Tiểu luận Quản lý môi trường khu công nghiệp Lê Minh Xuân

Thực hiện chủ trương của Thành Phố về chương trình cải tạo và chỉnh trang đô thị, Công Ty cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh đã xây dựng và phát triển Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân nhằm tiếp nhận từ các quận nội thành các cơ sở sản xuất thuộc các ngành ô nhiễm: Dệt, nhuộm, xi mạ, thuốc bảo vệ thực vật, . Do KCN tiếp nhận các ngành ô nhiễm nên trong quá trình sản xuất và chế biến, các cơ sở sản xuất đã xả ra một lượng nước thải có chứa hóa chất độc hại và các chất ô nhiễm rất cao. Nếu không được xử lý đúng mức, lượng nước thải đó sẽ tác động không tốt đến môi trường sinh thái và sức khỏe dân cư, đặc biệt là thấm lọc xuống tầng nước ngầm. Do đó việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung cho Khu công nghiệp Lê Minh Xuân là rất cần thiết nhằm mục đích xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại B của Việt Nam trước khi xả vào hệ thống kênh rạch.Nhà máy xử lý nước thải tập trung Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân, do công ty công nghệ Quốc Tế Chi Mei (CMIT) thiết kế và thi công trên cơ sở “chìa khóa trao tay”, được xây dựng tại đường số 11 – Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ đồng.

doc22 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6514 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quản lý môi trường khu công nghiệp Lê Minh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I, Giới thiệu chung về KCN Lê Minh Xuân: 1. Thông tin chung Chủ đầu tư Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh (BCCI) Địa chỉ: 260/4 Kinh Dương Vương (93/8B Hùng Vương ), Thị trấn An Lạc, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại : 8753021-8760315-7670562 Fax : 84.8.8753552 Email: bcci @ hcm.vnn.vn. Lịch sử thành lập và phát triển của KCN Lê Minh Xuân Hình 1. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân. Thực hiện chủ trương của Thành Phố về chương trình cải tạo và chỉnh trang đô thị, Công Ty cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh đã xây dựng và phát triển Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân nhằm tiếp nhận từ các quận nội thành các cơ sở sản xuất thuộc các ngành ô nhiễm: Dệt, nhuộm, xi mạ, thuốc bảo vệ thực vật, ... Do KCN tiếp nhận các ngành ô nhiễm nên trong quá trình sản xuất và chế biến, các cơ sở sản xuất đã xả ra một lượng nước thải có chứa hóa chất độc hại và các chất ô nhiễm rất cao. Nếu không được xử lý đúng mức, lượng nước thải đó sẽ tác động không tốt đến môi trường sinh thái và sức khỏe dân cư, đặc biệt là thấm lọc xuống tầng nước ngầm. Do đó việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung cho Khu công nghiệp Lê Minh Xuân là rất cần thiết nhằm mục đích xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại B của Việt Nam trước khi xả vào hệ thống kênh rạch.Nhà máy xử lý nước thải tập trung Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân, do công ty công nghệ Quốc Tế Chi Mei (CMIT) thiết kế và thi công…trên cơ sở “chìa khóa trao tay”, được xây dựng tại đường số 11 – Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ đồng. Mục tiêu thành lập Xây dựng một Khu công nghiệp tập trung dành cho một số ngành công nghiệp có thể gây ô nhiễm theo tiêu chuẩn và quy phạm của Nhà nước. Xác định vị trí của Khu công nghiệp Lê Minh Xuân trong cơ cấu tổng thể của Thành phố và quy hoạch tập trung huyện Bình Chánh đến năm 2020. Tập trung được các xí nghiệp công nghiệp, nhà máy như: Cơ khí khuôn mẫu, may, gia công, hàng gia dụng và thiết bị điện có chung một loại hình sản xuất có ô nhiễm chất thải về: khói, bụi, tiếng ồn, nước thải… gồm các xí nghiệp công nghiệp mới sẽ đầu tư xây dựng và các cơ sở công nghiệp được di dời từ khu vực nội thành. Tính chất,chức năng Là Khu công nghiệp tập trung với loại hình công nghiệp ô nhiễm không khí(khói, bụi) và tiếng ồn nhưng không có gây ô nhiễm nguồn nước. Mức độ ô nhiễm phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước. Lợi ích của việc thành lập KCN Lê Minh Xuân Hình thành một Khu công nghiệp tập trung, di chuyển những nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm khói, bụi, và tiếng ồn trong các khu dân cư nội thành ra Khu công nghiệp tập trung. Bên cạnh đó, dự án còn mang lại: Các khoản thuế hàng năm phải nộp cho Chính phủ. Tạo công ăn việc làm cho dân cư trong vùng và các vùng lân cận. Thực hiện kế hoạch phát triển đô thị của Thành phố. Góp phần thực hiện công tác phân vùng phát triển, thực hiện chiến lược quản lý và khống chế ô nhiễm môi trường của Thành phố. Góp phần tăng tốc độ và quy mô phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực. Góp phần làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng tích cực từ sản xuất nông nghiệp năng suất thấp sang sản xuất công nghiệp – dịch vụ và qua đó làm tăng giá trị sử dụng đất. Thời gian hoạt động: 50 năm bắt đầu từ năm 1997. Hình 2. Ban quản lý Khu công nghiệp Lê Minh Xuân. Cơ sở pháp lý Thực hiện chính sách Công nghiệp hóa và hiện đại hóa của nhà nước đưa đất nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển và đến năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp. Hiện nay, chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển hạ tầng, biến các vùng đất nông nghiệp có năng suất thấp thành các khu công nghiệp tập trung theo ngành và lĩnh vực ưu tiên. Kết hợp việc di dời các xí nghiệp xen lẫn trong dân cư ra nơi qui định với việc đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, bảo đảm phát triển bền vững và để cho các nhà đầu tư thuê lại đất xây dựng xí nghiệp, sản xuất tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân được thành lập trên cơ sở: Quyết định 630/TTg của thủ tướng chính phủ ngày 8/8/1997 về việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh . Quyết định số 4990/QĐ – UB – KT ngày 28/10/1996 của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh v/v duyệt qui hoạch chi tiết Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh. Quyết định số 2033/QĐ – UB – KT ngày 17/04/1996 của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh v/v giao chức năng đầu tư xây dựng và kinh doanh công trình cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (Bình Chánh) cho công ty Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh. Quyết định số 291/QĐ.BCCI.NS ngày 13/07/2000 của Hội Đồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh về việc thành lập chi nhánh Khu công nghiệp Lê Minh Xuân. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0300519CN41 (đăng ký lần đầu, ngày 19/05/2000, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 17/07/2002) do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Căn cứ quyết định số 241/QĐ-BQL-KCN ngày 26/12/2000 của Ban quản lý các Khu chế xuất và Khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật công trình Nhà máy xử lý nước thải tập trung. Căn cứ văn bản số 1614/ SKHCN-MT cấp ngày 27/09/2002 về việc nghiệm thu môi trường công trình trạm xử lý nước thải Khu công nghiệp Lê Minh Xuân. Quyết định số 458/QĐ-UBMT ngày 07/11/1996 của Ủy Ban Môi Trường Thành Phố về việc phê chuẩn đánh giá tác động môi trường Dự án KCN Lê Minh Xuân. 2. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế-xã hội: a, Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý của KCN Lê Minh Xuân: Khu công nghiệp Lê Minh Xuân nằm ở vị trí phía Tây Nam của cửa ngõ của thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn hai xã Tân Nhật và Lê Minh Xuân Huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh, là đầu mối quan trọng của các tỉnh Miền Tây và Đông Nam Bộ. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân cách trung tâm thành phố khoảng 18 km, cách khu dân cư tập trung khoảng 8 km, cách quốc lộ 1A 6 km và tỉnh lộ 10 cùng vệt dân cư hiện hữu (dọc tỉnh lộ 10) khoảng 3 km cách sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn 18 km, nằm trên tuyến đường Trần Đại Nghĩa Huyện Bình Chánh. Giới hạn khu đất xây dựng như sau: Phía Đông giáp tuyến đường số 10 (đường nội bộ của Khu công nghiệp)- ranh giới tiếp với khu đất thuộc nông trường Lê Minh Xuân. Phía Tây giáp với tuyến đường số 8 (Đường Láng Le - Bầu Cò) , là đường nội bộ của Khu công nghiệp thông qua dãy cây xanh cách ly quanh nhà máy. Phía Nam giáp với tuyến kênh số 8. Phía Bắc giáp với một phần tuyến đường số 9, giáp kênh số 6. Địa chỉ : Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân A6/177B Đường Trần Đại Nghĩa, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Điện thoại : 08.7660024 – 7660123 Fax : 84.8.7660023 Email: kcnlmx@bcci-vn.com Website: Hình 3. Bản đồ vị trí Khu công nghiệp Lê Minh Xuân. Diện tích khuôn viên và phân khu chức năng: Tổng diện tích toàn Khu công nghiệp:100 ha, trong đó: Diện tích đất xây dựng nhà xưởng: 66,23 ha. Đất xây dựng trung tâm quản lý và khu dịch vụ là: 5,33 ha. Đất cây xanh công viên, cách ly: 11,44 ha. Đất đấu nối hạ tầng kỹ thuật: 1,2 ha. Đất giao thông: 15,8 ha. Mật độ xây dựng bình quân: 66,23% b, Đặc điểm kinh tế-xã hội: Tình hình đầu tư sản xuất tại KCN Lê Minh Xuân. Hiện nay số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào KCN đã vượt quá con số 150 doanh nghiệp.Có một số doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động có hiệu quả đã thuê thêm nhà xưởng để mở rộng kinh doanh.Tuy nhiên cũng có một số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động nhưng số doanh nghiệp này chiếm số lượng thấp không đáng kể. Hình 4. Các nhà máy trong Khu công nghiệp Lê Minh Xuân. Các thông số hoạt động: Tỷ lệ đất đã cho thuê: 100 (%). Tổng số nhà đầu tư: 164 Tổng số vốn đầu tư : 1.042.362.000.000 (VND). Tổng số lao động: 5924 (người) Cấp nước:15.000 m3/ngày. Xử lý nước thải: Công suất thiết kế: 4.000 m3/ngày. Danh bạ theo ngành nghề: Ngành nghề và số lượng doanh nghiệp: Bao bì các loại: 8 Cơ khí: 36 Dệt may: 20 Dịch vụ: 2 Điện tử: 4 Dược phẩm: 1 Gia dụng: 10 Gỗ, sản phẩm gỗ: 5 Hàng gia dày: 5 Hóa chất: 21 Khác: 20 Môi trường: 1 Nhựa, cao su: 13 Trang sức: 12 Xây dựng: 6 Các ngành sản xuất và dịch vụ được đầu tư vào KCN: Các ngành sản xuất: Khu công nghiệp chấp nhận các ngành sản xuất có mức độ ô nhiễm không khí (khói, bụi), tiếng ồn, mức ô nhiễm nước thải vừa phải theo quy hoạch, ưu tiên tiếp nhận các doanh nghiệp sản xuất thuộc diện quy hoạch di dời khỏi khu dân cư trong Thành phố. Thứ tự ưu tiên cụ thể: Công nghiệp may mặc, giày da. Công nghiệp chế biến, cán kéo đúc kim loại màu. Công nghiệp nhựa, chất dẻo. Công nghiệp chế biến cao su. Công nghiệp dệt, nhuộm, thuộc da, xi mạ. Công nghiệp chế biến thực phẩm. Công nghiệp lắp ráp điện tử, điện gia dụng… Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất. Công nghiệp gốm sứ, thủy tinh… Các ngành đầu tư khác có phê chuẩn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Các ngành tiểu thủ công nghiệp. Công nghiệp có tiếng ồn. Công nghiệp có khói, bụi nhưng kiểm soát được. Các ngành công nghiệp khác có hạn chế ô nhiễm môi trường... Các ngành dịch vụ: Dịch vụ phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu của Khu công nghiệp. Dịch vụ kho bãi, vận chuyển. II, Hiện trạng quản lý nước thải trong KCN Lê Minh Xuân Vấn đề nước thải rất được Ban quản lý Khu công nghiệp Lê Minh Xuân quan tâm. Các doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp phải có hệ thống xử lý nội bộ và phải đấu nối hệ thống thoát nước vào hệ thống của Nhà máy xử lý nước thải. Nước thải ra từ các nhà máy phải đạt tiêu chuẩn loại C trước khi được đưa vào nhà máy xử lý nước thải của Khu công nghiệp. Nhưng chất lượng nước đầu vào luôn vượt quá công suất thiết kế của Nhà máy. Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp chưa trang bị hệ thống xử lý cục bộ hoặc không vận hành hệ thống xử lý cục bộ thường xuyên. Nhưng ngoại trừ trường hợp một số doanh nghiệp tự ý xả thải ra môi trường ngoài mà không qua Nhà máy xử lý nước thải, nước thải của Khu công nghiệp luôn đạt tiêu chuẩn loại B trước khi được thải ra môi trường ngoài. Hàng tháng, doanh nghiệp phải trả tiền xử lý nước thải cho Nhà máy xử lý nước thải. Định kỳ, nhân viên Bộ phận QA – Môi trường và Nhà máy xử lý nước thải sẽ lấy mẫu tại doanh nghiệp và sẽ lập báo cáo đối với các doanh nghiệp không phù hợp. 1) Hệ thống thoát nước và tình hình hoạt động của nhà máy xử lý nước thải: a, Về hệ thống thoát nước: Mạng lưới thoát nước mưa và nước bẩn được thiết kế riêng biệt. Nước thải bẩn tại các xí nghiệp phải có xử lí cục bộ trước khi đưa về trạm xử lí tập trung của Khu công nghiệp, đặt tại phía nam. Trạm có công suất 4000m3/ngày đêm. Sau xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5937:2005 mới được phép thải ra kênh rạch khu vực. Hệ thống cống F400 - F1000 đặt dọc theo các trục giao thông. Hệ thống thoát nước trong khu công nghiệp đã hoàn chỉnh với các hạng mục : Hệ thống thoát nước mưa được thi công xây dựng hoàn tất và xả vào kênh 8, 6 qua các miệng xả. Hệ thống cống thu gom nước thải của KCN Lê Minh Xuân được thiết kế độc lập với hệ thống thoát nước mưa và đã thi công hoàn tất. Trong đó chia ra làm hai loại: Hệ thống thoát nước mưa được thi công xây dựng hoàn tất và xả vào kênh 8, 6 qua các miệng xả. Hệ thống cống thu gom nước thải của KCN Lê Minh Xuân được thiết kế độc lập với hệ thống thoát nước mưa và đã thi công hoàn tất. Trong đó chia ra làm hai loại: Hệ thống thu gom tự chảy. Hệ thống thu gom có áp ( xây dựng các trạm bơm trung chuyển) đảm bảo cho việc đấu nối với nhà máy xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Lê Minh Xuân với công suất 2000 m3/ngày.đêm. Các nhà xưởng trong Khu công nghiệp Lê Minh Xuân được thiết kế với hai hệ thống nước riêng biệt: Hệ thống thoát nước mưa: nước mưa tại nhà xưởng của các nhà máy được thu gom và đấu nối vào mạng lưới thoát nước mưa của Khu công nghiệp Lê Minh Xuân. Hệ thống thoát nước thải: gồm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt được thu gom chung đấu nối với mạng lưới thoát nước thải của Khu công nghiệp Lê Minh Xuân dẫn vào nhà máy xử lý nước thải tập trung, xử lý đạt tiêu chuẩn (loại B) sau đó thải ra kênh số 8. b, Tình hình hoạt động của nhà máy XLNT trong KCN Sơ dồ tổ chức nhà máy xử lý nước thải KCN Lê Minh Xuân: Phó GĐ phụ trách nhà máy Phó quản đốc nhà máy XLNT Quản trị chất lượng Nhà máy xử lý nước Trạm cấp nước Tổ bảo trì Tình trạng xử lý nước thải: Có nhà máy xử lý nước thải với công suất thiết kế: 4.000 m3/ngày. Đặc điểm nguồn tiếp nhận: Chỉ xử lý khoảng 60 % tổng lưu lượng nước thải sinh ra phần còn lại không qua xử lý. Nước thải không qua xử lý và sau xử lý được thải trực tiếp ra hệ thống kênh A và kênh B, nguồn tiếp nhận nước thải cuối cùng là sông Bến Lức. 2, Lưu lượng và tính chất dòng thải: Hệ thống xử lý nước thải thải tập trung KCN Lê Minh Xuân với tổng công suất 4000m3/ngày. Trong đó bao gồm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn có công suất 2000m3/ngày. Tuy nhiên khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho giai đoạn 1 thì đã tính đến 1 số hạng mục xây dựng cần thiết cho cả giai đoạn 2 để đảm bảo tính kinh tế và tiện lợi nhất. Lưu lượng nước thải cho giai đoạn 1: Q = 2000 m3/ngày Lưu lượng nước thải trung bình: Q = 83,33 m3/h Hầu hết các nhà máy trong KCN đều hoạt động từ 1-2 ca trong ngày, tuy nhiên có nhà máy hoạt động 3 ca trong ngày. Với lưu lượng nước thải trung bình 83,33m3/h. Tính chất dòng thải: Nước thải từ các nhà máy sản xuất muốn thải vào hệ thống cống của nhà máy xử lý nước thải tập trung thì phải đạt tiêu chuẩn loại C. STT THÔNG SỐ ĐƠN VỊ NỒNG ĐỘ 1 pH mg/l 5-9 2 BOD5 mg/l ≤ 500 3 COD mg/l ≤ 800 4 TSS mg/l ≤ 500 5 Asen mg/l 0,5 6 Cadmium mg/l 0,5 7 Pb mg/l 1 8 Clo dư mg/l 2 9 Crom (6) mg/l 0,5 10 Crom (3) mg/l 2 11 Dầu mỡ khoáng mg/l 5 12 Dầu mỡ động thực vật mg/l 30 13 Cu mg/l 5 14 Zn mg/l 5 15 Mn mg/l 5 16 Ni mg/l 2 17 P hữu cơ mg/l 1 18 P tổng mg/l ≤ 9 19 Fe mg/l 10 20 Tetracloetylen mg/l 0,1 21 Thiếc mg/l 5 22 Ag mg/l 0,01 23 N tổng mg/l ≤ 60 24 Tricloetylen mg/l 0,3 25 Amoniac mg/l 10 26 Florua mg/l 5 27 Phenol mg/l 1 28 Sulfua mg/l 1 29 Xianua mg/l 0,2 30 Coliform mg/l 105 - 106 31 Tổng hoạt động phóng xạ mg/l Không phát hiện Các nguồn phát sinh nước thải: Nước thải từ các KCN Lê Minh Xuân xuất phát từ 3 nguồn chính: Nước thải từ các hoạt động sản xuất của các nhà máy trong KCN (hay còn gọi nước thải sản xuất). Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên, khu vực cụm dân cư phụ trợ trong KCN. Nước mưa. 1)Nước thải sản xuất: Trong KCN có các nhà máy sản xuất như: may mặc, thực phẩm, điện – điện tử, in ấn bao bì, da giày, hàng hoá thể thao, sản xuất nhựa, cao su… nên nước thải chứa chủ yếu các chất khó phân huỷ và được quy vào loại nước thải nguy hại như: dầu khoáng, kim loại nặng… Ngoài ra còn có nước thải của các nhà máy từ quá trình thu gom, rửa nguyên liệu, vệ sinh thiết bị. 2) Nước thải sinh hoạt: Chủ yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên và cụm dân cư trong KCN. Nước thải loại này có chứa nhiều chất hữu cơ, các cặn bẩn, các chất lơ lửng, các chất dinh dưỡng và vi khuẩn. Nước mưa: Hầu hết là chảy tràn, trong quá trình chảy tràn nước mưa có kéo theo một số chất bẩn, bụi vì thế mức độ ô nhiễm của nước mưa phụ thuộc vào các yếu tố. Chất lượng môi trường không khí Khả năng tiêu thoát nước mưa của hệ thống ống cống Tình trạng vệ sinh của KCN Tuy nhiên, việc vê sinh đường được kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên nên nước mưa được xem là loại nước có mức độ ô nhiễm nhẹ và được quy là sạch. Do đó, việc thoát nước mưa xuống kênh trong KCN được xem là an toàn. III, Nội dung hệ thống quản lý nước thải KCN Lê Minh Xuân: Mục tiêu Giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải trong KCN Lê Minh Xuân. Các công cụ được sử dụng trong hệ thống quản lý nước thải của KCN: Công cụ pháp lý Công cụ kinh tế Công cụ giáo dục Công cụ thỏa thuận tình nguyện Hướng giải quyết chung cho các vấn đề trong hệ thống quản lý nước thải của KCN hiện nay: Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện: hệ thống thoát nước, thu gom nước thải Xây dựng khu xử lý nước thải tập trung Hoàn thiện hệ thống thoát nước Bất cập, chưa thông nhất trong công tác QLMT Hoàn thiện văn bản về QLMT phù hợp với điều kiện KT-XH của khu vực. Phân cấp trách nhiệm QLMT rõ ràng, tránh chồng chéo. Xây dựng cơ chế phối hợp mềm dẻo, hiệu quả giữa các cơ quan QLMT Thiếu nhân lực: cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật Đào tạo nguồn nhân lực quản lý môi trường, kĩ thuật môi trường. Tăng cường nguồn nhân lực có trình độ cao từ các địa phương lân cận Thiếu các nguồn vốn đầu tư cho Công tác BVMT Kêu gọi vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước Hỗ trợ vốn đầu tư cho các doanh nghiệp: giảm thuế, cho vay vốn… Các nhà máy sản xuất Công nghiệp Tăng cường nhân lực cho công tác QLMT tại nhà máy Đầu tư xây dựng hệ thống XLNT cục bộ Ý thức của các doanh nghiệp về BVMT còn thấp Xây dựng chương trình nâng cao ý thức BVMT cho doanh nghiệp. Xây dựng chương trình nâng năng lực quản lý nhà nước 4) Các giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý nước thải KCN LMX a, Sắp xếp vấn đề ưu tiên trong hệ thống quản lý nước thải KCN Lập dự án đào tạo nguồn nhân lực QLMT, tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân địa phương. Xây dựng và đưa vào vận hành các trạm xử lý nước thải trung tâm ở những khu chưa có hệ thống nước thải tập trung để tiếp nhận và xử lý nước thải từ các nhà máy đạt TCVN 5937:2005 trước khi thải ra môi trường; nên đầu tư dạng nhiều mô đun song song vì tránh được sự cố đồng loạt, thuận tiện cho bảo dưỡng chu kỳ luân phiên; giúp chủ đầu tư phân kỳ về đầu tư vốn. Bố trí cán bộ chuyên trách chăm lo BVMT trong KCN, trong từng cơ sở sản xuất trong KCN bởi vì các vấn đề môi trường bên trong KCN chỉ có thể được quản lý tốt bởi chính bộ phận chức năng quản lý môi trường của KCN. Xây dựng công cụ chính sách MT thích hợp và hệ thống quản lý chất lượng môi trường cho KCN. Tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị để xác định mức độ ô nhiễm, đo đạc, kiểm tra giám sát môi trường cho KCN, có thể xây dựng Trạm quan trắc xử lý nước thải tự động thu thập, giám sát, xử lý và cảnh báo môi trường tại các KCN. Xây dựng quy chế tăng cường phối hợp hoạt động giữa Ban Quản lý KCN, doanh nghiệp với các cơ quan chuyên môn của thành phố, cộng đồng. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Bản Cam kết về BVMT và các Báo cáo ĐTM trong các KCN; mức phạt hợp lý để buộc các đối tượng vi phạm nỗ lực thực hiện các giải pháp BVMT hoặc thay đổi hành vi gây ô nhiễm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ BVMT, đào tạo cán bộ, chuyên gia về lĩnh vực BVMT ở KCN. Tăng cường và mở rộng hợp tác về lĩnh vực BVMT các KCN với các nhà khoa học, với cộng đồng. b, Nội dung, phương hướng: Công cụ pháp lý Áp dụng luật bảo vệ môi trường và các luật có liên quan đối với tất cả các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp. Bắt buộc đánh giá tác động môi trường/cam kết bảo vệ môi trường đối với tất cả các cơ sở sản xuất trong KCN . Buộc các cơ sở sản xuất xả thải với nồng độ các chất ô nhiễm theo tiêu chuẩn Việt Nam. Không cấp giấy phép cho các cơ sở không xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Hướng các cơ sở sản xuất phát triển theo các chính sách, chiến lược bảo vệ môi trường của quốc gia. Công cụ kinh tế Áp dụng thuế xuất nhập khẩu Áp dụng các loại thuế, phí khác như: phí đối với người tiêu dùng, lệ phí sản phẩm… Phí nước thải (theo nghị định của chính phủ 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải). Phí chất thải rắn (theo nghị định của chính phủ 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn). Áp dụng quyền mua, bán giấy phép xả/phát thải giữa các cơ sở sản xuất. Hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình để xử lý ô nhiễm môi trường cho các cơ sở đang gặp khó khăn về mặt tài chính Nhìn chung, cần xây dựng lại một cơ cấu giá cả về xử lý nước thải bởi hiện nay, hầu hết các KCN đang thu phí nước thải với đồng một mức giá đối với tất cả các doanh nghiệp trong KCN, khối lượng nước thải được
Luận văn liên quan