Trong nghiên cứu khoa học thì việc viết các báo cáo nghiên cứu khoa học, luận văn hay luận án. là việc cần thiết và ta phải tuân thủ theo một số quy định chặt chẽ. Để việc làm luận văn, báo cáo nghiên cứu khoa học trở nên đơn giản và đạt hiệu quả tốt nhất thì chúng ta cần phải nắm rõ các quy tắc cũng như kỹ năng và phương pháp trình bày trong quá trình thực hiện.
36 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 5643 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
---------:---------
TIỂU LUẬN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH
Giáo viên hướng dẫn : PGS. TSKH Nguyễn Xuân Huy
Lớp : Cao học CK14B
Nhóm học viên : Nguyễn Thế Đạt
Phạm Thị Tâm
Thái nguyên, tháng 5 năm 2016
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nghiên cứu khoa học thì việc viết các báo cáo nghiên cứu khoa học, luận văn hay luận án... là việc cần thiết và ta phải tuân thủ theo một số quy định chặt chẽ. Để việc làm luận văn, báo cáo nghiên cứu khoa học trở nên đơn giản và đạt hiệu quả tốt nhất thì chúng ta cần phải nắm rõ các quy tắc cũng như kỹ năng và phương pháp trình bày trong quá trình thực hiện.
Với nội dung môn học “Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành” đã được học, nhóm tác giả thực hiện bài báo cáo tiểu luận với các nội dung sau:
CHƯƠNG 1: PHÂN BIỆT CÁC KHÁI NIỆM
CHƯƠNG 2: PHÂN BIỆT CÁC THUẬT NGỮ
CHƯƠNG 3: KỸ NĂNG TRÌNH BÀY
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHƯƠNG 1
PHÂN BIỆT CÁC KHÁI NIỆM
Sáng tạo, sáng chế, sáng tác, phát minh, phát kiến, phát hiện, ý tưởng, chế tác
1.1. Sáng tạo
Sáng tạo (Creativity): là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có đồng thời tính mới và tính lợi ích [1].
Bất cứ cái gì: ở bất cứ lĩnh vực nào của thế giới vật chất và tinh thần.
Tính mới: là sự khác biệt của đối tượng cho trước so với đối tượng cùng loại ra đời trước đó về mặt thời gian.
Tính ích lợi: như tăng năng suất, tăng hiệu quả, tiết kiệm, giảm giá thành, thuận tiện khi sử dụng, thân thiện với môi trường tính ích lợi có thể mang đến cho bản thân, cho gia đình, cho cộng đồng, cho nhân loại.
Phạm vi áp dụng: chỉ đúng trong không gian, thời gian, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, nếu vượt ra ngoài thì có thể biến lợi thành hại.
Như vậy, để biết bất cứ cái gì có sáng tạo hay không, bạn phải so sánh cái đó với cái trước nó, nếu cái đã thay đổi nghĩa là nó mới hơn so với cái cũ đồng thời mang lại tính ích lợi cho bạn, cho cộng đồng hay cho nhân loại trong phạm vị áp dụng cụ thể thì bất cứ cái gì đó đã là sáng tạo.
Chúng ta xét một vài ví dụ đơn giản sau để hiểu rõ sáng tạo là gì ?
Một bạn sinh viên nhận kết quả kém trong học kỳ 1, bạn đặt mục tiêu cho học kỳ sau phải đạt loại khá, vì thế bạn đã thay đổi cách học so với cách học trước đó và bạn đã có kết quả tốt trong học kỳ 2. Như vậy, cách bạn học đã có sáng tạo hơn so với cách trước, điều này đã mang lại lợi ích cho bạn, tuy nhiên cách học này chỉ có thể áp dụng chỉ cho bạn hoặc trong thời điểm học kỳ 1 còn học kỳ khác thì có thể hoặc không mang lại hiệu quả.
Trong phòng trọ, tận dụng những vật có sẵn, người ta đã sử dụng kẹp để làm giá để bàn chải đánh răng. (Sáng tạo này chỉ có ích trong nhà của bạn khi trước đó bạn không có vật dụng để bàn chải, nhưng bạn áp dụng điều này trong khách sạn thì không thể chấp nhận được).
Để kích thích sự thèm ăn của con, mẹ đã cắt trái chuối thành hình chú cá heo ngậm trái nho (Vì trước đó để nguyên trái con bạn không ăn, thay đổi hình dạng làm bé thích thú hơn so với cách cũ. Sáng tạo này chỉ thích hợp với trẻ con, còn người lớn thì không thích hợp).
Trong nhà có trẻ con, việc để các ổ cắm bên ngoài rất nguy hiểm, sáng tạo nó bằng cách để vào hộc tủ. (nếu như nhà bạn không có trẻ con thì sáng kiến này là một bất tiện).
Như vậy, sáng tạo không phải là làm những thứ đao to búa lớn mà là những thứ ngay bên cạnh ta hàng ngày và mỗi chúng ta đã từng nhiều lần sáng tạo và sáng tạo là một môn khoa học hoàn toàn có thể học được.
Tính ích lợi của mỗi sáng tạo mang đến có khi chỉ ở trong phạm vi hẹp của người đã tạo nên chúng chứ không cần mang đến cho nhiều người.
Điều cần nhớ là sáng tạo chỉ có ích trong một số phạm vi nhất định, nếu không nghĩ đến phạm vi này, sáng tạo có thể trở thành sáng tối và gây nguy hiểm cho người xung quanh.
1.2. Sáng chế
Sáng chế (Invention): là giải pháp kỹ thuật mang tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới về nguyên lý kỹ thuật, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Sáng chế là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ. [4]
Có 3 tiêu chí bắt buộc để một giải pháp kỹ thuật được cấp Bằng độc quyền sáng chế (Patent), đó là: Có tính mới (so với thế giới); có trình độ sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp.
Tính mới
Một giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc giải pháp hữu ích phải không được bộc lộ công khai dưới dạng viết hoặc miệng hoặc sử dụng hoặc dưới bất kỳ cách thức khác trước ngày ưu tiên. Cụ thể, giải pháp kỹ thuật sẽ được coi là có tính mới thế giới nếu, trước ngày ưu tiên của đơn sáng chế hoặc giải pháp hữu ích, (i) không trùng với bất kỳ giải pháp được mô tả trong đơn nộp sớm hơn, và (ii) chưa được bộc lộ công khai ở trong nước và/ hoặc ở nước ngoài dưới hình thức sử dụng hay mô tả tới mức mà căn cứ vào đó người có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng có thể thực hiện được giải pháp đó. Một thông tin được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số lượng người xác định có liên quan được biết thông tin đó.
Tính sáng tạo
Giải pháp kỹ thuật được công nhận là có trình độ sáng tạo nếu giải pháp đó là kết quả của hoạt động sáng tạo và căn cứ vào trình độ kỹ thuật ở trong nước và ngoài nước tính đến ngày ưu tiên của đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp đó không nảy sinh một cách hiển nhiên đối với người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Khả năng áp dụng
Một giải pháp kỹ thuật được công nhận là có khả năng áp dụng nếu căn cứ vào bản chất của giải pháp được mô tả trong đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, có thể thực hiện được giải pháp đó trong điều kiện kỹ thuật hiện tại hoặc tương lai và thu được kết quả như được mô tả trong đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ.
Sáng chế là thành quả lao động sáng tạo trí tuệ của con người, vì vậy được nhà nước bảo hộ dưới hình thức thừa nhận và bảo vệ quyền của người trực tiếp tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế.
Ví dụ:
Máy phát bao cao su miễn phí do nhóm sinh viên khoa Điện – Điện tử, trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) sáng chế.
1.3. Sáng tác
Sáng tác là lao động nghệ thuật tinh vi, phức tạp của nhà văn, nhà nghệ thuật nhằm tạo ra một tác phẩm. [4]
Quá trình sáng tác gắn liền với đặc điểm của mỗi loại hình văn nghệ, với bản lĩnh, tài năng của mỗi nhà văn, nhà nghệ thuật. Mỗi nhà văn, nhà nghệ thuật có những cách sáng tác khác nhau gắn với hoàn cảnh sống và hoạt động của mỗi người, với lĩnh vực quen thuộc và phong cách riêng. Quá trình sáng tác khác nhau còn tuỳ thuộc ở đối tượng phản ánh, thể loại tác phẩm, phương pháp sáng tác. Song, mọi sáng tác đều bắt nguồn từ vốn sống, đều cần nguồn cảm hứng sáng tạo, theo một thế giới quan nhất định và trải qua những hiểu biết về con người và xã hội, về lịch sử và văn hoá, về dân tộc và thế giới.
Ví dụ
Hoàng Việt (Lê Chí Trực)
Hoàng Việt sáng tác “Tình ca” (1957) sau khi nhận được lá thư của người vợ từ Sài Gòn gửi ra vùng giải phóng, qua Pháp rồi vòng về Hà Nội đến tay ông. Xúc cảm nhớ thương người vợ đã trào dâng thành bài hát bất hủ.
Trong mỗi một lĩnh vực văn học, nghệ thuật đều vinh danh các nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ có đóng góp lớn cho sự phát triển văn hóa nghệ thuật của đất nước. Mỗi nhà văn, mỗi nhà nghệ thuật đều tạo cho mình một phong cách riêng, không giống ai, luôn tạo nên sự tươi mới trong mỗi tác phẩm của mình làm phong phú thêm các tác phẩm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của nước ta.
Đặc điểm: Chỉ dùng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật.
1.4. Phát minh (Discovery)
Theo tác giả Vũ Cao Đàm: “Phát minh là sự khám phá ra những quy luật, những tính chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức của con người”[2].
Ví dụ
Chiếc Tivi đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào năm 1925 và là một tác phẩm được phát minh bởi John Baird. Ở thời điểm đó, chiếc Tivi đầu tiên mới chỉ hiển thị được hình ảnh đen trắng và chạy được khoảng 30 khung hình trong vòng 5 giây.
John Baird phát minh Chiếc Tivi đầu tiên trên thế giới
Đặc điểm:
+ Nhận ra vật thể, chất, trường hoặc quy luật vốn tồn tại;
+ Chỉ có trong lĩnh vực khoa học tự nhiên;
+ Đã tồn tại khách quan (không có tính mới);
+ Có khả năng áp dụng để giải thích thế giới;
+ Chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống mà phải thông qua các giải pháp kỹ thuật, tuy nhiên một số kiến thức thu được từ các khám phá có thể ứng dụng ngay vào đời sống;
+ Luôn luôn tồn tại cùng lịch sử;
+ Nó không có giá trị thương mại. Bởi vậy người ta không mua, bán, chuyển quyền sử dụng các phát minh.
Phát minh thường dùng cho việc tìm thấy các quy luật tự nhiên, những tính chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất.
1.5. Phát kiến
Phát kiến (Discovery): là tìm ra những gì còn xa lạ chưa biết tới để phục vụ cho nhu cầu khám phá khoa học, lợi ích kinh tế, tìm hiểu văn hóa, tôn giáo, hoạt động chính trị [5].
Ví dụ
John Smeaton
(8 June 1724 – 28 October 1792)
Năm 1755 John Smeaton chế tạo ra bêtông hiện đại (ximăng cứng trong nước). Bêtông trở thành vật liệu xây dựng chủ yếu của nền văn minh hiện đại, vật liệu làm thay đổi những phương pháp xây dựng xuất hiện từ giữa thế kỷ 18. Đây được coi là 10 phát kiến vĩ đại nhất do 4.200 chuyên gia về vật liệu xây dựng và khoa học từ 68 quốc gia đã tham dự Triển lãm - Hội thảo hàng năm tại Orlando (Florida) tháng 3-2007 để bỏ phiếu cho những phát kiến ra các vật liệu vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.
Đặc điểm: giống với phát minh.
1.6. Phát hiện
Phát hiện (Discovery): Là việc khám phá ra những vật thể, những quy luật xã hội đang tồn tại một cách khách quan [2].
Ví dụ
Sau khi phân tích các dữ liệu được thu thập từ các đài quan sát thiên văn khác nhau trên thế giới, nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đứng đầu bởi tiến sĩ Robert Wittenmyer – trường đại học New South Wales ở Australia, đã phát hiện một hành tinh mới, được đặt tên là Gliese 832c.
Ảnh mô phỏng của “siêu Trái đất” Gliese 832c.
Đặc điểm
+ Nó chỉ khám phá ra các vật thể hoặc các quy luật xã hội;
+ Làm thay đổi nhận thức;
+ Chưa thể áp dụng trực tiếp vào đời sống;
+ Nó không có giá trị thương mại. Bởi vậy người ta không mua, bán, chuyển quyền sử dụng các phát hiện.
1.7. Ý tưởng
Ý tưởng được biên dịch từ “ Idea “ tức là quan niệm, ý kiến, ý tưởng. Ý tưởng được đúc kết từ tư duy của người sáng tạo [7].
Khi nói đến một ý tưởng hay, đúng nghĩa “ Big Idea ” chúng ta sẽ được hiểu rằng đó là một ý tưởng độc đáo, ý tưởng tốt, hoặc một ý tưởng lớn. Một “ ý tưởng ” tốt sẽ được kích thích bằng nguồn cảm hứng, sáng tạo với những rung động cảm xúc đặc biệt. “ Ý “ trong sáng tạo còn là khả năng gợi mở, tự vận động, làm phát triển các hoạt động sáng tạo ,” Ý “ đó chính là sản phẩm của tư duy, từ người sáng tác.
Trong thực tế, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều ” ý tưởng” trong cuộc sống hằng ngày, và trong quá trình sáng tạo nghệ thuật ngoài một “ ý tưởng ” đem đến cho người xem những sản phẩm, tác phẩm mang tính thẩm mỹ cao, đôi khi các bạn cần xây dựng, tìm kiếm một ý tưởng từ những điều khác thường trong điều bình thường. Chẳng hạn như đặt một vật thể ở vào một vị trí bất thường đặt chiếc ghế đẩu lật ngược lại - sẽ buộc bạn phải nhìn thật kỹ vào chiếc ghế đó. Do chiếc ghế không ở tư thế bình thường như hàng ngày, nên sự nhận thức của bạn về nó gia tăng, chẳng hạn như: thật sự đó là cái gì vậy và trông nó như thế nào? Và đó là cách để bạn có thể giúp bạn tăng thêm nhận thức trực quan của mình, qua đó khả năng sáng tạo của bạn cũng được phát triển theo.
Ví dụ: Những vật dụng đã cũ được làm tăng thêm giá trị cho ngôi nhà của bạn từ những ý tưởng.
Tấm thảm bằng ống nước cũ
Bàn hoa được làm từ chai lọ cũ
Đặc điểm
+ Nhiều triết gia xem xét ý tưởng là một phạm trù bản thể học. Khả năng tạo ra và hiểu được ý nghĩa của ý tưởng được coi là một tính năng cần thiết và xác định đặc tính của con người. Trong một ý nghĩa phổ biến, một ý tưởng phát sinh theo một phản xạ, một cách tự phát, thậm chí không suy nghĩ hoặc thể hiện một sự phản ánh nghiêm trọng.
+ Để gọi là một ý tưởng hoàn chỉnh thì còn phải suy xét theo nhiều góc độ.
1.8. Chế tác
(Ít dùng) Sử dụng nguyên vật liệu và sức sáng tạo để làm ra thường là sản phẩm tinh xảo, rất quý giá [6].
Ví dụ
Chế tác hoa hồng mạ vàng cho ngày 8/3
Chế tác đồ dùng gỗ tinh xảo
1.9. Phân biệt các khái niệm
Khái niệm
Phát hiện
Phát minh
Sáng chế
Bản chất
Nhận ra vật thể hoặc quy luật xã hội vốn tồn tại
Nhận ra quy luật tự nhiên vốn tồn tại
Tạo ra phương tiện mới về nguyên lý kỹ thuật, chưa từng tồn tại
Khả năng áp dụng để giải thích thế giới
Có
Có
Không
Khả năng áp dụng vào sản xuất/đời sống
Không trực tiếp mà phải qua các giải pháp vận dụng
Không trực tiếp, mà phải qua sang chế
Có thể trực tiếp hoặc phải qua thử nghiệm
Giá trị thương mại
Không
Không
Mua bán bản quyền và sản phẩm
Bảo hộ pháp lý
Bảo hộ tác phẩm dựa theo phát hiện chứ không bảo hộ bản thân các phát hiện
Bảo hộ tác phẩm dựa theo phát minh chứ không bảo hộ bản thân các phát minh
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Tồn tại cùng lịch sử
Tồn tại cùng lịch sử
Tồn tại cùng lịch sử
Tiêu vong theo sự tiến bộ công nghệ
CHƯƠNG 2
PHÂN BIỆT CÁC THUẬT NGỮ
Định luật, định lí, hệ quả, tiên đề, bổ đề, định đề, mệnh đề, nguyên lí
2.1. Định luật
Một định luật: Là một phát biểu có tính khái quát hóa, dựa trên nhiều quan sát thực nghiệm lâu dài, lặp đi lặp lại. Định luật thường nói về một quy luật của tự nhiên. Định luật không được suy ra một cách logic từ các hệ tiên đề như là "định lý". Do vậy định luật cần phải được kiểm chứng, và không nhất thiết luôn đúng [3].
Ví dụ
Nhà bác học người Anh Rô-bớt Húc (Robert Hooke, 1635 - 1703) là người đầu tiên nghiên cứu và giải quyết được mối liên quan giữa độ lớn của lực kéo và độ lớn của lực đàn hồi với độ dãn của lò xo.
Định luật Húc
a) Phát biểu
Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
b) Biểu thức
Trong đó:
k: độ cứng của lò xo
: độ biến dạng của lò xo
Hệ số tỉ lệ k gọi là độ cứng của lò xo. Hệ số k càng lớn thì lò xo càng ít bị biến dạng. Độ cứng của lò xo phụ thuộc vào chất thép dùng làm lò xo, đường kính của vòng xoắn và tiết diện dây.
Đơn vị đo độ cứng là N/m.
Đặc điểm của định luật:
+ Là một phát biểu có tính khái quát hóa, dựa trên nhiều quan sát thực nghiệm lâu dài, lặp đi lặp lại;
+ Định luật thường nói về một quy luật của tự nhiên;
+ Định luật không được suy ra một cách logic từ các hệ tiên đề như là "định lý". Do vậy định luật cần phải được kiểm chứng, và không nhất thiết luôn đúng.
2.2. Định lý
Định lý là một phát biểu có ý nghĩa, có thể chứng minh một cách logic chặt chẽ từ một hệ tiên đề cho trước [3].
Một định lý toán học là một mệnh đề toán học đã được, hoặc cần được chứng minh dựa trên một số hữu hạn các tiên đề và quá trình suy luận. Chứng minh các định lý là hoạt động chủ yếu trong ngành toán học.
Ví dụ
Định lý Vi-ét do nhà toán học Pháp François Viète tìm ra.
Định lý Vi-ét (Trong phương trình bậc 2)
Nếu x1 và x2 là hai nghiệm của phương trình
thì:
Đặc điểm
+ Một định lý thường bắt đầu bằng việc giới thiệu các điều kiện (nhiều khi các điều kiện được giới thiệu trước khi đi vào định lý); tiếp đến là một kết luận, đúng trong trường hợp của các điều kiện đã nêu.
+ Bắt buộc phải chứng minh để khẳng định đề xuất và thường không nằm trong phát biểu của định lý.
2.3. Hệ quả
Hệ quả (Corollary) là một kết luận được rút ra một các logic từ một kết luận trước đó [3].
Ví dụ
Định lí Talet đảo:
Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của tam giác và định ra trên hai cạnh đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ thì đường thẳng đó song song với cạnh còn lại của tam giác.
Hệ quả:
Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của tam giác và song song với cạnh còn lại của tam giác thì nó tạo ra tam giác mới có ba cạnh tương ứng tỉ lệ với ba cạnh tam giác đã cho.
Đặc điểm: Nếu độ quan trọng, hay độ tổng quát thấp, chúng có thể được gọi là hệ quả, tức là các kết luận dễ dàng suy ra từ định lý quan trọng hơn.
2.4. Tiên đề
Tiên đề của một lí thuyết khoa học biểu thị là cơ sở xuất phát để rút ra tất cả những luận điểm khác của lí thuyết nhờ suy diễn logic [4].
Cho đến giữa thế kỉ 19, tính chân lí của tiên đề được xem là hiển nhiên, còn theo quan niệm hiện nay thì tính chân lí của nó không được chứng minh; các luận đề chỉ được xem là các tiên đề của một lí thuyết khi từ các luận đề ấy ta rút ra được những luận điểm còn lại của lí thuyết ấy. Theo quan điểm của lôgic học và phương pháp luận khoa học hiện đại thì các tiên đề của một lí thuyết là các luận đề có sức khái quát cao nhất, có sức mạnh lôgic lớn nhất của lí thuyết ấy. Một tiên đề trong toán học là một đề xuất được coi như luôn đúng mà không thể và không cần chứng minh.
Ví dụ
Nhà bác học cổ Hi Lạp Acsimet (Archimède; khoảng 287 - 212 tcn)
Tiên đề ACSIMET
Với mọi cặp số thực dương a và b luôn luôn tìm được một số tự nhiên n sao cho an b.
Mệnh đề tương tự cũng sẽ đúng với mọi đại lượng đo được như độ dài, diện tích, thể tích, vv. Việc đo lường các đại lượng dựa trên tiên đề Acsimet. Người ta dùng tiên đề Acsimet để chứng minh sự tồn tại độ dài của một đoạn thẳng khi đã chọn đơn vị độ dài.
Đặc điểm
+ Tiên đề cũng được sử dụng trong các ngành khoa học khác như: vật lý, hoá học, ngôn ngữ học, v.v.
+ Tiên đề là điều kiện cần thiết để xây dựng bất cứ một lý thuyết nào. Bất cứ một khẳng định (hay đề xuất) nào đưa ra đều cần được giải thích hay xác minh bằng một khẳng định khác.
2.5. Bổ đề
Bổ đề là định lí phụ hỗ trợ cho việc chứng minh một định lí khác đang là trung tâm chú ý trong một vấn đề nào đó. Việc phân biệt bổ đề với định lí mang tính chất tương đối [4].
Ví dụ:
Bổ đề HAINƠ - BÔREN
Từ một họ bất kì các khoảng mở phủ đoạn [a, b] (nghĩa là mỗi điểm của đoạn [a, b] thuộc ít nhất một khoảng nào đó của họ đó) có thể trích ra một họ con hữu hạn cũng phủ đoạn [a, b]. Tính chất này được khái quát thành khái niệm compăc trong một không gian tôpô bất kì.
Bổ đề này được gọi theo tên của nhà toán học Đức Hainơ (H. E. Heine) và nhà toán học Pháp Bôren (E. Borel; 1871 - 1956).
Nhà toán học Đức Hainơ
(H. E. Heine; 1821 - 1881)
Nhà toán học Pháp Bôren
(E. Borel; 1871 - 1956).
Đặc điểm: Về bản chất, hầu như không có phân biệt chính thức giữa bổ đề và định lý ngoài mặt tác dụng và quy ước.
2.6. Định đề
Tiên đề cơ bản của một lí thuyết khoa học được coi là điểm xuất phát của chứng minh, còn bản thân định đề không được chứng minh trong khuôn khổ của lí thuyết ấy [4].
Trong khoa học cổ đại, người ta dùng khái niệm tiên đề cho những luận đề có quan hệ với mọi đại lượng, còn khái niệm định đề được dùng cho những luận đề có quan hệ với một đại lượng của một ngành cụ thể nào đó. Trong lôgic học và phương pháp luận khoa học hiện đại, chúng được sử dụng như những khái niệm đồng nghĩa, đồng thời khái niệm định đề ít được dùng hơn khái niệm tiên đề. Đôi khi người ta cũng phân biệt việc sử dụng các thuật ngữ này theo cách của thời cổ đại: tiên đề là nguyên lí lôgic xuất phát, định đề là nguyên lí xuất phát của một lí thuyết cụ thể.
Ví dụ
Nhà toán học Pháp Joseph Louis Bertrand
(1822 - 1900)
Định đề BECTƠRĂNG
Với n > 3, giữa các số tự nhiên n và 2n – 2 tồn tại một số nguyên tố.
Người ta thường phát biểu định đề Bectơrăng dưới dạng yếu hơn: giữa các số n và 2n bao giờ cũng tìm được một số nguyên tố.
Định đề BECTƠRĂNG nhà toán học Pháp Bectơrăng (J. Bertrand; 1822 - 1900) phát biểu (không chứng minh), liên quan đến một định lí của ông trong lí thuyết nhóm các phép thế.
Định đề Bectơrăng được nhà toán học Nga Chêbưsiôp (P. I. Chebyshëv) chứng minh năm 1852.
2.7. Mệnh đề
Trong lôgic học, Mệnh đề được dùng chỉ một phán đoán. Một mệnh đề lôgic ứng với một câu tường thuật (khẳng định hoặc phủ định) trong ngôn ngữ. Mỗi mệnh đề trong lôgic đều có hai phần: chủ từ và vị từ.
Trong ngữ pháp truyền thống, Mệnh đề là một tập hợp các từ đứng quanh một động từ [4].
Các mệnh đề được chia thành các kiểu lớn: mệnh đề độc lập, có thể đứng một mình, không phụ thuộc vào