Tiểu luận Quan điểm toàn diện trong vấn đề phát triển nền nông nghiệp Việt Nam

Như chúng ta đã biết nước ta là một nước có xuất phát điểm là nông nghiệp có tới 70% dân cư sống bằng sản xuất nông nghiệp, chính vì vậy vấn đề phát triển nông nghiệp và đằng sau nó là vấn đề nông thôn là niềm trăn trở thường xuyên của Đảng, Nhà nước và các cấp lãnh đạo của ta. Tư tưởng của Đảng về nông nghiệp thể hiện rất rõ trong việc xác định vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam và những giải pháp để phát triển nông nghiệp. Trong tư tưởng của Đảng nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế cũng như trong việc nâng cao đời sống người dân Việt Nam. Theo như chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “ Việt Nam là một nước sống bằng nông nghiệp. Nền kinh tế nước ta lấy công nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng Nhà nước, Chính phủ trông mong vào nhân dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông dân ta thịnh thì nước ta thịnh”. Và “ nước ta muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính”.

doc14 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3645 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan điểm toàn diện trong vấn đề phát triển nền nông nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết nước ta là một nước có xuất phát điểm là nông nghiệp có tới 70% dân cư sống bằng sản xuất nông nghiệp, chính vì vậy vấn đề phát triển nông nghiệp và đằng sau nó là vấn đề nông thôn là niềm trăn trở thường xuyên của Đảng, Nhà nước và các cấp lãnh đạo của ta. Tư tưởng của Đảng về nông nghiệp thể hiện rất rõ trong việc xác định vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam và những giải pháp để phát triển nông nghiệp. Trong tư tưởng của Đảng nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế cũng như trong việc nâng cao đời sống người dân Việt Nam. Theo như chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “ Việt Nam là một nước sống bằng nông nghiệp. Nền kinh tế nước ta lấy công nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng Nhà nước, Chính phủ trông mong vào nhân dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nông dân ta thịnh thì nước ta thịnh”. Và “… nước ta muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính”. Khi xác định được tầm quan trọng này của nông nghiệp, em quyết định chọn đề tài “Quan điểm toàn diện trong vấn đề phát triển nền nông nghiệp Việt Nam”. Để mong có thể tìm hiểu thêm về việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp nước nhà. Do những hạn chế về thời gian và tài liệu thu thập nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài. Nhưng được sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Ngọc Anh, em xin cố gắng hết sức để hoàn thành bài tiểu luận này. Em xin chân thành cảm ơn! B. NỘI DUNG Chương I QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN LÀ MỘT TRONG NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT, NÓ ĐÒI HỎI CHÚNG TA PHẢI NHẬN THỨC VỀ SỰ VẬT TRONG MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN Phép biện chứng duy vật được xác định trên cơ sở một hệ thống những nguyên lí, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó nguyên lí về mối quan hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển là hai nguyên lí khái quát nhất. Vì thế Pb.Anghen đã định nghĩa: “Phép biện chứng chẳng qua là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”. 1.1. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và các tính chất của mối liên hệ 1.1.1. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến Các sự vật các hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ tác động lẫn nhau chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó. Trong lịch sử triết học để trả lời những câu hỏi đó ta thấy rất nhiều những quan điểm khác nhau. Nhưng suy cho cùng thì như chúng ta thấy quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng vẫn là đúng đắn hơn cả. Trả lời cho câu hỏi thứ nhất những người theo quan điểm biện chứng cho rằng các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau, vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Chẳng hạn trong những tác động đến sự sinh trưởng phát triển của cây lúa không chỉ là yếu tố đất đai nguồn nước, thời tiết mà còn cả yếu tố quan trọng khác như phân gio, giống lúa và đặc biệt là công chăm sóc của người nông dân… Trả lời câu hỏi thứ hai thì những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sỏ của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, các sự vật hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều là các dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất - thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó chúng không thể tồn tại biệt lập tách rời, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng mối liên hệ là phạm trừ triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, một hiện tượng trong thế giới. Các sự vật hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, các tác động qua lại lẫn nhau. Bản chất, tính quy luật của sự vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động qua lại giữa các mặt của bản thân chúng hay sự tác động của chúng với sự vật hiện tượng khác. Chúng ta chỉ có thể đánh giá sự tồn tại cũng như bản chất của con người cụ thể thông qua mối liên hệ, thông qua sự tác động của con người đó với người khác, đối với xã hội, tự nhiên, thông qua hoạt động của chính người ấy. Ngay tri thức của con người cũng chỉ là giá trị khi chúng được con người vận dụng vào hoạt động cải biến trong tự nhiên, cải biến xã hội và cải biến chính con người. 1.1.2. Các tính chất của mối liên hệ Mọi mối liên hệ của sự vật hiện tượng là khách quan, là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng. Nhưng mối liên hệ không chỉ mang tính khách quan mà còn mang tính phổ biến. Tính phổ biến của mối liên hệ thể hiện: Thứ nhất, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật, hiện tượng khác. Không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. Thứ hai, mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụ thể tùy theo điều kiện nhất định. Song dù dưới hình thức nào chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến, chung nhất. Những hình thức liên hệ riêng rẽ, cụ thể được các nhà khoa học cụ thể nghiên cứu. Phép biện chứng duy vật chỉ nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất, bao quát nhất của thế giới. Bởi thế, Pb.Anghen viết: “Biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”. Cũng với những lí do đó triết học gọi mối liên hệ đó là mối liên hệ phổ biến. 1.2. Nguyên lí về sự phát triển và các tính chất của nó 1.2.1. Nguyên lí về sự phát triển Sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong một sự vật hay giữa các sự vật làm cho sự vận động và phát triển. Sự tác động đó diễn ra trong hiện thực quyết định mối liên hệ hữu cơ giữa nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển. Trên cơ sở khái quát về sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định sự phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến kém hoàn thiện hơn của sự vật. 1.2.2. Tính chất của sự phát triển Sự phát triển bao giờ cũng mang tính khách quan bởi vì theo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật. Nhờ đó sự vật luôn luôn phát triển. Vì thế sự phát triển là tiến trình khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn, nguyện vọng, ý chí, ý thức của con người. Dù con người có muốn hay không muốn, sự vật vẫn luôn phát triển theo khuynh hướng chung của thế giới vật chất. Sự phát triển mang tính phổ biến. Tính phổ biến của sự phát triển được hiểu là nó diễn ra ở mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy; ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào của thế giới khách quan. Ngay cả các khái niệm, các phạm trù phản ánh hiện thực cũng nằm trong sự vận động và phát triển, hoặc đúng hơn mọi hình thức của tư duy cũng luôn phát triển. Chỉ trên cơ sở của sự phát triển mọi hình thức tư duy, nhất là các khái niệm và các phạm trù, mới có thể phản ánh đúng đắn hiện thực luôn vận động và phát triển. Ngoài tính khách quan và tính phổ biến, sự phát triển còn có tính đa dạng, phong phú. Khuynh hướng phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, mọi hiện tượng. Song mỗi sự vật, hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau. Tồn tại ở không gian khác nhau, sự phát triển sẽ khác nhau. Đồng thời trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác của rất nhiều yếu tố, điều kiện. Sự tác động đó có thể thúc đẩy, kìm hãm sự phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi. Những điều kiện nêu ra ở trên cho thấy dù sự vật, hiện tượng có thể có những giai đoạn vận động đi lên như thế này hoặc như thế khác, nhưng xem xét toàn bộ quá trình thì chúng vẫn tuân theo khuynh hướng chung. 1.3. Phương pháp luận rút ra từ mối liên hệ phổ biến và phát triển Vì bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới đểu tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật hiện tượng ỏ một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay tính quy luật của chúng. 1.3.1. Quan điểm toàn diện Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật. Đồng thời quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên,… Để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân. Chương II THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2.1. Cơ sỏ khách quan của quan điểm toàn diện đối với vấn đề phát triển nông nghiệp Việt Nam Như ở phần mở đầu đã nêu ta thấy nền nông nghiệp có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của ngành kinh tế nước ta nói chung, chính vì tầm quan trọng của nó như vậy nên chúng ta cần tìm ra những biện pháp tốt nhất để phát triển nền nông nghiệp, để đem lại hiệu quả sản xuất nông nghiệp cao nhất. Nhưng như chúng ta thấy trong hoạt động thực tế quan điểm toàn diện, để vạch ra đường lối cho sự phát triển thì chúng ta cần phải xem xét một cách toàn diện và xem xét nó với sự tác động qua lại của các nhân tố liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với nó. 2.2. Thực trạng phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam Theo quan điểm toàn diện thì để đưa ra một cách nhìn đúng đắn về nền nông nghiệp Việt Nam và vạch ra các định hướng phát triển có tính chiến lược thì chúng ta cần phải điểm lại những thành tựu, hạn chế của nền nông nghiệp Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua. - Những thành tựu đáng kể đến sau 20 năm đổi mới của nền nông nghiệp Việt Nam Cho đến nay đã có rất nhiều những tài liệu nghiên cứu đã đưa ra những thông tin xác đáng chứng minh những thành tựu to lớn của nông nghiệp và nông thôn nước ta trong những năm đổi mới. Nhiều tổ chức quốc tế, nhiều quốc gia và nhà kinh tế nước ngoài có uy tín khẳng định và ca ngợi thành tựu giải quyết vấn đề lương thực, xóa đói giảm nghèo… của Việt Nam. Có thể khái quát những thành tựu cơ bản của nông nghiệp, nông thôn trong những năm đổi mới như sau: -Tốc độ tăng trưởng nhanh giải quyết tương đối vấn đề lương thực Lượng gạo xuất khẩu lớn và ổn định hơn một thập kỉ nay. Năm 1999 giá trị xuất khẩu gạo đạt trên 1 tỉ USD, giá trị xuất khẩu nông sản đạt 3,25 tỉ USD. Năm 2000 xuất khẩu gạo đạt 4,5 triệu tấn, sản lượng lương thực đạt 35,7 triệu tấn. Đến nay sau hơn 16 năm xuất khẩu gạo, nông nghiệp nước ta đã cung cấp cho thị trường thế giới hàng chục triệu tấn gạo thu về cho đất nước khoảng 10 tỉ USD. Trong quá trình đổi mới, nông nghiệp nước ta đã có mức tăng trưởng khá, tương đối liên tục. Với tốc độ gia tăng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của nông nghiệp bao gồm nông lâm nghiệp và thủy sản được thể hiện ở bảng. Trong nông nghiệp trên cơ sở tăng trưởng sản lượng lương thực và tự do hóa lưu thông lương thực nhiều sản phẩm nông nghiệp - nhất là sản phẩm cho xuất khẩu, đạt được tăng trưởng khá cao. Sau khi thực hiện khoán theo chỉ thị 100 của ban bí thư TW Đảng ( ngày 13/1/1981), sản lượng lương thực đã đạt mức tăng trưởng cao. Sau đó nhờ bước đổi mới toàn diện sản lượng lương thực tăng trưởng liên tục. Nhờ tốc độ tăng sản lượng lương thực cao và tỉ suất tăng dân số được hạ thấp dần nên sản lượng lương thực ở nước ta theo đầu người tăng lên liên tục. Nếu như năm 1980, bình quân lương thực ở mức 267kg/ người thì bình quân năm 1981-1985 đã đạt 295kg/người. Sản lượng lương thực tăng tạo ra lượng gạo lớn cho xuất khẩu, đồng thời có cơ sở kinh tế quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng các sản phẩm khác trong nông nghiệp. Đến nay ngành xuất khẩu gạo đạt khoảng 10 tỷ USD (tính từ 1989 đến nay), Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng xuất khẩu lớn hàng nông sản các sản phẩm như cà phê, hồ tiêu, hạt điều, thủy sản, chè… Năm  Tốc độ tăng giá trị sản xuất (%)  Tốc độ tăng giá trị gia tăng (%)   1991  7,4  6,9   1992  6,5  3,3   1993  6,8  3,4   1994  5,9  4,8   1995  7,7  4,4   1996  6,4  4,3   1997  4,9  3,5   1998  7,4  5,2   1999  7,3  4,6   2000  4,9  3,0   2001  6,5  4,1   2002  4,9  3,2   2003  6,2  4,1   (Bình quân hàng năm từ 1991 đến 2003, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 6,2%, tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp là 4,1%. Cùng thời gian trên, mức tăng giá trị sản xuất nông nghiệp là 14,2%, tốc độ giá trị gia tăng công nghiệp là 11,2%) - Cơ cấu nông nghiệp bước đầu có sự chuyển dịch và thu hút được thành quả đáng kể Cơ cấu nông nghiệp bước đầu có sự chuyển dịch. Nhiều loại nông sản được sản xuất theo vùng chuyên canh lớn, tỉ suất hàng hóa tăng nhanh như gạo, cà phê, cao su, chè, cây ăn quả, thủy sản. Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, nông nghiệp đã thực sự chuyển sang chiều sâu. Nhà nước đã chia cắt sản phẩm nông nghiệp thành 3 nhóm để có hướng đầu tư và chỉ đạo phù hợp; nhóm các sản phẩm có sức cạnh tranh cao (như cao su, lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, điều,…, nhóm các sản phẩm có sức cạnh tranh trung bình nhưng có triển vọng (như rau quả, lâm sản, chè, sản phẩm chăn nuôi,..); nhóm sản phẩm thay thế nhập khẩu (như cây có dầu, cây có sợi, thuốc lá,…); một số ngành, sản phẩm đã tăng trưởng theo chiều sâu. Ví dụ: diện tích trồng lúa năm 2003 đã giảm 180 000ha, nhưng sản lượng thóc vẫn đạt 34,2 triệu tấn so với năm 2000 chỉ đạt 32,5 triệu tấn, nhờ năng suất lúa tăng hơn 3,3 tạ/ ha. Trong nông thôn, các ngành nghề phi nông nghiệp đã được khôi phục và phát triển với hơn 1,35 triệu cơ sở kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 10 triệu lao động góp phần đưa tỷ lệ các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp chiếm 30% ( năm 2000) trong cơ cấu kinh tế nông thôn lên 35% (năm 2003). Các làng nghề được khôi phục và phát triển. Theo điều tra của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và tổ chức JICA (Nhật Bản), hiện nay cả nước có 2015 làng nghề. Các làng nghề đã tạo ra một khối lượng sản phẩm không nhỏ cho xã hội, tạo việc làm cho dân cư. Chỉ riêng Đồng Bằng Sông Hồng các làng nghề đã tạo việc làm cho 600 nghìn lao động nông thôn ở làng nghề. Giá trị xuất khẩu nông, lâm thủy sản đạt 5tỷ USD. - Cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là điện và thủy lợi được tăng cường Chỉ tính 10 năm gần đây năng lực nước ta của các công trình thủy lợi tăng thêm 1,4 triệu ha. Tỷ lệ số xã có đường ô tô đến trung tâm xã tăng từ 86,5 (năm 1994) lên 93% (năm 1998),…Nhà nước đã tập trung ưu tiên đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội miền núi. - Bước đầu hình thành những vùng nông sản tập trung quy mô lớn. Có 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch trên 100 triệu USD/ năm. Xuất khẩu gạo và thủy sản năm gần đây đạt trên 1 tỷ USD/ năm. - Thu nhập bình quân của người dân tăng nhanh Thu nhập bình quân của một hộ nông dân tư 7,7 triệu đồng (1993) lên 9,8 triệu đồng (1998). Tỷ lệ trẻ em nông thôn suy dinh dưỡng từ 51% (1993) giảm còn 34% (1998). Số hộ nghèo đói ở nông thôn từ 29,1% (1993) giảm xuống còn 13,8% (1998), và 11% (2003). Năng lực cạnh tranh của nông sản từng bước được cải thiện. Thu nhập bình quân một nhân khẩu nông thôn từ 92100 đồng/ tháng (1992) tăng 356 000 đồng/ tháng bình quân năm 2001 -2002. Nhiều địa phương đã hoàn thành công trình xây dựng 4 công trình chủ yếu (điện, đường, trường học và trạm y tế). - Nhiều mô hình nông dân làm kinh tế giỏi nhiều mô hình tốt Về sự kết hợp công – nông nghiệp, kinh tế Nhà nước với nông dân xuất hiện và trụ vững trong cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường. Hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp với hộ nông dân và sự hợp tác của chính quyền địa phương có tác dụng rõ rệt trong phát triển nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo. - Nền nông nghiệp bước đầu chuyển sang cơ chế thị trường Do nhu cầu gắn với thị trường - nhất là thị trường thế giới, nhiều hoạt động công nghệ, chế biến, … đã gắn bó với nông nghiệp để tạo ra những sản phẩm cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tỷ lệ hàng hóa tăng, nền nông nghiệp Việt Nam đã thực sự chuyển sang sản xuất hàng hóa. Đến nay, nhiều loại nông sản của nước ta không những đáp ứng cho thị trường trong nước mà còn chiếm thị phần đáng kể trên thị trường quốc tế trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Việc sản xuất nông nghiệp từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa ở nước ta thực sự là cuộc cách mạng lớn trong tư duy và cách làm trong nông nghiệp: hiểu mình để tìm ra lợi thế, hiểu đối thủ cạnh tranh để có cách thức đối phó hữu hiệu, hiểu thị trường để có cách sản xuất, tiêu thụ thích ứng. Tỷ suất, quy mô hàng nông sản tăng liên tục không chỉ là kết quả của chủ trương, chính sách đúng đắn của Nhà nước mà còn là kết quả vươn lên của các cá thể chủ sản xuất, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ. Nhờ giải quyết được vấn đề lương thực, tự do lưu thông nông sản và nhiều chủ trương, chính sách khác nên cơ cấu ngành trồng trọt cũng có chuyển biến tích cực. Trong giai đoạn 1991 - 2000, diện tích cây lâu năm đạt tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,3%. Nhiều cây công nghiệp như lạc, đậu tương, bông,…có tốc độ tăng trưởng khá cao. Đến nay nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước và thực tiễn ở tất cả các địa phương đều minh chứng những thành tựu về phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta. Nhiều tổ chức kinh tế như FAO, UNDP,… cũng thừa nhận và ca ngợi thành tựu của Việt Nam. 2.3. Những hạn chế Bên cạnh những thành tựu kể trên thì nền nông nghiệp của nước ta cũng biểu hiện những hạn chế và yếu kém của nó. - Trình độ kỹ thuật công nghiệp còn lạc hậu Hầu hết các khâu canh tác nông nghiệp vẫn dùng sức người và sức kéo gia súc. - Năng suất lao động, năng suất cây trồng còn thấp Năng suất lúa của nước ta chỉ bằng 80% của Indonexia và 60% của Trung Quốc. Mức độ khai thác các nguồn lực còn thấp, ví dụ nuôi trồng thủy sản và vùng biển, đặc quyền kinh tế của nước ta nhiều hơn Thái Lan nhưng mức xuất khẩu thủy sản chỉ bằng 1\2 đến 2\3 xuất khẩu thủy sản Thái Lan. Năm 2003, xuất khẩu thủy sản nước ta mới đạt mức 2 tỷ USD. Khả năng cạnh tranh hàng hóa nông sản và hàng hóa sản xuất từ nông thôn còn rất hạn chế. Tiêu thụ sản phẩm nông sản đang trở thành thách thức lớn đối với phát triển nông nghiệp nước ta. Giá nông sản xuất khẩu, giá cánh kéo giữa hàng nông sản và hàng công nghiệp, dịch vụ tiếp diễn theo hướng bất lợi cho nông dân theo đánh giá của nhiều cơ quan Nhà nước có trách nhiệm của Chính phủ. Năng lực cạnh tranh của nông nghiệp có thể xem xét ở cả ba khía cạnh có liên quan đến nhau: môi trường cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và khả năng của từng loại hàng hóa nông sản. Khả năng cạnh tranh của từng loại hàng hóa nông sản vừa là nhân tố quyết định tiêu thụ, vừa là biểu hiện tập trung, là hiệu quả tất yếu của lực cạnh tranh quốc gia, năng lực của doanh nghiệp. Đến nay trừ một số nông sản có khả năng cạnh tranh như gạo, hồ tiêu, điều,…còn lại năng lực cạnh tranh của hầu hết nông sản của nước ta còn thấp. Những biểu hiện của thực trạng đó thể hiện ở năng suất thấp, chi phí cao ở khâu sản xuất nông nghiệp, chi phí chế biến và dịch vụ lưu thông,… Các ngành sản xuất vật tư, máy móc nông nghiệp quy mô nhỏ, giá thành sản phẩm cao nên không đáp ứng được nhu cầu nông nghiệp - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, không sát thị trường Hàng chục năm, tỷ lệ giá trị ngành chăn nuôi chỉ ở mức 20 đến 22% tổn
Luận văn liên quan