Tiểu luận Quá trình xảy ra tranh chấp hợp đồng kinh tế và giải quyết tranh chấp của công ty cổ phần gỗ và thép và công ty cầu 12

Năm 2006 là một năm có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội của thành phố. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân thủ đô và nhân dân cả nước vững vàng vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tiếp tục dành được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Tuy vậy, các tranh chấp dân sự hôn nhân và gia đình, các vụ án kinh tế, các vụ án lao động, các vụ khiếu kiện hành chính có xu hướng gia tăng, đa dạng và gay gắt. Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế trở nên đa dạng và phức tạp. Mục đích của các bên tham gia quan hệ kinh tế là nhằm đạt được lợi nhuận cho mình, mục tiêu lợi nhuận đã trở thành động lực của các bên. Trong điều kiện như vậy, tranh chấp kinh tế là không thể tránh khỏi.

doc13 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quá trình xảy ra tranh chấp hợp đồng kinh tế và giải quyết tranh chấp của công ty cổ phần gỗ và thép và công ty cầu 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Năm 2006 là một năm có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội của thành phố. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân thủ đô và nhân dân cả nước vững vàng vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tiếp tục dành được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Tuy vậy, các tranh chấp dân sự hôn nhân và gia đình, các vụ án kinh tế, các vụ án lao động, các vụ khiếu kiện hành chính có xu hướng gia tăng, đa dạng và gay gắt. Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế trở nên đa dạng và phức tạp. Mục đích của các bên tham gia quan hệ kinh tế là nhằm đạt được lợi nhuận cho mình, mục tiêu lợi nhuận đã trở thành động lực của các bên. Trong điều kiện như vậy, tranh chấp kinh tế là không thể tránh khỏi. Chính vì để hiểu thêm về vấn đề này, em đã lựa chọn đề tài:"Quá trình xẩy ra tranh chấp hợp đồng kinh tế và giải quyết tranh chấp của Công ty cổ phần Gỗ và Thép và Công ty Cầu 12."cho bài tiểu luận của mình. Tuy nhiên với kiến thức có hạn, chắc chắn bài làm của em còn nhiều hạn chế. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG Tranh chấp hợp đồng. 1. Khái niệm tranh chấp hợp đồng. Khi thực hiện các hoạt động thương mại được luật pháp thừa nhận, các bất đồng về quyền và nghĩa vụ tất yếu nảy sinh giữa các thương nhân. Quan hệ mua bán hàng hóa, đại lý mua bán hàng hóa, môi giới, đại diện cho thương nhân và nhiều hành vi thương mại khác... là những quan hệ rất phức tạp và rất dễ nảy sinh tranh chấp. Xuất phát từ mục tiêu lợi ích, các thương nhân cùng tiến hành hoạt động thương mại, do đó, khi không tìm thấy tiếng nói chung về lợi ích, tranh chấp tất yếu sẽ phát sinh trong thương mại. Điều 238 Luật thương mại quy định: "tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại" 2. Khái niệm về tranh chấp hợp đồng kinh tế. Tranh chấp kinh tế xảy ra trong lĩnh vực hoạt động thương mại. Chính vì thế, chủ thể của tranh chấp kinh tế là chủ thể thực hiện hoạt động thương mại và trực tiếp tiến hành các hành vi thương mại. Nói cách khác, chủ thể của các tranh chấp kinh tế là các thương nhân. Luật thương mại quy định 14 loại hình thương mại, bao gồm : mua bán hàng hóa, đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý mua bán hàng hóa, gia công trong thương mại, đấu giá, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ giao nhận giám định hàng hóa, khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa, hội chợ triển lãm. Hầu hết các chủ thể được thực hiện các hành vi thương mại đó đều phải là thương nhân và khi có những mẫu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng thì những thương nhân này trở thành chủ thể của tranh chấp thương mại. Cá biệt trong một số trường hợp, chủ thể của tranh chấp kinh tế có thể không phải là thương nhân. Ví dụ: chủ thể của tranh chấp phát sinh từ quan hệ mua bán hàng hóa. Điều 47 quy định: Chủ thể của quan hệ mua bán hàng hóa là thương nhân hoặc một bên là thương nhân. ở những quan hệ này, khi nảy sinh tranh chấp thì chỉ có một ben là thương nhân mà thôi. - Lĩnh vực phát sinh trong tranh chấp kinh tế: Tranh chấp kinh tế phát sinh trong quá trình thương nhân thực hiện các hành vi thương mại mà cụ thể là thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận với khách hàng theo hợp đồng. Các quan hệ hợp đồng có thể làm phát sinh các tranh chấp thương mại, bao gồm: hợp đồng mau bán hàng hóa, hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa, hợp đồng đại diện cho thương nhân .v.v. Như vậy, có thể nói, tranh chấp kinh tế là những tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng được thiết lập để thực hiện các hành vi thương mại. b. Tính chất của tranh chấp: Các tranh chấp kinh tế là các tranh chấp hợp đồng, nảy sinh do việc không thực hiện không đúng hợp đồng trong thương mại. Việc hợp đồng hoàn toàn không được thực hiện, chỉ được thực hiện một phần hay thực hiện sai cam kết ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của bên vi phạm. Điều này tất yếu dẫn đến khả năng tự vệ để bảo vệ lợi ích của bên vi phạm. Điều này tất yếu dẫn đến khả năng tự vệ để bảo vệ lợi ích của bên vi phạm bằng cách yêu cầu bên vi phạm buộc phải thực hiện đúng hợp đồng, nộp phạt hoặc nộp tiền bồi thường thiêt hại...Như vậy, vi phạm hợp đồng là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong thương mại. Nếu hợp đồng được thực hiện nghiêm chỉnh thì khó có thể làm phát sinh tranh chấp, ngay cả khi có một lý do nào đó, nó không thỏa mãn được lợi ích kinh tế của một bên trong quan hệ hợp đồng. Như vậy, có thể hiểu, tranh chấp kinh tế là những mâu thuẫn, bất đồng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa ít nhất một bên là thương nhân. Tranh chấp kinh tế nảy sinh trong quan hệ hợp đồng và nếu không có quan hệ hợp đồng thì không nảy sinh các tranh chấp trong thương mại. Hiểu theo nghĩa này( quy định tại điều 238 - Luật thương mại), tranh chấp kinh tế không bao gồm mọi tranh chấp nảy sinh trong lĩnh vực thương mại, khi thương nhân thực hiện các hành vi thương mại. II. Nội dung vụ tranh chấp, cách thức giải quyết giữa Công ty cổ phần Gỗ và Thép và Công ty Cầu 12. Căn cứ vào hồ sơ thụ lý số 83/KDTM-ST ngày 20.10.2005 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội về việc "Tranh chấp hợp đồng mua bán " giữa: Nguyên đơn: Công ty cổ phần Gỗ và Thép Trụ sở: Km số 18 Quốc lộ 6, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây Đại diện: Ông Đào Quang Uý – phó giám đốc đại diện theo uỷ quyền số 59/UQ ngày 09.8.2005 của giám đốc Công ty. Bị đơn: Công ty Cầu 12 Trụ sở: phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội Đại diện: Ông Nguyễn Văn Vinh – phó giám đốc đại dọên theo uỷ quyền số 749 ngày 05.11.2005 của giám đốc Công ty. 1. Quá trình xảy ra tranh chấp giữa Công ty cổ phần Gỗ và Thép và Công ty Cầu 12. Công ty cổ phần Gỗ và Thép đại diện là ông Đào Quang Hà - giám đốc và Công ty Cầu 12 đại diện là ông Cấn Hồng Lai – giám đốc có ký kết các hợp đồng nguyên tắc số 03/WSC-C12 ngày 02.01.2003, hợp đồng số 04/WSC-C12 ngày 01.01.2004 về việc cung cấp hàng hoá, hợp đồng số 01-06/2003/HĐNT-KTKH ngày 01.6.2003, hợp đồng số 2-01/2004/HĐNT-KTKH ngày 02.01.2004 về việc vận chuyển vật tư thiết bị. Nội dung của các hợp đồng : Công ty cổ phần Gỗ và Thép bán thép và các vật tư khác và vận chuyển vật tư thiết bị cho Công ty Cầu 12. Quá trình thực hiện các hợp đồng: Công ty cổ phẩn Gỗ và Thép đã tiến hành cấp hàng và vận chuyển hàng cho Công ty Cầu 12 theo đúng các quy định trong hợp đồng. Công ty Cầu 12 không có thắc mắc, khiếu nại gì. Do Công ty Cầu 12 không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán như trong hợp đồng đã quyết định, ngày 09.8.2005 Công ty cổ phần Gỗ và Thép khởi kiện Công ty Cầu 12 ra Toà án Kinh tế – Toà án nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu Công ty Cầu 12 thanh toán nợ gốc và lãi của các hợp đồng nêu trên là 2.135.741.922 đồng. Quá trình Toà án giải quyết vụ kiện, đại diện nguyên đơn yêu cầu Toà án buộc bị đơn thanh toán các khoản tiền sau: - Nợ gốc : 866.106.470 đồng - Nợ lãi : 308.324.190 đồng (tính từ ngày 01.01.2004 đến ngày 15.11.2005, mức lãi suất 0,85%/tháng) Tổng cộng : 1.174.430.660 đồng Đại diện bị đơn trình bày: Công ty Cầu 12 xác nhận việc ký kết hợp đồng, nội dung các hợp đồng, quá trình thực hiện các hợp đồng như phần trình bày của nguyên đơn. Đồng thời, Công ty xác nhận còn nợ nguyên đơn số tiền nợ gốc 866.106.470 đồng. Công ty đề nghị được thanh toán nợ gốc cho nguyên đơn trong vòng 03 tháng: tháng 12.2005 trả 200.000.000 đồng, tháng 01.2006 trả 400.000.000 đồng, tháng 02.2006 trả 266.106.470 đồng. Về sỗ tiền lãi suất: Công ty không nhất trí cách tính lãi của nguyên đơn, chỉ đồng ý trả lãi tính từ tháng 10.2004 đến ngày 15.11.2005, mức lãi suất 0.85%/tháng, tạm tính là 149.094.268 đồng. Số tiền này chúng tôi sẽ thanh toán trong tháng 03.2006. Ngày 25.11.2005, tại Toà đại diện các bên đã tự nguyện thoả thuận thống nhất như sau: Công ty Cầu 12 xác nhận còn nợ Công ty cổ phần Gỗ và Thép số tiền: - Nợ gốc : 866.106.470 đồng - Nợ lãi : 300.000.000 đồng (tính từ ngày 01.01.2004 đến ngày 15.11.2005) Tổng cộng : 1.116.106.470 đồng Công ty Cầu 12 cam kết thanh toán theo lịch sau: - Trước ngày 30.12.2005 trả 866.106.470 đồng - Trước ngày 30.01.2006 trả 300.000.000 đồng Án phí: Công ty Cầu 12 chịu hoàn toàn bộ tiền án phí kinh tế sơ thẩm theo quy định của pháp luật. 2. Quyết định của toà án: Căn cứ biên bản hoà giải thành được lập ngày 25.11.2005 tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Hà Nội. Căn cứ điều 131, 187, 188 Bộ luật tố tụng dân sự. Căn cứ Nghị định 70/CP ngày 12.6.1997 của Chính phủ quyđịnh về án phí. Căn cứ Thông tư liên tịch số 01 ngày 19.6.1997 hướng dẫn việc thi hành án về tài sản. a. Công nhận sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự như sau: - Công ty Cầu 12 xác nhận còn nợ Công ty cổ phần Gỗ và Thép các khoản tiền còn thiếu của các hợp đồng số 03/WSC-C12 ngày 02.01.2003, hợp đồng số 04/WSC-C12 ngày 01.01.2004, hợp đồng số 01-06/2003/HĐNT-KTKH ngày 01.6.2003, hợp đồng 2-01/2004/HĐNT-KTKH ngày 02.01.2004 gồm: - Nợ gốc : 866.106.470 đồng - Nợ lãi : 300.000.000 đồng (tính từ ngày 01.01.2004 đến ngày 15.11.2005) Tổng cộng : 1.116.106.470 đồng Công ty Cầu 12 cam kết thanh toán số tiền trên theo lịch trình sau: - Trước 30.12.2005 trả 866.106.470 đồng - Trước ngày 30.01.2006 trả 300.000.000 đồng. b. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay. Kể từ ngày bên được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án mà bên phải thi hành án không thực hiện thì hàng tháng còn phải chịu lãi suất của số tiền phải thi hành theo mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt nam quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án. III. Ý kiến sinh viên. 1. Những khuyết điểm, thiếu sót. - Số lượng các vụ án mà ngành Toà án nhân dân phải thụ lý, giải quyết ngày càng tăng, nhiệm vụ của ngành Toà án ngày càng nặng nề. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, trụ sở làm việc mặc dù đã được Nhà nước quan tâm, nhưng nhìn chung còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp. Chế độ kinh phí tài chính đối với hoạt động xét xử còn nhiều bất hợplý và chưa tương xứng với tính chất đặc thù công tác và đòi hỏi, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Toà án. - Các văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động của ngành Toà án nhân dân thời gian qua có nhiều thay đổi, bổ sung, nhưng việc phối hợp của các ngành có liên quan để ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật chưa kịp thời, làm ảnh hưởng nhất định tới chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngành Toà án nhân dân. - Một số cơ quan, chính quyền địa phương chưa phối hợp chặt chẽ, chưa quan tâm đúng mức đến công tác Toà án, đặc biệt là trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ, công chứng, giám định, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Sở dĩ hoạt động của ngành Toà án nhân dân trong thời gian qua vẫn còn một số khuyết điểm, thiếu sót là do các nguyên nhân nêu trên. 2. Một số giải pháp khắc phục khuyết điểm, thiếu sót. Để khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót nêu trên, toàn ngành Toà án nhân dân cần quán triệt và thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau đây: - Tiếp tục đổi mới phương thức tổ chức chỉ đạo điều hành, lề lối làm việc; phân công, phân nhiệm, phân cấp quản lý cho cán bộ quản lý Toà án các cấp một cách hợp lý, nhằm nâng cao chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của đơn vị mình. Đơn vị Toà án nào có việc xử oan người vô tội hoặc có nhiều bản án, quyết định bị huỷ, sửa hoặc có nhiều vụ án quá hạn luật định, thì lãnh đạo đơn vị Toà án đó phải chịu trách nhiệm về mặt quản lý. - Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, công chức ngành Toà án nhân dân. Các đơn vị cần nêu cao công tác tự kiểm tra; tăng cường việc kiểm tra của Toà án cấp trên với Toà án cấp dưới, xử lý nghiêm minh đối với tập thể cá nhân cán bộ, công chức toà án có vi phạm. Đối với các trường hợp vi phạm pháp luật, phẩm chất đạo đức hoặc có hành vi tham nhũng thi kiên quyết loại ra khỏi ngành; những trường hợp Thẩm phán xét xử oan người vô tội thì phải kiểm điểm nghiêm khắc, làm rõ trách nhiệm của Thẩm phán, trường hợp do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc do năng lực yếu kém thì phải miễn nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại khi kết thúc nhiệm kỳ. Những thẩm phán có bản án, quyết định bị huỷ hoặc sửa do sai lầm nghiêm trọng thì phải bị kiểm điểm, đánh giá về năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm để có biện pháp xử lý phù hợp. Đồng thời cũng khuyễn khích cán bộ, Thẩm phán khi phát hiện thấy việc huỷ, sửa bản án, quyết định rõ ràng là không có căn cứ , thì có trách nhiệm đề nghị Toà án nhân dân tối cao xem xét lại bản án, quyết định có sai lầm theo đúng quy định của pháp luật. - Gắn việc xây dựng, hướng dẫn áp dụng pháp luật với công tác tổng kết thực tiễn xét xử để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án. - Tiếp tục xây dựng các đề án về đầu tư xây dựng cơ bản, về kinh phí hoạt động của ngành Toà án nhân dân nhằm thực hiện tốt yêu cầu của cải cách tư pháp. Tập trung kinh phí cho các Toà án mới được thành lập và các Toà án nhân dân cấp huyện; thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với cán bộ; tăng cường công tác quản lý tài chính, đảm bảo chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm. - Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cấp uỷ Đảng, cơ quan và chính quyền ở các địa phương để thực hiện tốt các mặt công tác của ngành Toà án nhân dân. - Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực hoạt động của ngành Toà án nhân dân; tiếp tục duy trì,đẩy mạnh các phong trào thi đua trong ngành Toà án nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ công tác, lập thành tích chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2006. 3. Nhận xét về vụ án tranh chấp hợp đồng của Công ty cổ phần Gỗ và Thép và Công ty Cầu 12. Qua vụ án trình bầy nêu trên ta đã nhận thấy Toà án nghiêm túc xét xử, có thể khẳng định rằng ngành Toà án nhân dân đã hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phần giữ vững ổn định chính trị trong cả nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm làm ra là để trao đổi, mua bán, do đó hợp đồng là công cụ, là cơ sở để xây dựng và thực hiện kế hoạch của các chủ thể kinh doanh làm cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thông qua việc ký kết các hợp đồng kinh tế các chủ thể kinh doanh có căn cứ vững chắc để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho mình. Nói tóm lại hợp đồng là sự thoả thuận giữa các cá nhân, tổ chức để xác lập thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của hai bên tham gia một quan hệ nhất định và để thực hiện kế hoạch của mình. Hợp đồng là sự thống nhất ý chí giữa các bên ký kết trên cơ sở tự nguyện bình đẳng tuy nhiên sự thoả thuận , thống nhất ý chí đó phải phù hợp , tôn trọng ý chí lợi ích chung của cả xã hội, của Nhà nước Giải quyết tranh chấp thông qua thoả thuận giữa các bên và hoà giải đòi hỏi phải có sự tự nguyện và thiện chí của tất cả các bên và không mang tính cưỡng chế. Các hình thức trên không mang lại kết quả gì khi đó buộc các bên phải đưa sự việc ra giải quyết tại toà án hoặc tổ chức trọng tài. Nói tóm lại hợp đồng là sự thoả thuận giữa các cá nhân , tổ chức để xác lập thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của hai bên tham gia một quan hệ nhất định và để thực hiện kế hoạch của mình. Hợp đồng là sự thống nhất ý chí giữa các bên ký kết trên cơ sở tự nguyện bình đẳng tuy nhiên sự thoả thuận , thống nhất ý chí đó phải phù hợp , tôn trọng ý chí lợi ích chung của cả xã hội, của Nhà nước Giải quyết tranh chấp thông qua thoả thuận giữa các bên và hoà giải đòi hỏi phải có sự tự nguyện và thiện chí của tất cả các bên và không mang tính cưỡng chế. Các hình thức trên không mang lại kết quả gì khi đó buộc các bên phải đưa sự việc ra giải quyết tại toà án hoặc tổ chức trọng tài. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Doanh nghiệp- Luật Hợp đồng- Luật Lao động. 2. Giáo trình Luật Kinh tế- Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh HN. 3. Hồ sơ tranh chấp của Tòa án Hà Nội. 4. Giáo trình Luật Kinh tế – Trường Đại học Luật Hà Nội MỤC LỤC Lời mở đầu...................................................................................................trang 1 Nội dung.......................................................................................................trang 2 I. Tranh chấp hợp đồng. ............................................................................trang 2 1. Khái niệm tranh chấp hợp đồng. .............................................................trang 2 2. Khái niệm về tranh chấp hợp đồng kinh tế...............................................trang 2 II. Nội dung vụ tranh chấp, cách thức giải quyết giữa Công ty cổ phần Gỗ và Thép và Công ty Cầu 12. .............................................................................trang 4 1. Quá trình xảy ra tranh chấp giữa Công ty cổ phần Gỗ và Thép và Công ty Cầu 12. ................................................................................................................trang 4 2. Quyết định của toà án: ............................................................................trang 6 III. Ý kiến sinh viên. ..................................................................................trang 7 1. Những khuyết điểm, thiếu sót. .................................................................trang 7 2. Một số giải pháp khắc phục khuyết điểm, thiếu sót. ...............................trang 7 3. Nhận xét về vụ án tranh chấp hợp đồng của Công ty cổ phần Gỗ và Thép và Công ty Cầu 12. ...........................................................................................trang 9 Kết luận......................................................................................................trang 10 Tài liệu tham khảo .....................................................................................trang 11
Luận văn liên quan