Tiểu luận Quản trị nhân lực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực con người liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, với những cơ hội và thách thức chưa từng có. Chưa lúc nào vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng ở nước ta như giai đoạn hiện nay. Nhưng thực trạng nguồn nhân lực hiện nay khó cho phép tận dụng tốt nhất những cơ hội đang đến, thậm chí, có nguy cơ khó vượt qua những thách thức, kéo dài sự tụt hậu. . . Đảng đã khẳng định: “Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa”. Khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghiệp hiện đại phát triển mạnh mẽ, lao động trí tuệ ngày càng gia tăng và trở thành xu thế phổ biến của nhân loại. Khi công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá mà thực chất là hiện đại hoá lực lượng sản xuất thì vấn đề Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong chất lượng nguồn nhân lực của nước ta.

doc14 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5068 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quản trị nhân lực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực con người liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THĂNG LONG Khoa Quản lý TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Họ và tên: Nguyễn Thanh Loan Mã sinh viên: A11281 Hà Nội 4 - 2010 Đề tài: Hãy lựa chọn một nội dung trong môn học, trình bày quan điểm của bạn về nội dung đó? Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 I. Tại sao cần phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực? 3 1. Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam. 3 2. Nguyên nhân 4 II. Đối tượng đào tạo 4 1. Học sinh – sinh viên 4 2. Công nhân, công chức, viên chức 5 III. Phương pháp đào tạo 6 1. Đào tạo trong nhà trường 6 2. Đào tạo trong doanh nghiệp 9 3. Đánh giá kết quả 11 KẾT LUẬN 13 MỞ ĐẦU Đất nước ta đang bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, với những cơ hội và thách thức chưa từng có. Chưa lúc nào vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng ở nước ta như giai đoạn hiện nay. Nhưng thực trạng nguồn nhân lực hiện nay khó cho phép tận dụng tốt nhất những cơ hội đang đến, thậm chí, có nguy cơ khó vượt qua những thách thức, kéo dài sự tụt hậu. . . Đảng đã khẳng định: “Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa”. Khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghiệp hiện đại phát triển mạnh mẽ, lao động trí tuệ ngày càng gia tăng và trở thành xu thế phổ biến của nhân loại. Khi công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá mà thực chất là hiện đại hoá lực lượng sản xuất thì vấn đề Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong chất lượng nguồn nhân lực của nước ta. I. Tại sao cần phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực? 1. Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam. Nước ta có nguồn lao động dồi dào, chiếm trên 54% dân số cả nước, với 46,6 triệu lao động. Tuy nhiên, có đến gần 80% người lao động trong độ tuổi từ 20 - 24 khi tham gia thị trường lao động chưa được đào tạo nghề, hoặc được đào tạo thì còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp. Các yếu tố như thể lực, trí lực, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật của người lao động cũng còn nhiều vấn đề đáng bàn…  Chất lượng lao động của nước ta tiếp tục thấp, cơ cấu lao động tiếp tục bất hợp lý ngay từ khi đào tạo khiến thị trường lao động tiếp tục phải tiếp nhận một nguồn nhân lực không đạt yêu cầu. Đây là thực tế đòi hỏi có giải pháp hữu hiệu để giải quyết. Thực tế này làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Hiện nay, chúng ta có nhiều thợ, nhiều kỹ sư, nhưng kỹ sư giỏi và thợ lành nghề ít vì vậy mà chúng ta chỉ có thể gia công. Kỹ sư sáng tạo ra các sản phẩm, mẫu mã mới còn rất ít. Đây là thực tế đã kéo dài nhiều năm nay nhưng chưa có giải pháp khắc phục. Doanh nghiệp “tìm không ra” nhưng nhân lực từ các trường đào tạo lại thừa. Số lao động tốt nghiệp Đại học chưa xin được việc làm hiện tại vào khoảng 8.000 đến 10.000 người, nhưng số sinh viên ra trường đáp ứng được việc làm cho các doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 25%, số còn lại phải làm công việc trái ngành nghề đã học hoặc phải chờ việc. Chất lượng đào tạo chưa đạt yêu cầu, cơ cấu lao động bất hợp lý chính là “điều kiện” khiến cho thị trường lao động luôn ở tình trạng thừa mà… thiếu. Chính vì vậy, để góp phần khắc phục tình trạng này, một trong những yêu cầu cơ bản đặt ra là bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo ở khu vực đại học, cũng cần có quy hoạch chi tiết và phát triển mạng lưới các trường dạy nghề, đảm bảo đồng bộ về quy mô, cơ cấu ngành nghề và cấp trình độ đào tạo với quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm, doanh nghiệp… Hiện nay, thị trường lao động của nước ta phát triển tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn, nơi có các khu công nghiệp, khu chế xuất, và ở 3 vùng kinh tế trọng điểm. Nhiều địa phương khác thì thị trường lao động còn ở mức sơ khai; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành của các địa phương chưa có sự gắn kết với kế hoạch sử dụng lao động. Bài toán chất lượng nguồn nhân lực, hay nói cách khác, nghịch lý “cung thừa” “cầu thiếu”, đã được đề cập nhiều trong các diễn đàn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu. Để nguồn nhân lực đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế, tránh tình trạng thiếu nhân lực có chất lượng, nhà trường và doanh nghiệp cần có sự “bắt tay chặt chẽ” ngay từ khâu đào tạo nhân lực. Khi đó, nhà trường sẽ có kế hoạch đào tạo đúng với nhu cầu của thị trường. Còn doanh nghiệp chủ động hơn về nguồn nhân lực cho phát triển sản xuất, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh. 2. Nguyên nhân Không quan tâm và không kế thừa, phát huy những thành tựu giáo dục của nước ta đã tích lũy được trước đổi mới cũng như những thành tựu của thế giới, không khai thác lợi thế nước đi sau, thậm chí ít nhiều hoang tưởng, duy ý chí hoặc nhân danh phát huy sáng tạo đi tìm một con đường riêng, nhưng thực tế là lạc lõng (ví dụ: định thay bảng chữ cái ABC, abc bằng bảng E,e; tình trạng bất cập của chương trình chuẩn, giáo án chuẩn; kế hoạch đào tạo 20. 000 tiến sỹ; một số chương trình nghiên cứu K-X; sáng tác ra học vị phó giáo sư; việc ồ ạt xây dựng trường đại học tại nhiều tỉnh - trong khi đó bằng đại học của nước ta không được quốc tế công nhận…) Tiêu cực và chủ nghĩa cơ hội đã bóp méo những ý tưởng, những mong muốn tốt đẹp dành cho phát triển con người và nguồn nhân lực; làm sai lệch hướng vận dụng mọi nguồn lực. Không lường đúng những khó khăn, mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là khả năng cho phép của nguồn lực và một bên là đòi hỏi của phát triển; không lường đúng những mặt phức tạp và những khó khăn rất đa dạng, sâu xa của lĩnh vực thiết yếu bậc nhất và rất nhạy cảm này trong đời sống quốc gia, không nhận thức đúng những yếu kém lớn về năng lực tổ chức và quản lý của bộ máy nhà nước, bệnh thành tích đã làm trầm trọng thêm tình trạng này. Tri thức, tầm nhìn và đạo đức nghề nghiệp của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo và quản lý lĩnh vực phát triển giáo dục và nguồn lực con người, dưới tầm so với đòi hỏi của nhiệm vụ. II. Đối tượng đào tạo 1. Học sinh – sinh viên Số lượng sinh viên trong những năm gần đây phát triển nhanh: năm 2000, cả nước có 899,5 nghìn người; năm 2002: 1.020 nghìn người; năm 2003: 1.131 nghìn người; năm 2004: 1.319 nghìn người. Năm 2005: 1.387nghìn người; năm 2006: 1.666 nghìn người… Cả nước đến nay có 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; 1.131 giáo sư; 5.253 phó giáo sư; 16 nghìn người có trình độ thạc sĩ; 30 nghìn cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ; 52.129 giảng viên đại học, cao đẳng, trong đó có 49% của số 47. 700 có trình độ thạc sĩ trở lên, gần 14 nghìn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 11. 200 giáo viên dạy nghề và 925 nghìn giáo viên hệ phổ thông; gần 9. 000 tiến sĩ được điều tra, thì có khoảng 70% giữ chức vụ quản lý và 30% thực sự làm chuyên môn. Số trường đại học tăng nhanh. Tính đến đầu năm 2007, Việt Nam có 143 trường đại học, 178 trường cao đẳng, 285 trường trung cấp chuyên nghiệp và 1.691 cơ sở đào tạo nghề. Cả nước hiện có 74 trường và khối trung học phổ thông chuyên với tổng số 47,5 nghìn học sinh tại 63/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 7 trường đại học chuyên. Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông chuyên so với tổng dân số của cả nước đạt 0,05%, còn chiếm rất thấp so với thế giới. Cả nước có 1. 568/3. 645 học sinh đọat giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông năm học 2007 -2008. Đầu năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã trình lên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam dự án đào tạo 20 nghìn tiến sĩ trong giai đoạn 2007-2020 ở cả trong nước và ngoài nước. Nhà nước đã dành một khoản ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo là 76.200 tỷ đồng, chiếm 20% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng 14,1% so với thực hiện năm 2007. Có 63% tổng số sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm, không ít đơn vị nhận người vào làm, phải mất 1-2 năm đào tạo lại. Trong số 37% sinh viên có việc làm, thì cũng không đáp ứng được công việc. Bằng cấp đào tạo ở Việt Nam chưa được thị trường lao động quốc tế thừa nhận. Năm 2007, số sinh viên tốt nghiệp đại học là 161. 411. Theo ước tính, mỗi tấm bằng đại học, người dân bỏ ra 40 triệu đồng, còn nhà nước đầu tư khoảng 30 triệu đồng. Như vậy, với tỷ lệ 63% số sinh viên ra trường chưa có việc làm, cho thấy kinh phí đầu tư của sinh viên thất nghiệp (161. 411 sinh viên x 63% x 70 triệu), ít nhất thất thoát 7. 117 tỷ đồng (trong đó, 4.067 tỷ đồng của dân và 3.050 tỷ đồng của nhà nước). 2. Công nhân, công chức, viên chức Số lượng công nhân Việt Nam hiện nay có khoảng dưới 5 triệu người, chiếm 6% dân số của cả nước, trong đó, công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ thấp, khoảng gần 2 triệu người, bằng khoảng 40% so với lực lượng công nhân nói chung của cả nước; lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước có khoảng 2,70 triệu, chiếm gần 60%. Xu hướng chung là lực lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước ngày càng ít đi, trong khi đó, lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước ngày càng tăng lên. Công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất thấp so với đội ngũ công nhân nói chung. Trình độ văn hóa, tay nghề, kỹ thuật của công nhân còn thấp. Số công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam có khoảng 150 nghìn người, chiếm khoảng 3,3% so với đội ngũ công nhân nói chung ở Việt Nam. Số công nhân xuất khẩu lao động tiếp tục tăng, tuy gần đây có chững lại. Từ năm 2001 đến năm 2006, Việt Nam đã đưa được gần 375 nghìn người lao động đi làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ, tăng gấp 4 lần so với thời kỳ 1996 - 2000 (95 nghìn người). Hiện nay, lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài có khoảng 500 nghìn người, làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề. Vì đồng lương rẻ mạt, công nhân không thể sống trọn đời với nghề, mà phải kiêm thêm nghề phụ khác như đi làm xe ôm trong buổi tối và ngày nghỉ, làm nghề thủ công, buôn bán thêm, cho nên đã dẫn đến tình trạng nhiều người vừa là công nhân, vừa không phải là công nhân. Trong các ngành nghề của công nhân, tỷ lệ công nhân cơ khí và công nghiệp nặng còn rất thấp, khoảng 20% trong tổng số công nhân của cả nước, trong khi đó, công nhân trong các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm lại chiếm tỷ lệ cao, khoảng 40%. Sự già đi và ít đi của đội ngũ công nhân Việt Nam đã thấy xuất hiện. Với tình hình này, công nhân khó có thể đóng vai trò chủ yếu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về mặt chính trị, thực chất, công nhân Việt Nam chưa có địa vị bằng trí thức, công chức, viên chức, rất khó vươn lên vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội và trong sản xuất, kinh doanh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sự quan tâm chưa đầy đủ và chưa có chính sách có hiệu quả trong việc xây dựng giai cấp công nhân. Bên cạnh nguồn nhân lực là công nhân, nguồn nhân lực là công chức, viên chức công tác tại các ngành của đất nước cũng tăng nhanh: - Tổng số công chức, viên chức trong toàn ngành xuất bản là gần 5 nghìn người làm việc tại 54 nhà xuất bản trong cả nước (trung ương 42, địa phương 12). - Tổng số nhà báo của cả nước là 14 nghìn phóng viên chuyên nghiệp và hàng nghìn cán bộ, kỹ sư, nghệ sĩ, nhân viên làm việc trong các cơ quan báo chí và hàng chục nghìn người khác là cộng tác viên, nhân viên, lao động tham gia các công đoạn in ấn, tiếp thị quảng cáo, phát hành, làm việc tại 687 cơ quan báo chí, hơn 800 báo, tạp chí, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình. - Đội ngũ công chức, viên chức của ngành thuế Việt Nam hiện có gần 39 nghìn người; ngành hải quan của Việt Nam là 7. 800 người, ngành kho bạc là 13. 536 người. - Tính đến tháng 6-2005, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách pháp luật của các cơ quan trung ương là 824 người, trong đó có 43 tiến sĩ luật (chiếm 5,22%), 35 tiến sĩ khác (chiếm 4,25%), 89 thạc sĩ luật (chiếm 10,08%), 43 thạc sĩ khác (chiếm 5,22%), 459 đại học luật (chiếm 55,70%), 223 đại học khác (chiếm 27,06%), 64 người có 2 bằng vừa chuyên môn luật, vừa chuyên môn khác (chiếm 7,77%),… Cả nước có 4. 000 luật sư (tính ra cứ 1 luật sư trên 24 nghìn người dân). - Công chức, viên chức trong các ngành nghề khác của các cơ quan trung ương và địa phương cũng tăng nhanh. - Tổng nhân lực các hội, liên hiệp hội, viện, trung tâm (NGO) hiện có 52,893 người. Bên cạnh sự tăng nhanh từ nguồn nhân lực công chức, viên chức đã dẫn ra trên đây, thấy rằng, ở Việt Nam hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực từ công chức, viên chức còn quá yếu. Có người tính rằng, hiện vẫn còn khoảng 80% số công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan công quyền chưa hội đủ những tiêu chuẩn của một công chức, viên chức như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc. Nói tóm lại, nguồn nhân lực từ công nhân, trí thức (trong đó có sinh viên, công chức, viên chức) ở Việt Nam, nhìn chung, còn nhiều bất cập. Sự bất cập này đã ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế. Trong những năm đổi mới, kinh tế đất nước tuy có tăng từ 7,5 đến 8%, nhưng so với kinh tế thế giới thì còn kém xa. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) và tập đoàn tài chính quốc tế (IFC), công bố ngày 26-9-2007, kinh tế Việt Nam xếp thứ 91/178 nước được khảo sát. III. Phương pháp đào tạo 1. Đào tạo trong nhà trường Đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo dù ở cấp độ nào cơ sở giáo dục, đào tạo cũng giữ một vai trò quan trọng vì nó cung ứng cho xã hội nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế, mà sự phát triển kinh tế xảy ra ở mọi bộ phận, mọi khâu của nền kinh tế đó từ mức độ thấp đến cao. Như vậy vấn đề đặt ra là một nhà trường trong một thời gian, một giai đoạn cụ thể phải đào tạo những ngành nghề gì? Trình độ nào? Số lượng bao nhiêu là phù hợp? Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là đào tạo những chuyên ngành hẹp nào để đáp ứng đúng với nhu cầu của từng doanh nghiệp cụ thể, chuyên môn sâu nào để đi vào nền kinh tế hiện tại một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Để xác định nhiệm vụ đào tạo cơ sở giáo dục, đào tạo tìm hiểu rõ nhu cầu của địa phương, của vùng và rộng hơn là của cả nước, thậm chí của khu vực vì học sinh, sinh viên tốt nghiệp có thể tìm việc làm ở bất cứ nơi nào có nhu cầu chứ không phải chỉ ở địa phương nơi được đào tạo và cũng vì khi hội nhập kinh tế thế giới thì việc làm có thể đến với người lao động bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu: khu vực nhà nước, liên doanh, tư nhân,… Như vậy đào tạo phải đáp ứng đúng với nhu cầu của xã hội, đáp ứng đúng với yêu cầu cụ thể của nguồn nhân lực, nghĩa là liên quan đến số lượng và chất lượng. - Tìm hiểu nhu cầu nhân lực: Để chuẩn bị cho việc tuyển sinh trước tiên và tối cần thiết các cơ sở giáo dục, đào tạo phải biết rõ nhu cầu trước mắt và trong tương lai về nguồn nhân lực, đặc biệt là ngành nghề nào có thể phát triển lâu dài ở địa phương, trong cả nước. Như vậy công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu về ngành nghề, trình độ, số lượng nguồn nhân lực là điều không thể bỏ qua. Việc sử dụng kết quả điều tra, thống kê của các cơ quan chức năng của tỉnh tạo điều kiện cho nhà trường có cái nhìn đúng và xa về nhiệm vụ hiện tại và tương lai. Những năm qua, nhiều trường Đại học đã liên hệ mời các doanh nghiệp đến giao lưu với học sinh, sinh viên. Tuy nhiên với thời gian ngắn ngũi, thường là trong một buổi các doanh nghiệp chỉ làm được việc giới thiệu sơ nét về tổ chức, hoạt động và rất ít khi về nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp, nhất là yêu cầu cụ thể về nghề nghiệp đối với ứng viên dự tuyển. Muốn hiểu rõ yêu cầu tuyển dụng, để tìm việc làm học sinh, sinh viên phải theo dõi các thông báo tuyển dụng, hoặc phải đến liên hệ trực tiếp, hoặc nhờ giới thiệu. Nói chung người sử dụng lao động chưa phổ biến trước kế hoạch tuyển dụng lâu dài và người học chưa biết trước sau này khi tốt nghiệp mình sẽ vào làm việc ở đâu và cụ thể sẽ làm gì.Thực tế cơ hội tuyển dụng từ các buổi giao lưu còn rất khiêm tốn. - Đảm bảo chất lượng đào tạo: Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả gắn liền hoạt động nhà trường với hoạt động cơ quan, doanh nghiệp theo hướng liên kết đào tạo sẽ đạt kết quả cao nhất. Học sinh, sinh viên ra trường tùy theo ngành nghề được đào tạo có thể tìm được việc làm nhanh và phù hợp với yêu cầu sử dụng hoặc ngược lại. Trong một số các ngành được đào tạo hiện nay, ngành sư phạm và sau đó là ngành kinh tế dễ được chấp nhận tuyển dụng và không phải qua đào tạo lại, trong khi các ngành thuộc lãnh vực kỹ thuật, công nghệ lại có yêu cầu về tuyển dụng nghiêm ngặt hơn vì nó đòi hỏi những con người thực hiện được một công đoạn nào đó hoặc cã một quy trình sản xuất. Ở một vài ngành đào tạo sinh viên có cơ hội đến các công ty, xí nghiệp để tham quan, thực tập nghề nghiệp. Điều này làm cho sinh viên hiểu biết được phần nào về công việc mình có thể sẽ làm trong tương lai, có ý tưởng để chọn nơi làm việc phù hợp với ngành học và nguyện vọng cá nhân. Các giảng viên cũng có cơ hội tiếp xúc với các cán bộ kỹ thuật, lãnh đạo công ty để nắm bắt yêu cầu về chuyên môn, nhu cầu về nhân sự từ đó chỉnh sửa chương trình đào tạo cho phù hợp với thực tế. Tuy nhiên trong những năm qua nhà trường chưa thực hiện gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để cùng thiết kế chương trình đào tạo, ít nhất là về vấn đề thực hành. Bộ môn là nơi đầu tiên thiết kế chương trình dựa vào chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham khảo chương trình đào tạo của các trường khác. Tổ xây dựng chương trình xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với quy định của Bộ và tình hình của địa phương, không qua góp ý của doanh nghiệp hay điều tra các yêu cầu có liên quan đến chuyên môn của doanh nghiệp. Do không nắm được yêu cầu cụ thể nên chương trình đào tạo mang tính dàn trải, đảm bảo sinh viên khi ra trường có thể xin được việc làm ở bất cứ công ty nào thuộc lãnh vực được đào tạo, nhưng ngược lại không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu chuyên môn hẹp do công ty bố trí. Do đó người tuyển dụng vào phụ trách công việc chuyên môn phải mất một thời gian để làm quen với công việc hoặc phải qua đào tạo lại. Việc đào tạo nguồn nhân lực nhất thiết phải nhắm vào nhu cầu về nhân lực. Người học sau khi tốt nghiệp phải được sử dụng đúng chỗ và ngược lại người sử dụng phải được đáp ứng theo yêu cầu sử dụng. Mục tiêu đào tạo phải được xác định đúng, chương trình đào tạo phải được thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực, do đó cần có sự góp ý rộng rãi. Thời gian qua chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành chưa thực sự dựa trên các kết quả thăm dò nhu cầu của xã hội, việc xây dựng chương trình chưa đạt đến mức phù hợp với thực tiễn xã hội. Tuyển sinh ngành nào có tính thuận lợi cho công tác đào tạo, ít tốn kém, dễ thực hiện hoặc đáp ứng theo nguyện vọng của người học chứ không phải theo nhu cầu nhân lực của xã hội, theo mục tiêu phát triển kinh tế lâu dài. Do không có sự phù hợp giữa đào tạo với nhu cầu nên việc bố trí việc làm có khó khăn và phần nào người lao động phải chịu làm việc trái với ngành nghề. Đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2020 là kế hoạch đào tạo mang tính chất lâu dài, do đó công tác làm kế hoạch là phức tạp, đòi hỏi sự chi ly và sự chính xác. Ở địa phương, cơ quan chức năng dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của địa phương để xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực cho địa phương, cho vùng. Để có thể xây dựng được kế hoạch tương đối hoàn chỉnh cần có sự góp ý chỉnh sửa từ phía các cơ quan có liên quan, các cơ sở giáo dục, đào tạo. Dựa trên kế hoạch của địa phương và kết quả điều tra về nhu cầu nhân sự của các doanh nghiệp các cơ sở đào tạo lập kế hoạch cho từng giai đoạn và từng năm. Kế hoạch này thể hiện sự thống nhất giữa cơ quan chức năng nhà nước và các doanh nghiệp từ ngắn cho đến dài hạn, có ảnh hưởng tác động qua lại giữa kế hoạch tổng thể của nhà nước và kế hoạch của doanh nghiệp. Nhà nước đưa ra phương hướng phát triển chung để doanh nghiệp có phương hướng phát triển phù hợp, và ngược lại từ kế hoạch phát triển của doanh nghiệp nhà nước hoàn chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn. Tr
Luận văn liên quan