Từ khi bắt đ ầu hình thành nhà nước, pháp luật là một công cụ không thể thiếu của nhà
nước, hỗ trợ nhà nước đó trong các quan hệ xã hội, đảm bảo cho nhà nước đó có một trật tự
nhất đ ịnh, phù hợp với lợi ích của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội đó.
Pháp luật của một nhà nước chỉ điều chỉnh, cưỡng chế các quan hệ xã hội gói gọn trong
phạm vi lãnh thổ một nhà nước. Tuy nhiên, các quan hệ xã hội càng ngày càng phát triển,
thương nghiệp phát triển dẫn đến các quan hệ trong xã hội m ở rộng hơn, đi xa hơn phạm vi
1 nhà nước nhỏ bé. Lúc này bắt đ ầu hình thành các quan hệ xã hội giữa nhà nước này với
nhà nước kia, người dân của nước này với nước kia, giữa nhiều nhà nước với nhau. Theo
năm tháng các quan hệ xã hội đó bắt đ ầu phát triển và càng ngày càng phức tạp.
Nếu các quan hệ xã hội trong một nước có pháp luật riêng của nước đó điều chỉnh, thì
các quan hệ xã hội giữa các nước, người dân các nước với nhau lại không thể dùng luật một
nước điều chỉnh. Điều này không phù hợp vì quan hệ xã hội quy ết định nhà nước và pháp
luật. Cho nên việc xây dựng những thỏa thuận quốc tế là cần thiết. Và ngày nay ngư ời ta
gọi những thỏa thuận quốc tế là luật quốc tế.
Trải qua nhiều thời kì phát triển (thời kì cổ đại, thời khì trung đại, thời kì cận đại và thời
kì hiện đại), lu ật quốc tế dần dần được hoàn thiện.
Tuy nhiên, từ sau thế kỉ XXI, với sự phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ, các
nền văn minh trên thế giới tiến lại gần nhau hơn, các nước trên thế giới đang trong tiến trình
toàn cầu hóa. Vấn đề toàn cầu hóa cũng sẽ không nằm ngoài quy luật “có ưu th ì sẽ có
khuy ết”. Ưu điểm là nó kết nối các nước lại với nhau gần hơn, quan hệ hợp tác song
phương, đa phương ngày càng mở rộng hơn. Nhưng khuy ết điểm của nó chính là đời sống
quốc tế đổi thay nhanh chóng, nh ững quan hệ quốc tế mới hình thành không có một cơ chế
nào điều chỉnh, hay các quy phạm luật quốc tế không còn phù hợp để giải quyết các vấn đề
đó trong xu thế hiện tại. Một trong những vấn đề đó là chủ thể của luật quốc tế.
Có quan điểm cho rằng chủ th ể của luật quốc tế cố hữu chỉ có quốc gia, các tổ chức liên
chính phủ và các dân tộc giành độc lập.
29 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4984 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quan điểm về chủ thể của luật quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận luật quốc tế K10504
1
Tiểu luận
Quan điểm về chủ thể của luật
quốc tế
Tiểu luận luật quốc tế K10504
2
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi bắt đầu hình thành nhà nước, pháp luật là một công cụ không thể thiếu của nhà
nước, hỗ trợ nhà nước đó trong các quan hệ xã hội, đảm bảo cho nhà nước đó có một trật tự
nhất định, phù hợp với lợi ích của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội đó.
Pháp luật của một nhà nước chỉ điều chỉnh, cưỡng chế các quan hệ xã hội gói gọn trong
phạm vi lãnh thổ một nhà nước. Tuy nhiên, các quan hệ xã hội càng ngày càng phát triển,
thương nghiệp phát triển dẫn đến các quan hệ trong xã hội mở rộng hơn, đi xa hơn phạm vi
1 nhà nước nhỏ bé. Lúc này bắt đầu hình thành các quan hệ xã hội giữa nhà nước này với
nhà nước kia, người dân của nước này với nước kia, giữa nhiều nhà nước với nhau. Theo
năm tháng các quan hệ xã hội đó bắt đầu phát triển và càng ngày càng phức tạp.
Nếu các quan hệ xã hội trong một nước có pháp luật riêng của nước đó điều chỉnh, thì
các quan hệ xã hội giữa các nước, người dân các nước với nhau lại không thể dùng luật một
nước điều chỉnh. Điều này không phù hợp vì quan hệ xã hội quyết định nhà nước và pháp
luật. Cho nên việc xây dựng những thỏa thuận quốc tế là cần thiết. Và ngày nay người ta
gọi những thỏa thuận quốc tế là luật quốc tế.
Trải qua nhiều thời kì phát triển (thời kì cổ đại, thời khì trung đại, thời kì cận đại và thời
kì hiện đại), luật quốc tế dần dần được hoàn thiện.
Tuy nhiên, từ sau thế kỉ XXI, với sự phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ, các
nền văn minh trên thế giới tiến lại gần nhau hơn, các nước trên thế giới đang trong tiến trình
toàn cầu hóa. Vấn đề toàn cầu hóa cũng sẽ không nằm ngoài quy luật “có ưu thì sẽ có
khuyết”. Ưu điểm là nó kết nối các nước lại với nhau gần hơn, quan hệ hợp tác song
phương, đa phương ngày càng mở rộng hơn. Nhưng khuyết điểm của nó chính là đời sống
quốc tế đổi thay nhanh chóng, những quan hệ quốc tế mới hình thành không có một cơ chế
nào điều chỉnh, hay các quy phạm luật quốc tế không còn phù hợp để giải quyết các vấn đề
đó trong xu thế hiện tại. Một trong những vấn đề đó là chủ thể của luật quốc tế.
Có quan điểm cho rằng chủ thể của luật quốc tế cố hữu chỉ có quốc gia, các tổ chức liên
chính phủ và các dân tộc giành độc lập.
Nhưng cũng có quan điểm cho rằng cần mở rộng về chủ thể của luật quốc tế, cho phép
cá nhân, các công ty xuyên quốc gia, tổ chức phi chính phủ là chủ thể của luật quốc tế.
Mỗi người đều có cho riêng mình những lý lẽ bảo vệ quan điểm của họ. Bản thân chúng tôi
khi tìm hiểu vấn đề này cũng đúc kết được cho mình một số đánh giá chủ quan. Sau đây
chúng tôi xin trình bày phần đánh giá của mình về quan điểm có nên công nhận cá nhân,
công ty xuyên quốc gia và tổ chức phi chính phủ là chủ thể của luật quốc tế hay không?
Tiểu luận luật quốc tế K10504
3
MỤC LỤC.
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
MỤC LỤC. ................................................................................................................................ 3
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ. ................................................................ 4
1. ĐỊNH NGHĨA CỦA LUẬT QUỐC TẾ. ........................................................................ 4
1.1 Định nghĩa luật quốc tế. ............................................................................................. 4
1.2 Đặc điểm của luật quốc tế .......................................................................................... 4
1.3 Vai trò của luật quốc tế. ............................................................................................. 4
2. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ. ................................................ 4
2.1 Luật quốc tế không có cơ quan lập pháp chung .......................................................... 4
2.2 Chủ thể của luật quốc tế. ............................................................................................ 5
2.3 Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế ........................................................................ 5
2.4 Phương thức thực thi và tuân thủ luật quốc tế ............................................................ 5
3. NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ .................................................................................. 6
PHẦN 2: NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ ................................. 7
1. KHÁI NIỆM CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ. ......................................................... 7
1.1 Khái niệm ..................................................................................................................... 7
1.2 Phân loại chủ thể ........................................................................................................... 7
1.3 Quyền năng chủ thể ....................................................................................................... 7
2. CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ THEO QUAN ĐIỂM TRUYỀN THỐNG. ............. 8
2.1 Các quốc gia độc lập có chủ quyền ............................................................................ 8
2.2 Các tổ chức liên chính phủ ......................................................................................... 9
2.3 Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết và các thực thể có quy chế pháp lý –
chính trị đặc biệt khác ................................................................................................................. 10
PHẦN 3: CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ THEO QUAN ĐIỂM HIỆN ĐẠI VÀ ĐÁNH GIÁ
QUAN ĐIỂM. .............................................................................................................................. 14
1. CÁ NHÂN .................................................................................................................. 14
1.1 Cá nhân trong quan hệ pháp luật quốc tế .................................................................. 14
1.2 Vai trò ..................................................................................................................... 15
2. PHÁP NHÂN .............................................................................................................. 19
2.1 Khái niệm ................................................................................................................ 19
2.2 Đặc điểm ................................................................................................................. 19
2.3 Vai trò quốc tế của các công ty xuyên quốc gia ........................................................ 21
3. TỔ CHỨC QUỐC TẾ PHI CHÍNH PHỦ .................................................................... 24
3.1 Khái niệm và đặc điểm ............................................................................................ 24
3.2 Vai trò chủ thể quan hệ quốc tế của tổ chức phi chính phủ ....................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 29
Tiểu luận luật quốc tế K10504
4
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ.
1. ĐỊNH NGHĨA CỦA LUẬT QUỐC TẾ.
1.1 Định nghĩa luật quốc tế.
Theo giáo trình luật quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội xuất bản năm 2006 thì
luật quốc tế lại được định nghĩa khác một chút: “luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc,
quy phạm được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên,
trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia
và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế”1.
1.2 Đặc điểm của luật quốc tế
– Luật quốc tế bao gồm những nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế.
– Các nguyên tắc, quy phạm pháp luật này do các chủ thể của luật quốc tế xây dựng
thông qua đấu tranh và thương lượng bằng việc kí kết, tham gia điều ước quốc tế
hoặc thừa nhận những tập quán pháp luật quốc tế liên quan.
– Luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ quốc tế giữa các chủ thể luật quốc tế với
nhau.
1.3 Vai trò của luật quốc tế.
Luật quốc tế có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật quốc tế.
Bởi lẽ, các quan hệ pháp luật quốc tế rất phức tạp, không một luật quốc gia nào có thể điều
chỉnh được trọn vẹn các quan hệ pháp luật đó. Mỗi nước, mỗi quốc gia có hình thức nhà
nước khác nhau, hệ thống pháp luật khác nhau. Vậy nên luật quốc tế đóng vai trò không thể
thiếu trong việc điều chỉnh những quan hệ quốc tế phát sinh.
Có thể kể đến một vài vai trò của luật quốc tế dễ xác định.
– Là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của mỗi chủ thể
của luật quốc tế trong quan hệ quốc tế.
– Là công cụ, là nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế.
– Có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển văn minh của nhân loại, thúc đẩy
cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng văn minh.
– Thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt là quan hệ kinh tế
quốc tế trong bối cảnh hiện nay.
2. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ.
2.1 Luật quốc tế không có cơ quan lập pháp chung
Trong khi mỗi quốc gia đều có một cơ quan quyền lực của nhà nước, đại diện cho cộng
đồng thiết lập các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung cho tất cả mọi người, được đảm
bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, thì luật quốc tế là hệ thống các quy
tắc xử sự do tất cả các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng hoặc thừa nhận trên cơ
1 Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình luật quốc tế 2006, tr.8.
Tiểu luận luật quốc tế K10504
5
sở tự nguyện, bình đẳng. Điều đó có nghĩa là không hề tồn tại cơ quan nào có tên gọi cơ
quan lập pháp trong hệ thống pháp luật quốc tế. Đây là điểm khác biệt đặc trưng của luật
quốc tế so với luật quốc gia.
Tất cả các quy phạm luật quốc tế được các chủ thể luật quốc tế tự nguyện, thiện chí chấp
nhận và thực hiện thông qua kí kết các điều ước quốc tế song phương hay đa phương; thừa
nhận các tập quán quốc tế để điều chỉnh các quan hệ quốc tế.
2.2 Chủ thể của luật quốc tế.
Phù hợp với tính chất của hệ thống các nguyên tắc, quy phạm luật quốc tế, về lí luận
cũng như về pháp lý, quốc gia và những thực thể quốc tế khác (các tổ chức quốc tế liên
chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập) là chủ thể của luật quốc tế.
– Quốc gia được xem là chủ thể cơ bản, chủ yếu của luật quốc tế vì hầu hết các
quan hệ pháp luật quốc tế thường do quốc gia tự xác lập hoặc thông qua khuôn
khổ các tổ chức quốc tế do các quốc gia thành lập nên.
– Các tổ chức quốc tế liên chính phủ là chủ thể hạn chế của luật quốc tế vì các tổ
chức này chỉ tham gia quan hệ pháp luật quốc tế trên một vài lĩnh vực nhất định
mà các quốc gia lập nên muốn thực hiện.
– Các dân tộc giành độc lập và các vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý đặc biệt như
Vatican, Hồng Kông, Ma Cao… là chủ thể đặc biệt của luật quốc tế.
Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế, các chủ thể luật quốc tế bình đẳng trong
việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ pháp lý quốc tế tương ứng. Cho dù đó là chủ thể cơ
bản, hạn chế hay đặc biệt thì vị thế của các chủ thể này trong quan hệ pháp luật quốc tế là
ngang nhau.
Trong thực tế thì cá nhân, pháp nhân kinh tế, xã hội cũng tham gia một số quan hệ quốc
tế trong một số lĩnh vực.
2.3 Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế
Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế là những quan hệ phát sinh, tồn tại và phát triển
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống quốc tế. Các quan hệ này được thiết lập và thực hiện
bởi các chủ thể của luật quốc tế. Đó là các quan hệ chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, môi
trường, nhân đạo… Trong đó, quan hệ chính trị là quan hệ cơ bản và quan trọng nhất chi
phối các mối quan hệ khác.
2.4 Phương thức thực thi và tuân thủ luật quốc tế
Hệ thống pháp luật quốc tế không có cơ quan hành pháp, tư pháp chung đứng trên các
quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế để tổ chức, thực hiện hoặc áp dụng biện pháp
cưỡng chế thực thi luật quốc tế.
Các chủ thể luật quốc tế sử dụng biện pháp “tự cưỡng chế phi vũ trang” hay sử dụng dư
luận tiến bộ thế giới trong các quan hệ khác buộc các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
quốc tế tuân thủ, thực thi pháp luật quốc tế một cách tự nguyện, chủ động hơn.
Tiểu luận luật quốc tế K10504
6
3. NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
“Nguồn của luật quốc tế là hình thức biểu hiện của các quy phạm pháp lý quốc tế, là kết
quả của quá trình thỏa thuận ý chí của các chủ thể luật quốc tế”2.
Nguồn của luật quốc tế bao gồm:
– Điều ước quốc tế.
– Tập quán quốc tế.
– Các nguyên tắc pháp luật chung.
– Phán quyết của tòa án công lý quốc tế Liên Hợp Quốc.
– Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ.
– Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia.
– Các học thuyết về luật quốc tế.
– Vấn đề pháp điển hóa luật quốc tế.
2 Luật quốc tế, lý luận và thực tiễn. NXBGD năm 2005
Tiểu luận luật quốc tế K10504
7
PHẦN 2: NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ CHỦ THỂ CỦA
LUẬT QUỐC TẾ
1. KHÁI NIỆM CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ.
1.1 Khái niệm
Khác với các chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật quốc gia, các chủ thể của
luật quốc tế không xuất hiện tại cùng một thời điểm với nhau. Cùng với quá trình phát triển
khách quan của xã hội thì sự tồn tại và phát triển của Luật Quốc tế cũng đã trải qua nhiều
giai đoạn lịch sử, do đó trong từng giai đoạn lịch sử mà phạm vi điều chỉnh của Luật Quốc
tế có sự thay đổi dẫn tới chủ thể của Luật Quốc tế cũng có sự khác nhau nhất định.
– Giai đoạn chiếm hữu nô lệ, chủ thể của Luật Quốc tế là các quốc gia chủ nô, các
liên đoàn chính trị tôn giáo của các quốc gia thành thị.
– Thời kỳ phong kiến, chủ thể Luật Quốc tế là các quốc gia phong kiến, các nhà thờ
thiên chúa giáo.
– Trong giai đoạn tư bản chủ nghĩa thì chủ thể của Luật Quốc tế là các quốc gia có
chủ quyền và các tổ chức quốc tế…
– Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế, do tính chất quyền năng chủ thể
khác nhau nên vai trò của các chủ thể luật quốc tế cũng khác nhau.
Về phương diện khoa học pháp lý, việc xác định một thực thể là chủ thể luật quốc tế
thường dựa vào bốn dấu hiệu cơ bản:
Có sự tham gia vào các quan hệ quốc tế do luật quốc tế điều chỉnh.
Có ý chí độc lập (không phụ thuộc vào các chủ thể khác) trong sinh hoạt quốc tế;
Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác thuộc phạm vi
điều chỉnh của luật quốc tế;
Độc lập chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi mà chủ thể đã thực
hiện gây ra.
Ta có thể định nghĩa tổng quát chủ thể của luật quốc tế: chủ thể của Luật Quốc tế là bộ
phận cấu thành cơ bản của quan hệ pháp luật quốc tế, là thực thể sẽ hoặc đang tham gia
vào các quan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế
và chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế từ những hành vi mà chính nó thực hiện.
1.2 Phân loại chủ thể
Căn cứ vào quyền năng của chủ thể, có thể phân chủ thể của luật quốc tế thành 3 loại.
– Chủ thể cơ bản, chủ yếu của luật quốc tế: quốc gia
– Chủ thể phái sinh của luật quốc tế: Các tổ chức quốc tế liên chính phủ
– Chủ thể đặc biệt của luật quốc tế: các dân tộc giành độc lập và các vùng lãnh thổ
có quy chế pháp lý đặc biệt như Vatican, Hồng Kông, Ma Cao…
1.3 Quyền năng chủ thể
Quyền năng chủ thể Luật Quốc tế là thuộc tính cơ bản, là khả năng pháp lý đặc biệt của
những chủ thể được hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý trong quan hệ
Tiểu luận luật quốc tế K10504
8
pháp Luật Quốc tế. Quyền năng chủ thể bao gồm hai phương diện và chỉ khi có đầy đủ hai
phương diện này thì mới được coi là chủ thể của Luật Quốc tế.
Năng lực pháp luật quốc tế: là khả năng chủ thể của Luật Quốc tế được mang những
quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế, khả năng này được ghi nhận trong các quy phạm pháp
luật Quốc tế.
Năng lực hành vi quốc tế: là khả năng chủ thể được thừa nhận trong Luật Quốc tế bằng
những hành vi pháp lý độc lập của mình tự tạo ra cho bản thân quyền năng chủ thể và có
khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế do các hành vi của mình gây ra.
2. CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ THEO QUAN ĐIỂM TRUYỀN THỐNG.
2.1 Các quốc gia độc lập có chủ quyền
2.1.1 Khái niệm
Quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu tham gia vào tất cả các lĩnh vực lập pháp, hành
pháp và tư pháp quốc tế. Quốc gia là một thực thể được hình thành bởi các yếu tố tự nhiên
và xã hội.
Về phương diện pháp lý quốc tế, tại điều 1 Công ước Montevedeo về quyền và nghĩa vụ
của các quốc gia do các quốc gia Trung và Nam Mỹ kí ngày 26-12-1933, đã xác định rõ các
yếu tố cơ bản cấu thành quốc gia trong quan hệ quốc tế.Đó là :
Thứ nhất là có lãnh lãnh thổ xác định. Đây là yếu tố cơ bản nhất để hình thành nên quốc
gia. Lãnh thổ xác định được hiểu là quốc gia phải có đường biên giới để phân định lãnh thổ,
biên giới với quốc gia khác. Nói cách khác, lãnh thổ là một phần bề mặt trái đất trong đó có
một hệ thống các quy tắc pháp lý có thể áp dụng và thực hiện. Vì vậy, quốc gia không thể
tồn tại nếu không có lãnh thổ và nếu mất hoàn toàn lãnh thổ quốc gia sẽ mất đi tư cách chủ
thể của luật quốc tế
Thứ hai là có dân cư ổn định. Dân cư quốc gia là một tập thể người sinh sống và tồn tại
trên một khu vực lãnh thổ nhất định. Một quốc gia có dân cư ổn định có nghĩa là đại bộ
phận dân cư sinh sống, cư trú ổn định lâu dài trên lãnh thổ quốc gia là công dân mang quốc
tịch của quốc gia sở tại, đồng thời họ có đầy đủ các quyền va2 nghĩa vụ cơ bản của công
dân quốc gia đó. Trong luật quốc tế, dân cư của một quốc giahie6u3 theo nghĩa rộng, bao
gổm tất cả các cộng đồng dân cư cùng sinh sống, tồn tại và phát triển trên cùng một lãnh
thổ quốc gia nhất định.
Thứ ba là có chính phủ. Chính phủ là yếu tố không thể thiếu để một chủ thể có tư cách
quốc gia. Chính phủ chính là “ người” đại diện hợp pháp cho quốc gia trong quan hệ quốc
tế. Chính phủ này phải là một chính phủ độc lập và có khả năng thực hiện quyền lực thật sự
trên lãnh thổ quốc gia và dân cư cũng như quyển năng quyết định tất cả các công việc đối
nội và đối ngoại của quốc gia.
Cuối cùng là có chủ quyền. Có nghĩa là mọi hoạt động đối nội, đối ngoại của quốc gia
đều do quốc gia toàn quyền quyết định m không phụ thuộc vào ý chí của quốc gia, các chủ
thể khác của luật quốc tế.
Tiểu luận luật quốc tế K10504
9
2.1.2 Quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia
Quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia là tổng thể những quyền và nghĩa vụ mà
quốc gia có được khi tham gia vào quan hệ pháp lý quốc tế. Quốc gia là chủ thể duy
nhất có quyền năng đầy đủ khi tham gia quan hệ quốc tế. Các quyền và nghĩa vụ này tồn
tại trên cơ sở chủ quyền quốc gia, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời
sống xã hội và quá trình tồn tại của quốc gia dồng thời cũng chấm dứt cùng với việc
chấm dứt tồn tại của quốc gia. Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia có quyền và nghĩa
vụ cơ bản sau:
Quyền quốc tế cơ bản:
– Quyền bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi.
– Quyền được tự vệ cá nhân hoặc tự vệ tập thể.
– Quyền được tồn tại trong hòa bình và độc lập.
– Quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ.
– Quyền được tham gia vào việc xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế.
– Quyền được trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế phổ biến.
Nghĩa vụ quốc tế cơ bản:
– Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia.
– Tôn trọng sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ của các quốc gia khác.
– Không áp dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực.
– Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
– Hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.
– Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
– Tôn trọng những quy phạm Jus Cogens và những cam kết quốc tế.
– Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp hòa bình.
Luật quốc tế dành cho các quốc gia các quyền cơ bản nhưng quốc gia có quyền tự hạn
chế t