Tiểu luận Quản lý nhà nƣớc về công tác đấu thầu mua thuốc ở các cơ sở y tế trong tỉnh An Giang – Thực trạng và giải pháp

Thuốc là một hàng hóa đặc biệt vì có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Giá thuốc luôn là vấn đề không những ngành y tế mà cả xã hội đặc biệt quan tâm. Hiện nay, tuy giá viện phí đang có sự bao cấp của nhà nước, chỉ thu một phần viện phí, thuốc tại bệnh viện phục vụ dưới dạng cung ứng theo giá hóa đơn mua vào. Mặc dù vậy, số tiền thuốc chiếm gần như 70% số viện phí mà người bệnh phải trả. Giá thuốc có ảnh hưởng rất lớn đến ngân sách nhà nước, đến quỹ bảo hiểm y tế, đặc biệt ảnh hưởng đến kinh tế của người dân. Mặc dù được kiểm soát bởi ngành chức năng, dư luận xã hội, nhưng giá thuốc vẫn tăng đều đặn và đôi khi gây đột biến. Có nhiều nguyên nhân để thuốc tăng giá, trong đó có nguyên nhân do cạnh tranh, muốn được tiêu thụ, các công ty tìm cách đẩy giá thuốc lên cao để có chi phí tiếp thị, hậu mãi bằng cách xuất hóa đơn lòng vòng, thỏa thuận nâng giá nhập khẩu, nhập ủy thác từ bên ngoài, đặc biệt đối với những thuốc chưa có thương hiệu, có nguồn gốc từ các nước Châu Á. Điều này đang đặt ra gánh nặng và mối lo lớn cho những người dân nghèo ốm đau cần thuốc chữa trị. Việc thực hiện đấu thầu lúc đầu gặp nhiều khó khăn do chưa am hiểu luật, thời gian hoàn tất một đợt đấu thầu kéo dài, không theo kịp với tiến độ trượt giá của thị trường, dẫn đến hậu quả nhiều gói thầu không có nhà thầu tham gia hoặc vượt giá kế hoạch; danh mục thuốc tuyến tỉnh không phù hợp khi áp dụng cho các bệnh viện tuyến huyện, do phân tuyến kỹ thuật quy định cũng như mô hình bệnh tật ở mỗi nơi một khác. Văn bản hướng dẫn đấu thầu mua thuốc chưa cụ thể, các bệnh viện tự xoay xở, làm cho điểm xét thầu mang tính chủ quan, không đồng bộ. Hình thức chia gói thầu, phương thức đấu thầu mỗi nơi một khác, dẫn đến cùng một mặt hàng, nhưng giá thuốc khác nhau giữa các bệnh viện trong cùng một thời 2 điểm, công tác đấu thầu nhiều nơi nhiều lúc chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch. Đấu thầu thuốc hiện áp dụng theo luật xây dựng, thuốc có nhiều đặc điểm khác biệt với hàng hóa xây dựng, thuốc bao gồm nhiều yếu tố kỹ thuật, đa dạng, nhiều nguồn cung cấp. Ngoài ra, Bệnh viện còn phải thực hiện nhiều đợt đấu thầu trong năm để mua sắm hàng hóa sử dụng thường xuyên như hóa chất, vật tư y tế, trang thiết bị, văn phòng phẩm, xây dựng, sửa chữa., mỗi đợt đấu thầu kéo dài từ 4 đến 6 tháng, dẫn đến hậu quả trong một số trường hợp là thiếu thuốc phục vụ cho nhu cầu điều trị; tốn kém chi phí hành chính, lưu trữ hồ sơ, nhất là khi các bệnh viện đấu thầu riêng lẻ; mất quá nhiều thời gian và công sức, ảnh hưởng đến công tác chuyên môn; dễ phát sinh sai só t và tiêu cực. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc quản lý và bình ổn giá thuốc tại Việt Nam là một bài toán khó giải. Đấu thầu thuốc là một giải pháp. Quản lý công tác đấu thầu mua thuốc chính là quản lý tốt kinh tế y tế, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, giảm gánh nặng cho bệnh nhân, góp phần nâng cao uy tín của người thầy thuốc trong các cơ sở y tế. Vì vậy, việc tổ chức đấu thầu thuốc cần được quan tâm nghiên cứu để thực hiện một cách chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao hơn. Do đó, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nƣớc về công tác đấu thầu mua thuốc ở các cơ sở y tế trong tỉnh An Giang – thực trạng và giải pháp” làm tiểu luận tốt nghiệp của mình nhằm khảo sát thực trạng công tác đấu thầu mua thuốc, xem xét những vấn đề chưa phù hợp, đề ra những giải pháp tháo gỡ, góp phần cùng Sở Y tế chấn chỉnh công tác đấu thầu mua thuốc tại các cơ sở y tế trong tỉnh là yêu cầu cấp thiết được đặt ra. Đề tài được nghiên cứu từ năm 2010- 2013 và đã sử dụng các phương pháp như: tổng hợp, phân tích làm cơ sở để viết.

pdf40 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 5933 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quản lý nhà nƣớc về công tác đấu thầu mua thuốc ở các cơ sở y tế trong tỉnh An Giang – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƢỜNG CHÍNH TRỊ TÔN ĐỨC THẮNG TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU MUA THUỐC Ở CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRONG TỈNH AN GIANG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Học viên: Nguyễn Thị Bê Lớp: B65, Năm học: 2012-2013 Giảng viên hƣớng dẫn: Phan Thị Tuyết Minh An Giang, tháng 9 năm 2013 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƢỜNG CHÍNH TRỊ TÔN ĐỨC THẮNG TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU MUA THUỐC Ở CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRONG TỈNH AN GIANG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Học viên: Nguyễn Thị Bê Lớp: B65, Năm học: 2012-2013 Giảng viên hƣớng dẫn: Phan Thị Tuyết Minh An Giang, tháng 9 năm 2013 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Giáo viên hƣớng dẫn Ths. Phan Thị Tuyết Minh ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM TIỂU LUẬN I. Nhận xét: . . ............................................................................................................................. II. Kết quả: - Bằng số:.............. - Bằng chữ:... Giáo viên 1 Giáo viên 2 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU MUA THUỐC 4 1.1. Những vấn đề chung về công tác đấu thầu mua thuốc 4 1.1.1. Khái niệm 4 1.1.2. Vai trò của công tác đấu thầu 4 1.1.3. Các hình thức lựa chọn nhà thầu 5 1.1.4. Trình tự thực hiện đấu thầu 5 1.1.5. Quyền và nghĩa vụ các bên trong đấu thầu 5 1.2. Quan điểm của Đảng về công tác y tế 6 1.3. Những quy định của nhà nước về công tác đấu thầu mua thuốc 7 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU MUA THUỐC Ở CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRONG TỈNH AN GIANG 12 2.1. Đặc điểm tình hình 12 2.2. Thực trạng về công tác đấu thầu mua thuốc trong tỉnh 12 2.2.1. Tình hình thực hiện đấu thầu 12 2.2.2. Đánh giá kết quả về tình hình đấu thầu mua thuốc trong thời gian qua 22 2.3. Một số vấn đề đặt ra 25 Chƣơng 3 MỤC TIÊU & GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU MUA THUỐC Ở CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRONG TỈNH AN GIANG 26 3.1. Mục tiêu 26 3.1.1. Mục tiêu chung 26 3.1.2. Mục tiêu cụ thể 26 3.2. Giải pháp 27 3.2.1. Tăng cường quản lý nhà nước về công tác đấu thầu mua thuốc 27 3.2.2. Tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị 27 3.2.3. Nâng cao vai trò của Hội đồng thuốc và điều trị 27 3.2.4. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục y đức 28 3.2.5. Bồi dưỡng đào tạo nghiệp vụ đấu thầu 28 3.2.6. Thay đổi hình thức đấu thầu 29 3.2.7. Tăng cường tính công khai, minh bạch trong công tác đấu thầu mua thuốc 29 3.2.8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đấu thầu thuốc 30 3.2.9. Tổ chức tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát 30 KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 1 PHẦN MỞ ĐẦU Thuốc là một hàng hóa đặc biệt vì có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Giá thuốc luôn là vấn đề không những ngành y tế mà cả xã hội đặc biệt quan tâm. Hiện nay, tuy giá viện phí đang có sự bao cấp của nhà nước, chỉ thu một phần viện phí, thuốc tại bệnh viện phục vụ dưới dạng cung ứng theo giá hóa đơn mua vào. Mặc dù vậy, số tiền thuốc chiếm gần như 70% số viện phí mà người bệnh phải trả. Giá thuốc có ảnh hưởng rất lớn đến ngân sách nhà nước, đến quỹ bảo hiểm y tế, đặc biệt ảnh hưởng đến kinh tế của người dân. Mặc dù được kiểm soát bởi ngành chức năng, dư luận xã hội, nhưng giá thuốc vẫn tăng đều đặn và đôi khi gây đột biến. Có nhiều nguyên nhân để thuốc tăng giá, trong đó có nguyên nhân do cạnh tranh, muốn được tiêu thụ, các công ty tìm cách đẩy giá thuốc lên cao để có chi phí tiếp thị, hậu mãi bằng cách xuất hóa đơn lòng vòng, thỏa thuận nâng giá nhập khẩu, nhập ủy thác từ bên ngoài, đặc biệt đối với những thuốc chưa có thương hiệu, có nguồn gốc từ các nước Châu Á. Điều này đang đặt ra gánh nặng và mối lo lớn cho những người dân nghèo ốm đau cần thuốc chữa trị. Việc thực hiện đấu thầu lúc đầu gặp nhiều khó khăn do chưa am hiểu luật, thời gian hoàn tất một đợt đấu thầu kéo dài, không theo kịp với tiến độ trượt giá của thị trường, dẫn đến hậu quả nhiều gói thầu không có nhà thầu tham gia hoặc vượt giá kế hoạch; danh mục thuốc tuyến tỉnh không phù hợp khi áp dụng cho các bệnh viện tuyến huyện, do phân tuyến kỹ thuật quy định cũng như mô hình bệnh tật ở mỗi nơi một khác. Văn bản hướng dẫn đấu thầu mua thuốc chưa cụ thể, các bệnh viện tự xoay xở, làm cho điểm xét thầu mang tính chủ quan, không đồng bộ. Hình thức chia gói thầu, phương thức đấu thầu mỗi nơi một khác, dẫn đến cùng một mặt hàng, nhưng giá thuốc khác nhau giữa các bệnh viện trong cùng một thời 2 điểm, công tác đấu thầu nhiều nơi nhiều lúc chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch. Đấu thầu thuốc hiện áp dụng theo luật xây dựng, thuốc có nhiều đặc điểm khác biệt với hàng hóa xây dựng, thuốc bao gồm nhiều yếu tố kỹ thuật, đa dạng, nhiều nguồn cung cấp. Ngoài ra, Bệnh viện còn phải thực hiện nhiều đợt đấu thầu trong năm để mua sắm hàng hóa sử dụng thường xuyên như hóa chất, vật tư y tế, trang thiết bị, văn phòng phẩm, xây dựng, sửa chữa..., mỗi đợt đấu thầu kéo dài từ 4 đến 6 tháng, dẫn đến hậu quả trong một số trường hợp là thiếu thuốc phục vụ cho nhu cầu điều trị; tốn kém chi phí hành chính, lưu trữ hồ sơ, nhất là khi các bệnh viện đấu thầu riêng lẻ; mất quá nhiều thời gian và công sức, ảnh hưởng đến công tác chuyên môn; dễ phát sinh sai sót và tiêu cực... Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc quản lý và bình ổn giá thuốc tại Việt Nam là một bài toán khó giải. Đấu thầu thuốc là một giải pháp. Quản lý công tác đấu thầu mua thuốc chính là quản lý tốt kinh tế y tế, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, giảm gánh nặng cho bệnh nhân, góp phần nâng cao uy tín của người thầy thuốc trong các cơ sở y tế. Vì vậy, việc tổ chức đấu thầu thuốc cần được quan tâm nghiên cứu để thực hiện một cách chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao hơn. Do đó, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nƣớc về công tác đấu thầu mua thuốc ở các cơ sở y tế trong tỉnh An Giang – thực trạng và giải pháp” làm tiểu luận tốt nghiệp của mình nhằm khảo sát thực trạng công tác đấu thầu mua thuốc, xem xét những vấn đề chưa phù hợp, đề ra những giải pháp tháo gỡ, góp phần cùng Sở Y tế chấn chỉnh công tác đấu thầu mua thuốc tại các cơ sở y tế trong tỉnh là yêu cầu cấp thiết được đặt ra. Đề tài được nghiên cứu từ năm 2010- 2013 và đã sử dụng các phương pháp như: tổng hợp, phân tích làm cơ sở để viết. 3 Bố cục đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác đấu thầu mua thuốc. Chương 2. Thực trạng về công tác đấu thầu mua thuốc ở các cơ sở y tế trong tỉnh An Giang. Chương 3. Mục tiêu & giải pháp về công tác đấu thầu mua thuốc ở các cơ sở y tế trong tỉnh An Giang 4 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU MUA THUỐC 1.1. Những vấn đề chung về công tác đấu thầu mua thuốc 1.1.1. Khái niệm Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án có sử dụng vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do nhà nước quản lý trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng. 1.1.2. Vai trò của việc đấu thầu mua thuốc đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đấu thầu thuốc có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, vì thuốc có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không đủ tiền mua thuốc, đặc biệt là những người chưa có thẻ bảo hiểm y tế. Đấu thầu mua thuốc chính là phương thức để chọn được mặt hàng thuốc có giá cả hợp lý giúp tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, giảm gánh nặng cho người bệnh nghèo, góp phần quản lý nhà nước về giá thuốc, chất lượng thuốc, nâng cao hiệu quả trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. 5 Với những quy định đấu thầu thuốc hiện hành, các doanh nghiệp sản xuất trong nước đã bắt đầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào nghiên cứu phát triển sản xuất các thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc chứa hoạt chất mà trong nước chưa sản xuất được và tập trung đầu tư công nghệ để sản xuất các sản phẩm dạng bào chế hiện đại, nghiên cứu tương đương sinh học thay thế thuốc biệt dược đắt tiền, nhằm giảm giá thành, tạo điều kiện cho nhiều bệnh nhân có cơ hội được điều trị. 1.1.3. Các hình thức lựa chọn nhà thầu - Đấu thầu rộng rãi - Đấu thầu hạn chế - Chỉ định thầu - Mua sắm trực tiếp - Chào hàng cạnh tranh - Tự thực hiện Đấu thầu rộng rãi là hình thức ưu tiên áp dụng trừ một số trường hợp đặc biệt. 1.1.4. Trình tự thực hiện đấu thầu Trình tự thực hiện đấu thầu gồm các bước: chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng. 1.1.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đấu thầu Luật đấu thầu quy định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân và tổ chức có liên quan sau đây: - Trách nhiệm của người có thẩm quyền; - Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư; - Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu; 6 - Quyền và nghĩa vụ của tổ chuyên gia đấu thầu; - Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu; - Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức thẩm định; 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác y tế Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và toàn xã hội. Bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đề ra nhiệm vụ nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nêu: “Nâng cao y đức, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động khám, chữa bệnh. Phát triển mạnh công nghiệp dược; quản lý chặt chẽ thị trường thuốc chữa bệnh. Bảo đảm cho người có bảo hiểm y tế được khám, chữa bệnh thuận lợi; mọi công dân khi có nhu cầu và khả năng đều được đáp ứng dịch vụ y tế chất lượng cao.” Thông báo số 208/TB-VPCP ngày 22 tháng 7 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại hội nghị trực tuyến ngành dược toàn quốc năm 2009 có nội dung: “Khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch tổng thể nhằm kiện toàn và phát triển công tác dược bệnh viện từ tuyến Trung ương đến địa phương. Điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế đấu thầu thuốc cung ứng cho hệ thống y tế công lập. Tổ chức đánh giá, xây dựng cơ chế các mối quan hệ: bệnh viện - nhà thuốc, bác sĩ - dược sĩ - người bệnh để có giải pháp bảo đảm lợi ích hài hoà của các đối tượng bệnh nhân, bệnh viện và cán bộ y tế, phù hợp với quy định hiện hành.” 7 Tại buổi làm việc với Bộ Y tế về công tác quản lý nhà nước về dược, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo: “Để phấn đấu phát huy kết quả đã đạt được, xây dựng ngành dược tiếp tục phát triển, đóng góp tích cực vào sự nghiệp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong thời gian tới, Bộ Y tế cần tiếp tục làm tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong đó có nhiệm vụ: phối hợp với các Bộ Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan tập trung xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Dược năm 2005 bảo đảm tiến độ và chất lượng. Trong quá trình xây dựng Dự án Luật, cần nghiên cứu đề xuất các nội dung về đổi mới quản lý giá thuốc và đấu thầu thuốc đáp ứng yêu cầu công tác quản lý trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành và cam kết quốc tế.” (Thông báo Số 154/TB- VPCP ngày 04/4/2013) Trong Chương trình công tác năm 2013 của UBND tỉnh An Giang đề ra nhiệm vụ của ngành Y tế: “Tăng cường thanh tra, kiểm tra, quản lý chặt chẽ chất lượng hoạt động khám chữa bệnh, việc kê đơn, sử dụng thuốc, chống lạm dụng thuốc, lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng dịch vụ kỹ thuật cao; đấu thầu giá thuốc tại các bệnh viện công.” 1.3. Những quy định của nhà nƣớc về công tác đấu thầu mua thuốc Nghị định 120/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2004 quy định: Chính phủ quản lý giá đối với nhóm thuốc do cơ sở y tế mua để cung cấp cho các đối tượng miễn phí, chính sách xã hội, thu một phần viện phí, BHYT. Thuốc do cơ sở y tế mua để cung cấp cho các đối tượng này phải thực hiện đấu thầu theo quy định của pháp luật. Giá thuốc trúng thầu phải thấp hơn giá bán lẻ phổ biến của thuốc đó trên thị trường cùng thời điểm và được áp dụng thống nhất trong tất cả các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ra đời điều chỉnh các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với các gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho 8 mục tiêu đầu tư phát triển, sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước. Luật Đấu thầu quy định cụ thể trình tự thực hiện các bước đấu thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, thời gian trong đấu thầu, hình thức hợp đồng, nghĩa vụ của các bên trong đấu thầu, quản lý hoạt động đấu thầu. Quốc Hội khóa 12 ban hành Luật số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản trong đó có Luật Đấu thầu để điều chỉnh một số Điều Luật nhằm quy định cụ thể hơn các nội dung về xác định giá đánh giá, thẩm định đấu thầu (kế hoạch đấu thầu (KHĐT), hồ sơ mời thầu (HSMT) và kết quả lựa chọn nhà thầu) làm cơ sở cho người có thẩm quyền hoặc chủ đầu tư xem xét, quyết định theo quy định của Luật. Luật Dược số 34/2005/QH11 được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 quy định rõ: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng trong danh mục thuốc chủ yếu sử dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phục vụ cho nhu cầu cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở. Việc mua thuốc thuộc danh mục thuốc chủ yếu của các cơ sở y tế nhà nước và thuốc do ngân sách nhà nước chi trả thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, bảo đảm các nguyên tắc ưu tiên mua thuốc sản xuất trong nước có cùng chủng loại, chất lượng tương đương và giá không cao hơn thuốc nhập khẩu, giá thuốc trúng thầu không được cao hơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định kỳ công bố, thông báo công khai giá thuốc và giá tối đa đối với các loại thuốc do ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế chi trả. Nghị định 79/2006/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ cụ thể hoá một số Điều của Luật Dược. Tại Chương VII, Điều 40 quy định: Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản 9 lý nhà nước về dược trên phạm vi cả nước, chủ trì, phối hợp với Bộ, Ngành liên quan ban hành theo thẩm quyền và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dược; quản lý giá thuốc, lộ trình áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt; chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH&ĐT) và Bộ Tài chính (BTC) hướng dẫn cụ thể việc đấu thầu các loại thuốc quy định tại Điều 49 của Luật Dược. Tại Chương III, Điều 12, Khoản 2 quy định việc mua thuốc thuộc danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và thuốc do ngân sách nhà nước chi trả phải thực hiện thông qua đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu và đảm bảo các nguyên tắc: ưu tiên mua thuốc sản xuất trong nuớc có cùng chủng loại, chất lượng tương đương và giá không cao hơn thuốc nhập khẩu tại thời điểm đấu thầu và giá thuốc trúng thầu không được cao hơn giá tối đa hiện hành công bố tại thời điểm gần nhất của Bộ Y tế. Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Nghị định 85/2009/NĐ-CP cụ thể hóa Luật Đấu thầu, quy định rõ thời gian trong đấu thầu, nội dung của từng gói thầu trong KHĐT, trình duyệt KHĐT cũng như thẩm định và phê duyệt KHĐT. Thông tư 31/2011/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2011 là văn bản chỉ đạo mới nhất về Danh mục thuốc chủ yếu, Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán. Thông tư này quy định về việc xây dựng Danh mục thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ phân tuyến kỹ thuật, mô hình bệnh tật và kinh phí của bệnh viện, Giám đốc bệnh viện chỉ đạo Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng Danh mục thuốc sử dụng tại đơn vị và có kế hoạch tổ chức cung ứng thuốc, đáp ứng nhu cầu điều trị theo các quy định của pháp luật về đấu thầu cung ứng thuốc 10 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT -BYT-BTC: Thông tư này được ban hành ngày 19 tháng 01 năm 2012 có hiệu lực từ ngày 01/6/2012, hướng dẫn đấu thầu mua thuốc (ĐTMT) trong các cơ sở y tế, thay thế TTLT số 10/2007. Thông tư này quy định cụ thể hơn việc phân chia gói thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu, nội dung gói thầu biệt dược, rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt kế hoạch và kết quả đấu thầu. Thông tư cũng quy định số lượng và hạn mức được mua thuốc vượt ngoài KHĐT. Cơ quan BHXH tham gia vào các Hội đồng thẩm định KHĐT, tham gia tổ xét thầu và thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu của các đơn vị ĐTMT từ nguồn quỹ BHYT theo phân cấp của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Ngoài ra còn có các văn bản khác làm cơ sở pháp lý trong công tác đấu thầu như:  Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân số 21-LCT/HĐNN8 ngày 30/06/1989.  Luật Sửa đổi số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009.  Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ, Hướng dẫn thi hành Luật Đấu Thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.  Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12/09/2012 của Chính phủ, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật Đấu Thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.  Thông tư số 05/2010/TT-BKH ngày 10/02/2010 của Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư, ban hành Mẫu hồ sơ mời thầu Mua sắm hàng hoá.  Thông tư số 10/2010/TT-BKH ngày 13/5/2010 của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Quy định về đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu.  Thông tư số 11/2010/TT-BKH ngày 27/5/2010 của Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư, Quy định chi tiết về chào hàng cạnh tranh. 11  Thông tư số 21/2010/TT-BKH ngày 28/10/2010 của Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư, Quy định chi tiết về thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.  Thông tư 01/2011/TT-BKHĐT ngày 04/01/2011 của Bộ Kế Hoạch &Đầu Tư, Quy định chi tiết kiểm tra về công tác đấu thầu theo qui định của Luật Đấu thầu.  Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài Chính, quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước,