Sinh học là khoa học về sự sống có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường, học sinh học không chỉ để biết mà còn để hành động, đặc biệt trong tình hình môi trường “đèn đỏ” như hiện nay, tính hiện thực càng rõ ràng hơn bao giờ hết. Học sinh phổ thông nói chung, học sinh cấp trung học phổ thông nói riêng, là lớp thế hệ ngay tiếp sau này, các em là người “thừa hưởng” chính yếu nhất những tác động của môi trường, vậy sự thật không thể chối cãi, trách nhiệm giữ gìn môi trường chính thuộc về các em. Chúng ta đã làm được gì cho các em ngoại trừ để một môi trường đầy bất ổn? Chúng ta đã dạy cho các em biết yêu quý thiên nhiên, các sinh vật khác, biết tôn trọng và bảo vệ chúng; như để chắc chắn phần bảy chương trình sinh học phổ thông, phần “Sinh thái học” được viết, như là kiến thức sinh học phổ thông cuối cùng trước lúc các em bước vào đời . Nhưng vấn đề lại được đặt ra, làm sao học sinh thái thật “dễ”, thật “sâu”, nhớ lâu, dễ áp dụng? Phương pháp sơ đồ hóa ra đời nhằm giải quyết tận gốc các vấn đề trên.
Bởi vì sơ đồ là một dạng kênh thông tin rất thú vị:
Ngôn ngữ sơ đồ vừa cụ thể, trực quan, chi tiết lại vừa có tính khái quát, trừu tượng và hệ thống cao. Nhìn vào sơ đồ, người xem sẽ thấy được từng chi tiết cụ thể trong hệ thống toàn diện, tránh cái nhìn phiện diện cục bộ hay quá “vĩ mô”.
Kênh thông tin chữ thường phản ánh sự vật trong tĩnh tại, nó có ưu thế trong việc mô tả liệt kê sự vật, hiện tượng, nó không có khả năng phản ánh trực quan sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng nhưng kênh hình đặc biệt là sơ đồ lại rất ưu thế về vấn đề này. Sơ đồ cho phép phản ánh một cách trực quan cùng một lúc mặt tĩnh và mặt động của các sự vật, hiện tượng theo không gian, thời gian.
Phương pháp dạy học bằng sơ đồ luôn bám sát quá trình học tập từ việc: hình thành kiến thức mới, củng cố hoàn thiện kiến thức, kiểm tra đánh giá thức sau mỗi bài, mỗi chương hay mỗi phần một cách sáng tạo, buộc học sinh luôn đặt tư duy trong hoạt động vì vậy dạy bằng sơ đồ cũng gián tiếp rèn luyện tư duy logic cho học sinh.
Phần sinh thái học cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức khoa học vững chắc về môi trường, các thành tố môi trường, sự tương tác, vận động phát triển và kết quả của chúng. Vì vậy các tri thức sinh thái rất thuận lợi được diễn đạt bằng sơ đồ, trong đó sơ đồ tĩnh giới thiệu các sự kiện, liệt kê các yếu tố, sơ đồ diễn đạt nội dung các kiến thức một cách ngắn gọn, có logic về mặt không gian, thể hiện mối quan hệ toàn thể bộ phận, giữa “ giống – loài”, giữa cái chung – cái riêng. Sơ đồ động mô tả diễn biến các cơ chế, các quá trình theo quy luật nhất định. Như vậy các ngôn ngữ nội dung trong sinh thái học đều diễn đạt bằng ngôn ngữ sơ đồ một cách ngắn gọn, logic và dễ hiểu. Vì vậy chúng ta cần tăng cường phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học sinh học nói chung và dạy phần sinh thái học nói riêng để nâng cao chất lượng dạy học phần sinh thái. Tiểu luận này nhằm đề cập đến phương pháp sơ đồ hóa, nhấn mạnh các ưu thế thế của nó và xây dựng một số sơ đồ phục vụ giảng dạy sinh học sinh thái học.
24 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3672 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phương pháp sơ đồ hóa Sinh thái học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN
“XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY HỌC
SINH THÁI HỌC Ở TRƯỜNG THPT”
I. LỜI MỞ ĐẦU:
Sinh học là khoa học về sự sống có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường, học sinh học không chỉ để biết mà còn để hành động, đặc biệt trong tình hình môi trường “đèn đỏ” như hiện nay, tính hiện thực càng rõ ràng hơn bao giờ hết. Học sinh phổ thông nói chung, học sinh cấp trung học phổ thông nói riêng, là lớp thế hệ ngay tiếp sau này, các em là người “thừa hưởng” chính yếu nhất những tác động của môi trường, vậy sự thật không thể chối cãi, trách nhiệm giữ gìn môi trường chính thuộc về các em. Chúng ta đã làm được gì cho các em ngoại trừ để một môi trường đầy bất ổn? Chúng ta đã dạy cho các em biết yêu quý thiên nhiên, các sinh vật khác, biết tôn trọng và bảo vệ chúng; như để chắc chắn phần bảy chương trình sinh học phổ thông, phần “Sinh thái học” được viết, như là kiến thức sinh học phổ thông cuối cùng trước lúc các em bước vào đời . Nhưng vấn đề lại được đặt ra, làm sao học sinh thái thật “dễ”, thật “sâu”, nhớ lâu, dễ áp dụng? Phương pháp sơ đồ hóa ra đời nhằm giải quyết tận gốc các vấn đề trên.
Bởi vì sơ đồ là một dạng kênh thông tin rất thú vị:
Ngôn ngữ sơ đồ vừa cụ thể, trực quan, chi tiết lại vừa có tính khái quát, trừu tượng và hệ thống cao. Nhìn vào sơ đồ, người xem sẽ thấy được từng chi tiết cụ thể trong hệ thống toàn diện, tránh cái nhìn phiện diện cục bộ hay quá “vĩ mô”.
Kênh thông tin chữ thường phản ánh sự vật trong tĩnh tại, nó có ưu thế trong việc mô tả liệt kê sự vật, hiện tượng, nó không có khả năng phản ánh trực quan sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng nhưng kênh hình đặc biệt là sơ đồ lại rất ưu thế về vấn đề này. Sơ đồ cho phép phản ánh một cách trực quan cùng một lúc mặt tĩnh và mặt động của các sự vật, hiện tượng theo không gian, thời gian.
Phương pháp dạy học bằng sơ đồ luôn bám sát quá trình học tập từ việc: hình thành kiến thức mới, củng cố hoàn thiện kiến thức, kiểm tra đánh giá thức sau mỗi bài, mỗi chương hay mỗi phần một cách sáng tạo, buộc học sinh luôn đặt tư duy trong hoạt động vì vậy dạy bằng sơ đồ cũng gián tiếp rèn luyện tư duy logic cho học sinh.
Phần sinh thái học cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức khoa học vững chắc về môi trường, các thành tố môi trường, sự tương tác, vận động phát triển và kết quả của chúng. Vì vậy các tri thức sinh thái rất thuận lợi được diễn đạt bằng sơ đồ, trong đó sơ đồ tĩnh giới thiệu các sự kiện, liệt kê các yếu tố, sơ đồ diễn đạt nội dung các kiến thức một cách ngắn gọn, có logic về mặt không gian, thể hiện mối quan hệ toàn thể bộ phận, giữa “ giống – loài”, giữa cái chung – cái riêng... Sơ đồ động mô tả diễn biến các cơ chế, các quá trình theo quy luật nhất định. Như vậy các ngôn ngữ nội dung trong sinh thái học đều diễn đạt bằng ngôn ngữ sơ đồ một cách ngắn gọn, logic và dễ hiểu. Vì vậy chúng ta cần tăng cường phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học sinh học nói chung và dạy phần sinh thái học nói riêng để nâng cao chất lượng dạy học phần sinh thái. Tiểu luận này nhằm đề cập đến phương pháp sơ đồ hóa, nhấn mạnh các ưu thế thế của nó và xây dựng một số sơ đồ phục vụ giảng dạy sinh học sinh thái học.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ HÓA TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT.
1. Bản chất và vai trò của sơ đồ hóa
1.1. Bản chất sơ đồ
- Sơ đồ hóa là phương pháp diễn đạt nội dung dạy học bằng ngôn ngữ sơ đồ, ngôn ngũ sơ đồ được thể hiện bằng các ký hiệu khác nhau như hình vẽ lược đồ, đồ thị, bảng biểu,..
- Sơ đồ (Graph) bao gồm một tập hợp không rỗng E những yếu tố gọi là đỉnh và một tập hợp yếu tố gọi là cạnh( cung).
Ký hiệu: G (E,A), trong đó:
E là tập hợp các đỉnh; A là tập hợp các cạnh (hay cung)
+ Nếu các đỉnh xếp không theo thứ tự gọi là sơ đồ (Graph) vô hướng.
+ Nếu các đỉnh xếp theo thứ tự gọi là sơ đồ (Graph) có hướng.
Trong sơ đồ sự sắp xếp trật tự trước sau của đỉnh và cạnh có ý nghĩa quyết định còn kích thước hình dạng không có ý nghĩa.
- Phương pháp sơ đồ (Graph): là phương pháp khoa học sử dụng sơ đồ để mô tả sự vật hoạt động cho phép hình dung một cách trực quan các mối liên hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc của sự vật, hoạt động, cấu trúc logic của quy trình triển khai hoạt động giúp con người quy hoạch tối ưu, điều khiển tối ưu các hoạt động.
1.2. Ý nghĩa sơ đồ trong dạy học
- Ngôn ngữ Graph vừa trừu tượng khái quát cao, lại vừa có thể diễn đạt bằng sơ đồ hình họa, trực quan. Chính vì thế sơ đồ có ưu thế tuyệt đối trong việc mô hình hóa cấu trúc cũng như mô hình hóa logic phát triển của các sự vật, hiện tượng từ vi mô đến vĩ mô.
- Bên cạnh ưu thế trên, Graph còn có ưu thế nổi bật là khả năng diễn đạt rất thành công mặt tỉnh và mặt động của sự vật hiện tượng. Chính những ưu điểm này sơ đồ đã được chuyển thành phương pháp dạy học của rất nhiều môn học trong đó có môn Sinh học.
Trong sơ đồ đặc điểm đặc trưng cho tất cả các nội dung dạy học được sơ đồ hóa khi xét các phần tử của một tập hợp và mối quan hệ của các phần tử trong một tập hợp nào đó được biểu thị bằng các đỉnh của sơ đồ. Còn các quan hệ của các phần tử biểu thị bằng các cạnh hay cung.
Ngoài cách diễn đạt quan hệ như trên, quan hệ trong tập hợp có thể biểu diễn bằng các bảng đặc biệt.
1.3. Vai trò của sơ đồ hóa trong dạy học Sinh học
1.3.1. Hiệu quả thông tin
- Sinh học là một môn học nghiên cứu các đối tượng sống (cấu tạo, quá trình sinh lý, sinh hóa, mối quan hệ giữa các tổ chức sống với nhau và với môi trường) thì sơ đồ là một kênh truyền tải thông tin có ưu thế tuyệt đối bởi những ưu điểm cơ bản sau:
+ Ngôn ngữ sơ đồ vừa cụ thể, trực quan, chi tiết vừa có tính khái quát, trừu tượng và hệ thống cao. Sơ đồ hóa cho phép tiếp cận với nội dung tri thức bằng con đường logic tổng hợp, phân tích, hệ thống tức là vừa cùng một lúc phân tích đối tượng thành các sự kiện, các yếu tố cấu thành, lại vừa tổng hợp, hệ thống hóa các sự kiện, các yếu tố đó thành một chỉnh thể thống nhất thuậ lợi cho việc khái quát hóa, hình thành khái niệm khoa học- sản phẩm của tư duy lý thuyết.
+ Sơ đồ hóa cho phép phản ánh một cách trực quan cùng một lúc mặt tĩnh và mặt động của sự vật hiện tượng theo không gian, thời gian. Trong dạy học Sinh học ưu việt này được khai thác một cách thuận lợi. Mặt tĩnh thường phản ánh yếu tố cấu trúc, mặt động phản ánh hoạt động - chức năng sinh học của các cấu trúc đó. Như vậy, sơ đồ hóa nội dung kiến thức sinh học là hình thức diễn đạt tối ưu mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc, giữa các chức năng sinh học, giữa cấu trúc với chức năng của đối tượng nghiên cứu.
1.3.2 Hiệu quả phát triển năng lực nhận thức
+ Hiệu quả này thể hiện rõ ở vai trò phát triển các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa...) và khả năng hình thành năng lực tự học cho học sinh. Hiệu quả này lớn nhất khi việc sơ đồ hóa nội dung tri thức do học sinh tiến hành. Học sinh sử dụng sơ đồ SGK và tài liệu đọc được. Đây là quá trình gia công chuyển hóa kiến thức, bằng phép gia công biến hóa này sẽ rèn luyện được năng lực tư duy logic.
+ Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu những mối quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật với sinh vật và giữa sinh với môi trường, nên việc sử dụng sơ đồ hóa có thể diễn đạt một cách chặt chẽ các mối quan hệ tương hỗ, cũng như hệ thống hóa các khái niệm, các quá trình, các quy luật trong sinh thái học, kích thích tư duy cũng như khả năng sáng tạo trong việc thiết lập các sơ đồ kiến thức sinh thái học của học sinh.
2. Sử dụng quan điểm hệ thống để xây dựng sơ đồ
“Hệ thống đó là các phần tử có quan hệ và tương tác với nhau” hay định nghĩa của Miler: “Hệ thống là tập hợp các yếu tố cùng với những mối quan hệ tương tác giữa chúng với nhau”
- Theo quan điểm triết học hệ thống được hiểu là một tổ hợp các yếu tố cấu trúc liên quan chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể trọn vẹn và đến lượt mình khi nằm trong mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc đó đã làm cho đối tượng trở nên một chỉnh thể trọn vẹn, và đến lượt mình khi nằm trong mối quan hệ qua lại đó chúng lại ra thuộc tính mới. Các thuộc tính này không có ở các yếu tố cấu trúc khi chúng đứng riêng lẻ. Mỗi tác động qua lại biện chứng giữa các yếu tố cấu trúc đã sản sinh ra động lực cho sự tự thân vận động và phát triển của hệ thống.
Như vậy, quan điểm hệ thống chính là phép suy rộng của quan điểm biện chứng giữa mối quan hệ giữa cái bộ phận và toàn thể. Từ đó ta biết rằng, khi nghiên cứu một đối tượng sống dù đơn giản hay phức tạp đều phải tuân thủ nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc tổ chức: Nguyên tắc này yêu cầu xem xét đối tượng thuộc cấp tổ chức sống nào: phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã. Mỗi cấp tổ chức đều đặc trưng bởi cấu trúc bên trong tương ứng với chức năng của chúng.
+ Nguyên tắc hệ thống: Cần phải xem xét đối tượng sống như một hệ mở trọn vẹn. Các yếu tố cấu thành đối tượng hay hệ thống đó tồn tại trong sự tác động qua lại biện chứng, tương hổ phụ thuộc lẫn nhau. Cùng với sự tác động của hệ thống sống đó với các hệ sống khác làm bộc lộ tât cả các tính chất của hệ.
+ Nguyên tắc hoạt động: Đối tượng sống luôn ở trong trạng thái thường xuyên vận động và biến đổi. Hệ thống không bền vững tuyệt đối mà luôn luôn đổi mới nhờ quá trình trao đổi vật chất và năng lượng.
3. Các nguyên tắc xây dựng sơ đồ
3.1.Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Quang
Sơ đồ nội dung dạy học là sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp những kiến thức then chốt (cơ bản, cần và đầy đủ) của một nội dung dạy học và logic phát triển bên trong của nó. Sơ đồ nội dung dạy học bao gồm sơ đồ cho một khái niệm, một bài học, một chương hay một phần.
Lập sơ đồ dạy học bao gồm các bước cụ thể sau:
- Bước 1: Tổ chức các đỉnh gồm các nội dung sau:
+ Chọn kiến thức cần và đủ.
+ Mã hóa chúng cho thật súc tích, có thể dùng ký hiệu quy ước.
+ Đặt chúng vào các đỉnh trên mặt phẳng (có thứ tự hoặc không).
- Bước 2: Thiết lập các cung thực chất là nối các đỉnh với nhau bằng các đoạn có hướng hặc không để diễn tả mối liên hệ phụ thuộc giữa nội dung các đỉnh với nhau làm sao phản ánh được logic phát triển nội dung đó
+ Bước 3: Hoàn thiện sơ đồ: khi hoàn thiện sơ đồ thì sơ đồ phải trung thành với nội dung được mô hình hóa, về cấu trúc logic giúp học sinh dễ dàng lỉnh hội nội dung đó và nó phải đảm bảo thẩm mỹ về mặt trình bày.
Tóm lại sơ đồ hóa nội dung cần tuân thủ cả về mặt khoa học, mặt sư phạm và hình thức trình bày bố cục.
3.2. Theo giáo sư Trần Bá Hoành
- Phân chia một khái niệm có nghĩa là chia đối tượng nằm trong một khái niệm lớn thành những nhỏ và xác định xem một khái niệm “giống” có bao nhiêu khái niệm loài.
- Mục đích phân chia: để củng cố và mở rộng sự hiểu biết đối với một số đối tượng nghiên cứu.
- Các quy tắc phân chia đối tượng:
+ Tổng ngoại diên của các khái niệm nhỏ được phân chia bằng ngoại diên của khái niệm lớn phân chia.
+ Bậc phân chia phải dựa vào cùng một thuộc tính hoặc cùng một tiêu chí. Tùy theo mục đích phân chia ở mỗi thứ bậc ta lấy một tiêu chí nào đó làm căn cứ, do vậy cùng một khái niệm lớn nhưng do mục đích khác nhau mà kết quả cuối cùng phân chia thành bảng hệ thống không giống nhau.
+ Các khái niệm được phân chia phải ngang hàng không chồng chéo.
+ Khi phân chia khái niệm không được vượt cấp nghĩa là khái niệm loài phân chia ra phải là khái niệm loài gần nhất.
- Các phương pháp phân chia khái niệm:
+ Phân đôi: chia khái niệm giống thành 2 khái niệm loài có quan hệ trái ngược nhau coi như khái niệm giống chỉ có 2 thuộc tính đối lập, mỗi khái niệm loài mang 1 trong 2 thuộc tính.
+ Chia đối tượng thành những bộ phận nhỏ: khái niệm bị chia và các khái niệm nhỏ không phải quan hệ giống loài mà quan hệ toàn thể - bộ phận.
+ Phân loại: phân một khái niệm giống thành những khái niệm loài, rồi đến lượt khái niệm loài lại tiếp tục phân chia cuối cùng được khái niệm nhỏ nhất. Cách phân chia này ở mỗi bậc của mỗi nhóm ta phải lấy một tiêu chí làm cơ sở.
4. Cơ sở lý luận của phương pháp và biện pháp sử dụng sơ đồ
Vai trò của sơ đồ hóa trong dạy học là rất lớn song hiệu quả đạt được lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào phương pháp và biện pháp sử dụng sơ đồ.
Khi dạy học bằng phương pháp sơ đồ hóa ta có thể sử dụng được ở tất cả các khâu: hình thành kiến thức mới, cũng cố và hoàn thiện kiến thức, kiểm tra đánh giá. Song nội dung, hình thức và phương pháp sử dụng sơ đồ ở các khâu là khác nhau.
Ở mức độ thấp nhất, sơ đồ hóa được sử dụng như là một phương tiện để giáo viên truyền đạt hay giải thích minh họa kiến thức.
Ở mức cao hơn sơ đồ do giáo viên sơ đồ giáo viên xây dựng được sử dụng như một phương tiện tổ chức hoạt động tự học cho học sinh. Giáo viên tổ chức cho học sinh tự lực nghiên cứu sách giáo khoa và yêu cầu học sinh sử dụng sơ đồ để diễn đạt nội dung đọc được.
- Mức cao nhất sơ đồ hóa là sản phẩm quá trình hoạt động tích cực sáng tạo của chính học sinh. Ở mức này hiệu quả phương pháp dạy học là lớn nhất vì:
+ Tiến hành sơ đồ hóa chính là tiến hành nhận thức sự vật hiện tượng theo phương pháp tổng – phân – hợp, vì vậy thông qua sơ đồ hóa nội dung tri thức học sinh sẽ tự hình thành cho mình phương pháp nhận thức sự vật, hiện tượng
+ Muốn xây dựng sơ đồ, ngoài việc có kỹ năng đọc sách giáo khoa học sinh phải sử dụng các thao tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa… để cùng một lúc vừa phân tích đối tượng nhận thức thành các sự kiện, các yếu tố cấu thành lại vừa tổng hợp chúng lại, thiết lập các mối quan hệ qua lại giữa chúng.
Khi sản phẩm hoạt động tư duy kết tinh lại thành ngôn ngữ sơ đồ cũng là lúc hoạt động bên trong và hoạt động bên ngoài của học sinh được bộc lộ trong mối tác động qua lại với nhau. Quá trình này không chỉ tạo ra nguồn thông tin ngược xuôi phong phú, giúp điều khiển quá trình dạy học một cách linh hoạt, hiệu quả mà còn phát triển được năng lực nhận thức của học sinh. Như vậy hiệu quả sơ đồ được khai thác một cách triệt để. Đặc biệt giá trị dạy học của sơ đồ có thể tăng lên rất nhiều khi sơ đồ tỉnh được chuyển thành sơ đồ động thông qua kĩ thuật vi tính.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG SƠ ĐỒ HÓA TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT.
1. Phân tích nội dung, cấu trúc chương trình sinh thái học
Chương trình sinh thái học lớp 12 THPT hiện hành bao gồm 3 chương, trình bày các cấp độ tổ chức sống từ cá thể lên quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường. Trong đó chú ý đến các mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống sống, các quy luật và các quá trình xảy ra trong các hệ thống sống đó.
Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật trình bày những vấn đề cơ bản của các mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường: khái niệm môi trường, các loại môi trường và các nhân tố sinh thái của môi trường, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật, quần thể các đặc trưng của quần thể.
Mỗi cá thể đều bị tác động của các nhân tố vô sinh và hữu sinh có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp và hình thành quy luật về giới hạn sinh thái. Trên cơ sở các yếu tố sinh thái cùng tác động lên sinh vật xem xét sự tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái và rút ra những quy luật sinh thái cơ bản đó là quy luật giới hạn sinh thái, quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái lên chức phận sống của cơ thể và quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường. Sự tác động qua lại của các nhân tố sinh thái và sinh vật dẫn đến sự biến động số lượng của quần thể.
Chương 2: Quần xã sinh vật trình bày các khái niệm quần xã, các đặc trưng cơ bản cảu quần xã sinh vật. Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã. Diễn thế sinh thái và các loại diễn thế sinh thái.
Ở mức quần xã sinh vật, các mối quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố sinh thái và các tập hợp sinh vật được nghiên cứu trên bình diện bao quát và tổng hợp tương ứng, những tính chất cơ bản của quần xã ( nghiên cứu tính chất về thành phần loài và sự phân bố các cá thể trong không gian) những mối quan hệ tác động cơ bản giữa ngoại cảnh và quần xã (chính là sự tổng hợp mối quan hệ giữa các cá thể và ngoại cảnh).
Kết quả tổng hợp sự tác động qua lại giữa ngoại cảnh và quần xã ở mức nào đó có thể dẫn tới diễn thể sinh thái – mức tổng hợp nhất và đầy đủ nhất của đối tượng sinh thái. Các kiểu hệ sinh thái được giới thiệu với các nội dung tập trung vào mối quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái: chuỗi và lưới thức ăn.
Chương 3: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường cung cấp những hiểu biết khái quát về hệ sinh thái, sinh quyển, các thành phần của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái trên trái đất. Trao đổi chất và năng lượng trong hệ sinh thái. Chu trình sinh địa hóa và vấn đề sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
2. Đối tượng xây dựng và tiếp thụ phương pháp sơ đồ hoá phần kiến thức sinh thái học
Theo quan niệm giáo dục hiện đại quá trình dạy học là quá trình tương tác giữa thầy và trò, trong đó người học vừa là chủ thể vừa là khách thể của quá trình dạy học, người thầy giữ vị trí tổ chức và trọng tài khoa học. Cần xác định và khẳng định vị trí chủ thể của học sinh lớp 12 trong quá trình dạy học vì mấy lý do sau đây:
- Học sinh lớp 11 thuộc lứa tuổi 17-18 đã ở giai đoạn trưởng thành về tâm lý và sinh lý, mong muốn tự khẳng định mình, ưa thích hoạt động chủ động tự quản, có năng lực tư duy, phân tích, tổng hợp khái quát cao, có tính năng động sáng tạo trong học tập cũng như trong các lĩnh vực khác nếu được hướng dẫn tốt.
Học sinh đã làm quen với những tri thức sinh thái học trong nhiều môn học đặc biệt là môn sinh học và địa lý. Ở cấp tiểu học, tri thức sinh thái học được cung cấp cho học sinh qua một số môn học “ tìm hiểu tự nhiên và xã hội”, “ tiếng việt”. Cấp THCS, các tri thức sinh thái học được cung cấp theo các phần: hình thái giải phẫu và sinh lý thực vật, động vật không xương sống, động vật có xương sống, sinh lý người. Trong tất cả các phần trên, các tri thức sinh thái về mối quan hệ tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường, vấn đề bảo vệ thiên nhiên và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên đều đã được tích luỹ một cách hợp lý và phần nào đã được hệ thống lại trong mấy bài cuối của chương trình động vật ở cuối lớp 8.
Sinh học lớp 9 giới thiệu giải phẫu và sinh lý người. Những vấn đề cơ bản về giáo dục giới tính và đời sống gia đình, giáo dục dân số đã được đề cập đến. Như vây học xong lớp 9, ở học sinh đã có những kiến thức và kỹ năng cơ bản để nhận biết về tác động của các nhóm sinh vật khác nhau trong thiên nhiên và bản thân con người.
Những tri thức này có thể bị rơi vãi nhưng nếu khai thác có định hướng học sinh dễ dàng nhớ lại.
Lên THPT, chương trình sinh thái học được trình bày ở dạng nâng cao với các kiến thức mang tính tổng hợp, trừu tượng và khái quát. Kiến thức được trình bày ở dạng khái niệm và quy luật.
Trong quá trình học tập ở trong và ngoài nhà trường cũng như quá trình lớn lên trong gia đình và xã hội, học sinh đã có vốn phong phú về thiên nhiên, về xã hội và các mối quan hệ tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường.
Trên cơ sở nội dung bài giảng được nghiên cứu một cách nhuần nhuyễn, giáo viên có thể mạnh dạng nâng cao vai trò của chủ thể của học sinh trong quá trình học tập môn sinh thái học với những dự kiến có định hướng, tạo điều kiện cho học sinh tham gia xây dựng bài.
Phần sinh thái học là một phần học mới ở phổ thông, do đó kết quả dạy học của nó càng phụ thuộc vào sự giảng dạy của giáo viên. Mặt khác những khái niệm sinh thái học được trình bày theo một hệ thống chặt chẽ, có tính kế thừa cao, học sinh không nắm vững khái ni