Tiểu luận Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí

ỞViệt Nam, khó có thểbiết chính xác mẩu quảng cáo đầu tiên xuất hiện khi nào trong lịch sửbáo chí Việt Nam, nhưng chắc chắn trang quảng cáo sớm nhất hiện diện đầu năm 1882. ởsốbáo thứnhất của năm 1882, Gia Định báo đã dành toàn bộtrang cuối để đăng quảng cáo cho nhà thuốc Pharmacie reynau. Từ đó quảng cáo trởthành một trang cố định, xuất hiện thường kì trên Gia Định báo và hoạt động cũng dần phổbiến ởnhiều báo khác. Hiện nay quảng cáo đang chiếm một dung lượng đồsộ. Theo thống kê chưa chính thức, cảnước hiện nay có khoảng trên 700 đầu báo và tạp chí, trong đó hầu hết có đăng quảng cáo. Thậm trí ởmột tờbáo cũng cho thấy sựphát triển khá mạnh mẽcủa quảng cáo nhưtờTuổi Trẻ ởThành phốHồChí Minh có tới 32 trang quảng cáo thường kì. Ngoài ra còn có nhiều công ty quảng cáo có tầm cỡ thếgiới đang hoạt động ởViệt Nam. Có thểnói trên thếgiới quảng cáo đã trởthành một ngành công nghiệp thực sự. Còn ởViệt Nam ngành quảng cáo đã bắt đầu phát triển và bước những bước đầu tiên trên con đường của nó. Báo Bắc Giang là tờbáo cấp tỉnh nhưng cũng không nằm ngoài sựphát triển chung của quảng cáo. Bởi ở đâu xuất hiện các nhu cầu vềmua – bán (nền kinh tếhàng hoá) thì quảng cáo cũng sẽxuất hiện đểquảng bá cho sản phẩm, thương hiệu, công ty Tuy nhiên việc quảng cáo trên báo Bắc Giang mới chỉ hạn chếtrong bộphận nhỏcác doanh nghiệp, tổchức. Một phần là do thiết bịlàm báo của báo Bắc Giang vẫn còn hạn chế, một phần khác quan trọng hơn là các doanh nghiệp chưa nhận thức được các lợi ích của quảng cáo trên báo chí và cách thức đểbiến báo chí phục vụcho hoạt động kinh doanh và quảng cáo của mình

pdf99 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3875 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 1 Lời nói đầu Quảng cáo trên thế giới có bề dày lịch sử hàng trăm năm nay. Quảng cáo chính thức xuất hiện ở Châu Âu vào khoảng thế kỉ XVII với Đạo luật về Quảng cáo đầu tiên vào năm 1614 ở Đức và tờ báo tiếng Anh đầu tiên ( Weekly News of London) năm 1622. Tới đầu thế kỉ XX, quảng cáo đã thực sự trở thành một ngành công nghiệp hùng mạnh trên thế giới, ở các trường quốc tế về Quảng cáo như Mĩ, Anh, Pháp, …Từ khi kỹ nghệ quảng cáo hiện đại ra đời, những người hoạt động trong ngành này đều phải công nhận rằng quảng cáo chính là sự phản ánh trực tiếp xã hội đương thời. Một ấn phẩm của công ty quảng cáo N.W.Ayer & Sons của Mỹ năm 1926 viết: “Mỗi ngày qua bức tranh về thời đại mà chúng ta đang sống đều được ghi lại một cách đầy đủ và sinh động trong các mục quảng cáo trên báo và tạp chí ”. Ở Việt Nam, khó có thể biết chính xác mẩu quảng cáo đầu tiên xuất hiện khi nào trong lịch sử báo chí Việt Nam, nhưng chắc chắn trang quảng cáo sớm nhất hiện diện đầu năm 1882. ở số báo thứ nhất của năm 1882, Gia Định báo đã dành toàn bộ trang cuối để đăng quảng cáo cho nhà thuốc Pharmacie reynau. Từ đó quảng cáo trở thành một trang cố định, xuất hiện thường kì trên Gia Định báo và hoạt động cũng dần phổ biến ở nhiều báo khác. Hiện nay quảng cáo đang chiếm một dung lượng đồ sộ . Theo thống kê chưa chính thức, cả nước hiện nay có khoảng trên 700 đầu báo và tạp chí, trong đó hầu hết có đăng quảng cáo. Thậm trí ở một tờ báo cũng cho thấy sự phát triển Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 2 khá mạnh mẽ của quảng cáo như tờ Tuổi Trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh có tới 32 trang quảng cáo thường kì. Ngoài ra còn có nhiều công ty quảng cáo có tầm cỡ thế giới đang hoạt động ở Việt Nam. Có thể nói trên thế giới quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp thực sự. Còn ở Việt Nam ngành quảng cáo đã bắt đầu phát triển và bước những bước đầu tiên trên con đường của nó. Báo Bắc Giang là tờ báo cấp tỉnh nhưng cũng không nằm ngoài sự phát triển chung của quảng cáo. Bởi ở đâu xuất hiện các nhu cầu về mua – bán (nền kinh tế hàng hoá) thì quảng cáo cũng sẽ xuất hiện để quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu, công ty… Tuy nhiên việc quảng cáo trên báo Bắc Giang mới chỉ hạn chế trong bộ phận nhỏ các doanh nghiệp, tổ chức. Một phần là do thiết bị làm báo của báo Bắc Giang vẫn còn hạn chế, một phần khác quan trọng hơn là các doanh nghiệp chưa nhận thức được các lợi ích của quảng cáo trên báo chí và cách thức để biến báo chí phục vụ cho hoạt động kinh doanh và quảng cáo của mình Vì vậy, mục đích của Tiểu luận này nhằm cung cấp một bức tranh khái quát về vai trò của quảng cáo trên báo chí, cách tiến hành quảng cáo trên báo chí và một cái nhìn khái quát về thực trạng quảng cáo trên báo Bắc Giang từ đó đề ra một số kiến nghị về phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo Bắc Giang. Do còn hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, tiểu luận này khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn thêm. Sau cùng, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Đinh Thị Thu Hiền và phóng viên Thy Lan - báo Bắc Giang, những người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn! Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 3 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Quảng cáo là một ngành ra đời cách đây không lâu nhưng nó có vai trò và vị trí rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các tổ chức kinh tế nói riêng và xã hội nói chung luôn sử dụng quảng cáo như một phương tiện để quảng bá hình ảnh, thương hiệu, nâng cao vị thế, uy tín trong lòng công chúng cũng như đối tác của họ. Hiện nay quảng cáo phát triển rất mạnh mẽ, nó xuất hiện trên nhiều kênh truyền thông, mỗi kênh truyền thông có một thế mạnh riêng tạo nên sự thu hút nhất định của công chúng. Có ý kiến cho rằng quảng cáo trên báo chí đã bị quảng cáo trên các phương tiện truyền thông khác như Internet, Phát thanh – Truyền hình cạnh tranh quyết liệt và đang chiếm ưu thế hơn. Trên thực tế thì quảng cáo báo chí vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê chưa chính thức, cả nước hiện nay có khoảng trên 700 đầu báo và tạp chí, trong đó hầu hết có đăng quảng cáo. Thậm trí ở một tờ báo cũng cho thấy sự phát triển khá mạnh mẽ của quảng cáo như tờ Tuổi Trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh có tới 32 trang quảng cáo thường kì. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, quảng cáo phát triển một cách rầm rộ. Các công ty in ấn quảng cáo phát triển với số lượng ngày càng tăng. Quảng cáo trên tờ rơi, panô, áp phích xuất hiện khắp các cửa hiệu, các trục đường chính nhiều khi gây cản trở tầm nhìn, cản trở giao thông, bên cạnh đó nó không mang lại hiệu quả cao do địa bàn tỉnh Bắc Giang rộng, giao thông đi lại khó khăn. Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 4 Quảng cáo bằng hình thức này chỉ xuất hiện ở thành phố, thị xã, thị trấn và các trục đường quốc lộ là chủ yếu nên không thể tiếp cận với đông đảo nhân dân. Còn quảng cáo trên phát thanh truyền hình chi phí khá lớn, tốn kém, bên cạnh đó cơ sở vật chất kĩ thuật của Đài phát thanh truyền hình tỉnh chưa đảm bảo để sản xuất, thiết kế các chương trình quảng cáo có hiệu quả được do chi phí về thiết bị khá tốn kém, nhân - vật lực chưa có đủ điều kiện để sáng tạo sản phẩm quảng cáo. Với điều kiện của tỉnh như trên các doanh nghiệp, công ty muốn quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng cần chú ý khi lựa chọn kênh quảng cáo để phù hợp với tình hình địa phương, đồng thời phù hợp với chi phí bỏ ra mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Báo Bắc Giang có thể là một kênh quảng cáo hợp lý nhất để các công ty, doanh nghiệp chọn lựa và quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của mình bởi chi phí không tốn kém, xuất bản đều đặn 5 số mỗi tuần, đến được với nhiều đối tượng nhân dân. Quảng cáo trên báo Bắc Giang trong những năm qua có sự phát triển, lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng, thu hút các doanh nghiệp quảng cáo, tạo dựng thói quen tìm kiếm thông tin về thị trường hàng hoá trên báo chí của nhân dân. Để đóng góp vào một phần kiến thức được học tập ở nhà trường và qua việc tiếp cận với các loại hình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tôi đã chọn đề tài: “Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí” để làm đề tài nghiên cứu góp phần vào việc nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo Bắc Giang. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Mục đích của tiểu luận này nhằm tìm hiểu và khảo sát chất lượng quảng cáo trên báo Bắc Giang trong thời gian qua, từ đó rút ra những mặt đã làm được và những mặt cần phải thay đổi trong thời gian tới. Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 5 Thông qua tiểu luận này nhằm đưa ra một số phương pháp mang tính gợi mở để nâng cao chất lượng quảng cáo trên Báo Bắc Giang, phát huy tốt vai trò của mình, thu hút các tổ chức, doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trên báo, là kênh thông tin về thị trường hàng hoá hữu hiệu của nhân dân địa phương. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu: Các trang về thông tin – quảng cáo trên báo Bắc Giang. Tiểu luận này đã khảo sát, phân tích, đánh giá các quảng cáo trên báo Bắc Giang trong sáu tháng cuối năm 2009. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã tham khảo một số cuốn sách nghiệp vụ và tư liệu giảng dạy của các thầy cô trong nhà trường, đồng thời còn sử dụng một số nghiệp vụ đã được học như phỏng vấn để điều tra nhằm có được những đánh giá xác đáng nhất của nhân dân về chất lượng quảng cáo trên báo Bắc Giang. Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng một số phương pháp như khảo sát,thống kê, tổng hợp số liệu, phân tích, so sánh, đối chiếu để nắm rõ tình hình, thực trạng, Từ những khảo sát và đánh giá trên nhằm đưa ra những phương pháp trong đổi mới quảng cáo trên báo Bắc Giang V. KẾT CẤU TIỂU LUẬN: Với nội dung này tiểu luận gồm: Chương I: Một số vấn đề lí luận chung về quảng cáo. A. Quan niệm về quảng cáo và phân loại. B. Vai trò và chức năng của quảng cáo. C. Quảng cáo Báo chí Chương II: Thực trạng quảng cáo trên báo Bắc Giang. A. Giới thiệu chung về báo Bắc Giang. B. Thực trạng chất lượng quảng cáo báo Bắc Giang. C. Đáng giá về phương pháp quảng cáo trên báo Bắc Giang. Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 6 Chương III: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí. A. Phương hướng. B. Giải pháp. Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUẢNG CÁO A. QUAN NIỆM VỀ QUẢNG CÁO VÀ PHÂN LOẠI I. Quan niệm về quảng cáo: 1. Khái niệm: Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về quảng cáo. Sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu về quảng cáo. Trong giáo trình chuyên ngành về marketing và quảng cáo viết: “Quảng cáo là một hoạt động thông tin phải trả tiền, có tính đơn phương, không dành cho riêng ai, có vận dụng mọi biện pháp và thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ một sản phẩm, một nhãn hiệu, một xí nghiệp, một mục đích, một ứng cử viên, một tổ chức nào đó… được nêu danh trong quảng cáo”. (A.Dayan, 1995) Trong từ điển ngôn ngữ có uy tín, quảng cáo được định nghĩa như sau: “Quảng cáo là hoạt động nhằm mục đích làm cho người ta biết đến một nhãn hiệu, nhằm kích thích công chúng mua một sản phẩm, dùng một dịch vụ,…: (Petit Larouse, Illustré 1993) “Quảng cáo là trình bày để giới thiệu rộng rãi cho nhiều người biết nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng” (Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 2000) Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 7 Các định nghĩa trên về quảng cáo, tuy cách diễn đạt có khác nhau nhưng có rất nhiều quan điểm chung trong việc xác định khái niệm quảng cáo. Theo đó quảng cáo có thể được hiểu một cách tổng quát như sau: “Quảng cáo là hình thức giới thiệu các sản phẩm, công ty, sự kiện… tới công chúng nhằm cung cấp thông tin, tác động vào nhận thức và làm thay đổi hành vi hành động của công chúng, thu hút công chúng hướng vào các sản phẩm được quảng cáo”. 2. So sánh quảng cáo với Marketing VÀ PR Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng quảng cáo, Marketing, PR (quan hệ công chúng) là một. Nếu có cũng chỉ khác ở tên gọi. Trên thực tế chúng hoàn toàn khác nhau. Nhưng tất cả hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm mục đích tác động vào quần chúng, làm nên ý thức của quần chúng về sản phẩm, dịch vụ hay uy tín, thương hiệu của công ty… Sau đây là một số so sánh giữa quảng cáo với Marketing với PR nhằm tìm ra sự khác biệt cũng như những hiệu quả khác nhau của nó trong quá trình truyền thông. 2.1. Sự khác nhau giữa Quảng cáo và Marketing Marketing và Quảng cáo hai khái niệm quan trọng mà người làm kinh doanh phải chú ý đến, mặc dù chúng rất khác nhau. Quảng cáo: Là một thông điệp mang tính công cộng và có sức thuyết phục. Thông điệp đó hiển thị và quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, mục tiêu là tìm kiếm những khách hàng tiềm năng. Marketing: Là cả một kế hoạch có hệ thống để thực thi và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh sao cho người bán và người mua có thể trao đổi và tiếp nhận sản phẩm, dịch vụ mà họ quan tâm. Có thể dễ dàng nhận thấy, quảng cáo là một phần của quá trình Marketing. Các doanh nghiệp thường được khuyên rằng, hãy bắt đầu quảng cáo bằng việc Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 8 ghi ra những từ ngữ liên quan đến doanh nghiệp đó, sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cần giới thiệu. Tiếp sau là quá trình phát triển chiến lược: tìm kiếm nơi quảng cáo, phương tiện quảng cáo… Các doanh nghiệp thường tìm chỗ quảng cáo trên báo chí, thư điện tử, bảng quảng cáo công cộng, TV, radio và Internet. Quảng cáo là phần tiêu tốn chi phí nhất trong toàn bộ chiến lược marketing. Cách tốt nhất để phân biệt quảng cáo và Marketing là hãy tưởng tượng Marketing giống như một chiếc bánh. Các phần của chiếc bánh đó tương ứng với: quảng cáo, nghiên cứu thị trường, truyền thông, PR, định giá sản phẩm, phân phối, hỗ trợ khách hàng, chiến lược bán hàng và thu hút cộng đồng. Quảng cáo chỉ là một miếng bánh trong toàn bộ chiếc bánh Marketing đó. Tất cả các nhân tố đó không chỉ được tiến hành độc lập mà còn phải cùng hướng tới một mục tiêu chung. Marketing là một quá trình lâu dài nhưng có một hiệu quả tuyệt vời giúp khách hàng tìm đến doanh nghiệp nhanh nhất. 2.2. So sánh quảng cáo với PR: Quảng cáo và PR là hai lĩnh vực rất khác nhau nhưng chúng thường xuyên bị nhầm lẫn, bị coi là một hoặc coi như nhau. Sau đ ây là những điểm dễ nhận thấy nhất trong số rất nhiều những điểm khác biệt giữa hai ngành Quảng cáo và Quan hệ công chúng (PR). Đặc điểm Quảng cáo Quan hệ công chúng (PR). Trả tiền đăng báo hay Miễn phí Quảng cáo phải trả tiền để mua đất quảng cáo. Do mất tiền nên có thể biết chính xác khi nào quảng cáo sẽ được đăng tải hoặc phát sóng. Việc của PR là phải “kiếm” được các phần “đất” miễn phí. Từ việc họp báo đến thông cáo báo chí, phải tập trung vào việc xuất hiện trên báo một cách miễn phí dưới dạng những bài viết hoặc tin về công ty và sản phẩm, dịch vụ. Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 9 Kiếm soát việc sáng tạo hay Không sáng tạo Bởi vì quảng cáo trả tiền để đăng, cho nên có toàn quyền sáng tạo những gì muốn đưa ra trong quảng cáo đó. Bạn không có quyền điền khiển việc báo chí sẽ thể hiện thông tin về bạn như thế nào hay họ có đăng cho bạn hay không. Họ không nhất thiết phải đăng tải thông tin về sự kiện của bạn hay thông cáo báo chí của bạn chỉ bởi vì bạn đã gửi đến cho họ. Thời hạn Bởi vì phải trả tiền quảng cáo, bạn có thể đăng đi đăng lại bao lâu mà bạn muốn, chừng nào ngân sách còn cho phép. Thông thường vòng đời của một quảng cáo thường dài hơn rất nhiều so với một thông cáo báo chí Bạn chỉ gửi một thông cáo báo chí về một sản phẩm mới của bạn duy nhất một lần. Bạn cũng chỉ gửi thông cáo báo chí về cuộc họp báo của bạn một lần. Và khả năng đưa tin trên báo dưới dạng bài viết PR cũng chỉ có thể xuất hiện được một lần. Mục đích của quảng cáo Là khách hàng, những người sẽ mua hoặc sử dụng sản phẩm. Họ sẽ được quảng cáo kích thích bằng những thông điệp hấp dẫn, bắt mắt. Người mua hàng biết mình đang được sản phẩm đó quảng cáo. Khi một độc giả đọc một bài báo viết về sản phẩm và dịch vụ hay xem một bản tin trên ti vi, họ thường cho rằng bạn không trả tiền cho các tin này và họ xem xét, lắng nghe chúng một cách khác hẳn so với việc xem quảng cáo. Khi bạn xuất hiện trên báo chí, truyền hình dưới dạng tin, bài độc lập, bạn có thể tạo dựng được uy Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 10 tín lớn đối với khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của mình. Sáng tạo hay Nhạy cảm thông tin Quảng cáo thử thách khả năng sáng tạo của công ty trong việc tạo ra một chiến lược và chất liệu quảng cáo mới. Trong PR, bạn phải có một khả năng nhạy cảm với tin tức và có khả năng tạo ra dư luận từ tin tức đó. Bạn phải thử thách khả năng sáng tạo trong việc tạo ra một tin tức mới có khả năng thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Trong nhà hay Trên phố Nếu bạn đang làm cho một công ty quảng cáo, các quan hệ chính của bạn là những người cộng sự và các khách hàng của công ty. Nếu bạn thay mặt khách hàng mua đất để quảng cáo và lập kế hoạch về thời gian đăng quảng cáo, thì bạn cũng chỉ phải làm việc với bộ phận khách hàng của các báo, đài. Bạn quan hệ với giới truyền thông, báo chí và xây dựng quan hệ với họ. Quan hệ của bạn không chỉ giới hạn ở việc giao tiếp “trong nhà”. Bạn luôn luôn quan hệ chặt chẽ với các “đầu mối” quan trọng tại các báo, đài. Khách hàng mục tiêu Tìm kiếm khách hàng mục tiêu của mình và quảng cáo tập trung vào nhóm đối tượng này. Chắc chắn sẽ không quảng cáo tới sai đối tượng. Bạn cần phải có quan hệ trước với các cơ quan báo chí và làm cho họ sử dụng thông tin của bạn cho các bài báo của họ, hay đăng thông cáo báo chí hoặc đưa tin về sự kiện của bạn. Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 11 Quan hệ hạn chế và Không hạn chế Phải quan hệ với khách hàng và các đối tác làm quảng cáo như copy writer,... PR luôn có mặt, và giữ quan hệ với báo giới. PR có thể phải là người phát ngôn hoặc xuất hiện trước ống kính truyền hình để trả lời phỏng vấn, có thể đại diện công ty của mình như một phát ngôn viên tại các sự kiện của công ty. Phong cách viết Sử dụng từ ngữ mạnh mẽ, phô trương nhằm phóng đại vấn đề,phóng đại sản phẩm. nhằm mục đích bán được nhiều sản phẩm, khách hàng sử dụng nhiều hơn dịch vụ của mình. Phải viết một cách nghiêm túc với một lối thể hiện tin tức “không được phép” nhạt nhẽo. Thông điệp mang tính thương mại, chào hàng sử dụng trong các giao tiếp sẽ không được giới truyền thông coi trọng. Bảng so sánh sự khác nhau giữa quảng cáo với PR Qua những so sánh trên có thể thấy, quảng cáo có những thế mạnh riêng của mình. Đó là việc quảng cáo tạo ra hiệu quả ngay, tác động trực tiếp tới công chúng và khách hàng, giúp khách hàng biết đến sản phẩm ngay để khách hàng lựa chọn sản phẩm đó hay không. Mặt khác ở quảng cáo, công việc sáng tạo nên hình thức, cách thức quảng cáo là một cách để hấp dẫn sự chú ý của công chúng. Do phải mất tiền để mua đất quảng cáo nên nhà quảng cáo có thể có nhiều cách snág tạo độc đáo mà không phụ thuộc vào sự can thiệp của các phương tiện truyền thông. Quảng cáo thông tin, giới thiệu, tôn vinh và quảng bá hình ảnh hay sản phẩm đến gần hơn " với quảng đại quần chúng" để đánh bóng thêm hình ảnh và mang về doanh thu cao hơn trong lĩnh vực thương mại. Do đó quảng cáo có tác Đề tài: Phương pháp nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo chí Sinh viên: Vũ Thanh Thuỷ 12 động ngay tới khách hàng, có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của công ty tới công chúng mà Marketing và PR chưa htể tạo hiệu quả ngay được. 3. Đặc điểm của quảng cáo: Hiện nay trong quảng cáo, thuật ngữ phương tiện truyền thông (media) để chỉ các phương tiện thông tin như báo, tạp chí, truyền hình, đài phát thanh, bảng quảng cáo, thư trực tiếp, và Internet. Các nhà quảng cáo sử dụng các phương tiện truyền thông để truyền đạt các thông điệp thương mại của mình đến các khách hàng mục tiêu, và các phương tiện truyền thông cũng phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu từ hoạt động quảng cáo để duy trì hoạt động của mình. Các phương tiện truyền thông thường được phân thành các phương tiện thông tin đại chúng (mass media) và các phương tiện thông tin mang tính cá nhân (niche media). Báo, tạp chí, tivi và đài được coi là các phương tiện thông tin đại chúng bởi chúng có thể truyền các thông điệp đến một số lượng lớn khán giả trên diện rộng. Khả năng truyền tin rộng rãi của các phương tiện thông tin đại chúng đã giúp cho chúng trở thành những phương tiện quảng cáo lý tưởng cho các nhà quảng cáo muốn tiếp cận một số lượng lớn khán giả mục tiêu. Quảng cáo mang lại lợi nhuận cho các công ty, doanh nghiệp, đó là việc bán được nhiều sản phẩm, tạo được uy tín, thương hiệu trên thị trường cũng như thị phần ở trong và ngoài nước. Quảng cáo mang lại lợi nhuận cho cơ quan báo chí, đó là việc thu lợi từ các hợp đồng quảng cáo, có kinh phí để phát triển cơ quan báo chí, nâng cao chất lượng của báo, cải thiện đời sống
Luận văn liên quan