "Phương pháp lập và trình bày báo cáo
tài chính tổng hợp".
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢ P
Các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán t rực thuộc hoặc Tổng công ty nhà
nước thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con, phải lập BCTC tổng hợp,
để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, nợ
phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập BCTC, tình hình và kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo của toàn đơn vị.
Đối với công ty mẹ và tập đoàn vừa phải lập BCTC tổng hợp, vừa phải lập BCTC hợp
nhất thì phải lập BCTC tổng hợp trước sau đó mới lập BCTC hợp nhất hoặc BCTC hợp
nhất giữa các loại hình hoạt động. Các đơn vị vừa phải lập BCTC tổng hợp và BCTC hợp
nhất thì phải tuân thủ các quy định về lập BCTC tổng hợp và BCTC hơp nhất.
1.1 Mục đích của BC TC tổng hợp
Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả,
nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm kết thúc năm tài chính, t ình hình và kết quả hoạt động
kinh doanh năm tài chính của toàn đơn vị.
Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực trạng tình hình tài
chính và tình hình kinh doanh năm tài chính của toàn đơn vị. Thông tin của BCTC tổng
hợp là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động
kinh doanh của toàn đơn vị cấp trên, các nhà đầu tư, các chủ sở hữu hiện tại và tương lai và
các cơ quan nhà nước quản lý có thẩm quyền…
1.2 Phạm vi áp dụng
Kết thúc năm tài chính các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc
hoặc tổng công ty Nhà nước hoạt động theo m ô hình không có công ty con phải lập BCTC
tổng hợp để phản ánh tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của:
- Toàn bộ các đơn vị trong phạm vi quản lý của đơn vị cấp trên bao gồm đơn
vị cấp trên và các đơn vị cấp dưới độc lập hoặc hạch toán trực thuộc
- Tổng công ty Nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình không có công
ty con
Các đối tượng trên được gọi chung là đơn vị kế toán cấp trên.
1.3 Hệ thống BCTC tổng hợp
1.3.1 Hệ thống BCTC tổng hợp
- Bảng cân đối kế toán tổng hợp Mẫu số B01-DN
- Báo cáo KQHĐKD tổng hợp Mẫu số B02-DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp Mẫu số B03-DN
- Bản thuyết m inh BCTC tổng hợp Mẫu số B09-DN
1.3.2 Hệ thống chuẩn m ực Kế toán Việt Nam được vận dụng chủ yếu
- VAS 07: Kế toán khoản đầu tư vào Công ty liên kết
- VAS 08: Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh
- VAS 10: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
- VAS 21: Hợp nhất kinh doanh
- VAS 24: Báo cáo lưu chuyển tiền tê.
- VAS 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào Công ty Con
1.4 Trách nhiệm và thời hạn lập, nộp BCTC tổng hợp
1.4.1 Trách nhiệm lập
Các đơn vị sau đây phải thực hiện lập BCTC tổng hợp đơn vị kế toán cấp trên ngoài
BCTC riêng của đơn vị kế toán cấp trên:
- Tổng công ty Nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con.
- Đơn vị kế toán cấp trên khác: là những đơn vị kế toán có các đơn vị trực thuộc có
lập BCTC;
Đơn vị cấp trên phải lập, nộp và công khai BCTC tổng hợp theo quy định của Luật kế
toán, Chuẩn mực kế toán.
1.4.2 Thời hạn lập và nộp BCTC tổng hợp
- BCTC tổng hợp phải lập và nộp vào cuối kỳ kế toán năm tài chính cho các cơ quan
quản lý Nhà nước theo quy định chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
- BCTC tổng hợp phải được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc
kỳ kế toán năm.
1.5 Nơi nhận BCTC tổng hợp
Đối tượng lập BCTC tổng hợp
Thời
hạn lập
báo cáo
Nơi nhận báo cáo
Cơ quan TC,
cơ quan dăng
ký KD
Cơ
quan
thuế
Cơ quan
thống kê
1. Tổng công ty Nhà nước (thành lập
và hoạt động theo mô hình không có
công ty con)
Năm,
Quý
x x x
2. Đơn vị kế toán cấp trên khác có đơn
vị kế toán trực thuộc
Năm x x X
1.6 Nguyên tắc lập và trình bày BC TC tổng hợp
- Đơn vị kế toán cấp trên khi lập BCTC tổng hợp phải căn cứ vào các bảng
BCTC của tất cả các đơn vị kế toán trực thuộc do đơn vị cấp trên quản lý.
- Từng chỉ tiêu của từng BCTC tổng hợp được tính toán bằng cách tổng cộng
chỉ tiêu tương ứng của tất cả các BCTC của các đơn vị trực thuộc.
- Đơn vị kế toán cấp trên không được loại t rừ ra khỏi BCTC tổng hợp BCTC
của đơn vị trực thuộc có hoạt động kinh doanh khác biệt với hoạt động của các đơn vị trực
thuộc khác trong đơn vị.
- Đối với các chỉ tiêu đặc biệt chỉ có ở một hoặc một số đơn vị trực thuộc
cũng phải được trình bày trên BCTC tổng hợp của đơn vị kế toán cấp trên.
- BCTC tổng hợp được lập và trình bày theo nguyên tắc kế toán và nguyên
tắc đánh giá như BCTC hàng năm của doanh nghiệp độc lập trên cơ sở tuân thủ Chuẩn
mực kế toán.
- BCTC tổng hợp được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán theo
nguyên tắc nhất quán cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương
tự trong toàn bộ đơn vị.
- BCTC của các đơn vị trực thuộc sử dụng để lập BCTC tổng hợp phải được
lập cho cùng một kỳ kế toán năm.
- Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị kế toán trưc thuộc được đưa vào
BCTC tổng hợp kể từ ngày đơn vị là đơn vị thành viên trực thuộc của đơn vị kế toán cấp
trên.
2. TRÌNH TỰ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢ P
2.1 Kiểm tra BCTC của từng đơn vị kế toán trực thuộc, đảm bảo các báo cáo được
lập theo đúng quy định của Luật kế toán và Chuẩn mực kế toán như: phải có đầy đủ từng
BCTC; các BCTC được lập cùng kỳ kế toán năm; chính sách kế toán để lập các BCTC là
thống nhất… Nếu cần điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh trước khi sử dụng để lập BCTC
tổng hợp.
2.2 Phân loại kế toán trực thuộc theo từng hoạt động như: DN sản xuất kinh doanh;
hoạt động đầu tư xây dựng và hoạt động sự nghiệp (nếu có). Từng loại hoạt động trên được
lập BCTC tổng hợp riêng.
2.3 Đối với các chỉ tiêu phải giảm trừ thì lập Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh
và thực hiện tính toán tổng hợp trên chỉ tiêu đó.
2.4 Lập Bảng tổng hợp báo cáo theo từng BCTC (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo
KQHĐKD, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, và Bản thuyết minh BCTC) từng chỉ tiêu của từng
báo cáo đó.
2.5 Căn cứ kết quả tổng hợp trên Bảng cân đối tổng hợp báo cáo để lập BCTC tổng
hợp theo từng báo cáo.
3. KHÁI QUÁT VỀ BẢNG C ÂN ĐỐ I KẾ TOÁN TỔNG HỢ P
3.1 Mục đích, ý nghĩa của Bảng CĐKT tổng hợp
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) tổng hợp: là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh
tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó của Doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Số liệu trên BCĐKT tổng hợp cho biết toàn bộ giá trị sản lượng hiện có của Doanh
nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn, và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó.
Căn cứ vào BCĐKT có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của Doanh
nghiệp đó.
3.2 Nội dung của Bảng CĐKT tổng hợp
BCĐKT tổng hợp là hình thức biểu hiện của phương pháp cân đối tổng hợp kế toán,
đồng thời là báo cáo kế toán chủ yếu nhất, dùng tiền để biểu thị toàn bộ vốn kinh doanh và
nguồn vốn kinh doanh (hai mặt thể hiện của tài sản trong đối tượng kế toán của Doanh
nghiệp) tại thời điểm lập báo cáo.
3.3 Kết cấu của Bảng CĐKT tổng hợp
BCĐKT tổng hợp gồm hai phần là phần chính và phần phụ. Phần chính dùng để phản
ánh tài sản của Doanh nghiệp theo hai cách biểu thị khác nhau là vốn kinh doanh và nguồn
vốn kinh doanh; còn phần phụ là phần các chỉ tiêu ngoài bảng dùng phản ánh tài sản của
đơn vị khác.
BCĐKT tổng hợp có hai phần và có thể thiết kế mẫu theo hai cách như sau:
- Theo hình thức hai bên: “Bên trái – Bên phải”, phần bên trái của BCĐKT
tổng hợp phản ánh kết cấu vốn kinh doanh (phần tài sản), phần bên phải phản anh nguồn
vốn kinh doanh.
- Theo hình thức một bên: “Bên trên – Bên dưới”, tức là cả hai phần tài sản và
nguồn vốn được xếp cùng một bên trên BCĐKT tổng hợp, trong đó phần t ài sản được lập
trước ở bên t rên, phần nguồn vốn được lập sau ở bên dưới.
Cụ thể về hai phần trong BCĐKT:
- Phần tài sản: Các chỉ tiêu ở phần tài sản phán ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có
của Doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức hình thành tồn tại
trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
Tài sản được phân chia thành các mục sau:
Loại A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Loại B: Tài sản cố định và đàu tư dài hạn
- Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn vốn hình thành tài sản hiện có tại thời điểm
báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện t rách nhiệm pháp lý của Doanh nghiệp đối với tài
sản đang quản lý và sử dụng ở Doanh nghiệp.
Nguồn vốn được chia thành các mục như sau:
Loại A: Nợ phải t rả
Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu.
Mỗi phần của BCĐKT đều phản ánh theo ba cột: Mã số; Số đầu năm; Số cuối kỳ (năm,
quý)
3.4 Phương pháp lập bảng cân đối kế toán tổng hợp
3.4.1 Nguyên tắc lập và trình bày Bảng CĐKT tổng hợp
- Đơn vị kế toán cấp trên khi lập Bảng CĐKT tổng hợp phải căn cứ vào các Bảng
CĐKT của tất cả các đơn vị kế toán trực thuộc do đơn vị cấp trên quản lý.
- Từng chỉ tiêu của từng Bảng CĐKT tổng hợp được tính toán bằng cách tổng cộng
chỉ tiêu tương ứng của tất cả các Bảng CĐKT tổng hợp của các đơn vị trực thuộc.
- Đơn vị kế toán cấp trên không được loại trừ ra khỏi Bảng CĐKT tổng hợp Bảng
CĐKT của đơn vị trực thuộc có hoạt động kinh doanh khác biệt với hoạt động của các đơn
vị trực thuộc khác trong đơn vị.
- Bảng CĐKT tổng hợp được lập và trình bày theo nguyên tắc kế toán và nguyên
tắc đánh giá như Bảng CĐKT hàng năm của doanh nghiệp độc lập trên cơ sở tuân thủ
Chuẩn mực kế toán.
- Bảng CĐKT tổng hợp được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán theo
nguyên tắc nhất quán cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương
tự trong toàn bộ đơn vị.
- Bảng CĐKT của các đơn vị trực thuộc sử dụng để lập Bảng CĐKT tổng hợp
phải được lập cho cùng một kỳ kế toán năm.
- Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị kế toán trưc thuộc được đưa vào Bảng
CĐKT tổng hợp kể từ ngày đơn vị là đơn vị thành viên trực thuộc của đơn vị kế toán cấp
trên.
3.4.2 Trình tự lập Bảng CĐKT tổng hợp
- Kiểm tra Bảng CĐKT của từng đơn vị kế toán trực thuộc, đảm bảo các Bảng
CĐKT được lập theo đúng quy định của Luật kế toán và Chuẩn m ực kế toán như: các Bảng
CĐKT được lập cùng kỳ kế toán năm; chính sách kế toán để lập các Bảng CĐKT là thống
nhất… Nếu cần điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh trước khi sử dụng để lập Bảng CĐKT
tổng hợp
- Phân loại kế toán trực thuộc theo từng hoạt động như: DN sản xuất kinh doanh;
hoạt động đầu tư xây dựng và hoạt động sự nghiệp (nếu có). Từng loại hoạt động trên được
lập Bảng CĐKT tổng hợp riêng.
- Đối với các chỉ t iêu phải giảm trừ thì lập Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh
và thực hiện tính toán tổng hợp trên chỉ tiêu đó.
3.4.3 Các bước cơ bản khi áp dụng phương pháp tổng hợp Bảng Cân đối kế toán
Bước 1: Cộng các chỉ tiêu trong Bảng Cân đối kế toán của Tổng Công ty và các Công
ty thành viên trong Tập đoàn.
Bước 2: Loại trừ toàn bộ các giao dịch nội bộ trong Tập đoàn, cụ thể như sau:
- Các khoản nhận, cấp vốn , doanh thu, giá vốn của hàng hóa, dịch vụ cung cấp
giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn, kinh phí quản lý nộp tổng công ty, kinh phí của
Công ty thành viên, lãi đi vay và thu nhập từ cho vay giữa các đơn vị trong nội bộ Tập
đoàn phải được loại trừ toàn bộ.
- Các khoản lãi chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn
đang nằm trong giá trị tài sản (như hàng tồn kho, tài sản cố đinh,…) phải được loại trừ
hoàn toàn.
- Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bô đang phản ảnh
trong giá trị tài sản như hàng tồn kho, tài sản cố định phải được laoi bỏ trừ khi chi phí tạo
nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được.
- Số dư các khoản mục phải thu, phải trả trên Bảng Cân đối kế toán giữa các đơn
vị trong cùng Tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn.
Bước 3: Lập các Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và Bảng tổng hợp các chỉ tiêu
Tổng hợp.
Bước 4: Lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp căn cứ vào bảng tổng hợp các chỉ tiêu tổng
hợp sau khi đã được điều chỉnh và loại trừ.
4. KHÁI Q UÁT VỀ BÁO CÁO KẾT Q UẢ KINH DO ANH TỔNG HỢP
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) tổng hợp toàn doanh
nghiệp được lập trên cơ sở tổng hợp Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn
vị cấp trên và các ĐVTT trong doanh nghiệp theo từng khoản mục bằng cách cộng các
khoản mục tương đương về doanh thu, thu nhập khác, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi phí tài chính theo nguyên tắc:
- Đối với các khoản mục của BCKQHĐKD không phải điều chỉnh thì được
cộng trực tiếp để xác định khoản mục tương đương của BCKQHĐKD tổng hợp
- Đối với những khoản mục phải điều chỉnh theo nguyên tắc và phương
pháp điều chỉnh thích hợp sau đó mới cộng để tổng hợp khoản mục này và trình bày
trên BCKQHĐKD tổng hợp
Các chỉ tiêu chủ yếu phải điều chỉnh liên quan đến tổng hợp bác cáo kết quả quả
kinh doanh bao gồm:
- Doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi lỗ nội bộ
- Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh
- Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN
5. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU C HỈNH GIẢM TRỪ TRÊN BẢNG
C ÂN ĐỐ I KẾ TOÁN VÀ BÁO C ÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TỔ NG HỢ P
5.1 Điều chỉnh khoản cấp vốn của đơn vị cấp trên cho đơn vị cấp dưới
5.1.1 Nguyên tắc điều chỉnh
Giá trị ghi sổ của khoản cấp vốn của đơn vị cấp trên trong từng đơn vị cấp
dưới và phần vốn của đơn vị cấp trên trong VCSH của đơn vị cấp dưới phải loại trừ
hoàn toàn trên BCTC
5.1.2 Bút toán điều chỉnh
Điều chỉnh giảm khoản mục " Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc " của
công ty và điều chỉnh giảm " Nguồn vốn kinh doanh "ở ĐVTT chi tiết phần vốn
cấp trên cấp
5.2 Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán hàng trong nội bộ Tập Đoàn
5.2.1 Nguyên tắc điều chỉnh
Trong báo cáo tài chính tổng hợp, doanh thu và giá vốn của hàng tiêu thụ trong nội bộ
Tập đoàn phải được loại trừ toàn bộ. Các khoản lãi, lỗ chưa thực hiện từ các giao dịch bán
hàng đang phản ánh trong giá trị của hàng tồn kho cũng phải được loại trừ hoàn toàn.
Lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định như sau:
Lãi hoặc lỗ chưa thực Giá trị hàng tồn kho Giá trị của hàng tồn kho
hiện trong hàng tồn = cuối kỳ tính theo giá - cuối kỳ tính theo giá vốn
kho cuối kỳ bán nội bộ của bên bán hàng
Lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phải được loại trừ ra khỏi
giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, đồng thời lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho
đầu kỳ cũng phải được loại trừ khỏi giá vốn hàng bán trong kỳ.
Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tổng hợp đã loại trừ lãi hoặc lỗ
chưa thực hiện phát từ giao dịch nội bộ, tuy nhiên cơ sở tính thuế của hàng tồn kho được
xác định trên cơ sở hóa đơn mua hàng đã có lãi hoặc lỗ từ các giao dịch bán hàng nội bộ.
Việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ giao dịch
bán hàng giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn sẽ làm cho giá trị ghi sổ của hàng tồn kho
cuối kỳ trong Báo cáo t ài chính tổng hợp nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó. Trường hợp này
sẽ phát sinh một khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ theo quy định của Chuẩn m ực
kế toán số 17- Thuế thu nhập daonh nghiệp. Khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này
sẽ làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại, đồng thời làm giảm chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp trong kỳ của cả Tập đoàn. Do đó kế toán phải phản ánh tài sản thuế thu nhập
hoãn lại trong Bảng cân đối kế toán kho cuối kỳ.
Việc loại trừ khoản lỗ trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ giao dịch nội bộ
chỉ được thực hiện khi chắc chắn rằng giá vốn xét trên phương diện Tập đoàn đối với lô
hàng này vẫn nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Trong trường hợp đó,
việc loại trừ khoản lỗ trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ giao dịch bán hàng
giữa các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn sẽ làm cho giá trị ghi sổ của hàng tồn kho trong Báo
cáo t ài chính tổng hợp lớn hơn cơ sở t ính thuế của nó. Trường hợp này sẽ tạo ra chênh lệch
tạm thời phải chịu thuế và làm phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả và
làm tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại của cả Tập đoàn. Do đó, kế toán phải
phản ánh thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong bảng cân đối kế toán tổng hợp và phải ghi
tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh tổng hợp.
5.2.2 Bút toán điều chỉnh
Loại trừ doanh thu, giá vốn hàng bán và lãi hoặc lỗ chưa thực hiện phát sinh từ giao
dịch bán hàng nội bộ trong kỳ.
Kế toán phải tính toán, xác định số lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho
cuối kỳ phát sinh từ giao dịch bán hàng nội bộ:
- Trường hợp có lãi:
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Doanh thu bán hàng nội bộ).
Có Giá vốn hàng bán (Doanh thu bán hàng nội bộ - Lãi chưa thực
hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ)
Có Hàng tồn kho (Lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ).
- Trường hợp lỗ:
Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc của số hàng
tồn kho tiêu thụ nội bộ (Giá trị tại bên bán) thì kế toán không thực hiện loại trừ lỗ chưa
thực hiện mà chỉ loại trừ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán như sau:
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Doanh thu bán hàng nội bộ)
Có