Tiểu luận Quan niệm về vốn nhân lực và thương mại hóa giáo dục

Khi nói đến nguồn lực con người các nhà kinh tế thường hiểu đó là nguồn nhân lực (Human Resources) ñược xem xét dưới 2 góc ñộ : Năng lực xã hội và tính năng ñộng xã hội của con người. Năng lực xã hội baohàm tổng hòa về thể lực, trí lực, nhân cách của con người (lao ñộng) của một quốc gia, ñáp ứng với một cơ cấu nhất ñịnh của con người do nền kinh tế - xã hội ñòihỏi. Nguồn nhân lực là ở trạng thái tĩnh, mặc dù nguồn nhân lực luôn luôn ñược phát triển. Nguồn nhân lực ñó phải ñược chuyển sang trạng thái ñộng, tức là ñược phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả, nghĩa là, phải làm thế nào ñể chuyển nguồn lựccon người dưới dạng tiềm năng ñó thành “Vốn con người, vốn nhân lực” (Human Capital). 1 Khái niệm vốn con người (Human Capital) ñã ñược kinh tế gia Adam Smith ñề cập ñến trong tác phẩm The Wealth of Nations, vào cuối thế kỷ 18. Lý thuyết vốn con người ñược Gary Becker, giáo sư ðại học Chicago, giải Nobel kinh tế 1992, khai triển vào năm 1962. Vốn con người ñược ñịnh nghĩa như tập hợp những năng lực sản xuất mà một cá nhân thu ñược nhờ tích luỹ những hiểu biết tổng quát hay ñặc thù, những kỹ năng và sự thành thạo, v.v. Khái niệm “vốn” diễn tả ý niệm một dự trữ phi vật thể quy cho một người, có thể tích luỹ và hao mòn. 2 Cung lao ñộng của con người không chỉ ñơn thuần là việc góp mặt trên thị trường lao ñộng mà còn bao gồm các kỹ năng. Những kỹ năng này con người thu ñược từ khả năng bẩm sinh của mình, những gì con người ñược ñào tạo và kinh nghiệm bạn ñã trải qua. Vốn con người có ñược từ giáo dục và ñào tạo nghề (dạy trực tiếp hay vừa làm vừa học). ðầu tư vào vốn con người là bất kỳ nguồn lực nào (bao gồm cả thời gian) dành ñể nâng cao năng suất làm việc của con người trong ñó bao gồm cả việc ñầu tư vào sức khỏe. Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization = WTO) vừa là một cơ hội, nhưng ñồng thời cũng vừa phải ñối diện với những thách thức thời ñại của mô thức “Văn Hóa Kinh Tế Thị Trường”.

pdf11 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2686 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan niệm về vốn nhân lực và thương mại hóa giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-1- BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM KYÕ THUAÄT TP. HCM ----------------- TRAÀN HUY CÖÔØNG QUAN NIEÄM VEÀ VOÁN NHAÂN LÖÏC VAØ THÖÔNG MAÏI HOÙA GIAÙO DUÏC (TIEÅU LUAÄN MOÂN HOÏC “KINH TEÁ HOÏC GIAÙO DUÏC”) TP. HCM - 2006 -2- PHAÀN 1 “QUAN NIEÄM VEÀ VOÁN NHAÂN LÖÏC (HUMAN CAPITAL) VAØ PHAÙT TRIEÅN NGÖÔØI. VAI TROØ CUÛA VOÁN NHAÂN LÖÏC VAØ VOÁN XAÕ HOÄI TRONG PHAÙT TRIEÅN KINH TEÁ, XAÕ HOÄI. BAÏN SUY NGHÓ GÌ VEÀ VOÁN NHAÂN LÖÏC CUÛA VIEÄT NAM HIEÄN NAY.” Khi nói ñến nguồn lực con người các nhà kinh tế thường hiểu ñó là nguồn nhân lực (Human Resources) ñược xem xét dưới 2 góc ñộ : Năng lực xã hội và tính năng ñộng xã hội của con người. Năng lực xã hội bao hàm tổng hòa về thể lực, trí lực, nhân cách của con người (lao ñộng) của một quốc gia, ñáp ứng với một cơ cấu nhất ñịnh của con người do nền kinh tế - xã hội ñòi hỏi. Nguồn nhân lực là ở trạng thái tĩnh, mặc dù nguồn nhân lực luôn luôn ñược phát triển. Nguồn nhân lực ñó phải ñược chuyển sang trạng thái ñộng, tức là ñược phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả, nghĩa là, phải làm thế nào ñể chuyển nguồn lực con người dưới dạng tiềm năng ñó thành “Vốn con người, vốn nhân lực” (Human Capital).1 Khái niệm vốn con người (Human Capital) ñã ñược kinh tế gia Adam Smith ñề cập ñến trong tác phẩm The Wealth of Nations, vào cuối thế kỷ 18. Lý thuyết vốn con người ñược Gary Becker, giáo sư ðại học Chicago, giải Nobel kinh tế 1992, khai triển vào năm 1962. Vốn con người ñược ñịnh nghĩa như tập hợp những năng lực sản xuất mà một cá nhân thu ñược nhờ tích luỹ những hiểu biết tổng quát hay ñặc thù, những kỹ năng và sự thành thạo, v.v... Khái niệm “vốn” diễn tả ý niệm một dự trữ phi vật thể quy cho một người, có thể tích luỹ và hao mòn.2 Cung lao ñộng của con người không chỉ ñơn thuần là việc góp mặt trên thị trường lao ñộng mà còn bao gồm các kỹ năng. Những kỹ năng này con người thu ñược từ khả năng bẩm sinh của mình, những gì con người ñược ñào tạo và kinh nghiệm bạn ñã trải qua. Vốn con người có ñược từ giáo dục và ñào tạo nghề (dạy trực tiếp hay vừa làm vừa học). ðầu tư vào vốn con người là bất kỳ nguồn lực nào (bao gồm cả thời gian) dành ñể nâng cao năng suất làm việc của con người trong ñó bao gồm cả việc ñầu tư vào sức khỏe. Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization = WTO) vừa là một cơ hội, nhưng ñồng thời cũng vừa phải ñối diện với những thách thức thời ñại của mô thức “Văn Hóa Kinh Tế Thị Trường”. Khi nói về vốn liếng, người ta thường nghĩ ngay ñến những giá trị vật chất cụ thể mà người sở hữu có thể nhìn thấy, cất giữ hay cân, ño, ñong, ñếm ñược. Còn những giá trị phi vật thể, ñặc biệt là những giá trị tinh thần tạo nên bản sắc ñặc thù của một quốc gia, một xã hội, một dòng họ hay một con người ñược coi như những “bẩm tính trời sinh”, bị chìm khuất sau biên cương và hào lũy truyền ñời của lịch sử và văn hóa.3 1 Boä Giaùo Duïc vaø Ñaøo Taïo, PHAÙT TRIEÅN NGUOÀN LÖÏC CON NGÖÔØI, Haø Noäi, 2004 – Trang 1. 2 3 -3- Từ trong nếp nghĩ theo thói quen và cảm tính, Vốn xã hội thường bị xem hay ñược xem là một hệ thống giá trị mặc nhiên, mỗi người sinh ra là ñã có nó như khí trời, thiên nhiên cây cỏ. Thật ra, nguồn vốn to lớn và quan trọng bậc nhất là Vốn xã hội. Trong cụm từ “Vốn xã hội” ñã ngầm chứa hai thành tố là: Vốn (capital) + Xã Hội (social). Nói một cách cụ thể hơn về Vốn Xã Hội, Cohen và Prusak (2001) ñịnh nghĩa: “Vốn xã hội bao gồm phần lớn sự hợp tác xây dựng giữa những con người với nhau: Sự tin tưởng, sự hiểu biết lẫn nhau, và sự chia sẻ những giá trị ñạo ñức, phong cách nối kết những thành viên trong các tập ñoàn, các cộng ñồng lại với nhau làm cho việc phối hợp hành ñộng có khả năng thực hiện ñược”. Vấn ñề Vốn xã hội ñã ñược nhắc nhở, nghiên cứu, phát triển và áp dụng một cách có hệ thống và rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, xã hội, tâm lý… tại Mỹ, các nước phương Tây và các quốc gia kỹ nghệ trên toàn thế giới. Năm 1961, Jane Jacob phân tích và thảo luận về vốn xã hội trong mối tương quan của ñời sống ở thành phố. Năm 1983, Pierre Bourdieu soạn hẳn ra một lý thuyết riêng về Vốn xã hội. James S. Coleman phát triển lý thuyết thành một nội dung giáo dục về nguồn Vốn xã hội. Ý tưởng nầy ñã ñược một tổ chức tài chính lớn nhất hành tinh là Ngân Hàng Thế Giới sử dụng như một ý kiến rất hữu ích về mặt tổ chức. Ngân Hàng Thế Giới xác ñịnh rằng: “ Bằng chứng mỗi ngày một nhiều chỉ rõ rằng, sự liên kết xã hội là rất thiết yếu cho các xã hội trong việc làm giàu mạnh kinh tế và cho việc phát triển tiến lên không ngừng”. Trong khi Vốn vật chất (physical capital) nói ñến các vật thể hiện hữu và Vốn nhân sinh (human capital) nói ñến tài sản cá nhân thì Vốn xã hội nói ñến liên hệ nối kết giữa những con người. ðấy là mạng lưới xã hội với những tiêu chuẩn giao dịch qua lại trong sự tin tưởng lẫn nhau và ñồng thời ñó cũng là ñạo lý cư xử giữa người và người trong xã hội. Theo ñịnh nghĩa của Ngân Hàng Thế Giới thì Vốn xã hội là những gì liên quan ñến các cơ sở, các mối quan hệ và những giá trị truyền thống. Tất cả cùng hợp sức tạo nên chất lượng và số lượng của thành phẩm làm nên bởi sự tương giao hợp tác trong xã hội… Vốn xã hội không phải chỉ ñơn thuần là sự tổng hợp những khối lượng vật chất của xã hội mà là chất keo làm dính chặt những khối lượng tài sản xã hội nầy lại với nhau. Như vậy, Vốn xã hội chính là con người. Trong khi con người lại chính là sản phẩm của một hoàn cảnh xã hội hiện hữu và phát triển trong một hoàn cảnh kinh tế, một bối cảnh lịch sử, một truyền thống văn hóa cụ thể nào ñó. Ngày 24 tháng 4 năm 2006 vừa qua, Bill Gates, chủ nhân công ty Microsoft và cũng là người giàu nhất thế giới với gia tài xấp xỉ 53 tỷ ñô la Mỹ, ñến thăm Việt Nam. Nhân vật nầy ñã ñược giới trẻ Việt Nam cả nước ñặc biệt quan tâm theo dõi. ðã có người tự hỏi: “Nếu Bill Gates sinh ra tại Việt Nam hay một nơi nào ñó không phải là Mỹ thì liệu một ‘Bill Gates hạt giống’ có khả năng trở thành một Bill Gates thành công lẫy lừng như hôm nay không? Tuy ñây chỉ là câu hỏi giả ñịnh, nhưng câu trả lời dĩ nhiên là “không!” và câu hỏi tiếp sẽ là “Tại sao?” Câu trả lời ñơn giản nhất sẽ là: “Vì Mỹ khác, ta khác. Mỹ có nhiều phương tiện kinh doanh và ñiều kiện thuận lợi nghiên cứu kỹ thuật và tham khảo thị trường mà ta không có...” Thế thì có người lại hỏi, một nhân vật Mỹ nổi tiếng khác cũng ñã ñến thăm Việt Nam, cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, có một người em trai cùng cha khác mẹ, lớn lên trong cùng một mái ấm gia ñình, suýt soát tuổi nhau là Roger Clinton lại trở thành một -4- tay lêu lổng, bị tù tội vì ghiền xì ke, ma túy. Như vậy có hai Clintons trái ngược nhau trong cùng một hoàn cảnh. Clinton anh là vốn xã hội ñáng quý và Clinton em là cục nợ xã hội ñáng thương hại. Trên ñây là thí dụ cụ thể về mối tương quan và sự tác ñộng qua lại giữa con người và hoàn cảnh. ðây là cả một sự tương tác về cả ba mặt: Vật chất, tinh thần, hoàn cảnh riêng, chung. Bởi vậy, phương pháp luận cũng như dữ kiện về các mặt nhân sinh và môi trường xã hội thường là những ñối tượng rất phức tạp trong việc ño lường hay phân tích Nguồn vốn xã hội. Các nhà nghiên cứu phải lưu ý ñến ba ñịnh mức của Vốn xã hội: (1) Mức ñộ Vốn xã hội vi mô (micro-level social capital), (2) Mức ñộ Vốn xã hội trung mô (Meso-level social capital), và (3) Mức ñộ Vốn xã hội vĩ mô (macro-level social capital). Ba ñịnh mức nầy liên quan ñến: (1) Cá nhân, (2) Gia ñình, trường học, cơ quan, ñoàn thể, xí nghiệp, và (3) Xã hội, ñất nước và toàn cầu. Mối liên hệ hữu cơ là: (1) Nếu cá nhân không ñược chuẩn bị kỹ càng; (2) Nếu nghiệp vụ không ñược ñào tạo, huấn luyện nghiêm túc; (3) Kết quả sẽ tạo ra là những thành viên xã hội có chất lượng nghèo nàn và hệ quả tất yếu là sẽ làm cho nguồn vốn xã hội suy thoái hay khánh tận. Công trình nghiên cứu về Vốn xã hội gần ñây nhất của Robert D. Putnam (1993; 2000) nhấn mạnh về sự hợp tác hai chiều và nhiều chiều của các thành viên trong xã hội. Ông cho rằng sự hợp tác và chia sẻ giữa các thành viên xã hội với nhau là yếu tố quan trọng hàng ñầu trong việc xây dựng vốn xã hội. Từ ñó, Putnam cũng báo ñộng nguy cơ về sự xuống dốc của nguồn vốn xã hội tại Mỹ. Nguyên nhân chính là vì chủ nghĩa cá nhân (individualism) ngày một chiếm thế mạnh và trẻ em chỉ sống với cha hay mẹ một mình do tình trạng ly dị gia tăng làm cho tinh thần hợp tác xã hội yếu dần. Từ ñó, nhìn lại Vốn xã hội Việt Nam, cảm nhận tức thời trước khi ñưa lên bàn cân tính toán là nước ta và dân ta có một nguồn vốn xã hội phong phú ñược tích lũy qua “bốn nghìn năm văn hiến”. Nếu ñem các tiêu chí ñiển hình nhất của khái niệm vốn xã hội cơ bản như truyền thống ñạo lý, phong cách xử sự hợp tác làm ăn nghiêm túc, ñáng tin cậy, giàu tinh thần hợp tác và chia sẻ, có tay nghề vững vàng trong lĩnh vực chuyên môn… thì ñất nước và con người Việt Nam xưa nay không thiếu. Nguồn vốn xã hội Việt Nam, do ñó, sẽ rất nhiều. Nếu không có nguồn vốn xã hội giàu có làm căn bản cho sự sống còn và vươn lên của ñất nước và con người Việt Nam thì có lẽ nước Việt Nam ñã bị ñồng hóa hay biến mất giữa những thế lực xâm lăng cường bạo ñến từ mọi phía trong những nghìn năm qua. Nhưng nếu xin tạm gác lại niềm tự hào dân tộc ñể nhìn vào thực tiễn cuộc sống của dân ta trong dòng sinh mệnh của ñất nước và trong bối cảnh lịch sử thế giới thì ta thấy ñược những gì? Nguồn vốn quan trọng ñó bây giờ ñang phong phú, cạn kiệt hay vẫn còn dự trữ tràn ñầy dưới dạng tiềm năng? Ba mươi năm qua sống dưới chế ñộ mới, không còn chiến tranh, không còn phân chia Nam Bắc… nguồn vốn xã hội Việt Nam ñang ở mức ñộ nào? Theo Russel Landsfield (2002), các tiêu chí “quan sát tạm thời” ñể nhìn vào mức ñộ Nguồn vốn xã hội của một xã hội là : (1) Thái ñộ xử thế công cộng (public behavior), (2) Sự ñáng tin cậy trong quan hệ mua bán ñổi chác hàng ngày -5- (trustworthiness in daily exchange and business), (3) Niềm tin trong sự tương tác giữa quần chúng và lãnh ñạo (mutual trust between authority and people), (4) Trật tự và an ninh công cộng (order and safety in public). Ví thử có một người như Russel mới ñến Việt Nam lần ñầu, anh ta dùng những “thang ñiểm” vừa nêu ñể “quan sát tạm thời” xã hội Việt Nam thì người ñó sẽ thấy nguồn vốn xã hội Việt Nam hiện nay ñang ở vào mức ñộ nào? Căn bản ñể tạo ra nguồn vốn xã hội là con người. Phẩm chất của con người Việt Nam không thua sút bất cứ dân tộc nào trong cùng hoàn cảnh ñịa dư và lịch sử. Trong những trường ñại học Mỹ mà người viết bài nầy có dịp giảng dạy, sự thể hiện rất rõ ràng là sinh viên Việt Nam, thuộc cả hai thế hệ trẻ từ quê nhà sang du học hay sinh ra và lớn lên tại Mỹ ñều không thua kém mảy may sinh viên của bất cứ nước nào, nhất là ñối với sinh viên châu Á như Nhật, Trung Quốc, ðại Hàn, Singapore… Thế nhưng trong thực tế ñất nước, về mặt chuyên môn và khả năng khai phá, sáng tạo trong khoa học, kỹ thuật ñể tạo ra những sản phẩm kỹ nghệ hiện ñại, chúng ta vẫn còn bị giới hạn và tụt hậu so với họ? Vốn xã hội hiện nay của ñất nước ta có ñủ phẩm chất và lượng dự trữ ñể ñáp ứng ñược nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường hay không? ðấy vẫn còn là những vấn ñề cần ñược nghiên cứu một cách khách quan và khoa học mới có thể tìm ra câu trả lời thích ñáng. Vốn xã hội là một khái niệm tương ñối còn mới mẽ trong sinh hoạt kinh tế ñậm tính truyền thống và kế thừa của người Việt chúng ta. Khi nói về nguồn vốn, người ta quen nói ñến nguồn vốn vật chất hữu hình và cụ thể (tangible). Còn Nguồn vốn xã hội là một giá trị phi vật thể (intangible) nên người ta mơ hồ thấy nó “ở ñâu ñó” qua những biểu hiện “tài năng” cá nhân có tính chất tiểu xảo và tiểu thương theo kiểu: “nói dẽo quẹo như mẹo con buôn…”! Lenkowsky (2000) ñã chứng minh rằng xã hội càng kém phát triển, sức mạnh kinh tế càng yếu thì nguồn vốn xã hội càng dễ bị quên lãng. Nguồn vốn xã hội là một tiến trình hình thành và ñầu tư lâu dài chứ không xuất hiện cụ thể và nhanh chóng trong ñời sống như “mì ăn liền”. Tuy nhiên, Putnam cũng ñưa ra một “kính chiếu yêu” ñể nhìn vào và nhận biết những vùng ñang có nguồn vốn xã hội cao hơn… khi “những nơi công cộng sạch sẽ hơn, con người thân thiện, ñáng tin cậy hơn, và ñường sá an toàn hơn. Sự phát triển kinh tế thường ñi song song với sự cải thiện ñời sống về mặt vật chất. Nhưng một vùng ñất nào ñó rất giàu có về vật chất thuần túy mà thiếu vắng vốn xã hội. Nghĩa là thiếu ñi chiều sâu văn hóa và chiều cao nhân văn thì ñấy cũng chỉ là một hình thức phồn vinh thô thiển mà người xưa gọi là “trọc phú” (thanh bần hơn trọc phú) hay theo mắt nhìn của quần chúng bình dân là “giàu mà không sang”. Hình ảnh của những vùng ñất giàu vốn vật chất mà nghèo vốn xã hội thường xuất hiện trong những vùng kinh tế “nước nổi”. Nếu có dịp ghé ñến những vùng kinh tế quanh các khu quân sự, hầm mõ hay hảng xưởng khai thác kinh doanh tạm thời ở Phi Luật Tân, Panama, Trung ñông, Nam Phi… sẽ thấy rõ hình ảnh “giàu mà không sang” nầy xuất hiện nhan nhản. Theo Sennett, R. (1998) thì “Dấu hiệu báo ñộng ñầu tiên của sự suy thoái nguồn vốn xã hội là số người phát giàu mà không làm gì cả hay kiếm lợi bất chính một cách công khai càng lúc càng ñông và khoảng cách giữa những người nghèo lương thiện và những người giàu gian manh mỗi ngày một lớn”. Các nhà nghiên cứu về nguồn vốn xã hội trong tương quan kinh tế ñều ñồng ý với nhau rằng, một nền kinh tế lành mạnh trong một ñất nước có kỷ cương và văn -6- hiến không thể nào thiếu vắng nguồn vốn xã hội. Friedland (2003) ñã nêu dẫn trường hợp các nước châu Mỹ La Tinh và sự èo uột của vốn xã hội. Giới lãnh ñạo và thân hào nhân sĩ trong vùng thường vinh danh tinh thần ñịa phương và lòng tự hào nhân chủng một cách quá bảo thủ và cực ñoan ñến ñộ lơ là không quan tâm ñúng mức ñến sự vun ñúc, nuôi dưỡng và phát triển nguồn vốn xã hội. Hậu quả là sự thiếu hợp tác giữa những thành viên xã hội và các thế lực ñầu tư ñã ñưa ñến quan hệ một chiều và dẫn ñến chỗ vốn xã hội bị phá sản. Các nhà kinh doanh ñầu tư nản lòng lui bước. Thay vì hợp tác song phương trong tinh thần ngay thẳng, bình ñẳng và danh dự thì lại biến tướng thành quan hệ “ñút” (bribe) và “ñớp” (being bribed) trong mối quan hệ của hối lộ và tham nhũng. Kết quả là hơn một thế kỷ qua, các nước nghèo vẫn nghèo. Dân chúng vẫn lầm than; nền kinh tế các nước trong vùng rất giàu tài nguyên nhưng vẫn kiệt quệ vì giới tài phiệt sử dụng nhân lực và tài nguyên ñất nước ñể làm giàu cho riêng cá nhân, gia ñình và dòng họ của mình rồi tìm cách chuyển tiền của và gửi con cháu của mình ra nước ngoài du học và lập nghiệp. Kẻ thù dai dẳng nhất của quá trình tích lũy, phát triển Nguồn vốn xã hội là tham nhũng. Bởi vậy, Vốn xã hội và tham nhũng có mối quan hệ nghịch chiều với nhau: Nạn tham nhũng càng bành trướng, vốn xã hội càng co lại. Khi tham nhũng trở thành “ñạo hành xử” hàng ngày thì cũng là lúc vốn xã hội ñang trên ñà phá sản. Nếu chỉ có ánh sáng mới có khả năng quét sạch hay ñuổi dần bóng tối thì cũng tương tự như thế, Vốn xã hội ñược tích lũy càng cao, nạn tham nhũng càng có hy vọng bị ñẩy lùi dần vào quá khứ. Thử nhìn lại Vốn xã hội Việt Nam trong tương quan nguồn vốn xã hội của thế giới, chúng ta mới thấy rõ ñược ñâu là thế mạnh và thế yếu của mình. Nhìn rõ mình không phải ñể thỏa mãn hay nản lòng dễ dãi nhất thời mà ñể cầu tiến bộ; ñể sửa ñổi và ñiều chỉnh kịp thời trước sự ñòi hỏi như một xu thế tất yếu của thời ñại toàn cầu hóa. Sẽ không bao giờ muộn màng, cũng như chẳng bao giờ quá sớm ñể gây vốn xã hội, vì vốn xã hội là xương sống của ñời sống kinh tế và nhân văn cho ñất nước hôm nay và cho thế hệ mai sau. Giáo sư Phạm Tất Dong ñã nhận ñịnh “Chất lượng giáo dục, cả ở hệ phổ thông lẫn hệ ñại học của nước ta là một vấn ñề cần ñược quan tâm hàng ñầu. Những cuộc tranh luận kéo dài về tình hình giáo dục trên báo chí nhiều tháng qua thường tập trung vào ñánh giá, phê bình tình trạng kém chất lượng giáo dục. Vấn ñề này quá lớn, ñòi hỏi phải có sự phối hợp nghiên cứu liên ngành giáo dục học, tâm lý học, kinh tế học…1 1 Boä Giaùo Duïc vaø Ñaøo Taïo, TOAØN CAÀU HOÙA VAØ SÖÏ HOÄI NHAÄP CUÛA GIAÙO DUÏC, 2005 – trang 13 -7- PHAÀN 2 “TRONG CUỘC THẢO LUẬN HIỆN NAY, CÓ Ý KIẾN CHO RẰNG GIÁO DỤC CŨNG LÀ MỘT LOẠI HÀNG HÓA, HOẶC CẦN THƯƠNG MẠI HÓA GIÁO DỤC ? BẠN CÓ TÁN THÀNH KHÔNG ?” Thời gian gần ñây trong nước ñã nảy ra nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn ñề giáo dục là hàng hóa, mà thực chất là thị trường hóa, thương mại hóa giáo dục. Trước ñây ñã có một thời rộ lên chuyện kinh tế tri thức, ñược chào ñón như cơ hội nghìn vàng ñể ñi tắt ñón ñầu, ñưa ñất nước mau chóng vươn lên giàu có, thịnh vượng, nhưng rồi, sau những rạo rực ban ñầu và nhiều mơ mộng trên mây, khi trở về thực tại, mọi sự lại lắng xuống, im ắng một cách dễ sợ, mặc cho giáo dục, khoa học là những thứ cốt tử trong kinh tế tri thức cứ tụt hậu dài dài. Nay lại ñến lượt chuyện tự do hóa giáo dục ñại học ñược coi như phép màu có khả năng cứu nền ñại học của ta giống như “khoán mười” ñã cứu nông nghiệp trước ñây vậy. Dù hưởng ứng hay phản ñối ý kiến này cũng nên thấy ñây là vấn ñề hệ trọng, không thể dựa theo cảm tính hời hợt ñể xét ñoán mà cần bình tĩnh, xem xét nhiều mặt một cách nghiêm túc mới có thể có quyết sách ñúng ñắn, thích hợp.1 Trong khi ở nước ta giáo dục ñại học ì ạch từng bước nhọc nhằn, thì khắp nơi trên thế giới các ñại học ñang trải qua những biến ñộng sâu sắc chưa từng có ñể thích ứng với toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế quyết liệt. Cộng ñồng Châu Âu, Nhật bản, và ngay cả một vài nước ASEAN, ñang nỗ lực cải tổ GDðH nhằm tăng hiệu quả hoạt ñộng của các ñại học, gắn kết ñại học chặt chẽ hơn với doanh nghiệp, trao quyền tự chủ rộng rãi và tự chịu trách nhiệm cho các ñại học. Các nước trong Cộng ñồng Châu Âu tổ chức lại nền ñại học của họ theo những nguyên tắc ñã thống nhất trong tuyên bố chung Bologna năm 1999 (chẳng hạn, tổ chức lại ñại học theo khung 3-5-8 cho tương ñồng với ñại học Mỹ). Bên cạnh những trường bình thường, người ta ñặt trọng tâm xây dựng những trung tâm xuất sắc, nhằm tăng uy tín và sức hút ñể cạnh tranh với các ñại học Mỹ và giảm bớt, tiến ñến chấm dứt dòng chảy chất xám sang Mỹ. Theo hướng ñưa các phương pháp quản lý trong khu vực doanh nghịệp tư nhân vào khu vực giáo dục ñại học, các ñại học ñược tăng quyền tự trị về mọi mặt, kể cả về tài chính và nhân sự, ñể hoạt ñộng gần như một doanh nghiệp, tuy vẫn do Nhà nước cấp kinh phí nhưng có thể tự tìm thêm những nguồn tài chính bổ sung khác mhằm buộc các ñại học muốn tồn tại và phát triển phải quan tâm nhiều hơn nữa ñến hiệu quả và chất lượng. Ở Châu Âu rất ít ñại học tư. Ở Nhật và Mỹ ñại học tư nhiều hơn, nhưng ỏ Mỹ cũng chỉ chiếm khoảng 23% (về số sinh viên). Hầu hết các ñại học tư ở các nước ñều là tổ chức vô vị lợi (non-profit), không có cổ phần, không mưu tìm lợi nhuận, cho nên cũng ñược Nhà Nước cấp một phần kinh phí. Dĩ nhiên họ ñược tự chủ hoàn toàn, như vậy, sau khi cải tổ, các ñại học công sẽ chỉ còn khác các ñại học tư chủ yếu ở chỗ vẫn do Nhà Nước quản lý, dù sự quản lý này ñã ñược nới lỏng rất nhiều (như Hiệu trưởng vẫn do chính quyền bổ nhiệm). Vì thế cũng có khi sự cải tổ này 1 -8- ñược gọi là tư thục hóa (privatisation), hay nửa tư thục hóa (semiprivatisation), dù không hề có chuyện cổ phần hóa hay bán lại các ñại học công cho tư nhân. Ở Mỹ, xu thế tư thục hóa kiểu ñó cũng ñã bắt ñầu: năm 2004, ñã có vài ñại học công lâu ñời (như ñại học Virginia, ñại học William and Mary, Virginia Tech) xin hưởng quy chế tự trị giống như ñại học tư, và ñể ñổi lại họ chịu rút bớt kinh phí tài trợ của Nhà Nước. Do ñâu có trào lưu tự do hóa giáo dục ? Có mấy nguyên nhân dẫn ñến trào lưu này : 1. Sự gia tăng mạnh số sinh viên ñại học, khiến các ñại học từ chỗ chỉ dành cho số ít ñã chuyển thành cho số ñông.