Tiểu luận Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ

Nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Điển hình, sau gần một thập niên duy trì nền kinh tế bao cấp, Việt Nam đang nỗ lực để bắt kịp trình độ phát triển chung của thế giới và đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ trong lĩnh vực kinh tế. Để bắt kịp với thế giới, Việt Nam luôn thể hiện sự chủ động, linh hoạt trong hoạt động giao lưu thương mại với nước ngoài. Điều đó thể hiện một định hướng được xem là kim chỉ nam là sự hội nhập quốc tế. Trải qua những sự kiện kinh tế lớn như gia nhập ASEAN vào năm 1995 và AFTA vào năm 1996, Việt Nam đã trở thành thành viên của APEC năm 1998. Ngày 7 tháng 11 năm 2006, sau quá trình đàm phán kéo dài và căng thẳng, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sau khi gia nhập vào các tổ chức kinh tế thế giới, Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội để khẳng định mình trên thương trường quốc tế và cũng gặp không ít thách thức do điều kiện kinh tế mới mẽ, quan hệ kinh tế, cũng như những quy ước, hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Một điều hiển nhiên, Việt Nam không chỉ giao thương với chính mình mà còn giao thương với các nước trên thế giới. Do đó, hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động không thể thiểu trong nền kinh tế mở này. Trong áp lực của nền kinh tế thị trường, các trung gian tài chính cũng phát triển nhanh chóng và gần như đáp ứng tất cả những yêu cầu mà thị trường đòi hỏi. Các trung gian tài chính này có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những dịch vụ thanh toán đa dạng, góp phần phát triển hoạt động giao dịch giữa các công ty Việt Nam và nước ngoài; nhận thức được tầm quan trọng của việc thanh toán trong hợp đồng ngoại thương, các bên ký kết hợp đồng luôn chọn lựa phương thức thanh toán thích hợp nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp phát sinh tranh chấp.

doc67 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5405 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 4 PHẦN I: L/C VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C 4 I. Hệ thống Swift: 4 1. Khái niệm: 4 2. Một số Ngân hàng là thành viên của Swift: 6 3. Cách phân chia mẫu điện SWIFT 6 II. Thư tín dụng ((Letter of Credit-L/C): 7 1. Khái niệm: 7 2. Phân loại các loại L/C: 7 2.1. Phân loại theo loại hình (Types): 7 2.2. Phân loại theo phương thức sử dụng (Uses): có các loại thư tín dụng sau: 8 2.3. Phân loại theo thời hạn thanh toán: 8 2.4. Một số loại thư tín dụng thường được sử dụng trong thực tế: 8 3. Giới thiệu đơn xin mở thư tín dụng: 9 4. Nội dung thư tín dụng: 14 III. Bộ chừng từ trong thanh toán quốc tế 19 IV. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: 20 1. Khái niệm: 20 2. Các bên tham gia trong thư tín dụng chứng từ: 21 V. Q.trình thanh toán tín dụng chứng từ - Giải thích từng bước trong quy trình: 22 1. Quy trình mở L/C 22 2. Quy trình thanh toán L/C 23 VI. Phân tích chi tiết quy trình thanh toán L/C 25 1. Nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu 25 1.1. Phát hành L/C: 26 1.2. Nghiệp vụ xử lý chứng từ và thanh toán L/C 30 1.3. Nghiệp vụ ký hậu vận đơn và bảo lãnh nhận hàng 32 2. Nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu 32 2.1. Nghiệp vụ thông báo L/C 33 2.2. Quy trình thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại: 36 Phần II: Các loại rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 41 1. Khái niệm 41 2. Phân loại và phân tích các loại rủi ro ở các bên tham gia vào quá trình thanh toán tín dụng chứng từ: 41 2.1. Rủi ro kỹ thuật 41 2.2. Rủi ro chính trị 47 2.3. Rủi ro ngoại hối 48 2.4. Rủi ro đạo đức 49 2.5. Rủi ro tín dụng 51 3. Nguyên nhân: 52 3.1. Đối với rủi ro kỹ thuật 52 3.2. Đối với rủi ro chính trị 53 3.3. Đối với rủi ro ngoại hối 53 3.4. Đối với rủi ro đạo đức 54 3.5. Đối với rủi ro tín dụng 54 Phần III: Một số giải pháp kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ 55 1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 55 2. Một số kiến nghị đối với các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu: 57 3. Một số kiến nghị đối với các ngân hàng TM: 58 3.1. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác thẩm định đánh giá khách hàng 59 3. 2. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp 59 3.3. Thành lập bộ phận quản lý và phòng ngừa rủi ro 60 3.4. Đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng 61 3.5. Tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng 63 4. Một số kiến nghị cụ thể về nghiệp vụ 63 KẾT LUẬN 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Điển hình, sau gần một thập niên duy trì nền kinh tế bao cấp, Việt Nam đang nỗ lực để bắt kịp trình độ phát triển chung của thế giới và đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ trong lĩnh vực kinh tế. Để bắt kịp với thế giới, Việt Nam luôn thể hiện sự chủ động, linh hoạt trong hoạt động giao lưu thương mại với nước ngoài. Điều đó thể hiện một định hướng được xem là kim chỉ nam là sự hội nhập quốc tế. Trải qua những sự kiện kinh tế lớn như gia nhập ASEAN vào năm 1995 và AFTA vào năm 1996, Việt Nam đã trở thành thành viên của APEC năm 1998. Ngày 7 tháng 11 năm 2006, sau quá trình đàm phán kéo dài và căng thẳng, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sau khi gia nhập vào các tổ chức kinh tế thế giới, Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội để khẳng định mình trên thương trường quốc tế và cũng gặp không ít thách thức do điều kiện kinh tế mới mẽ, quan hệ kinh tế, cũng như những quy ước, hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Một điều hiển nhiên, Việt Nam không chỉ giao thương với chính mình mà còn giao thương với các nước trên thế giới. Do đó, hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động không thể thiểu trong nền kinh tế mở này. Trong áp lực của nền kinh tế thị trường, các trung gian tài chính cũng phát triển nhanh chóng và gần như đáp ứng tất cả những yêu cầu mà thị trường đòi hỏi. Các trung gian tài chính này có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những dịch vụ thanh toán đa dạng, góp phần phát triển hoạt động giao dịch giữa các công ty Việt Nam và nước ngoài; nhận thức được tầm quan trọng của việc thanh toán trong hợp đồng ngoại thương, các bên ký kết hợp đồng luôn chọn lựa phương thức thanh toán thích hợp nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp phát sinh tranh chấp. Hiện nay, có nhiều phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế như nhờ thu, chuyển tiền, tín dụng chứng từ, v.v… Trong số đó, tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất. Điều đó cho thấy vai trò của phương thức thanh toán này rất quan trọng trong thanh toán quốc tế, nó góp phần đẩy mạnh phát triển của nước nhà. Nhưng đi song song với mặt mạnh của phương thức thanh toán này thì nó cũng chứa đựng đầy rủi ro mà chúng ta cần phải cẩn trọng và xem xét. Do đó, nắm bắt được tình hình đó chúng em sẽ đi sâu vào tìm hiểu đề tài :” Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ,và rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ” cho bài tiểu luận của chúng em. NỘI DUNG PHẦN I: L/C VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C I. Hệ thống Swift: 1. Khái niệm: Một số các phương tiện truyền tin sử dụng trong thanh toán quốc tế: - Truyền thông tin qua Thư tín: Đây là phương tiện truyền tin từ khi mới hình thành nghiệp vụ TTQT, đến nay phương tiện này vẫn còn đang được sử dụng. => Nhược điểm của phương tiền này là chậm vì phải mất một khoảng thời gian luân chuyển trên đường mặt khác chi phí cao, không an toàn. - Truyền thông tin qua Telex: Đặc điểm của phương tiện Telex là chậm (thời gian truyền một bức điện dài, nếu là L/C phải mất 20-30 phút), chi phí điện tín cho một giao dịch cao. Telex là phương tiện công cộng nên bản thân nó không an toàn, chưa có một chuẩn mực chung cho các giao dịch TTQT. - Truyền thông tin qua SWIFT - SWIFT là Hiệp hội viễn thông liên Ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế (Society for Worldwide Interbank and Finacial Telecommunication). Đây là một hiệp hội mà thành viên là các Ngân hàng và các tổ chức tài chính, mỗi Ngân hàng tham gia là một cổ đông của SWIFT. Phương châm hoạt động của hiệp hội là phục vụ các Ngân hàng chứ không phải lợi nhuận. Lý do sử dụng SWIFT của các Ngân hàng trên thế giới là dựa vào ưu điểm của nó như: - Nó là một mạng truyền thông chỉ sử dụng trong hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tài chính nên tính bảo mật cao và an toàn. - Tốc độ truyền thông tin nhanh cho phép có thể xử lý được số lượng lớn giao dịch. - Chi phí cho một điện giao dịch thấp. - Sử dụng SWIFT sẽ tuân theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới. Đây là điểm chung của bất cứ Ngân hàng nào tham gia SWIFT có thể hòa đồng với cộng đồng Ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên cần phải hiểu rằng SWIFT là một trong các phương tiện truyền tin TTQT chính, bên cạnh đó vẫn phải sử dụng các phương tiện truyền tin khác. Ví dụ:  Khi chuyển bộ chứng từ TTQT vẫn phải sử dụng thư tín mà không thể dùng SWIFT để chuyển được. Hoặc khi chuyển một bức điện tới Ngân hàng ở Myanma ta không thể dùng SWIFT mà phải sử dụng TELEX vì các Ngân hàng ở Myanma chưa tham gia SWIFT. Như vậy khi tham gia vào hệ thống SWIFT, mỗi Ngân hàng cần phải có một địa chỉ SWIFT cụ thể hay gọi là BIC (Bank identifier Code). Thông qua địa chỉ này mà các Ngân hàng có thể trao đổi nghiệp vụ TTQT và các dịch vụ khác do SWIFT cung cấp. Địa chỉ BIC có hai loại, loại 8 ký tự dùng cho các Ngân hàng độc lập và loại 11 ký tự dùng cho các chi nhánh. Ngoài ra không có loại nào khác. Kết cấu 2 loại như sau: Loại 8 ký tự: XXXX XX XX Bank Country Area Code Code Code Ví dụ: VBAA VN VX Code Code Code NH Nông nghiệp Việt Nam Hà Nội. Loại 11 ký tự:  Là địa chỉ SWIFT thường được dành cho các chi nhánh giống như loại 8 ký tự nhưng có thêm ba ký tự phía sau để phân biệt chi nhánh:  XXXX XX XX XXX Bank Country Area Branch Code Code Code Code * 4 ký tự đầu nhận diện ngân hàng * 2 ký tự kế nhận diện quốc gia * 2 ký tự nhận diện địa phương * 3 ký tự chót, nếu có, thì dùng để nhận diện chi nhánh. Nếu là chi nhánh chính thì 3 ký tự chót là “XXX 2. Một số Ngân hàng là thành viên của Swift: Asia Commercial Bank: ASCBVNVX  Bank for Foreign Trade of Vietnam (Vietcombank): BFTVVNVX  Bank for Investment & Development of Vietnam (BIDV): BIDVVNVX  Chinfon Commercial Bank: CFCBVNVXHN1  Chinfon Commercial Bank: CFCBVNVXHCM  ChoHung Vina Bank: FIRVVNVN  First Commercial Bank - HCMC: FCBKVNVX  Industrial & Commercial Bank of Vietnam (Incombank): ICBVVNVX  Indovina Bank: IABBVNVX  Saigon Thuong Tin CJS Bank (Sacombank): SGTTVNVX  Southern Commercial Joint Stock Bank (Phuong Nam Bank): PNBKVNVX  Vietnam Bank For Agriculture and Rural Development (Agribank): VBAAVNVX  Vietnam Export Import CJS Bank (Eximbank): EBVIVNVX  Vietnam Maritime CJS Bank (Maritime Bank): MCOBVNVX002 3. Cách phân chia mẫu điện SWIFT Tất cả các mẫu điện được phân chia thành 10 nhóm điện, mỗi nhóm điện được sử dụng cho một phương thức TTQT hoặc một loại giao dịch Ngân hàng quốc tế. Ví dụ: Nhóm 3: Sử dụng cho mua bán ngoại tệ Nhóm 7: Sử dụng cho thư tín dụng và bảo lãnh Nhóm 1: Sử dụng cho chuyển tiền phục vụ khách hàng Trong mỗi nhóm điện lại bao gồm nhiều mẫu điện sử dụng cho từng trường hợp khác nhau: Tiểu chuẩn điện SWIFT dùng trong phương thức L/C Mẫu điện 700,7: Phát hành thư tín dụng Mẫu điện 707: Sửa đổi một thư tín dụng Mẫu điện 742: Đòi hỏi trả theo thư tín dụng Tiểu chuẩn điện SWIFT dùng trong phương thức nhờ thu Mẫu điện 400: Thông báo thanh toán nhờ thu Ngoài ra còn một số mẫu điện khác II. Thư tín dụng ((Letter of Credit-L/C): 1. Khái niệm: Theo Điều 2, UCP 600, thư tín dụng là bất cứ thỏa thuận nào, dù được gọi hoặc mô tả như thế nào mà theo đó không thể hủy ngang và thành một cam kết của ngân hàng phát hành thư tín dụng về việc thanh toán khi chứng từ xuất trình hợp lệ. Thư tín dụng thương mại là một văn bản do Ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu (người xin mở thư tín dụng) cam kết trả tiền cho người xuất khẩu (ngưởi hưởng lợi) một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản trong lá thư đó – xuất trình đầy đủ các chứng từ hợp lệ. Thư tín dụng là một văn bản pháp lý quan trọng của phương pháp tín dụng chứng từ, nếu thanh toán bằng L/C mà không có L/C thì người xuất khẩu không giao hàng và như vậy, phương thức này củng không được hình thành. Tín dụng thư hoạt động theo 2 nguyên tắc: •Độc lập •Tuân thủ nghiêm ngặt. Nội dung L/C: •Số hiệu, địa chỉ, ngày mở L/C •Loại L/C •Số tiền của L/C •Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng •Những quy định về hàng hóa. •Những quy định về vận tải, giao nhận hàng. •Những chừng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình. •Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng mở L/C. •Những điều kiện đặc biệt khác. •Chữ kí của Ngân hàng mở L/C, nếu mở L/C bằng thư. 2. Phân loại các loại L/C: Trong thanh toán quốc tế, có nhiều loại L/C được sử dụng. Việc phân loại thư tín dụng dựa theo những tiêu chuẩn nhất định. Theo Ủy ban Kỹ thuật và nghiệp vụ ngân hàng thuộc ICC, ấn phẩm số 515, thư tín dụng được phân loại theo các tiêu chí sau: 2.1. Phân loại theo loại hình (Types): •Thư tín dụng có thể hủy ngang / có thể hủy bỏ (Revocable L/C) •Thư tín dụng không thể hủy ngang / không thể hủy bỏ (Irrevocable L/C). 2.2. Phân loại theo phương thức sử dụng (Uses): có các loại thư tín dụng sau: •Thư tín dụng không hủy ngang có giá trị trực tiếp (Straight L/C) •Thư tín dụng không hủy ngang có giá trị chiết khấu (Negotiation L/C) •Thư tín dụng không hủy ngang và không xác nhận (Uncofirmed L/C) •Thư tín dụng không hủy ngang, có xác nhận (Confirmed L/C) •Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) •Thư tín dụng có điều khoản đỏ ( Red clause L/c) •Thư tín dụng dự phòng ( standby L/C) •Thư tín dụng chuyển nhượng ( transferable L/C) •Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C) 2.3. Phân loại theo thời hạn thanh toán: •Thư tín dụng trả ngay ( L/C at sight) •Thu tín dụng trả chậm. 2.4. Một số loại thư tín dụng thường được sử dụng trong thực tế: Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable Letter of Credit): Là loại L/C mà ngân hàng mở L/C và người nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc có thề hủy bỏ L/C bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C; loại L/C có thể hủy bỏ này trong thanh toán quốc tế ít được sử dụng bởi vì L/C có thể hủy bỏ thực chất chỉ là lời hứa trả tiền chứ không phài sự cam kết trả tiền chắc chắn. Thư tín dụng không thể hủy bỏ / không thể hủy ngang (Irrevocable Letter of Credits) là loại L/C sau khi được mở ra thì ngân hàng mở L/C và người nhập khẩu không được sửa đổi, bổ sung hoặc có thể hủy bỏ trong thời gian hiệu lực của nó, trừ khi có thỏa thuận khác của nhà xuất khẩu và các bên tham gia L/C. Thư tín dụng có thể hủy bỏ có xác nhận (Confirmed Irrevocabel Letter of Credit ) là loại L/C có đảm bảo cho việc thanh toán từ một ngân hàng có uy tín nào đó (ngân hàng thứ ba, ngoái ngân hàng mở L/C) trong trường hợp việc thanh toán có thể có vấn đề từ phía người mua hoặc ngân hàng mở L/C (theo sự suy đoán chủ quan người bán hàng). Thư tín dụng có xác nhận được phát hành trong trường hợp người bán hoặc ngân hàng của người bán nghi ngờ, không tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng phục vụ người mua (ví dụ: có khả năng phá sản do khủng hoảng kinh tế…). Các ngân hàng xác nhận (ngân hàng bảo lãnh) sẽ chịu trách nhiệm thanh toán khi người bán có yêu cầu thanh toán. Thư tín dụng không thể hủy bỏ, miễn truy đòi (Irrevocable Without recourse Letter of Credit) là L/C mà sau khi người nhập khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không có quyền đòi lại tiền từ người xuất khẩu trong bất cứ trường hợp nào. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit) là loại L/C mà người hưởng lợi sau khi sử dụng xong hoặc hết thời hạn hiệu lực thì nó tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện hoàn tất. Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit) là một văn bản do ngân hàng phát hành theo chỉ thị của người yêu cầu mở tín dụng (Applicant hay Account party) cam kết thanh toán cho người thụ hưởng, trong thời hạn hiệu lực của tín dụng, khi người thụ hưởng xuất trình những chứng từ sau: •Chứng từ yêu cầu thanh toán •Chứng từ chứng minh việc không thực hiện hợp đồng/ nghĩa vụ của người yêu cầu mở tín dụng. Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferred payment Letter of Credit) là loại L/C không thể hủy ngang, trong đó ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán làm nhiều lần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời hạn hiệu lực qui định rõ trong L/C đó. Thư tín dụng ứng trước (Packing Letter of Credit), còn gọi là Anticipatory L/C, là loại L/C mà trong đó qui định một khoản tiền được ứng trước cho người nhập khẩu vào một thời điểm xác định trước khi bộ chứng từ hàng hóa được xuất trình. Đối với khoản tiền ứng trước này, người ta thường qui định trong một điều khoản đặc biệt (L/C có điều khoản đỏ/ Red clause Letter of Credit), nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan trong L/C. Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit) là loại L/C không thể hủy bỏ, trong đó qui định quyền của ngân hàng trả tiền được trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh củangười hưởng lợi đầu tiên. L/C chuyển nhượng chỉ được phép chuyển nhượng một lần. Chi phì chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên phải trả. L/C chuyển nhượng thường được sử dụng trong trường hợp mua bán tay ba, gồm : người mua, người bán, người mua bán trung gian. 3. Giới thiệu đơn xin mở thư tín dụng: Dựa vào đơn xin mở tín dụng được ngân hàng in sẵn theo mẫu,nhà nhập khẩu chỉ cần điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết. Khi soạn thảo đơn xin mở thư tín dụng, nhà nhập khẩu cần chú ý đến các yếu tố sau: - Bám sát các nội dung trong hợp đồng mua bán ngoại thương, các điều khoản trên L/C về cơ bản phải phù hợp với hợp đồng Ngoại thương. - Việc lựa chọn đưa những nội dung nào của hợp đồng vào trong đơn mở L/C thì do nhà nhập khẩu quyết định, nhưng người thực hiện L/C lại là nhà xuất khẩu. Vì vậy nhà nhập khẩu cần phải thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa vào các điều kiện ràng buộc vào L/C nhằm đảm bảo quyền lợi đôi bên có thể chấp nhận được. - Vì ngân hàng không thể nào kiểm tra được những đặc tính phức tạp mang tính chất kỹ thuật của hàng hóa khi đối chiếu với điều khoản này trên L/C vần phải quy định rõ ràng hoặc có quy định tham chiếu từ hợp đồng ngoại thương. - Bên cạnh đó, các điều kiện trong L/C không được trái ngược và mâu thuẫn nhau, không nên đưa quá nhiều chi tiết để tránh những tranh chấp giữa người mở thư tín dụng và ngân hàng mở thư tín dụng có thể xảy ra sau này. Khi thiết kế đơn xin mở L/C cần dựa trên UCP 600, ISBP 681… Đơn xin mở thư dín dụng bao gồ các nội dung chủ yếu sau: (1) Ngân hàng mở L/C (2) Ngân hàng thống bó L/C (ngân hàng xác nhận nếu có) (3) Loại L/C (4) Tên, địa chỉ người mở thư tín dụng (5) Tên, địa chỉ của người thự hưởng (6) Ngày và nơi hết hiệu lưc L/C (7) Ký hiệu tiền tệ, số tiền (giá trị tín dụng) (8) Dung sai biến động trị giá L/C (9) Cách trả tiền: thanh toán ngay, chấp nhận hối phiếu, hay chiết khấu… (10) Giao hàng từng phần: cho phép, hay không cho phép (11) Chuyển tải: cho phép, hay không cho phép (12) Giao hàng từ cảng (13) Đến cảng (14) Ngày giao hàng muộn nhất (15) Điều kiện giao hàng (16) Mô tả hàng hóa (17) Các chứng từ yêu cầu (18) Các điều kiện khác (19) Đòi tiền bằng điện (20) Phí (21) Thời gian xuất trình chứng từ (22) Cam kết của ngân hàng mở L/C (23) Tham chiếu UCP No 600 Bản chính giấy đề nghị mở L/C (theo mẫu Eximbank) GIAÁY ÑEÀ NGHÒ MÔÛ TÍN DUÏNG THÖ (L/C TRAÛ NGAY) ÑEÀ NGHÒ EXIMBANK MÔÛ CHO CHUÙNG TOÂI L/C COÙ NOÄI DUNG SAU: TO : FM : VN EXIMBANK HOCHIMINH CITY (ATTN : L/C ADVISING DEPT.) We open irrevocable /transferable / confirmed credit number : * In favour : * Applicant : * Amount : .................... CIF/ CFR / FOB Hochiminh City port/ Tan Son Nhat air port,Hochiminh City * Expiry date and place :..................................................... at negotiating bank. Available with any bank / Advising bank by negotiation of Beneficiary’s draft(s) at sight drawn on us for 100 percent of invoice value against presentation of the following documents in triplicate in English (Unless otherwise stated) : 1. Signed commercial invoice in quadruplicate 2. Full set (3/3) / 2/3 originals and 01 photocopy of signed clean shipped on board ocean bill of lading made out to order blank endorsed / to order of VN EXIMBANK marked freight prepaid / to collect and notify the applicant (Credit number must be indicated). - Airway bill in duplicate marked freight prepaid / to collect consigned to applicant / VN EXIMBANK and notify the same / applicant (Credit number must be indicated). 3. Quality /Quantity /Weight certificate issued by ........................... (Full name of goods stated) 4. Certificate of origin issued by chamber of commerce. 5. Detailed packing list. 6. Copy of fax advising applicant and Vietnam Eximbank (84.8.8296063) of particulars of shipment : B/L/AWB nbr , shipment date,ETA,vessel name/flight nbr , quantity of goods, name of commodities,invoice value and credit number within .............days/ after shipment. 7. Insurance covered by seller Full set of originals of insurance policy/ certificate covering ....................... for 110 percent of invoice value blank endorsed indicating claim payable by a settlement agent (with name and full address stated) in Hochiminh City,Viet Nam and number of original folds to be issued. 8. 1/3 original B/L and one set of non- negotiable above documents to be sent directly to applicant/............by DHL/...... within......
Luận văn liên quan