Tiểu luận Quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở nước ta trước và sau đổi mới

Công nghiệp hóa có thể được hiểu một cách ngắn gọn là quá trình chuyển đổi từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp, cải biến từ một xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp. Hay khái niệm này còn có thể được hiểu theo nghĩa: Công nghiệp hóa là hoạt động mở rộng tiến bộ của khoa học kĩ thuật với sự lùi dần của tính chất thủ công trong sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ, đem lại một tính cách công nghiệp cho một hoạt động nào đó. Trước kia (khi máy dệt chưa ra đời), người dân phải dùng khung cửi để dệt vải, chất lượng và số lượng hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan con người (sức khỏe, tâm lý, công cụ, ). Ngày nay, vải được dệt ra trên dây chuyền có sự phân công và chuyên môn hóa cho từng công đoạn sản xuất, với quy trình hiện đại và kỷ luật người lao động được nâng cao.

doc41 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 24115 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở nước ta trước và sau đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM Bài tiểu luận Đề tài: Quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta trước và sau đổi mới Quy Nhơn, ngày 29 tháng 11 năm 2010 MỤC LỤC Lời mở đầu Hiện nay, thế giới xung quanh ta luôn luôn biến chuyển trên tất cả mọi mặt của cuộc sống. Cho nên, để Phần một: Lý luận chung Các khái niệm cơ bản: 1.1.1. Công nghiệp hóa: Công nghiệp hóa có thể được hiểu một cách ngắn gọn là quá trình chuyển đổi từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp, cải biến từ một xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp. Hay khái niệm này còn có thể được hiểu theo nghĩa: Công nghiệp hóa là hoạt động mở rộng tiến bộ của khoa học kĩ thuật với sự lùi dần của tính chất thủ công trong sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ, đem lại một tính cách công nghiệp cho một hoạt động nào đó. Trước kia (khi máy dệt chưa ra đời), người dân phải dùng khung cửi để dệt vải, chất lượng và số lượng hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan con người (sức khỏe, tâm lý, công cụ,…). Ngày nay, vải được dệt ra trên dây chuyền có sự phân công và chuyên môn hóa cho từng công đoạn sản xuất, với quy trình hiện đại và kỷ luật người lao động được nâng cao. 1.1.2. Hiện đại hóa: Hiện đại hóa là quá trình cải biến một xã hội cổ truyền thành xã hội hiện đại diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của xã hội. Có trình độ văn minh cao hơn, thể hiện không chỉ ở nền kinh tế phát triển với nhịp độ tăng sản phẩm tính trên đầu người mà còn là ở đời sống chính trị tinh thần của xã hội tạo ra những điều kiện thực để đưa xã hội đến trình độ văn minh, hiện đại góp phần thực hiện triệt để những giá trị những giá trị chung của nhân loại vào cuộc sống. Ví dụ như việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc lưu trữ, quản lý và sử dụng dữ liệu của doanh nghiệp, trường học, bệnh viện,… Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa: CNH – HĐH là việc phát triển sản xuất và quản lý kinh tế xã hội dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ của khoa học công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Về bản chất CNH – HĐH có tính khách quan: Là quy luật phổ biến của sự phát triển; Tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật; Hiện đại hóa các ngành kinh tế khác; khi thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, tức là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm. Phát triển LLSX, nâng cao năng suất lao động; tức là, CNH – HĐH làm thay đổi công cụ lao động, tư liệu sản xuất theo hướng hiện đại hơn nhằm tăng năng suất lao động. Chuyển đổi văn minh xã hội; tức là, chuyển đổi nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp, nói cách khác CNH – HĐH làm cho văn minh xã hội phát triển với chiều hướng ngày càng tiến bộ. Gắn với tính tất yếu và khách quan của quá trình CNH – HĐH lần đầu tiên tại hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa VII (tháng 7-1994), Đảng ta đã có nhận thức mới vê khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa: “CNH – HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiên đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. Tính tất yếu phải thực hiện CNH – HĐH ở nước ta: CNH – HĐH là con đường phát triển tất yếu của tất cả các nước và các dân tộc trên thế giới để tiến lên sản xuất hiện đại. Đây là quá trình tạo nên phát triển nhảy vọt của LLSX cả về chất lượng và số lượng. Theo quan điểm CNML, cơ sở vật chất khoa học – kỹ thuật của CNXH phải là LLSX cao hơn CNTB, chỉ có dựa trên nền tảng của CNH thì mới tạo lập được thật sự đầy đủ những QHSX mới thì XHCN mới có điều kiện cơ bản để xấy dựng cơ sở cho xã hội mới. Do đó, C.Mác khẳng định: ” Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là chúng sản xuất bằng cách nào, với TLSX nào, các tư liệu lao động không những là cái thước đó mà còn là chỉ tiêu của mối quan hệ xã hội”. Để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, trong lao động thủ công, người lao động phải mất một khoảng thời gian dài, sử dụng công cụ sản xuất thô sơ hơn so với thời kỳ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. *Sau khi cách mạng tháng Tám(1945) thắng lợi chưa được bao lâu, thì đất nước lại phải trải qua cuộc kháng chiến 9 năm, nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề; chỉ có nông nghiệp tăng trưởng rất chậm (tổng giá trị sản lượng nông nghiệp năm 1955 so với năm 1939 tăng 23,9%, bình quân 1 năm tăng 1,3%, sản lựơng lúa chỉ tăng 318 nghìn tấn, đậu tương giảm 3,9 nghìn tấn, chè búp khô giảm 4,4 nghìn tấn, cao su tăng 4 nghìn tấn, lạc tăng 12,1 nghìn tấn, số lượng trâu tăng 210 nghìn con, bò tăng 114 nghìn con, lợn tăng 790 nghìn con...). Còn công nghiệp bị sút giảm mạnh (năm 1955 so với năm 1939, giá trị tổng sản lượng công nghiệp giảm 60,1%, sản lượng xi măng giảm 14,4%, than giảm 74,4%, muối giảm 33,5%, rượu giảm 65,3%...). Đứng trước tình hình nền kinh tế đất nước đang bị sa sút nghiêm trọng, yêu cầu bức thiết đặt ra cho Đảng và Nhà nước là cần phải tiến hành CNH – HĐH để đưa Việt Nam cơ bản trở thành một quốc gia công nghiệp. Theo quan điểm của ĐCS Việt Nam, nước ta là một nước nông nghiệp vốn lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu nên dứt khoát phải tiến hành CNH, HĐH để tạo ra một trình độ phát triển mới về kinh tế - xã hội, tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước có điều kiện củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ độc lập chủ quyền của Tổ quốc. Tức là Đảng ta đã khẳng định tính tất yếu của CNH đối với công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Phần nội dung: Việt Nam với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước 2.1. Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới: Trong bối cảnh đất nước bị chia cắt làm hai miền, với hai chế độ chính trị, xã hội, cũng như đường lối phát triển kinh tế khác nhau; Đồng thời, tình hình thế giới diễn biến phức tạp. Do đó, nền kinh tế nước ta giai đoạn sau chiến tranh được nhận định là một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, bị tàn phá nặng nề. Vì thế, từ năm 1960, Đảng ta đã đưa ra đường lối phát triển kinh tế đất nước theo đường lối CNH. Căn cứ vào tình hình thực tế của đất nước mà quá trình công nghiệp hóa của nước ta thời kỳ này được chia ra làm hai giai đoạn: 2.1.1. Giai đoạn 1960 – 1975: Đặc điểm nước ta trong giai đoạn này là: 1_từ một nền công nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH mà không trải qua giai đoạn phát triển TBCN; 2_trong điều kiện đất nước bị chia cắt, mỗi miền thực hiện một nhiệm vụ khác nhau, miền Bắc với vai trò của hậu phương lớn và sẵn sàng ứng phó với tình huống chiến tranh lan rộng ra miền Bắc, do đó, yêu cầu miền Bắc phải tiến hành phát triển công nghiệp nặng để đảm bảo cho mục tiêu hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn; 3_đồng thời, trong điều kiện các nước CNXH thực hiện CNH theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng nên đã viện trợ cho nước ta trong lĩnh vực này. Năm 1960, công nghiệp chiếm tỉ trọng 18,2% và 7% lao động xã hội, tương ứng nông nghiệp chiếm tỉ trọng 42,3% và 83%; Sản lượng lương/người dưới 300kg; GDP/người dưới 100USD. Trong khi phân công lao động chưa phát triển và lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp, quan hệ xã hội đã được đẩy lên trình độ tập thể hóa và quốc doanh hóa là chủ yếu (đến năm 1960: 85,8% nông dân vào hợp tác xã; 100% hộ tư sản được cải tạo , gần 80% thợ thủ công cá thể vào hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp). Mặc dù, với các nước phát triển thì CNH bình thường được tiến hành CNH từ nông nghiệp đến công nghiệp nhẹ và kết thúc quá trình CNH là công nghiệp nặng; tuy nhiên, Việt Nam bắt đầu quá trình CNH với việc phát triển công nghiệp nặng là hoàn toàn hợp lý trong thời kỳ này. Do đó, để trang bị kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm mục đích cơ giới hóa sản xuất để nâng cao năng suất lao động mà mục đích cuối cùng là đánh Mỹ cứu nước. Ngay từ đầu quá trình CNH, Đảng ta đã xác định CNH XHCN là nhiệm vụ hàng đầu trong suốt thời kỳ quá độ lên XHCN ở nước ta. Đại hội Đảng khóa III (9/1960) đã xác định mục tiêu căn bản của CNH XHCN là xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại; bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của CNXH. Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài và phải thực hiện qua nhiều giai đoạn. Công cuộc cải tạo XHCN đối với thủ công nghiệp và công thuơng nghiệp TBCN đã căn bản hoàn thành, công nghiệp quốc doanh ngày càng phát triển, vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ngày càng được phát huy. Tuy nhiên, nền kinh tế về cơ bản vẫn còn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất và kỹ thuật trong nông nghiệp còn quá nhỏ yếu, công nghiệp nặng còn rất nhỏ bé, đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật và công nhân lành nghề còn quá ít ỏi… Với nhận định tình hình CNH thời kỳ đầu như trên, tại Hội nghị trung ương 7 khóa III (4/1962) đã đề ra phương hướng chung về xây dựng và phát triển công nghiệp nước ta là: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp và phát triển nông nghiệp, Trong nền kinh tế, công nghiệp và nông nghiệp là hai bộ phận chủ yếu quan hệ mật thiết với nhau: công nghiệp mà trước hết là công nghiệp nặng giữ vai trò chủ đạo và nông nghiệp là cơ sở để phát triển công nghiệp. Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, song song với việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương; kết hợp xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ; kết hợp kỹ thuật hiện đại với kỹ thuật thô sơ. Với những tiền đề vật chất cần thiết cho CNH còn hết sức hạn chế, cùng với cơ chế kế hoạch hóa tập trung và trong điều kiện có chiến tranh phá hoại. Mặc dù vậy, quá trình CNH vẫn đạt được những kết quả quan trọng: Ở miền Bắc, cho đến năm 1975, số xí nghiệp đã tăng lên 16,5 lần so với năm 1955. Với nhiều khu công nghiệp lớn đã được hình thành, đã có nhiều cơ sở đầu tiên của các ngành công nghiệp nặng quan trọng như: điện, than, cơ khí, luyện kim, hóa chất được xây dựng. Cơ khí Nhà máy thuỷ điện Thác Bà Năm 1975, sản xuất công nghiệp đã tăng 77% và lao động tăng 40% so với năm 1965. Và cũng trong năm 1975, toàn ngành công nghiệp đã làm ra 55% tổng sản lượng công – nông nghiệp, 41,5% tổng sản phẩm xã hội, 28% thu nhập quốc dân và 91,5% giá trị hàng xuất khẩu. Theo biểu đồ trên, ta thấy thu nhập của người nông dân cũng có sự thay đổi, thu nhập bình quân người/tháng từ ruộng đã dần được tăng lên, cụ thể giai đoạn 1961-1965 chiếm 51,3% đã tăng lên 52,4% ở giai đoạn 1971-1975. Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong nông nghiệp được tăng cường. So với năm 1969, đến năm 1975, có 96% các hợp tác xã vùng đồng bằng đã được trang bị cơ khí, máy động lực tăng 7,3 lần, máy công tác tăng 16,6 lần; hệ thống thủy lợi được quan tâm đầu tư, giống mới được phổ biến rộng rãi. Đã có hàng chục trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề hình thành và phát triển, đào tạo lực lượng cán bộ khoa học - kỹ thuật và lao động có trình độ tay nghề cao. 2.1.2. Giai đoạn 1976 – 1986: Sau ngày thống nhất đất nước, Việt Nam đứng trước một cơ hội mới để xây dựng và phát triển kinh tế vì tiềm năng kinh tế của hai miền bổ sung cho nhau và có thuận lợi cơ bản là có hoà bình. Song do xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp hậu quả chiến tranh nặng nề, cùng với những hạn chế trong việc tận dụng thời cơ, hạn chế của cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp và những vấp ngã, sai lầm trong chính sách kinh tế, đặc biệt “ giá – tiền – lương” (bao cấp về giá – bao cấp theo chế độ cấp phát vốn – tiền lương tượng trưng), nên cuộc khủng hoảng tiềm ẩn những năm 80 và bùng phát từ những năm 1985. Trên cơ sở phân tích một cách toàn diện đặc điểm, tình hình trong nước và quốc tế, Đại hội IV của Đảng (12/1976) đề ra đường lối công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa và Đại hội V (3/1982) đã có sự sửa đổi để xác định đúng bước đi của công nghiệp hoá cho phù hợp với mục tiêu và khả năng của mỗi chặng đường. Đại hội IV của Đảng (12/1976) chủ trương lần thứ 1 (1976 – 1980) “ Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất”. Đường lối này nhất trí với những nhận thức cơ bản về công nghiệp hoá ở miền Bắc trước đây đồng thời có sự phát triển thêm. Tuy nhiên kết quả sản xuất trong 5 năm 1976 – 1980 chưa tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra; sự mất cân đối của nền kinh tế quốc dân còn trầm trọng, thu nhập quốc dân chưa đảm bảo được tiêu dùng của xã hội; thị trường vật giá tài chính chưa ổn định; đời sống của nhân dân lao động còn khó khăn; lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của nhà nước giảm sút. Bởi thế ngay từ những năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1981 -1985) nhiều nghị quyết và quyết định quan trọng của Đảng và Chính phủ được ban hành. Trong đó có: Chỉ thị 100 – CT/TW (13/1/1981) của ban bí thư Trung ương về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động – đánh dấu sự đổi mới một bước cơ chế quản lí kinh tế nhà nước. Nghị định 25/CP (21/1/1981) về một số chủ trương và biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất – kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh. Nghị định 26/CP (21/1/1981) về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh của nhà nước. Nhằm từng bước sửa đổi cơ chế quản lý đối với kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế tư nhân và xoá bỏ quan liêu bao cấp. Trước đó, từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982) bước đầu có cách nhìn mới về nền kinh tế nhiều thành phần, thừa nhận miền Bắc tồn tại 3 thành phần kinh tế là quốc doanh, tập thể và cá thể; miền Nam tồn tại 5 thành phần kinh tế là quốc doanh , tập thể, công tư hợp doanh, tư bản tư nhân và cá thể. Đó là bước đầu thay đổi cơ cấu các chủ thể sản xuất kinh doanh tạo tiền đề cơ bản cho sự phát triển kinh tế thị trường. Từ thực tiễn Đảng ta rút ra kết luận: đi lên từ một nền sản xuất nhỏ, nhưng điều quan trọng là phải xác định đúng bước đi của công nghiệp hoá cho phù hợp với mục tiêu và khả năng của mọi chặng đường. Với cách đặt vấn đề như trên, Đại hội lần thứ V của Đảng (3/1982) đã xác định trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ ở nước ta phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; việc xây dựng và phát triển công nghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ, vừa sức nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đại hội V coi đó là nội dung chính của công nghiệp hoá trong chặng đường trước mắt. Từ đó, Hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ 10 khoá V (6/1986) đã đánh giá tình hình “giá – tiền – lương” (9/1985) và khẳng định chính thức đổi mới cơ chế quản lý, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Trong 5 năm 1976 – 1980 trên mặt trận kinh tế nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng: Khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh xâm lược do đế quốc Mĩ gây ra và cuộc chiến tranh biên giới; Khôi phục phần lớn những cơ sở sản xuất công ngiệp, nông nghiệp, giao thông ở miền Bắc và xây dựng lại các vùng nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tàn phá, củng cố kinh tế quốc dân và kinh tế tập thể ở miền bắc; Bước đầu cải tạo và sắp xếp công thương nghiệp tư doanh ở miền nam, đưa một bộ phận nông thôn nam bộ, nông dân nam trung bộ vào con đường làm ăn tập thể; Bước đầu phân bố lại lực lượng lao động xã hội; Tăng cường một bước cơ sở vật chất và kĩ thuật của nền kinh tế quốc dân. Kết quả cho thấy: giai đoạn 1976 – 1978, sản xuất công nghiệp phát triển đều đặn; năm 1978, phát triển cao nhất, tăng 18,2% so với năm 1976 sau đó tụt xuống, năm 1980 so với năm 1976 giảm còn 2,5%. Bình quân hàng năm thời kỳ 1976 – 1980 chỉ tăng 0,6%. So với chỉ tiêu Đại hội IV đề ra, cơ khí chỉ đạt 80%, điện 72%, than 52%, gỗ tròn 45%, cá biển 40%, vải lụa 39%, giấy 37%, xi măng 32%, phân hoá học 28%. Như vậy, kết thúc kế hoạch 5 năm 1976 – 1980 ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung không những không tiến thêm được bao nhiêu, mà trái lại còn bộc lộ nhiều yếu kém, nhất là mất cân đối nghiêm trọng trong quan hệ cung cầu về một số mặt hàng quan trọng như năng lượng, nhiên liệu, hàng tiêu dùng thiết yếu. Từ năm 1981 – 1985, nhờ những điều chỉnh quan trọng về nội dung, bước đi của CNH và bước đầu tháo gỡ những rào cản của cơ chế quản lý kinh tế, cho nên nền kinh tế nước ta trong những năm 1981 – 1985 đã có bước chuyển biến mới cả trong nông nghiệp và công nghiệp( GDP bình quân trong những năm này tăng 5,5%). Cơ chế kinh tế bắt đầu có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp hơn với tình hình kinh tế đất nước trong chặn đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH. Biểu đồ biểu diễn thu nhập các ngành và sự tăng trưởng thu nhập quốc dân giai đoạn 1977 – 1986. 2.1.3. Những đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới: Nhìn chung trong thời kỳ này, chúng ta đã nhận thức và tiến hành công nghiệp hoá theo kiểu cũ với các đặc trưng chủ yếu: Công nghiệp hoá theo mô hình nên kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng. Công nghiệp hoá chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động tài nguyên, đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa; chủ lực thực hiện công nghiệp hoá là nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước; việc phân bổ nguồn lực để công nghiệp hoá được thực hiện thông qua cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp không tôn trọng các quy luật của thị trường. Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội 2.1.4. Ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân: 2.1.4.1. Ý nghĩa: Trong điều kiện đi lên từ điểm xuất phát rất thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thì những kết quả trên có ý nghĩa quan trọng bởi vì nó đã tạo ra cơ sở ban đầu để Việt Nam phát triển nhanh hơn trong giai đoạn sau. 2.1.4.2. Hạn chế và nguyên nhân: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công nghiệp hóa thời kì trước đổi mới còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất-kĩ thuật còn hết sức lạc hậu. những ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân. Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉ bước đầu phát triển, nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội. đất nước vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Những hạn chế trên xuất phát từ nguyên nhân: Về khách quan, chúng ta tiến hành công nghiệp hóa từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề vừa không thể tập trung sức người, sức của cho công nghiệp hóa. Về chủ quan, chúng ta đã mắc những sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mục tiêu, bước đi về cơ sở vật chất, kĩ thuật, bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, vv…Đó là những sai lầm xuất phát từ chủ quan duy ý chí trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa. 2.2. Quá trình đổi mới tư duy của Đảng ta về sự nghiệp công nghiệp hóa: 2.2.1. Những sai lầm được rút ra từ Đại hội VI thời kỳ trước đổi mới: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kì 1960-1985 mà trực tiếp là 10 năm từ 1975-1985. Đó là: Chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế, vv… Do tư tưởng chỉ đạo chủ quan nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa đủ các điều kiện cần